Nhận thấy hiện nay chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy và học tập môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn; do đó xuất phát từ nhận thức trên, với nhữ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ MINH
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
M ÔN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN KHÁCH SẠN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2008
Trang 2KHOA SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ MINH
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
M ÔN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN KHÁCH SẠN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN KHÁNH ĐỨC
HÀ NỘI - 2008
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Chương 1 Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy - học 7
1.4 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy - học 20
Trang 42
Chương 2 Thực trạng của hoạt động dạy - học và quản lý hoạt
động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.1.5 Đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên 36
2.1.7 Đối tượng tuyển sinh và loại hình đào tạo 37 2.1.8 Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp 38
2.2 Thực trạng hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân
2.2.4 Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương
pháp học
42
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ
tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy - học
môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
61
Trang 52.4.2 Hạn chế 63
Chương 3 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp
vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
67
3.1 Định hướng phát triển của nhà trường trong các năm tới 67
Trang 6Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục
và đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đối mới của đất nước, thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục
vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”
Như vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta là đảm bảo và nâng cao chất lượng trong giáo dục và đào tạo Đặc biệt là đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp mang tính ứng dụng Chủ trương đối mới hoạt động dạy - học theo hướng tích cực trong đào tạo nghề nghiệp đã và đang được các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện để gắn việc đào tạo đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội
Trang 7Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định “ đưa ngành
Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước” Và trên thực tế, trong những năm qua, ngành Du lịch đã đạt được kết quả phát triển đáng khích
lệ mặc dù phải đối mặt với những vấn đề như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dịch bệnh và thiên tai khắc nghiệt Để ngành Du lịch đạt được những kết quả trên và tiếp tục tạo đà cho việc phát triển trong tương lai đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam phải mở rộng thị trường, tăng cường quảng bá xúc tiến, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn với du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp, năng lực giao tiếp ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế Việc tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng cho việc phát triển trên đòi hỏi các cơ sở đào tạo về du lịch phải có chiến lược trong trước mắt và tương lai
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (trực thuộc Tổng cục Du lịch, nay là
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) được thành lập ngày 24/7/1972, đến nay đã trải qua 37 năm xây dựng và phát triển Khởi đầu là Trường Du lịch Việt Nam chỉ đào tạo công nhân kỹ thuật ở trình độ dạy nghề Năm 1997, trường được nâng cấp lên thành Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội Đến năm
2003, trường được nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội Cùng với sự phát triển chung của ngành, của đất nước trong sự nghiệp đổi mới, hoạt động dạy - học nói chung và hoạt động dạy - học các môn chuyên ngành ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực Hoạt động giảng dạy và học tập các môn chuyên ngành nghiệp
vụ từng bước được nâng lên Tuy nhiên, phương pháp, chất lượng và hiệu quả còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ Để đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch và xứng đáng là một trường đầu ngành của du lịch Việt Nam, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cần phải đổi mới hoạt động dạy - học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong
Trang 86
Trước tình hình hiện nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã xác định
xây dựng mục tiêu “Rèn luyện kỹ năng thực hành nghiệp vụ và giao tiếp ngoại ngữ đến mọi cấp học” là phương châm hành động trong công tác giảng
dạy và học tập cho tất cả các chuyên ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và đòi hỏi của thực tiễn Do đặc thù nghề nghiệp, đòi hỏi người học phải được trang bị những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp và khả năng giao tiếp ngoại ngữ để có thể làm việc trong môi trường hội nhập khu vực và quốc tế Trong số các kiến thức cần thiết mà Nhà trường trang bị cho người học thì vấn đề đầu tiên đó là kỹ năng nghề nghiệp Kỹ năng này được trang bị bởi các môn nghiệp vụ Quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ chuyên ngành có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo đặc biệt là việc hình thành các kỹ năng nghiệp vụ cho học sinh, sinh viên làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội
Nhận thấy hiện nay chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu về vấn
đề quản lý hoạt động giảng dạy và học tập môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn; do đó xuất phát từ nhận thức trên, với những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập chương trình quản lý giáo dục, cộng với thực tiễn công tác, bản thân tôi nhận thấy việc quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là việc làm
thiết thực và có ý nghĩa Bởi vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản lý giáo dục với
mục đích hệ thống lại kiến thức đã được lĩnh hội trong thời gian học tập, làm cơ sở đánh giá kết quả học tập của bản thân, đồng thời mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong công tác tham mưu với Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Quản trị kinh doanh khách sạn - nhà hàng, Bộ môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn về công tác quản lý hoạt động dạy - học môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn hiện nay và những năm tiếp theo
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 92.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả hoạt động dạy -
học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý hoạt động dạy - học
môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn
- Đánh giá thực trạng hoạt động dạy - học và quản lý dạy học môn
Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ
tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc quản lý hoạt động dạy- học môn Nghiệp vụ lễ tân khách
sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội còn nhiều hạn chế và chưa có tác
động tích cực Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy-
học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn có hiệu quả thì chất lượng dạy và học
môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn sẽ được nâng cao và đáp ứng được mục tiêu
đề ra của nhà trường và của ngành du lịch đối với việc phát triển nguồn nhân
lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay
5 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao
Trang 108
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học liên quan do các tác giả trong và ngoài nước thực hiện
- Tham khảo các văn kiện, tài liệu, báo, tạp chí, v.v về quản lý giáo dục
- Tham khảo các bài luận văn cùng chuyên ngành và các bài giảng của các giáo sư, tiến sĩ về quản lý giáo dục
- Tham khảo các bài giảng về Lý thuyết và Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn theo phương pháp giảng dạy mới của Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do các chuyên gia đầu ngành Du lịch thực hiện
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
6.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.3 Điểm mới của luận văn
- Lần đầu tiên đưa ra biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
- Xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn theo mục tiêu của trường và ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay
Trang 118 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy - học
Chương 2: Thực trạng của hoạt động dạy - học và quản lý hoạt động dạy
- học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Chương 3: Những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp
vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Trang 1210
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Để nâng cao chất lượng dạy - học, vai trò của các biện pháp quản lý hết sức quan trọng Đây là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục trong
và ngoài nước quan tâm Họ đã nghiên cứu từ thực tiễn các nhà trường để tìm
ra các biện pháp quản lý hiệu quả nhất
1.1.1 Các nhà nghiên cứu giáo dục nước ngoài
Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết trong những công trình nghiên cứu của mình đã cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên” V.A Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công cũng như thất bại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn làm hiệu trưởng của mình, cùng với nhiều tác giả khác, ông đã đưa ra một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng
Về xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng: Một trong những chức năng của hiệu trưởng nhà trường
là phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm Hiệu trưởng phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau
Một biện pháp quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng mà các tác giả quan tâm là tổ chức hội thảo khoa học Thông qua hội thảo, giáo viên có điều kiện trao đổi những kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ của mình Tuy nhiên để hoạt động này đạt hiệu quả cao, nội dung các cuộc hội thảo khoa học cần phải được chuẩn bị kỹ, phù hợp và có tác dụng thiết thực đến dạy học Tổ chức hội thảo phải sinh động, thu hút đuợc nhiều giáo viên tham gia thảo luận, trao đổi Vấn đề đưa ra hội thảo phải mang tính thực tiễn cao, phải là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm và có
Trang 13tác dụng thiết thực đối với việc dạy và học Qua các cuộc hội thảo, hiệu trưởng hiểu thêm các quan điểm của giáo viên về dạy học, bản thân giáo viên nắm vững hơn, hiểu sâu hơn về khoa học cơ bản, về các vấn đề còn đang mơ
hồ và họ sẽ mở rộng hơn tầm nhìn, tầm hiểu biết để vận dụng vào trong giảng dạy, từ đó nâng cao hơn chất lượng dạy học
V.A Xukhomlinxi và Xvecxlerơ còn nhấn mạnh đến biện pháp dự giờ và phân tích bài giảng Xvecxlerơ cho rằng việc dự giờ và phân tích bài giảng là đòn bẩy quan trọng nhất trong công tác quản lý quá trình giảng dạy của giáo viên Việc phân tích bài giảng mục đích là phân tích cho giáo viên thấy và khắc phục các thiếu sót, đồng thời phát huy mặt mạnh nhằm nâng cao chất lượng bài giảng
Trong cuốn “Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường”, V.A Xukhomlinxki đã nêu cụ thể cách tiến hành dự giờ và phân tích bài giảng giúp
cho Hiệu trưởng thực hiện tốt và có hiệu quả biện pháp quản lý này
1.1.2 Các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy -học cũng là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua Đó là các tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chính,
Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn Khi nghiên cứu các tác giả đều nêu lên nguyên tắc chung của việc quản lý hoạt động dạy học của người giáo viên như sau:
- Khẳng định trách nhiệm của mỗi giáo viên bộ môn là chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy học sinh trong lớp mình phụ trách
- Đảm bảo định mức lao động với các giáo viên
- Giúp đỡ thiết thực và cụ thể để cho các giáo viên hoàn thành tốt các trách nhiệm của mình
Từ các nguyên tắc chung đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn
Trang 1412
nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường” Các tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trưởng phải là người “luôn luôn biết kết hợp một cách hữu cơ quản lý dạy và học (theo nghĩa rộng) với sự quản lý các bộ phận; hoạt động dạy và học của các
bộ môn và các hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy học nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh, trọn vẹn”
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định: “Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường” và “Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình sư phạm của thày”
Tác giả Trần Thị Bích Liễu nhấn mạnh tới những khó khăn trong công tác quản lý nhà trường trong điều kiện mới Mà việc “đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đòi hỏi sự đổi mới phương pháp quản lý và lãnh đạo của hiệu trưởng sao cho phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các thành viên trong trường”
Tác giả Cao Thị Thanh Mai đề cập đến tính chất đặc thù trong công tác “quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng Anh trong nhà trường theo hướng chuẩn hóa” Trên thực tế, mặc dù tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy khá lâu trong các trường cao đẳng, đại học, song kết quả thì chưa khả quan Điều nổi bật nhất đối với sinh viên là không sử dụng được ngôn ngữ này như một phương tiện giao tiếp cũng như đọc và tra cứu tài liệu chuyên ngành
Một số các tác giả khác như Đỗ Thị Kim Oanh, Vũ Thị Tuyết cũng đã phát hiện ra một số vấn đề trong công tác giảng dạy và đề xuất một số biện pháp trong việc “quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng Anh chuyên ngành trong xu thế hội nhập”
Như vậy vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, từ lâu đã được các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước quan tâm Hiện nay, chúng ta đang quyết tâm đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì việc nâng cao chất lượng dạy học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã trở
Trang 15thành mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu giáo dục, các cơ sở giáo dục, các cơ sở đào tạo nghề và các trường CĐ, ĐH Qua công trình nghiên cứu của họ, ta thấy một điểm chung, đó là: Khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý của hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học Đây cũng chính là một trong những tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta “Đổi mới quản lý giáo dục - đào tạo là khâu đột phá”
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được giao nhiệm vụ đào tạo nghề
du lịch ở trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cho tương lai và phấn đấu xứng đáng là trường dẫn đầu của ngành Du lịch Việt Nam Trong những năm qua, vấn đề quản lý như thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy chỉ được nói đến một cách chung chung, cũng chưa có chuyên đề, bài viết nào về vấn đề này Vì vậy vấn đề quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nói chung như thế nào, làm thế nào để thực hiện được các giải pháp để đạt được mục tiêu đào tạo đặt ra: Nâng cao chất lượng dạy - học đối với môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn trong Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội chính là vấn đề mà tác giả quan tâm nghiên cứu trong luận văn này
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng hình thành
Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất cổ truyền đến văn minh hiện đại làm cho trình độ tổ chức, điều hành cũng được nâng cao, phát triển theo các đòi hỏi ngày càng cao như một tất yếu lịch sử khách quan
Sự phát triển xã hội dựa vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là phụ thuộc vào trình độ nắm vững tri thức và trình độ quản lý Mọi hoạt động xã hội đều cần đến những tác động quản lý Khi nói đến quản lý người ta phải đề
Trang 1614
cập đến chủ thể và đối tượng quản lý Chủ thể và đối tượng quản lý để có thể
là người hoặc tổ chức do con người lập nên
Trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều quan niệm về quản lý, theo những cách tiếp cận khác nhau Quản lý là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức Theo góc độ điều khiển từ quản lý là lái, điều khiển, điều chỉnh Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người trong quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định
Theo C.Mác: “Bất cứ một lao động mang tính chất xã hội trực tiếp hay lao động cùng nhau, được thực hiện ở quy mô tương đối lớn, đều cần đến mức độ nhiều hay ít sự quản lý, nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của nó Một người chơi vĩ cầm đơn
lẻ tự điều khiển mình còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy”
Như vậy, đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức, điều khiển các hoạt động của con người theo những yêu cầu nhất định - được gọi là hoạt động quản lý Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất, thì trình độ tổ chức, điều hành tất yếu cũng được nâng lên, phát triển theo với những đòi hỏi ngày càng cao Khi lao động xã hội đạt tới một trình độ và quy
mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một dạng hoạt động đặc biệt, sẽ hình thành một bộ phận lao động trực tiếp và một bộ phận chuyên hoạt động quản lý, tạo thành một mối quan hệ trong quản lý Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quản lý
đã trở thành một khoa học và ngày càng phát triển toàn diện
Theo Harld Koontz (Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất
Trang 17và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học”
Quản lý là cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung Vì vậy, nhiệm vụ của quản lý là biến các mối quan hệ trên thành những yếu tố tích cực, hạn chế xung đột và tạo nên môi trường thuận lợi để hướng tới mục tiêu
Ở khía cạnh này, quản lý là một nghệ thuật Đó là “bí quyết” sắp xếp các nguồn lực của tổ chức, là sự sáng tạo khi đối phó với những tình huống khác nhau trong hoạt động của tổ chức
Tuy nhiên, các bí quyết đó chỉ có thể được khám phá trên sự đúc kết kinh nghiệm thực tế Các nhà quản lý chỉ có thể thực hiện sự mệnh của mình tốt hơn khi vận dụng những kinh nghiệm đã được đúc kết, khái quát hóa thành những nguyên tắc, phương pháp và kỹ năng quản lý cần thiết Đó chính là khoa học, khoa học quản lý Vì thế, quản lý vừa là khoa học, nhưng lại vừa là nghệ thuật
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo
ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”
Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn: “Quản lý là sự tác động có hướng đích của thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích của con người”
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung
là khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu, dự kiến”
Trang 1816
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”
Một cách tiếp cận khác của nhà lý luận quản lý nước ngoài O Donnel
đã cho rằng: “Quản lý là sự thiết lập và giữ gìn môi trường nội bộ của một tổ chức mà ở đó, mọi người cùng nhau làm việc thoải mái, cộng tác để đạt được những hiệu quả và hiệu suất trong công việc vì mục đích chung của tập thể, của tổ chức đó”
Như vậy, quản lý được hiểu là sự trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định của tổ chức và điều khiển các hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân theo những yêu cầu nhất định Có người cho rằng quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và làm việc với con người
1.2.2 Hoạt động dạy - học
Dạy - học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất, nhân cách người học theo mục đích giáo dục Dạy - học gồm hai hoạt động:
Hoạt động dạy là việc tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội kiến thức, hoàn thiện và phát triển nhân cách học sinh Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy được biểu hiện ra với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của học sinh giúp cho họ nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ Hoạt động dạy tuân theo chương trình quy định
Mục đích hàng đầu của hoạt động dạy là giúp cho học sinh học được và hiểu được điều học chính vì vậy mỗi hành động của giáo viên và mỗi thao tác định hướng hoặc cải tiến việc dạy đều được xem xét theo một tiêu chí đơn giản: có dẫn tới một cách học của học sinh được thiết kế bởi giáo viên hay
Trang 19không? Điều này có ý nghĩa là giáo viên phải hình dung học sinh học môn của mình như thế nào mới đạt hiệu quả cao? Giáo viên phải thiết kế giờ giảng như thế nào mới hay và hiệu quả?
Hoạt động học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện Vai trò tự điều khiển của hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của giáo viên nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học Khi chiếm lĩnh khái niệm khoa học bằng hoạt động tự lực sáng tạo, học sinh đồng thời đạt được ba mục đích bộ phận đó là trí dục, phát triển tư duy và năng lực hoạt động
Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái niệm của các môn học, bằng phương pháp đặc trưng của môn học, của khoa học đó đối với phương pháp nhận thức, phương pháp chiếm lĩnh khoa học để biến kiến thức của nhân loại thành học vấn của chính bản thân
1.2.3 Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một quá trình gắn liền với hoạt động giáo dục của con người Trong nhà trường, hoạt động dạy và hoạt động học phải hướng tới mục tiêu đào tạo trên cơ sở phải hoàn thành những nhiệm vụ nhất định Quá trình dạy và học là một hệ thống toàn vẹn, có cấu trúc gồm nhiều hệ thống Mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung, phương pháp và phương tiện , thày, trò, hình thức tổ chức dạy học cùng các môi trường văn hoá - chính trị - xã hội, môi trường kỹ thuật - khoa học, kinh tế Mỗi thành tố có vị trí nhất định, có chức năng riêng và chúng có mối quan hệ mật thiết, biến chứng với nhau Mỗi thành
tố vận động theo quy luật riêng và đồng thời tuân theo quy luật chung của toàn
hệ thống Mặt khác toàn bộ hệ thống quá trình dạy học lại có mối quan hệ qua lại
và thống nhất với các môi trường của nó Trong cấu trúc của quá trình dạy học thì thày với hoạt động dạy, trò với hoạt động học là hai nhân tố trung tâm, hai nhân tố này luôn gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, vì nhau và cùng
Trang 2018
trình học sinh chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Nó gồm có hai chức năng cơ bản là truyền đạt và điều khiển Hoạt động học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức dưới sự điều khiển sư phạm của người thày Hai nhân tố trung tâm thày với hoạt động dạy, trò với hoạt động học là đặc trưng cơ bản nhất của quá trình dạy học Nếu không có thày và trò, không có dạy và học thì sẽ không có quá trình dạy và học Các nhân tố mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học chỉ phát huy được tác dụng tích cực trong
sự vận động và phát triển của hai nhân tố trung tâm này
1.3 Cơ sở lý luận về quá trình dạy - học
1.3.1 Cấu trúc
Cấu trúc của quá trình dạy - học được mô tả trực tiếp qua sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc của quá trình dạy - học
(Nguồn: Nguyễn Đức Chính Bài giảng Đánh giá trong giáo dục Khoa
Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007)
Hoạt động dạy - học trong nhà trường cao đẳng, đại học được thể hiện qua sơ đồ 1.2
Sơ đồ 1.2: Chu trình hoạt động dạy - học
KHÁI NIỆM KHOA HỌC
DẠY
Truyền đạt Điều khiển
Trang 21(Nguồn: Nguyễn Đức Chính Bài giảng Đánh giá trong giáo dục Khoa
Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007)
Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Tức là,
xã hội cần những con người có những phẩm chất gì thì nhà trường phải dự đoán trước để đào tạo kịp thời đáp ứng nhu cầu đó Nói cách khác, xã hội chính là người đặt hàng/khách hàng, còn nhà trường là người cung cấp dịch vụ/sản phẩm Trong thời đại cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, khách hàng là
“thượng đế” mà sản phẩm giáo dục là một hàng hóa “đặc biệt” Do đó việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, hình thức, kiểm tra - đánh giá trong quá trình dạy - học sẽ tác động, ảnh hưởng hay quyết định đến chất lượng của học sinh
Trang 22quỹ thời gian của môn học
1.3.1.3 Hình thức
Hình thức tổ chức dạy - học bao gồm các cách thức tổ chức hoạt động dạy học như: tổ chức trên lớp, thảo luận, thí nghiệm, kèm cặp cá nhân Hình thức luôn căn cứ vào nội dung dạy - học và có định hướng là mục tiêu Hình thức chính là phương tiện truyền tải nội dung chứa đựng mục tiêu trong đó Ngoài mục tiêu, nội dung thì hình thức tổ chức dạy - học cũng có ý nghĩa quyết định đến khả năng truyền đạt của người dạy và khả năng tiếp thu của người học Không có một hình thức tổ chức hoạt động dạy - học nào là tối ưu hơn cả, mà tùy từng theo từng trường hợp cụ thể (mục tiêu, nội dung, đối tượng, quy mô, môi trường, phương tiện ) đòi hỏi người dạy cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động dạy - học Hoạt động này bao gồm cả phương pháp dạy, phương pháp học và hình thức kiểm tra - đánh giá học sinh
1.3.1.4 Kiểm tra, đánh giá
Trang 23Đây chính là khâu cuối cùng của quá trình dạy - học trong nhà trường Chỉ thông qua kiểm tra, đánh giá mới biết được mục tiêu đề ra có đạt được hay không và đạt được bao nhiêu, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu một các tối ưu và toàn diện hơn Thông qua việc kiểm tra, đánh giá, bản thân người học và người dạy sẽ có được câu trả lời cho mình về kết quả của quá trình dạy - học Kiểm tra, đánh giá là khâu vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định đến cả một quá trình dạy - học Do đó cần tiến hành một cách công bằng, chính xác bằng những bộ công cụ kiểm tra, đánh giá để có được một kết quả trung thực nhất từ người học Bởi lẽ chỉ
có kết quả thực chất mới phản ánh đúng mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy - học một cách chính xác Không vì “chạy theo thành tích” mà làm méo
mó kết quả của khâu kiểm tra, đánh giá dẫn đến “thành tích ảo” trong giáo dục
1.3.2 Bản chất của quá trình dạy - học
Bản chất của quá trình dạy - học là quá trình nhận thức và hành động
có định hướng theo mục tiêu dạy học Nó là một hệ toàn vẹn bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học Hai hoạt động này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau Sự tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học mang tính chất cộng tác (cộng đồng và hợp tác)
Tóm lại, quá trình dạy - học với tư cách là hoạt động đặc biệt có mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp và phát triển những năng lực sáng tạo, hình thành thái độ, nhận thức đúng đắn trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp của người học
1.3.3 Các đặc điểm của quá trình dạy - học
- Quá trình dạy - học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể
Đây là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, có hướng dẫn nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội Quá trình đó thường bao gồm hai quá trình bộ phận: quá trình
Trang 2422
phận chính, có ý nghĩa rất quyết định đến kết quả của quá trình sư phạm tổng thể, nó nhằm trau dồi học vấn, hình thành và phát triển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người học Quá trình giáo dục chủ yếu nhằm hình thành
lý tưởng, niềm tin và hành vi đạo đức, tạo nên “cái lõi nhân cách” cho người học
- Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức Hoạt động của quá
trình này bao gồm quá trình nhận thức, quy luật nhận thức và quá trình vận động của nhận thức Bởi mục đích của dạy học là thông qua hoạt động học - một hoạt động nhận thức độc đáo của người học, giúp họ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích luỹ
Quá trình nhận thức là quá trình phản ánh các hiện tượng thực tiễn nhưng không phải phản ánh tất cả mọi hiện tượng của cá nhân mới được chọn lọc và phản ánh
Quy luật nhận thức trong quá trình dạy - học là sự nhận thức những điều mà nhân loại đã biết, tức là những điều mới mẻ chỉ đối với chính bản thân người học Hoạt động nhận thức của người học không cần phải diễn ra theo như trình tự và thời gian mà loài người và các nhà khoa học đã nhận thức
ra chân lý đó Tuỳ vào đặc điểm nội dung học tập, khả năng và điều kiện học tập thực tế mà người học có thể thực hiện hoạt động nhận thức - học tập đi từ
cụ thể đến trừu tượng, hay ngược lại từ trừu tượng đến cụ thể
Quá trình vận động của sự nhận thức là quá trình vận dụng biện chứng đầy mâu thuẫn Nguồn gốc, cơ chế và khuynh hướng của nó được thể hiện trong các quy luật của duy vật biện chứng, cần được nghiên cứu và nhận thức đầy đủ để vận dụng vào thực tế tổ chức quá trình dạy học
- Quá trình dạy học là một quá trình tâm lý Khía cạnh tâm lý ở đây có
ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của việc dạy học Vài chục năm gần đây, qua tâm lý học về “dạy học phát triển”, người ta cho rằng, dạy học phải đi trước sự phát triển, tức là dạy học phải cao hơn hiện tại Ở mỗi lứa tuổi, quá trình phát triển diễn ra không giống nhau và ở mỗi lứa tuổi, có một
Trang 25hoạt động chủ đạo tương ứng khác nhau Việc phát triển động cơ học tập như
là kích thích bên trong nhằm thúc đẩy người học tham gia học tập một cách tích cực, và việc phát triển hứng thú nhận thức diễn ra ngay trong quá trình nhận thức là những vấn đề đặc biệt quan trọng, tác động đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học
- Quá trình dạy học là một quá trình xã hội Dạy học là sự tương tác
giữa người và người, và xã hội (bao hàm tổ, nhóm, lớp, tập thể sư phạm, xã hội trong trường, xã hội ngoài nhà trường ) Mục đích dạy học do xã hội đặt
ra và người dạy chính là người đại diện cho xã hội, được xã hội phân công làm nhiệm vụ giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ thông qua việc tổ chức, điều khiển, chỉ đạo quá trình dạy - học trong nhà trường
Công tác dạy học - giáo dục của nhà trường cần đến sự tham gia đóng góp nhiều mặt của các lực lượng xã hội khác nhau dưới những khía cạnh quan trọng, như: quá trình phát triển chương trình giáo dục - đào tạo của nhà trường cần được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà giáo dục - đào tạo với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường, đặc biệt là các chuyên gia thực tiễn và những đại diện của các cơ sở sử dụng người tốt nghiệp Nhà trường cần huy động và phối hợp chặt chẽ với các lực lưọng và tổ chức xã hội ngoài nhà trường, trong đó có phụ huynh của họ, nhằm giúp cho công tác dạy học - giáo dục của nhà trường thực hiện được nguyên lý, phương châm giáo dục của Đảng, trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu của xã hội trên bình diện quốc gia như ở từng khu vực, vùng, miền
1.4 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy - học
1.4.1 Mục đích quản lý
Quản lý hoạt động dạy - học chính là việc quản lý các thành tố cấu thành nên quá trình dạy học cũng như các mối quan hệ tương tác giữa các thành tố ấy Trong đó trung tâm là quản lý hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò
Trên quan điểm hệ thống thì quan hệ hoạt động dạy và hoạt động học là
Trang 261.4.2 Nội dung và các chức năng quản lý
Về thực chất quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người nhằm đạt mục tiêu đề ra Yêu cầu của quản lý là biết cách vận dụng, khai thác được các nguồn lực hiện hữu cũng như tiềm năng, kể cả nguồn nhân lực, để đạt đến những kết quả kỳ vọng Quản lý là sự tác động của con người cùng các cơ quan quản lý đến con người và tập thể người nhằm làm cho hệ thống quản lý được hoạt động bình thường, có hiệu lực, giải quyết tốt các nhiệm vụ đề ra để tiến hành sự trông coi, giữ gìn chúng theo những yêu cầu nhất định cũng như tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu của nhiệm vụ nhất định
Theo tác giả Vũ Cao Đàm, cách tiếp cận trong quản lý được coi như là đường lối xem xét hệ thống quản lý, là cách thức thâm nhập vào hệ thống quản lý, là nghệ thuật để xử lý các vấn đề quản lý Trên thực tế, có một số phương cách như tiếp cận lịch sử - logic, tiếp cận phân tích - tổng hợp, tiếp cận mục tiêu và tiếp cận hệ thống - cấu trúc đối với những vấn đề của quản lý
Theo lý thuyết này, giáo dục - đào tạo là một hệ thống bao gồm những
hệ thống nhỏ Mỗi hệ thống sẽ chịu sự tác động chi phối qua lại của các hệ thống đồng cấp và bản thân nó có tính độc lập tương đối, có chức năng, nhiệm
vụ riêng, vận hành, phát triển bởi những tác động qua lại theo những quy luật riêng của những nhân tố bên trong của hệ thống đó Mỗi hệ thống lại bao gồm nhiều hệ thống nhỏ và là thành viên của hệ thống lớn hơn
Trang 27Trên cơ sở quan điểm của phương pháp tiếp cận hệ thống cấu trúc với hoạt động quản lý giáo dục, chúng ta có thể quan niệm chung cho rằng:
“Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định”
Có thể khái quát hoạt động quản lý bởi sơ đồ 1.3 như sau:
Sơ đồ 1.3: Mô hình quản lý
(Nguồn: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc Bài giảng Cơ sở khoa học quản lý Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996/2004)
1.4.2.1 Chức năng của quản lý
Có nhiều quan điểm phân định chức năng quản lý Người đầu tiên trong lĩnh vực này, Henri Fayol đã đưa ra năm chức năng: (1) Kế hoạch hóa; (2) Tổ chức; (3) Chỉ đạo; (4) Phối hợp; (5) Kiểm tra Tại hội nghị của UNESCO (tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan, năm 1992), một số nhà khoa học đã đưa ra một số chức năng cơ bản của quản lý là kế hoạch hóa, tổ chức, bố trí biên chế, chỉ đạo, phối hợp, tổng kết
và quyết toán ngân sách Năm 1990, công trình “The Management Challenge, An introduction to Management” của James M.Higgins được công bố Trong công trình này, nhiều tác giả thống nhất rằng quản lý có bốn chức năng cơ bản là:
Công cụ quản lý
Phương pháp quản lý
Chủ thể quản lý
Khách thể quản lý
Mục tiêu quản lý
Môi trường quản lý
Trang 2826
(1) Kế hoạch hóa (planning): là việc chủ thể quản lý căn cứ vào thực trạng ban đầu của tổ chức, căn cứ vào nhiệm vụ được giao mà xác định mục tiêu và lựa chọn phương tiện, con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó
(2) Tổ chức (organizing): là việc chủ thể quản lý thiết lập cơ cấu bộ máy và bố trí nhân lực, thiết lập cơ chế hoạt động của tổ chức và việc điều phối các nguồn lực vật chất nhằm thực hiện được mục tiêu đã định trong kế hoạch hóa
(3) Lãnh đạo (leading): là việc chủ thể quản lý có tác động quản lý nhằm hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ, động viên các đơn vị và cá nhân của tổ chức để họ thực hiện mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch
(4) Kiểm tra (controlling): là việc chủ thể quản lý định ra các chuẩn mực của hoạt động, theo dõi để so sánh, đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức với các chuẩn mực đó, tìm hiểu nguyên nhân của các sai lệch do khâu kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo hay chính khâu kiểm tra để có điều chỉnh cần thiết
Ngoài bốn chức năng cơ bản nêu trên, trong quá trình quản lý còn có hai vấn đề quan trọng là:
(1) Thông tin quản lý: là mạch máu lưu thông tin tức giữa các bộ phận, đảm bảo cho bộ máy hoạt động, đảm bảo sự thống nhất trong quản lý Quá trình quản lý phụ thuộc chặt chẽ vào các thông tin
(2) Quyết định quản lý: là công việc xuyên suốt các hoạt động của người quản lý, bất kể ở cấp nào Do đó, người quản lý phải ra quyết định để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động của tổ chức, trong quan hệ qua lại giữa tổ chức và môi trường Quyết định quản lý là hành vi sáng tạo của chủ thể quản lý nhằm định ra chương trình, mục tiêu, tính chất hoạt động của những người và những cấp thuộc quyền
Quá trình quản lý được thể hiện qua sơ đồ 1.4 như sau:
Sơ đồ 1.4: Quá trình quản lý
Kế hoạch hóa
Thông tin quản lý
Trang 29(Nguồn: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc Bài giảng Cơ sở khoa học quản lý Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996/2004)
1.4.2.2 Vai trò của quản lý
Quản lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đánh giá rất cao hoạt động quản lý xã hội
và cho rằng trong mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo
để điều hòa những hoạt động cá nhân
Các nhà lý luận khởi đầu cho khoa học quản lý như Taylor (1856 - 1915) - Mỹ; Fayol (1841 - 1925) - Pháp; Max Weber (1864 - 1920) - Đức, đều khẳng định rằng quản lý khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội
Trong cuộc sống có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động thì có bấy nhiêu hoạt động quản lý Tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đều có hoạt động quản lý như quản lý kinh tế, quản lý khoa học - công nghệ, quản lý giáo dục Mỗi lĩnh vực quản lý tuy có nét đặc thù riêng, song đều có những nét bản chất, đặc trưng chung của hoạt động quản lý và nó luôn góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả của từng tổ chức cũng như công việc của từng con người trong một hệ thống nhất định
Trang 3028
Trong chiến lược phát triển giáo dục các nhà lãnh đạo đã đề ra giải pháp tăng cường công tác quản lý giáo dục như là giải pháp chiến lược đột phá để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp giáo dục - đào tạo Trong thời đại của sự bùng nổ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin ngày nay, việc nghiên cứu và áp dụng được những thành tựu khoa học mới vào thực tế quản lý sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý Vì vậy, ở khía cạnh này, tác giả có thể khái quát và đề xuất khẳng định rằng trong thực tại “Quản lý còn được xem là công nghệ - công nghệ điều hành, phối hợp và sử dụng các nguồn lực, vật lực, tài lực và thông tin của một tổ chức
để đạt được mục tiêu đề ra”
1.4.3 Quản lý quá trình dạy - học
Như trên đã trình bày, mục đích của quản lý quá trình dạy - học chính là việc quản lý các thành tố cấu thành nên quá trình dạy học cũng như các mối quan
hệ tương tác giữa các thành tố ấy để đạt được mục tiêu dạy - học Trong đó trung tâm là quản lý hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò Tuy nhiên, trước tiên chúng ta cần nhìn nhận vai trò và tầm quan trọng của người thày trong sự thành bại của hoạt động giảng dạy nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung Bởi
lẽ sản phẩm của họ khác với sản phẩm của các loại hình lao động khác ở chỗ: sản phẩm này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là “nhân cách - sức lao động” Người xưa có câu: “phi sư bất thành” (không thày đố mày làm nên), để khẳng định vị trí của người thày trong giáo dục Ngày nay, dù khẳng định quá trình dạy học phải xuất phát (từ) và tập trung (vào) người học, song người học chỉ
có thể vận động lên được là nhờ sự khai hóa của người thày Do đó quản lý quá trình dạy - học cần tiếp cận trên cơ sở xuất phát điểm là quản lý người dạy
Lao động của người dạy là vô cùng vất vả (nếu thực hiện sứ mệnh một cách đầy đủ) Người dạy phải tùy theo “sức chứa”, “sức hút”, “sức thấm”, “sức chế biến” của người học; nói theo ngôn ngữ sư phạm là tùy theo khả năng “bắt chước”, khả năng “tái hiện”, khả năng “tái tạo”, khả năng “sáng tạo” của người học để có phương pháp dạy học hợp lý
Trang 31Quản lý người dạy là giúp cho họ biết chỉ huy, vừa điều phối, vừa là cố vấn, là trọng tài cho người học trong quá trình lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức
Quản lý người dạy là giúp cho họ vừa biết giảng giải hướng dẫn cho người học ghi chép, vừa phải biết thiết kế để người học thi công, vừa biết dẫn dắt
để người học trở thành người hợp tác, cộng tác với người dạy có sự sáng tạo
Cụ thể trong một giờ học, người dạy phải đồng thời xử lý ba mối quan hệ:
- Quan hệ của người dạy với tri thức của nhân loại thuộc phạm vi giờ học
mà người thày có nhiệm vụ truyền tải đến học sinh Người dạy phải lao động miệt mài để cô đọng được hệ thống kiến thức sao cho kiến thức đó đạt được các yêu cầu cơ bản nhất, hiện đại nhất, hữu ích nhất cho người học
- Quan hệ của người dạy với quá trình lĩnh hội tri thức của người học Người dạy phải phải lao động một các tinh tế, tổ chức quá trình dạy học hợp lý
để học sinh chiếm lĩnh được kiến thức một cách có hệ thông, có tính mục đích,
có tính kế hoạch
- Quan hệ của người dạy với người học Đây là mối quan hệ giữa công dân với công dân Người dạy phải tổ chức sự giao lưu với từng học sinh và tập thể người học một cách cởi mở để người học dù bất cứ lứa tuổi nào cũng được hòa mình trong bầu không khí dân chủ, nhưng lại giữ được sự nền nếp, kỷ cương, trách nhiệm, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau
Quản lý quá trình dạy - học nói chung hay quản lý đội ngũ giáo viên nói riêng của một nhà trường cần kiên trì đưa ra các chức năng quản lý, kế hoạch, tổ chức - chỉ đạo, kiểm tra vào việc phát triển đội ngũ giáo viên theo ba vấn đề chủ yếu: (1) Đủ về số lượng; (2) Mạnh về chất lượng; (3) Đồng bộ về cơ cấu nhằm xây dựng một đội ngũ người dạy trở thành một tổ chức biết học hỏi trong mối quan hệ với người học và xã hội
1.4.4 Phương pháp quản lý
Trong quản lý giáo dục, phương pháp quản lý là tổ hợp các phương pháp tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý giải quyết
Trang 32Có nhiều phương pháp quản lý, tuy nhiên nhìn chung có thể phân thành
bộ như thời khoá biểu, phân công công tác Cũng có thể chỉ thị bằng lời nói Khi
sử dụng lời nói cần phải có nghệ thuật đưa ra đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ
Tất cả các hình thức trên có thể có tác động đến cá nhân, có loại tác động đến tổ chức Đặc điểm nổi bật tích cực của phương pháp là có căn cứ pháp lý, trên cơ sở các văn bản chính xác, cụ thể tạo ra sự thống nhất trong tổ chức, làm nên sức mạnh tập thể Đồng thời có sự phân công, phân nhiệm, phân cấp, phân quyền giữa các tổ chức và các thành viên của nó, tác động trực tiếp đến đối tượng, dứt khoát và có hiệu lực nhanh, có tính bắt buộc phải chấp hành, đồng loạt
Tuy nhiên, nếu lạm dụng tuyệt đối hoá phương pháp để dẫn đến tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, mất dân chủ dễ gây tâm lý nặng nề, tiêu cực, thụ động, tạo tâm lý tự vệ của đối tượng quản lý
Trang 33Khi vận dụng phương pháp hành chính tổ chức vào thực tiễn nhà quản
lý phải nắm vững chỉ thị pháp quy, nhận thức được quyền hạn trách nhiệm của mình theo luật định khi đưa ra văn bản Các quyết định hành chính phải
có cơ sở khoa học và thực tiễn, luôn nắm bắt thông tin phản hồi để có những điều chỉnh kịp thời
Tóm lại, đây là phương pháp rất cần thiết trong công tác quản lý, và được xem là phương pháp quản lý cơ bản nhất chứ không phải là phương pháp duy nhất
1.4.4.2 Nhóm phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là các cách thức tác động gián tiếp lên đối tượng quản lý bằng sự kích thích lợi ích vật chất để tạo ra động lực thúc đẩy con người hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ cho lợi ích cá nhân và tập thể
Lợi ích kinh tế bao giờ cũng là một kích thích cơ bản, có tác dụng lâu bền Không nên xem nhẹ vai trò của kinh tế vì như thế dễ dẫn đến duy ý chí, không động viên được người lao động Bởi trong mọi quan hệ thì quan hệ kinh tế có tính cơ bản, chi phối các quan hệ khác
Nhóm phương pháp kinh tế có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Hình thức của phương pháp này là thông qua các cơ chế kinh tế để tác động vào đối tượng quản lý như lương, thưởng, phạt, chế độ ưu đãi đối với người có thành tích cao
Đặc điểm của phương pháp này là sự tác động gián tiếp lên khách thể quản lý (nhóm cá nhân) nhằm tạo ra động lực, kích thích đối tượng quản lý hoạt động có hiệu quả cao
- Phương pháp kinh tế có tác động mạnh đến đối tượng quản lý Tuy nhiên nếu tuyệt đối hoá những phương pháp này sẽ sinh ra chủ nghĩa thực dụng làm tha hoá tính nhân văn của con người Do vậy khi áp dụng biện pháp kinh tế phải đảm bảo tính công bằng trong phân phối, phải quan tâm đến các quan hệ nội bộ, môi trường tâm lý xã hội bên trong và bên ngoài
Trang 3432
Là phương pháp mà chủ thể quản lý các hình thức, biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức, tình cảm, thái độ hành vi của đối tượng quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông, hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức giao
Các hình thức giáo dục thường là trao đổi trực tiếp, học tập sinh hoạt tư tưởng, chính trị, thời sự, giáo dục cá biệt, nêu gương tốt thông qua việc sinh hoạt trong các tổ chức quần chúng, đoàn thể xã hội, môi trường xã hội bằng nhiều hình thức sinh động
Đây là phương pháp ít tốn kém mà có tác đông sâu sắc và bền vững nhưng cần tránh tư tưởng xem phương pháp giáo dục là vạn năng
1.4.4.4 Nhóm phương pháp tâm lý xã hội
Phương pháp tâm lý xã hội là biện pháp, cách thức tạo ra những tác động vào đối tượng bị quản lý bằng các biện pháp lôgic và tâm lý xã hội nhằm biến những yêu cầu do người lãnh đạo quản lý đề ra thành nghĩa vụ, tự giác, động cơ bên trong và những nhu cầu của người thực hiện Đây là phương pháp chủ thể quản lý vận dụng các quy luật tâm lý xã hội để tạo nên môi trường tích cực, lành mạnh bên trong tổ chức, có tác động tốt với mối quan hệ và hành động của tổ chức
Từ những phân tích trên ta thấy: Đặc điểm của phương pháp tâm lý xã hội là sự kích thích đối tượng quản lý sao cho họ luôn toàn tâm, toàn ý cho công việc, coi mục tiêu, nhiệm vụ quản lý như là những mục tiêu và công việc của họ Hơn thế, khách thể quản lý luôn học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để ngày càng đáp ứng tốt hơn; đoàn kết với nhau hơn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
Với phương pháp tâm lý xã hội, chủ thể quản lý sẽ có những tác động đến khách thể quản lý nhằm kích thích đối tượng quản lý ngày càng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo tiền đề nâng cao chất lượng giảng dạy Không những thế, bầu không khí làm việc ngày càng được cải thiện, mọi thành viên đoàn kết, gắn bó thực sự tin yêu lẫn nhau, mọi người gắn bó với tập thể, yên tâm công tác Đồng thời ai cũng được
Trang 35phát huy tối đa sở trường và có vị trí vai trò nhất định trong tập thể, được khen thưởng và biểu dương kịp thời, được tập thể và xã hội tin cậy, yêu mến
và kính trọng, được học tập bồi dưỡng Song song đó không ngừng cải thiện đời sống vật chất để mọi người lao động phấn khởi, hăng say làm việc Chú trọng giải toả mọi xung đột thấu tình đạt lý, tạo môi trường làm việc thoái mái, gắn kết với môi trường bên ngoài, với xã hội, với các đơn vị trong và ngoài nhà trường
Quản lý nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý Muốn đạt được mục tiêu quản lý cần dựa vào kết quả lao động của tập thể Vì thế việc động viên, thuyết phục mọi người trong tập thể tự giác hăng hái tham gia lao động là điều hết sức quan trọng, có tính quyết định đến sự thành bại của
tổ chức
Bốn nhóm phương pháp vừa nêu là những phương pháp quản lý cơ bản
để chủ thể quản lý đạt được mục tiêu quản lý Tuỳ từng trường hợp, từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà vận dụng các phương pháp quản lý thích hợp
Vì rằng không có phương pháp nào là vạn năng Mỗi phương pháp đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định Tài năng và bản lĩnh của người quản lý là biết lựa chọn phương pháp hữu hiệu áp dụng cho từng đối tượng Người quản lý phải có lý trí sáng suốt và trái tim nhân hậu, phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm quản lý phong phú sao cho việc lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp thực trạng đơn vị và có những bước đi thích hợp
1.4.5 Đánh giá hiệu quả quản lý
Đánh giá hiệu quả quản lý chính là thực hiện công tác kiểm tra, rà soát lại xem việc thực hiện kế hoạch đạt tiến độ, chất lượng và hiệu quả tới đâu, xem xét sự tác động của các quyết định quản lý, tìm kiếm được những thuận lợi, khó khăn, những nguyên nhân dẫn đến kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch Trên cơ sở đó, các chủ thể quản lý kịp thời phát hiện những sai lệch,
Trang 36sở khoa học, cơ sở pháp lý của quản lý, đến hoạt động dạy - học, đến quản lý quá trình dạy - học Thông qua đó giúp tác giả có cơ sở sang chương 2 phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy - học nói chung và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn nói riêng ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội Để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh khách sạn đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp Cũng như thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục hiện nay là “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”
Trang 37Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC MÔN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN KHÁCH SẠN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.1.1 Lịch sử phát triển
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourism College - HTC) tiền thân là Trường Công nhân khách sạn du lịch được thành lập ngày 24/07/1972 Tính đến nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã trải qua 37 xây dựng và phát triển với các giai đoạn sau:
2.1.1.1 Giai đoạn 1972 - 1997
- Ngày 24/07/1972: thành lập Trường Công nhân khách sạn du lịch theo Quyết định số 1151/CA/QĐ của Bộ trưởng Bộ Công an Đây là trường quốc gia đầu tiên của ngành Du lịch Việt Nam, có chức năng đào tạo công nhân kỹ thuật buồng, bàn, bếp và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên của Ngành
- Tháng 06/1984: Trường được đổi tên thành Trường Du lịch Việt Nam
- Ngày 21/08/1995: thành lập Trường Du lịch Hà Nội trên cơ sở sát nhập Khách sạn Hoàng Long (trực thuộc Công ty Du lịch Hà Nội) vào Trường Du lịch Việt Nam để tổ chức thí điểm mô hình Trường - Khách sạn
Trong giai đoạn này Trường vẫn giữ chức năng chủ yếu là đào tạo công nhân phục vụ trong khách sạn
2.1.1.2 Giai đoạn 1997 - 2003
- Ngày 24/07/1997: Trường được nâng cấp thành Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội theo Quyết định số 239/QĐ-TCDL của Tổng cục
Du lịch
Trang 3836
- Chức năng của Trường được mở rộng hơn trước, bao gồm đào tạo mới hệ trung cấp (2 năm), hệ học nghề (1 năm) cho các nghiệp khách sạn du lịch và bồi dưỡng công chức, cán bộ quản lý công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng theo yêu cầu
2.1.1.3 Giai đoạn 2003 đến nay
- Ngày 27/10/2003 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội theo Quyết định số 5907/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường được phép đào tạo đa ngành, đa hệ, đa cấp bậc
- Về quản lý nhà nước, Trường là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Về công tác đào tạo, Trường chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Kể từ khi thành lập, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội luôn là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực đào tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Là nơi cung cấp số lượng lớn học viên chắc về kiến thức giỏi về tay nghề, thành thạo ngoại ngữ, có đạo đức nghề nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng hàng đầu Việt Nam Nhiều học sinh của Nhà trường đạt được giải thưởng cao tại các cuộc thi tay nghề ASEAN và thế giới Đội ngũ giáo viên của Nhà trường có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, hầu hết được đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài Nhiều giáo viên đoạt giải quốc gia trong các kỳ thi dạy giỏi toàn quốc
Bên cạnh việc phát huy nội lực, trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội luôn mở rộng mối quan hệ, liên kết với các tổ chức, cơ sở đào tạo quốc tế trong lĩnh vực du lịch - khách sạn Đến nay, Nhà trường đã thiết lập quan hệ hợp tác với trên 30 trường trên thế giới như: Trường Du lịch Liege, Học viện Du lịch Arthur Haulot (Vương quốc Bỉ); Trường Du lịch LH-Dierkirch (Luxembourg); Học viện Du lịch Quế Lâm, Đại học Công nghệ Quế Lâm, Đại học Bách Khoa Hồng Công, Học viện Du lịch Ma Cao (Trung Quốc), Trường Du lịch Cao Hùng (Đài
Trang 39Loan); Trường Du lịch SHATEC (Singapore); Học viện Du lịch Bali (Indonesia) Đặc biệt, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã tham gia và trở thành thành viên của Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APETIT) từ năm 1999
Trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, hàng vạn lao động, hàng trăm nhà quản lý được đào tạo từ mái trường này đã và đang phát huy tốt trong các cơ quan quản lý về du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, trung tâm vui chơi giải trí Đó là thành tựu đáng tự hào đánh dấu bước trưởng thành của lớp thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh - sinh viên Nhà trường, là động
lực mạnh mẽ tạo đà cho con tàu “HTC” vững bước hướng tới tương lai
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội được thể hiện trong phụ lục 1
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1 Hệ thống tổ chức
Hệ thống tổ chức của Nhà trường bao gồm Đảng bộ cơ sở, Ban Giám hiệu, chính quyền 3 cấp và các tổ chức quần chúng là: Công đoàn, Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội học sinh - sinh viên
Trang 4038
- Phòng Quản trị - Hành chính
- Trung tâm Đào tạo - Việc làm
- Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin
- Trung tâm Tư liệu - Thư viện
- Khách sạn Hoàng Long
2.1.3.3 Các khoa chuyên môn
- Khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng
- Khoa Quản trị lữ hành - hướng dẫn
- Khoa Quản trị chế biến món ăn
- Khoa Tài chính - kế toán
- Khoa Ngoại ngữ du lịch
- Khoa Công nghệ thông tin du lịch
- Khoa Giáo dục cơ bản
- Khoa Cơ sở ngành
2.1.3.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được trình bày tại phụ lục 2