Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, làm rõ thực trạng hoạt động dạy - học và việc quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách s
Trang 1Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội
Đỗ Thị Minh
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Đức
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy - học: các khái niệm cơ bản, quá
trình dạy - học, quản lý hoạt động dạy - học Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, làm rõ thực trạng hoạt động dạy - học và việc quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn đồng thời đưa ra đánh giá chung về ưu và nhược điểm của thực trạng đó tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội Trên
cơ sở các định hướng phát triển, các nguyên tắc đề xuất biện pháp và một số khuyến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nhằm quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong các năm tới
Keywords: Giáo dục học; Nghiệp vụ lễ tân; Quản lý dạy học; Trường Cao đẳng du
Hà Nội những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực Hoạt động giảng dạy và học tập các môn chuyên ngành nghiệp vụ từng bước được nâng lên Tuy nhiên, phương pháp, chất lượng và hiệu quả còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ Để đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch và xứng đáng là một trường đầu ngành của du lịch Việt
Trang 2Nam, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cần phải đổi mới hoạt động dạy - học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực du lịch để đáp ứng nhu cầu xã hội
Trước tình hình hiện nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã xác định xây dựng mục
tiêu “Rèn luyện kỹ năng thực hành nghiệp vụ và giao tiếp ngoại ngữ đến mọi cấp học” là
phương châm hành động trong công tác giảng dạy và học tập cho tất cả các chuyên ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và đòi hỏi của thực tiễn Do đặc thù nghề nghiệp, đòi hỏi người học phải được trang bị những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp và khả năng giao tiếp ngoại ngữ để
có thể làm việc trong môi trường hội nhập khu vực và quốc tế Trong số các kiến thức cần thiết
mà Nhà trường trang bị cho người học thì vấn đề đầu tiên đó là kỹ năng nghề nghiệp Kỹ năng này được trang bị bởi các môn nghiệp vụ Quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ chuyên ngành có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo đặc biệt là việc hình thành các kỹ năng nghiệp vụ cho học sinh, sinh viên làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội
Nhận thấy hiện nay chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy và học tập môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn; do đó xuất phát từ nhận thức trên, với những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập chương trình quản lý giáo dục, cộng với thực tiễn công tác, bản thân tôi nhận thấy việc quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là việc làm thiết thực và có ý nghĩa Bởi vậy, tôi
chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản lý giáo dục với
mục đích hệ thống lại kiến thức đã được lĩnh hội trong thời gian học tập, làm cơ sở đánh giá kết quả học tập của bản thân, đồng thời mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong công tác tham mưu với Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Quản trị kinh doanh khách sạn - nhà hàng,
Bộ môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn về công tác quản lý hoạt động dạy - học môn học Nghiệp vụ
lễ tân khách sạn hiện nay và những năm tiếp theo
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả hoạt động dạy - học môn Nghiệp
vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn
- Đánh giá thực trạng hoạt động dạy - học và quản lý dạy học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc quản lý hoạt động dạy- học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội còn nhiều hạn chế và chưa có tác động tích cực Nếu đề xuất và áp
Trang 3dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy- học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn có hiệu quả thì chất lượng dạy và học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn sẽ được nâng cao và đáp ứng được mục tiêu đề ra của nhà trường và của ngành du lịch đối với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay
5 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học liên quan do các tác giả trong
và ngoài nước thực hiện
- Tham khảo các văn kiện, tài liệu, báo, tạp chí, v.v về quản lý giáo dục
- Tham khảo các bài luận văn cùng chuyên ngành và các bài giảng của các giáo sư, tiến sĩ
về quản lý giáo dục
- Tham khảo các bài giảng về Lý thuyết và Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn theo phương pháp giảng dạy mới của Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do các chuyên gia đầu ngành Du lịch thực hiện
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
6.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.3 Điểm mới của luận văn
- Lần đầu tiên đưa ra biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
- Xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn theo mục tiêu của trường và ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy - học
Chương 2: Thực trạng của hoạt động dạy - học và quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp
vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Chương 3: Những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách
sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Trang 4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định
1.2.2 Hoạt động dạy - học
Dạy - học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất, nhân cách người học theo mục đích giáo dục
1.2.3 Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một quá trình gắn liền với hoạt động giáo dục của con người Trong nhà trường, hoạt động dạy và hoạt động học phải hướng tới mục tiêu đào tạo trên cơ sở phải hoàn thành những nhiệm vụ nhất định Quá trình dạy và học là một hệ thống toàn vẹn, có cấu trúc gồm nhiều hệ thống
1.3 Cơ sở lý luận về quá trình dạy - học
1.3.1 Cấu trúc
1.3.1.1 Mục tiêu
1.3.1.2 Nội dung
1.3.1.3 Hình thức
1.3.1.4 Kiểm tra, đánh giá
1.3.2 Bản chất của quá trình dạy - học
Bản chất của quá trình dạy - học là quá trình nhận thức và hành động có định hướng theo mục tiêu dạy học Nó là một hệ toàn vẹn bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học Hai hoạt động này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau
1.3.3 Các đặc điểm của quá trình dạy - học
- Quá trình dạy - học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể
- Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức
- Quá trình dạy học là một quá trình tâm lý
- Quá trình dạy học là một quá trình xã hội
1.4 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy - học
1.4.1 Mục đích quản lý
Quản lý hoạt động dạy - học chính là việc quản lý các thành tố cấu thành nên quá trình dạy học cũng như các mối quan hệ tương tác giữa các thành tố ấy Trong đó trung tâm là quản lý hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò
1.4.2 Nội dung và các chức năng quản lý
1.4.2.1 Chức năng của quản lý
1.4.2.2 Vai trò của quản lý
1.4.3 Quản lý quá trình dạy - học
Quản lý quá trình dạy - học chính là việc quản lý các thành tố cấu thành nên quá trình dạy học cũng như các mối quan hệ tương tác giữa các thành tố ấy để đạt được mục tiêu dạy - học Trong đó trung tâm là quản lý hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò
Trang 51.4.4 Phương pháp quản lý
1.4.4.1 Nhóm phương pháp hành chính - tổ chức
1.4.4.2 Nhóm phương pháp kinh tế
1.4.4.3 Nhóm các phương pháp giáo dục
1.4.4.4 Nhóm phương pháp tâm lý xã hội
1.4.5 Đánh giá hiệu quả quản lý
Đánh giá hiệu quả quản lý chính là thực hiện công tác kiểm tra, rà soát lại xem việc thực hiện kế hoạch đạt tiến độ, chất lượng và hiệu quả tới đâu, xem xét sự tác động của các quyết định quản lý, tìm kiếm được những thuận lợi, khó khăn, những nguyên nhân dẫn đến kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC VÀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC MÔN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN KHÁCH SẠN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.1.3.3 Các khoa chuyên môn
2.1.3.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.1.4 Cơ sở vật chất
2.1.4.1 Hệ thống phòng học, nhà xưởng
2.1.4.2 Hệ thống trang thiết bị, phương tiện dạy - học
2.1.5 Đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên
Hiện nay, tổng số cán bộ, giảng viên, công nhân viên của Trường Cao đẳng Du lịch là
304 người, trong đó nam chiếm 44,7%, nữ chiếm 55,3%
2.1.6 Quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo
2.1.6.1 Quy mô đào tạo
Hiện nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội hiện đang tổ chức đào tạo với lưu lượng khoảng 5000 học sinh - sinh viên mỗi năm Lưu lượng học sinh - sinh viên này được triển khai đào tạo tại cơ sở chính của Nhà trường Đồng thời liên kết với các cơ sở đào tạo và tổ chức đào tạo tại nhiều địa phương với nhiều hệ đào tạo khác nhau Quy mô đào tạo học sinh - sinh viên của Nhà trường được tăng đều đặn ở mỗi năm học khoảng 10 - 15%
2.1.6.2 Cơ cấu ngành nghề đào tạo
Hiện nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đang tổ chức đào tạo các hệ sau: (1) Hệ Cao đẳng; (2) Hệ Trung cấp chuyên nghiệp; (3) Hệ Trung cấp nghề; (4) Hệ Cao đẳng nghề; (5) Hệ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn
Trang 6Bên cạnh những hệ đào tạo chính quy đã nêu ở trên, Nhà trường còn tổ chức đào tạo hệ vừa làm vừa học, hệ liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng và liên kết đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với một số trường Đại học
2.1.7 Đối tượng tuyển sinh và loại hình đào tạo
2.1.8 Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
2.1.9 Sơ đồ đào tạo
2.2 Thực trạng hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn
2.2.1 Vị trí, tính chất và ý nghĩa của môn học trong chuyên ngành đào tạo
(1) Vị trí môn học: Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là môn học thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo chuyên ngành Lễ tân khách sạn ở trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề hoặc chuyên ngành Quản trị kinh doanh khách sạn ở trình độ Cao đẳng, Cao đẳng nghề
(2) Tính chất môn học: Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là môn học chuyên ngành kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nghiệp vụ Kiểm tra, đánh giá kết quả môn học thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi học kỳ và là môn thi tốt nghiệp cuối khóa của học sinh - sinh viên
(3) Ý nghĩa môn học: Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là môn học chuyên ngành do đó có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn cho học sinh - sinh viên của chuyên ngành đào tạo có liên quan
2.2.2 Mục tiêu môn học
Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là môn học chuyên ngành nhằm trang bị cho học sinh - sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ lễ tân khách sạn để sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ lễ tân có thể trở thành nhân viên lễ tân, cán bộ quản lý điều hành hoạt động của bộ phận lễ tân tại các loại hình khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch
2.2.3 Nội dung chương trình, học liệu
(1) Nội dung chương trình: Chương trình Nghiệp vụ lễ tân khách sạn cung cấp và trang bị cho học sinh những kiến thức lý thuyết chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản
(2) Giáo trình và tài liệu tham khảo: Hiện nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đang sử dụng hai bộ giáo trình Lý thuyết và Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn Bên cạnh đó, giáo viên còn cung cấp cho học sinh một số các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước
2.2.4 Hình thức tổ chức dạy - học, phương pháp dạy, phương pháp học
Hình thức tổ chức dạy học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn về cơ bản cũng giống như các
môn chuyên ngành khác của Nhà trường
2.2.5 Kiểm tra - đánh giá
Kiểm tra, đánh giá kết quả môn học là giai đoạn cuối cùng của quá trình dạy - học Giáo viên nói riêng và Bộ môn Khách sạn nói chung phải tuân thủ theo quy chế ra đề kiểm tra, đề thi, chấm thi của Bộ Giáo dục & Đào tạo và quy định của Nhà trường
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.3.1 Lập kế hoạch
Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là môn học thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo chuyên ngành Lễ tân khách sạn ở trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề hoặc chuyên ngành Quản trị kinh doanh khách sạn ở trình độ Cao đẳng, Cao đẳng nghề
Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là môn học chuyên ngành kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nghiệp vụ Kiểm tra, đánh giá kết quả môn học thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi học kỳ và là môn thi tốt nghiệp cuối khóa của học sinh - sinh viên
Trang 72.3.2 Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm (chương trình, giảng viên, cơ sở vật chất)
2.3.2.1 Quản lý chương trình giảng dạy
Chương trình môn học Nghiệp vụ lễ tân khách sạn nằm trong chương trình khung Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định Chương trình môn học và đề cương chi tiết do Bộ môn Khách sạn thuộc Khoa Quản trị Khách sạn - Nhà hàng xây dựng, Phòng Đào tạo thông qua và trình Hiệu trưởng duyệt Nội dung dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn gói gọn trong hai cuốn giáo trình Lý thuyết và Thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn
Hiện nay Bộ môn đang gặp phải khó khăn trong việc quản lý chương trình vì cùng một lúc Bộ môn giảng dạy nhiều hệ đào tạo khác nhau và nhiều chương trình đào tạo chuyên ngành khác nhau
2.3.2.2 Quản lý giảng viên
Bộ môn lễ tân khách sạn có 06 giảng viên gồm 01 thạc sỹ quản trị kinh doanh, 02 giảng viên sắp tốt nghiệp Cao học Quản lý giáo dục, 02 giảng viên tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh khách sạn, trường Đại học Kinh tế quốc dân, 01 giảng viên tốt nghiệp trường Đại học Thương mại 100% giảng viên đều đã qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ sư phạm Trong bộ môn có 01 giảng viên là giáo viên dạy giỏi toàn quốc, 03 giảng viên là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 01 giảng viên là giáo viên dạy giỏi cấp trường Tất cả các giảng viên trong Bộ môn đã qua đào tạo
về nghiệp vụ khách sạn và du lịch và hầu hết các giảng viên có thể sử dụng ngoại ngữ nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy nghiệp vụ lễ tân khách sạn Năm trong sáu giảng viên của bộ môn đã tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ lễ tân và kỹ năng giảng dạy do các tổ chức và dự án trong và ngoài nước tài trợ Trước khi trở thành giảng viên nghiệp
vụ lễ tân, 02 giảng viên của bộ môn cũng đã làm việc tại Khách sạn Trường (2 sao) và 02 giảng viên cũng đã thực tập và làm việc tại khách sạn 4 - 5 sao nên cũng đã có kinh nghiệm làm việc
Tuổi đời của các giảng viên Bộ môn lễ tân khách sạn cũng không còn trẻ nữa Người nhiều tuổi nhất là 53 tuổi và người ít tuổi nhất là 32 tuổi Nhìn chung các giảng giảng viên trong
Bộ môn đều tâm huyết với nghề nghiệp và luôn có ý thức tự học để vươn lên nhằm đáp ứng với yêu cầu đào tạo của Nhà trường và Ngành đặt ra
Tuy rằng đã qua đào tạo, song trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các giảng viên không đồng đều và không phải tất cả mọi giảng viên đều tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành vào giảng dạy Điểm yếu của giảng viên trong Bộ môn là kinh nghiệm thực tế và khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành vẫn còn là vấn đề nan giải Nếu chỉ dừng lại ở mức độ hiện nay thì khó mà đạt được mục tiêu đề ra là phải đào tạo học sinh khi ra trường có thể làm việc tại mọi loại hình khách sạn Một vấn đề nữa cũng cần phải quan tâm đó là việc đổi mới phương pháp giảng dạy Tuy Bộ môn cũng đã rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng chưa đều, chất lượng giảng dạy vẫn chưa cao và sản phẩm mà Bộ môn đào tạo ra không phải hoàn toàn được các doanh nghiệp khách sạn chấp nhận
2.3.2.3 Quản lý cơ sở vật chất
Nhà trường có 12 giảng đường phục vụ cho công việc giảng dạy lý thuyết Hiện tại chỉ có
3 giảng đường học lý thuyết của trường có lắp đặt máy chiếu projector còn đại đa số phương tiện
hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập cho các phòng học lý thuyết chủ yếu là micro và loa Chính
số lượng học sinh quá đông và điều kiện lớp học không có cách âm đã gây không ít ảnh hưởng không tốt về chất lượng dạy và học của thày và trò
Về tình trạng phòng học thực hành, Nhà trường cũng đã bố trí phòng thực hành riêng biệt cho các chuyên ngành, lắp đặt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ giảng dạy và học tập theo đặc thù của các chuyên ngành Hiện tại nhà trường giao cho Bộ môn lễ tân khách sạn quản lý hai phòng
Trang 8học thực hành để giảng dạy phần thực hành nghiệp vụ Phòng thực hành số 1 do Dự án EU tài trợ lắp đặt các thiết bị hiện đại phục vụ học tập như máy vi tính có cài đặt phần mềm quản lý khách sạn, tivi và đầu đĩa CD cùng với các phương tiện hỗ trợ giảng dạy và học tập khác Phòng thực hành số 2 hầu như không có phương tiện gì ngoài bàn ghế, một quầy lễ tân cũ và mấy chiếc đồng
hồ treo tường Giáo viên tự làm thêm một số phương tiện hỗ trợ giảng dạy như hộp đựng hồ sơ đăng ký khách cá nhân, khay đựng hồ sơ đăng ký khách đoàn, khay đựng mẫu biểu v.v
2.3.3 Quản lý quá trình dạy - học
Nhìn chung Nhà trường và Khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng trao quyền tự chủ cho Bộ môn lễ tân khách sạn trong việc quản lý quá trình dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn Bộ môn tự xây dựng nội dung, mục tiêu, lựa chọn phương pháp dạy, phương pháp học và thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ và học kỳ Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình dạy - học, quá trình kiểm tra - đánh giá của Bộ môn nói riêng và của Khoa nói chung Hàng năm Phòng Đào tạo có tổ chức kiểm tra giáo án của giáo viên song việc làm này cũng mới chỉ dừng ở mức độ hình thức chứ chưa thực chất Bộ môn có tổ chức dự giờ của một số giáo viên, góp ý, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy song vẫn chưa được duy trì thường
xuyên vì công việc của bộ môn quá tải và ý thức thay đổi của giáo viên vẫn còn rất hạn chế
2.3.4 Kiểm tra - đánh giá
Bộ môn lễ tân khách sạn tuân thủ theo quy chế ra đề kiểm tra, đề thi, chấm thi của Bộ Giáo dục
& Đào tạo và quy định của Nhà trường
2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.4.1 Ưu điểm
2.4.1.1 Nhận thức của giáo viên trong quá trình dạy - học
- Hàng năm Nhà trường đều tổ chức một tuần học chính trị đầu khoá cho giáo viên học tập quy chế, nhiệm vụ năm học Tổ chức hội nghị viên chức ngay đầu năm học, thảo luận các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo
- Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở giáo viên ý thức được vai trò quyết định của người thầy trong quá trình dạy học, qua đó nhận thức một cách tự giác trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học, ý thức chấp hành nội quy, quy chế
- Các cán bộ quản lý đều trưởng thành từ giáo viên lâu năm của trường, có kinh nghiệm trong giảng dạy, đều gắn bó và tâm huyết với nhiệm vụ đào tạo Vì vậy luôn gương mẫu trong thực thi nhiệm vụ, do đó đã giáo dục được các giáo viên trẻ trong Bộ môn nhận thức được nhiệm vụ dạy học thông qua việc phổ biến, cung cấp cho giáo viên những thông tin, văn bản, quy chế về dạy nghề và triển khai nhiệm vụ ở Khoa theo sự phân công và giao nhiệm vụ của Hiệu trưởng
2.4.1.2 Quản lý hoạt động dạy - học
- Quan tâm xây dựng nề nếp giảng dạy, có quy định rõ ràng về các yêu cầu, nội quy lên lớp và tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các nội quy đó
- Chú trọng xây dựng chương trình đào tạo, chỉ đạo sâu sát việc xây dựng nội dung, chương trình môn học, kịp thời cập nhật kiến thức mới đồng thời gắn với thực tế
- Giáo viên nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình cho phù hợp với yêu cầu, phát huy được tính chủ động trong đề xuất sửa đổi nội dung chương trình phù hợp với thực tế
- Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành phù hợp, khoa học…
- Giao quyền cho Trưởng bộ môn ký duyệt các giáo án hàng tuần để kiểm tra việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, qua đó kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình môn học
Trang 9- Quan tâm xây dựng và quản lý kế hoạch giảng dạy thông qua sổ báo giảng, sổ lên lớp,
sổ ghi đầu bài và sổ thực hành của học sinh để kiểm tra thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy một cách thường xuyên
- Phong trào thi đua 2 tốt được tổ chức đều đặn hàng tháng, xây dựng các tiêu chí đánh giá tiết học tốt, tiết dạy tốt
- Hàng năm tổ chức nhiều hoạt động sư phạm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học như: (1) Hội thi học sinh giỏi cấp trường; (2) Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường
- Xây dựng nề nếp học tập, tổ chức thường xuyên kiểm tra thực hiện nề nếp dạy - học
2.4.1.3 Các hoạt động hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động dạy - học
- Tăng cường nhiều đầu sách chuyên ngành, giáo trình môn học, tài liệu, tạp chí,…cho thư viện Trang bị các phương tiện hỗ trợ cho dạy học và phục vụ dạy học: máy chiếu Projetor, máy vi tính, đầu DVD,…
- Tổ chức quay camera các thao tác thị phạm mẫu của các giáo viên có tay nghề cao để học sinh quan sát, làm theo, đồng thời giúp cho giáo viên trẻ quan sát, tự rèn luyện theo
- Thường xuyên phối hợp với Công Đoàn - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các phong trào thi đua, có chế độ khen thưởng, tuyên dương kịp thời nên có tác dụng giáo dục tốt
- Xây dựng được môi trường sư phạm tốt, lành mạnh, đoàn kết thân ái giúp nhau cùng tiến bộ Thực thi nghiêm túc và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
- Chú ý công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản
lý, quan tâm thực hiện kèm cặp, giúp đỡ các giáo viên trẻ rèn luyện tay nghề, áp dụng nhiều chế
độ ưu đãi, khuyến khích các giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
2.4.2 Hạn chế
2.4.2.1 Tác động tới ý thức, nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý
- Cán bộ quản lý chưa ý thức sâu sắc được về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy - học trong Bộ môn, vì vậy công tác quản lý hoạt động dạy -học trong khoa vẫn chưa thực sự được chú trọng, chưa giáo dục được cho giáo viên nhất là giáo viên trẻ nhận thức đúng mức về vấn đề này
- Tác động chưa thường xuyên nên một số giáo viên chưa tự giác với công việc, còn đối phó, tinh thần trách nhiệm trong công tác chưa cao, từ đó dẫn đến tư tưởng được chăng hay chớ, qua loa
2.4.2.2 Công tác quản lý hoạt động dạy học
* Xây dựng chương trình môn học:
Xây dựng chương trình môn học hiện nay ở các trường đang là vấn đề rất được quan tâm, nhưng vẫn chưa giải quyết được bởi tính không thống nhất giữa các chương trình đào tạo Việc xây dựng chương trình các môn học tuỳ theo trình độ đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của trường, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo Mặc dù, trong những năm qua, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã cố gắng trong đổi mới chương trình đào tạo song vẫn còn tình trạng nội dung chương trình chưa theo kịp so với yêu cầu thực tế Một số môn học của các nghề trong cùng nhóm nghề còn có nội dung bị trùng lặp Việc thực hiện chương trình giữa các giáo viên cùng dạy một môn học còn khác nhau, vì chưa có chương trình chuẩn cho nhiều môn học Đặc biệt là các môn chuyên ngành như Nghiệp vụ lễ tân khách sạn là một ví dụ
* Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy:
- Việc xây dựng kế hoạch môn học được quan tâm đúng mức Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy từng môn học còn nặng nề về tiến độ, chưa quan tâm đến kiểm tra thực hiện các
Trang 10công việc chuẩn bị bài giảng nhất là chuẩn bị giáo cụ trực quan cho các bài giảng lý thuyết theo như
kế hoạch đã lập
- Quản lý xây dựng kế hoạch chưa nghiêm nên vẫn còn tình trạng kéo dài không thực hiện đúng thời gian quy định
* Thực hiện nề nếp giảng dạy:
- Quản lý chuẩn bị và soạn bài lên lớp: Có tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ giáo án song nặng về số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng giáo án (mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp) Giáo án thực hành thường không có phiếu hướng dẫn các bước thực hiện Các trưởng khoa ký giáo án chỉ là hình thức Việc hướng dẫn các quy định, yêu cầu soạn bài chưa thường xuyên mà chỉ được thực hiện trong các hội giảng giáo viên dạy giỏi
- Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm bài dạy: Phong trào đăng ký tiết dạy tốt được duy trì, song
dự giờ rút kinh nghiệm sư phạm lại không được thực hiện thường xuyên, đa số các Trưởng khoa, Trưởng bộ môn phải dự giờ đánh giá, chưa góp ý được về phương pháp giảng dạy, cách tổ chức lớp học,…vì vậy còn mang tính chiếu lệ
- Chưa quan tâm đến bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý nên trong công tác quản lý khoa, tổ bộ môn còn nhiều sai sót
- Chưa thống nhất các biện pháp kèm cặp giáo viên trẻ, nhất là kèm cặp tay nghề, kinh nghiệm thực tế Vì vậy chưa giáo dục cho giáo viên ý thức tự giác rèn luyện tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ
- Tổ chức kiểm tra thực hiện nội quy lớp học: Có kiểm tra song còn hời hợt, chưa thực hiện đúng yêu cầu
- Quản lý tổ chức theo dõi việc chấm điểm, trả bài cho học sinh không được thực hiện thường xuyên mà thường chỉ thực hiện tốt khi thi học kỳ
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi nghề được thực hiện tốt, song phụ đạo học sinh yếu kém lại không thường xuyên, chỉ thực hiện đối với những học sinh hay nghỉ học, hoặc những học sinh có nhiều bài kiểm tra kém
* Công tác kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên và còn nhiều bất cập, thể hiện:
- Nhà trường hay Khoa/Bộ môn chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể trong từng tháng, từng học kỳ, vì vậy đánh giá giáo viên còn dựa vào các báo cáo, phản ánh của Phòng Đào tạo
- Chưa quán triệt trong giáo viên mục đích kiểm tra, đánh giá nên trong giáo viên còn tư tưởng đối phó, thiếu tự giác
- Chưa có biện pháp cụ thể xử lý những vi phạm sau kiểm tra, thường chỉ nhắc nhở, vì vậy chưa phát huy tính tích cực trong công tác kiểm tra đánh giá
2.4.2.3 Quản lý các điều kiện hỗ trợ và kích thích cho hoạt động dạy học
- Chưa khai thác và sử dụng hết hiệu quả của trang thiết bị được tài trợ
- Phong trào làm thiết bị dạy học phát huy tốt, song chưa chú trọng đến làm đồ dùng dạy học cho các môn học lý thuyết
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC MÔN NGHIỆP VỤ LỄ TÂN KHÁCH SẠN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
3.1 Định hướng của nhà trường trong các năm tới
3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.1 Đảm bảo tính mục tiêu
3.2.2 Đảm bảo tính thực tiễn
Trang 113.2.3 Đảm bảo tính hệ thống
3.2.4 Đảm bảo tính khả thi
3.3 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Nghiệp vụ lễ tân khách sạn
3.3.1 Nhóm biện pháp 1: Quản lý xây dựng chương trình môn học
3.3.1.1 Mục tiêu và điều kiện thực hiện môn học
- Điều kiện để thực hiện môn học:
Đảm bảo số giờ tối đa khung chương trình cho phép:
+ Hệ trung cấp nghề: 120 tiết lý thuyết và 180 tiết thực hành
+ Hệ trung cấp chuyên nghiệp: 150 tiết lý thuyết và 270 tiết thực hành
+ Hệ cao đẳng: 90 tiết lý thuyết và 90 tiết thực hành
+ Hệ cao đẳng nghề: 120 tiết lý thuyết và 240 tiết thực hành
+ Hệ cao đẳng liên thông: 90 tiết nghiệp vụ lễ tân (bao gồm cả lý thuyết và thực hành) Nhìn chung thời gian học lý thuyết và thực hành cho hệ trung cấp nghề, trung cấp chính quy, cao đẳng nghề, cao đẳng liên thông là tương đối ổn song riêng hệ cao đẳng chính quy nên bổ sung thêm 2 ĐVHT nữa cho môn thực hành nghiệp vụ lễ tân Hiện tại thời gian học thực hành cho hệ cao đẳng chính quy bị thiếu do đó giảng viên gặp khó khăn trong việc truyền đạt đủ kỹ năng chuẩn cho các phần việc phải thực hiện trong chương trình thực hành của hệ cao đẳng
Tạo điều kiện để học sinh được tham quan các loại hình khách sạn nhỏ, vừa và lớn ngay
từ tuần đầu của năm năm học để giúp các em xác định được ý thức về ngành nghề và nơi làm việc trong tương lai của mình đồng thời việc tham quan khách sạn sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho giảng viên khi thực hiện công việc giảng dạy
Nhà trường cần nhập thêm sách chuyên ngành về nghiệp vụ khách sạn du lịch, báo chí du lịch và nghiệp vụ lễ tân khách sạn, tạo điều kiện để các em được mượn sách chuyên ngành học tập, tham khảo giúp cho các hoạt động thảo luận nhóm và làm bài tập lớn
Nhà trường tạo điều kiện cấp giấy giới thiệu cho học sinh hoặc liên hệ với các doanh nghiệp để các em có thể tới các khách sạn học tập thêm từ thực tế, tìm kiếm tài liệu giúp cho việc thảo luận nhóm và làm bài tập lớn
Nhà trường nên có một phòng máy tính (có người quản lý) có nối mạng và có thể cho học sinh sử dụng để truy cập tìm kiếm thông tin du lịch, tìm hiểu về xu thế phát triển của ngành du lịch khách sạn trên thế giới và ở Việt Nam để học sinh luôn cập nhật thông tin du lịch khách sạn
Để khuyến khích học sinh nói tiếng Anh đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành lễ tân khách sạn, hàng năm nhà trường nên tổ chức thi lễ tân giỏi toàn trường bằng tiếng Anh chuyên ngành, tiến tới lựa chọn những em đạt giải nhất nhì tham gia thi lễ tân giỏi giưã các trường có chuyên ngành lễ tân Nhà trường cần phát động các phong trào học và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành khách sạn để phục vụ cho công việc trong tương lai của các em