1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lý tại trường Trung học phổ thông của tỉnh Bắc Giang

103 936 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Với khuôn khổ của luận văn, với kinh nghiệm giảng dạy vật lí tại trường phổ thông, với góc độ người quản lí nên tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lí của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN THANH

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁOVIÊN VẬT LÝ

TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7

5 Giả thuyết khoa học 7

7 Phương pháp nghiên cứu 8

8 Cấu trúc luận văn 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỒI

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 91.2 Các khái niệm công cụ 101.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục 101.2.1.1 Khái niệm quản lý 101.2.1.2 Quản lý giáo dục 121.2.2 Khái niệm bồi dưỡng 131.2.3 Khái niệm chuyên môn 151.2.3.1 Quan niệm về chuyên môn 151.2.3.2 Hoạt động chuyên môn của nghề dạy học 171.2.4 Nghiệp vụ sư phạm 181.2.4.1 Quan niệm về nghiệp vụ sư phạm 181.2.4.2 Nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên THPT 211.2.5 Mối quan hệ giữa “chuyên môn” và “nghiệp vụ sư phạm” 221.2.6 Khái niệm “biện pháp quản lý” 231.3 Những đặc trưng về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên vật lí PTTH 24

Trang 3

1.3.1 Nhiệm vụ dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông 241.3.1.1 Đặc điểm của môn vật lý ở nhà trường phổ thông 241.3.1.2 Các nhiệm vụ của việc dạy vật lí ở nhà trường phổ thông 241.3.2 Những đặc trưng về trình độ chuyên môn của giáo viên vật lý THPT 251.3.3 Những đặc trưng về nghiệp vụ sư phạm của giáo viên vật lý 261.4 Người hiệu trưởng đối với công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn và

1.4.1 Chức năng quản lý của hiệu trưởng THPT 281.4.2 Phương tiện quản lý của hiệu trưởng 311.4.3 Những nhân tố chủ yếu của quá trình quản lý công tác bồi dưỡng giáo

1.4.3.1 Mục tiêu quản lý 331.4.3.2 Nội dung của quá trình bồi dưỡng giáo viên vật lý 331.4.3.3 Các phương pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên 341.4.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VẬT

2.1 Tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của tỉnh Bắc Giang 382.1.1 Đặc thù về kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang 382.1.2 Tổng quan về ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang 402.1.2.1 Quy mô, số lượng và chất lượng của giáo dục Bắc Giang 402.1.2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục

422.1.2.3 Những chính sách hiện có đối với giáo dục Bắc Giang 431.2.2.4 Định hướng và các giải pháp cơ bản cho sự phát triển giáo dục của

Trang 4

2.2 Thực trạng về số lượng, chất lượng của giáo viên vật lý tỉnh Bắc Giang

472.2.1 Thực trạng về số lượng giáo viên vật lý 472.2.2 Thực trạng về chất lượng dạy và học môn vật lý 472.3 Thực trạng về công tác bồi dưỡng giáo viên vật lý của tỉnh Bắc Giang 492.4 Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên vật lý của hiệu trưởng

502.4.1 Thực trạng về nhận thức 502.4.2 Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên vật lý của hiệu

trưởng trong những năm qua 51

3.1.1.1 Mục tiêu của biện pháp 543.1.1.2 Nội dung và cách thực hiện 543.1.2 Tiến hành bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động của tổ chuyên

3.1.2.1 Mục tiêu của biện pháp 573.1.2.2 Nội dung và cách thực hiện 573.1.3 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên vật lý 593.1.3.1 Mục tiêu của biện pháp 593.1.3.2 Nội dung và cách thực hiện 603.1.4 Cử giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng đạt chuẩn và trên

Trang 5

3.1.4.1 Mục tiêu của biện pháp 643.1.4.2 Nội dung và cách thực hiện 643.1.5 Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên 663.1.5.1 Mục tiêu của biện pháp 663.1.5.2 Nội dung của biện pháp 663.2.6 Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, kinh phí phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên 693.1.6.1 Mục tiêu của biện pháp 693.1.6.2 Nội dung và cách thực hiện 693.1.7 Tạo động lực tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đối với

3.1.7.1 Mục tiêu của biện pháp 723.1.7.2 Nội dung và cách thực hiện 733.2 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Trên thế giới đang xảy ra sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ Xã hội mới phồn vinh của thế kỷ XXI phải là một xã hội dựa vào tri thức khoa học công nghệ, vào tư duy sáng tạo, vào tư duy sáng chế của con người Trong khi hoà nhập với cộng đồng quốc tế, để

có thể đứng vững vươn lên được chúng ta không những phải học hỏi kinh nghiệm mà phải sáng tạo ra con đường phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước con người Việt Nam

Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục của chúng ta nói chung, quản lí giáo dục và dạy học vật lí nói riêng phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện Do sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, kho tàng tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng Cái mà hôm nay còn mới thì ngày mai trở thành lạc hậu Nhà trường không thể nào luôn luôn cung cấp cho học sinh những hiểu biết cập nhật được Người nghiên cứu, nhà sản xuất phải luôn luôn bươn chải vươn lên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này Việc thu thập thông tin, cập nhật dữ liệu càng ngày càng trở nên dễ dàng nhờ dùng máy vi tính, mạng internet v.v… Do đó, vấn đề quan trọng đối với một con người hay một cộng đồng không chỉ là tiếp thu thông tin, mà còn phải sử lí thông tin để tìm ra các giải pháp tốt nhất cho những vấn đề đã đặt ra trong cuộc sống của bản thân cũng như xã hội Yêu cầu của xã hội đối với việc dạy học trước đây nặng về việc truyền thụ kiến thức thì nay đã chuyển về việc hình thành những năng lực hoạt động cho học sinh

Đối với bộ môn vật lí, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học còn có một sắc thái riêng nữa Phương pháp dạy học vật lí mà các giáo viên sử dụng một cách phổ biến ở trong các trường phổ thông là thông báo - tiếp nhận - tái hiện Trong giờ học giáo viên thuyết trình là chủ yếu, có kết hợp đàm thoại và gợi mở Tuy nhiên, vì vật lý học là một khoa học thực nghiệm nên

Trang 7

nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc và bền chặt được Đối với khoa học thực nghiệm, có thể nói “trăm nghe không bằng một thấy; trăm thấy không bằng một làm” Sự hiểu biết khoa học vật lí không thể đạt được đơn thuần bằng suy luận logic Chỉ có những quan sát thực nghiệm mới cho ta kiểm tra được sự đúng đắn của một nhận định về thế giới Như vậy trong sự đổi mới phương pháp dạy học vật lí phổ thông phải hướng tới tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức phổ thông thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa là cho học sinh được giải quyết một số vấn đề vật lí trong thực tế

Trước vấn đề cấp thiết của đổi mới phương pháp dạy học vật lí tại trường phổ thông Bằng kinh nghiệm 20 năm dạy học vật lí tại trường phổ thông, chủ yếu là học sinh chuyên lí, bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia, có 14 năm liên tục là giáo viên giỏi cấp tỉnh ở bộ môn vật lí, đã nhiều năm là giám khảo chấm thi giáo viên giỏi môn vật lí của tỉnh Bắc Giang, nên tôi có điều kiện tiếp xúc với giáo viên cốt cán của tỉnh Hiện nay với cương vị hiệu trưởng của một trường THPT, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vật lí là một điều thực sự cần thiết, để đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Với khuôn khổ của luận văn, với kinh nghiệm giảng dạy vật lí tại trường phổ thông, với góc độ người quản lí

nên tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lí của hiệu trưởng trong việc bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lí tại trường THPT của tỉnh Bắc Giang” Và cụ thể là những biện pháp

bồi dưỡng giáo viên vật lí tại trường THPT Yên Dũng số 2

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lí của hiệu trưởng trong bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lí trường THPT

Trang 8

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận: Tổng hợp các văn kiện, quan điểm của Đảng

và nhà nước, các công trình nghiên cứu khoa học về quả lí và đổi mới giáo

dục

3.2 Nghiên cứu thực trạng: Khắc hoạ được bức tranh về nghiệp vụ sư phạm

của giáo viên vật lí THPT

3.3 Đề xuất các biện pháp giúp hiệu trưởng quản lí nâng cao nghiệp vụ sư

phạm cho giáo viên vật lí trường THPT

3.4 Thử nghiệm sư phạm

4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý của hiệu trưởng trường

THPT

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Hiệu trưởng quản lí bồi dưỡng giáo viên vật lí

THPT

5 Giả thuyết khoa học

Nếu hiệu trưởng trong trường THPT áp dụng các biện pháp quản lí

hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên vật lí

trong trường THPT theo hướng:

- Thể hiện các chức năng quản lí

- Mang tính đồng bộ, hệ thống

- Phát huy khả năng độc lập tự chủ sáng tạo của giáo viên

- Thể hiện đặc trưng của bộ môn

Thì sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên

Trang 9

6.3 Điều tra, khảo sát điểm giáo viên vật lí và hiệu trưởng của 10 trường THPT tại 10 huyện, thành trong tỉnh Bắc Giang

6.4 Số liệu khảo sát trong năm năm (2000 - 2005)

7 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Tổng hợp phân tích và hồi cứu các tài liệu, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, quan sát, dự giờ nghiên cứu sản phẩm (hồ sơ giáo án), kế hoạch bồi dưỡng của hiệu trưởng Thử nghiệm mẫu tại trường THPT Yên Dũng 2

- Phương pháp bổ trợ:

+ Phương pháp chuyên gia

+ Sử dụng toán thống kê để sử lí kết quả nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục tài liệu tham khảo

và phần phụ lục, nội dung luận văn được cấu trúc trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác quản lí bồi dưỡng giáo viên của hiệu

trưởng

Chương 2: Thực trạng quản lí bồi dưỡng giáo viên vật lí THPT ở tỉnh

Bắc Giang

Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lí THPT tỉnh Bắc Giang

Trang 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỒI

DƯỠNG GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Vấn đề bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên từ trước cho đến nay có nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến

Các công trình nghiên cứu của M.M Rubinsten, P.M Phoribốc, N.V Cudơmina, P.M Gonôbôlin… đã đề cập và làm sáng tỏ về vai trò, phẩm chất năng lực và những đặc điểm lao động của người giáo viên

Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của người giáo viên, về kĩ năng sư phạm, về đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng…đã phần nào làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn trong việc bồi dưỡng và phát triển trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Tiêu biểu là những công trình và bài viết của những tác giả sau:

- Nguyễn Văn Lê (1998) “Nghề thày giáo”của Nxb Giáo dục

- Tôn Thân “Vai trò người giáo viên trong quá trình dạy học”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số ra tháng 11/ 1996

- Nguyễn Hữu Dũng “Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo và

bồi dưỡng giáo viên”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số ra tháng 12/1996

- Hồng Quang “Vật cản trong đổi mới phương pháp giáo dục”, Báo

Văn nghệ, số ra ngày 22/11/03

- Vũ Thế Dũng “Lực bất tòng tâm”, Báo Tuổi trẻ, số ra ngày

25/11/04

- Phan Sắc Long “Đổi mới đào tạo sư phạm gắn với đổi mới giáo dục

phổ thông”, Báo Nhân dân, số ra ngày 06/ 11/04

- Minh Tuý “Giáo viên trước yêu cầu đào tạo lại, nhiệm vụ bắt buộc

của các trường phổ thông”, Báo Giáo dục và Thời đại, số 70 ngày

12/06/2003

- Trường Giang “Vấn đề tự học và bùng nổ tài năng”, Tạp chí Dạy và

học ngày nay, số 5 tháng 3/2003…

Trang 11

Mặc dù đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề

bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên song quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lý của hiệu trưởng chúng tôi nhận thấy khá mới mẻ, vẫn còn ít được

nghiên cứu Hiệu trưởng các trường THPT ở tỉnh Bắc Giang nhận thức mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhưng chưa có được những cách làm cụ thể ở từng

bộ môn Với tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lý tại các trường THPT của tỉnh Bắc Giang

1.2 Các khái niệm công cụ

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện các mục tiêu

mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì quản lý xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân, hướng tới một mục tiêu chung

Các Mác đã nói: “Tất cả lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung

nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [19, Tr.54]

Có nhiều quan niệm khác nhau về “quản lý”, dựa theo những cách tiếp cận khác nhau, do đó dẫn đến sự phong phú trong các quan niệm về

“quản lý” Sau đây là một số quan niệm tiêu biểu của các học giả trong và ngoài nước:

Theo nhà quản lý bậc thầy người Mỹ, H Koontz, thì “quản lý là một

hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của cá nhân để đạt

Trang 12

được một mục đích của nhóm (tổ chức), mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [17, Tr.29]

Theo Frederick Win Slow Taylor, nhà quản lý học người Mỹ, thì quản

lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất Còn theo K Ômarốp (Liên Xô) thì quản lý là tính toán sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và dịch vụ với hiệu quả kinh tế tối ưu

Ở trong nước tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: quản lý “là tác

động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động” [24, Tr 32] Còn theo Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức và

quản lý: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể

quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [22, Tr.14]

Cũng theo các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý ở trung tâm này

thì thuật ngữ “quản lý” bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: “Quá trình

“quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định; quá trình

“lý” gồm sự sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế phát triển Nếu người đúng đầu tổ chức chỉ lo “quản” tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức

dễ trì trệ; tuy nhiên nếu chỉ quan tâm đến việc “lý” tức là chỉ lo sắp xếp tổ chức, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức không bền vững Trong “quản” phải có “lý”; trong “lý” phải

có “quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: Hệ vận động phù hợp thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)” [01, Tr.31]

Còn theo tác giả Trần Quốc Thành, khoa TL - GD trường ĐHSP Hà

Nội thì “quản lý là quá trình tác động của chủ thể đến đối tượng nhằm

hướng dẫn điều khiển các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của con người để đạt tới một mục đích phù hợp với quy luật khách quan và phù hợp với ý chí của nhà quản lý” [12, Tr.09]

Trang 13

Tóm lại, qua những quan niệm trên, ta có thể đưa ra một cách hiểu

chung nhất về “quản lý” như sau: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức,

có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cho

sự vân động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong

đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt

được mục tiêu đã định theo ý chí của nhà quản lý

Theo tác giả Trần Kiểm, quá trình tác động này có thể được mô hình

hoá bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Mô hình về quản lý

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người ta

nghiên cứu nó trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung Và cũng giống

như khái niệm về quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có những cách

tiếp cận khác nhau Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm quản lý giáo

dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung, mà hạt nhân

của hệ thống là các cơ sở trường học

Theo một số học giả nước ngoài thì “Quản lý giáo dục là tập hợp

những biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ giáo dục, kế hoạch hoá, tài

chính, cung tiêu ) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan

Công cụ

Phương pháp

Chủ thể

QL

Mục Tiêu

QL

Đối tượng

QL

Trang 14

trong hệ thông giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống

cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” (M.M Zade) [12, Tr.16] Còn theo

P.V Khuđôminxki: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức

và mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ giáo dục đến nhà trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hoà của họ” [12, Tr.16]

Như thế, các quan điểm của các học giả nước ngoài đã có những đặc điểm khác nhau do cách quan niệm cũng như cách tiếp cận khác nhau Các học giả trong nước cũng vậy, với mỗi cách tiếp cận, sẽ đưa đến những định nghĩa khác nhau về quản lý giáo dục

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản Lý giáo dục là tác động có hệ

thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế

hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội, cũng như các quy luật quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em” [14, Tr.09]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống

những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [24, Tr.32]

Những khái niệm về quản lý giáo dục nói trên, tuy có những cách diễn đạt khác nhau, có một số luận điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại có thể được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định

1.2.2 Khái niệm bồi dưỡng

Trang 15

Đây cũng là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Vì thế có rất nhiều những quan niệm được đưa ra:

Theo quan niệm của Unesco: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề

nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [29, Tr.35]

Nguyễn Minh Đường, tác giả đề tài KX- 07-14, quan niệm: “Bồi

dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [07, Tr.34]

Như vậy có thể hiểu bồi dưỡng chính là quá trình bổ sung tri thức và kĩ năng nhằm tăng cường về năng lực và phẩm chất cho đối tượng bồi dưỡng Vì:

- Chủ thể bồi dưỡng là người lao động đã được đào tạo và có một trình độ chuyên môn nghề nhất định

- Bồi dưỡng thực chất là quá trình cập nhật bổ sung tri thức, kĩ năng

để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó, qua hình thức đào tạo nào đó

- Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm (không nhằm mục đích đổi nghề)

- Trong giáo dục và đào tạo, theo nghĩa rộng, bồi dưỡng được hiểu là một dạng đào tạo đặc biệt, về bản chất thì bồi dưỡng là con đường của đào tạo và đối tượng của công tác bồi dưỡng hướng vào những người đang đương nhiệm trong các cơ quan giáo dục hoặc trong các nhà trường

Với cách hiểu trên, “đào tạo” và “bồi dưỡng” có mối quan hệ gắn kết không thể tách rời của một quá trình tổng thể - đặc biệt là đối với khoa học giáo dục Trong khoa học sư phạm hiện đại, đào tạo diễn ra gồm có: Đào tạo trước nghề (Pre - Service Training) và bồi dưỡng sau khi vào nghề cũng như

Trang 16

trong quá trình công tác ( In - Service training) Có thể nói, hai quá trình này luôn có sự liên kết, kết nối Nếu như trong nhà trường sư phạm, sản phẩm sau đào tạo là giáo viên (một sản phẩm mới) thì “bồi dưỡng” chính là quá trình tác động bổ sung và hoàn thiện thêm những kiến thức, những kỹ năng, tình cảm thái độ cho giáo viên, giúp họ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục Nếu đào tạo mà thiếu bồi dưỡng thì sản phẩm

sẽ không thích ứng được sự thay đổi (phát triển); và bồi dưỡng không trên

cơ sở đào tạo thì sản phẩm sẽ không tồn tại bền vững (tụt hậu) Như vậy,

có thể coi bồi dưỡng là giai đoạn hai của đào tạo (đào tạo mở rộng): Giai đoạn một: hình thành phẩm chất và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản; giai đoạn hai: làm cho phẩm chất và các kỹ năng phát triển đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Có thể nói một cách tổng quát, bồi dưỡng giáo viên là quá trình tác động của nhà quản lý giáo dục thông qua hệ thông chức năng và công cụ quản lý tới tập thể giáo viên, tạo điều kiên, cơ hội cho giáo viên tham gia vào các loại hình hoạt động khác nhau dạy học - giáo dục - học tập trong và ngoài nhà trường để cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và trình độ nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo

1.2.3 Khái niệm chuyên môn

1.2.3.1 Quan niệm về chuyên môn

Khái niệm chuyên môn được hiểu theo hai phạm vi rộng và hẹp khác nhau:

Theo nghĩa rộng: Chuyên môn là tổ hợp các tri thức và kĩ xảo thực hành mà con người tiếp thu được qua đào tạo để có khả năng thực hiện một loạt công việc trong phạm vi một ngành nghề nhất định theo sự phân công lao động xã hội

Trang 17

Theo nghĩa hẹp: Chuyên môn là lĩnh vực riêng, những kiến thức riêng nói chung của một ngành khoa học kĩ thuật

Chuyên môn luôn gắn với những hoạt động nhất định, đặc biệt là hoạt động nghề nghiệp Khi lao động nghề nghiệp, người lao động thực hiện các hoạt động chuyên môn vì vậy để làm rõ được bản chất hoạt động chuyên môn, chúng ta cần phải nắm được khái niệm nghề nghiệp

“Nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn nhất định Nhờ vào quá trình hoạt động nghề nghiệp con người có thể tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cá nhân và xã hội” [17, Tr.87]

Theo E.A.Klimov thì: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng lao động

vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có), nó tạo ra cho con người khả năng sử dụng những lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển” [10, Tr.43]

Từ khái niệm trên chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội) vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) Cá nhân sống bằng nghề nào thì sự tiêu hao về sức lực, trí tuệ phục vụ cho lao động của nghề đó là lớn nhất Chính vì thế, nghề nghiệp được coi là đối tượng hoạt động cơ bản trong một giai đoạn nào đó của đời sống cá nhân, với đa số cá nhân, nó gắn bó trong suốt cuộc đời lao động, có khi từ đời này sang đời khác

Nghề luôn luôn hàm chứa một hệ thống giá trị: Tri thức lí thuyết về nghề nghiệp, kĩ năng, kĩ xảo nghề, truyền thống nghề, đạo đức, phẩm chất nghề, hiệu quả do nghề mang lại Những giá trị này có thể được hình thành theo con đường tự phát (tích lũy kinh nghiệm) hoặc theo con đường tự giác (quá trình đào tạo nghề) “Nghề” luôn là cơ sở để con người có “nghiệp” và

từ đó tạo ra sản phẩm thỏa mãn cá nhân cũng như xã hội Nếu một người nào đó có nghề mà không có nghiệp người đó được coi như thất nghiệp (người chưa tìm được việc làm thỏa mãn nhu cầu cá nhân và xã hội)

Trang 18

Vậy chuyên môn của một người có thể đồng nghĩa với nghề và ta có thể hiểu nó là kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo nghề của người đó Hay nói cách khác nó là học vấn và nghiệp vụ của người đó trong lĩnh vực nghề nghiệp Trường phổ thông ở nước ta hiện nay đang dần bước chuyển thành trường phổ thông - lao động - kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và có phần dạy một số nghề đơn giản, truyền thống địa phương Đối với nghề dạy học, những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, kiến thức nghề là những công cụ đặc biệt tương ứng với đối tượng lao động đặc biệt nhằm tác động đến đối tượng là:

- Hệ thống tri thức mà giáo viên sẽ truyền dạy cho học sinh;

- Hệ thống các dạng hoạt động được tổ chức theo những mục đích sư

phạm nhất định Theo tiến sĩ Đặng Xuân Hải, “Quá trình nhận thức được

mô hình hóa bằng hố thế” [07, Tr.14]

Tác động vào phần mờ, phần sáng sẽ được mở rộng

phần tối sẽ được thu hẹp Ngược lại nếu tác động vào

phần sáng là thừa, tác động vào phần tối học sinh không

1.2.3.2 Hoạt động chuyên môn của nghề dạy học

Các công cụ của giáo viên nói trên khi đưa vào công việc cụ thể trong nhà trường gọi là hoạt động chuyên môn Hoạt động chuyên môn theo quy định bao gồm:

- Hàng tuần giáo viên chuẩn bị lên lịch báo giảng và giáo án chu đáo trước khi lên lớp;

- Giảng dạy;

- Hàng tháng tổ chức dự giờ, thăm lớp… của giáo viên, hay nói cách khác là quản lí công tác giảng dạy, công tác giáo dục và bồi dưỡng, tham gia các công tác xã hội Ngoài ra hoạt động chuyên môn cần dược kết hợp chặt

Trang 19

chẽ với công tác chủ nhiệm lớp, công tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với Đoàn thanh niên để giúp đỡ học sinh và cùng học sinh tiến hành các sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội

Như vậy, hoạt động chuyên môn của nghề dạy học là hoạt động của giáo viên được thực hiện bởi tri thức và các kỹ năng sư phạm trong mối quan hệ của người học trong nhà trường

1.2.4 Nghiệp vụ sư phạm

1.2.4.1 Quan niệm về nghiệp vụ sư phạm

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nghiệp vụ sư phạm Tác

giả Hoàng Phê, trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm từ điển học đã định nghĩa : Nghiệp vụ là “công việc chuyên môn

của một nghề” [23, Tr.234]; và sư phạm là “khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường” [23, Tr.376] Như vậy, chúng ta hiểu nghiệp vụ sư

phạm chính là công việc thuộc chuyên môn riêng của nghề dạy học (tức giáo dục giảng dạy và tự hoàn thiện)

Theo tác giả D.Eggen và D.Kauchak để có thể tiến hành dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải:

“- Có năng lực tổ chức lớp học;

- Đảm bảo cho các hoạt động học tập phù hợp với các mục tiêu học tập;

- Đảm bảo tín hiệu phản hồi;

- Giám sát tốt học sinh trong lớp;

- Biết tóm tắt và tổng kết vào lúc cần thiết;

- Có năng lực đặt câu hỏi;

- Có thái độ thích hợp và có kĩ năng dùng lời tốt…” [08, Tr.26]

Còn quan niệm của Charlat và Beautir thì: “Người chuyên nghiệp

nghiệp vụ” có sáu đặc trưng cơ bản sau:

“- Có cơ sở kiến thức vững vàng;

- Có sự thực hành thích nghi với tình huống;

- Có năng lực làm chủ được kiến thức;

Trang 20

- Có tính tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong hoạt động giáo dục giảng dạy;

- Biết liên kết giữa biểu tượng với các tiêu chuẩn tập thể, phù hợp với

“ chức danh chuyên nghiệp”;

- Có tính phục tùng tổ chức” [08, Tr.28]

Những đặc trưng này được thể hiện trong tiến trình chuyên nghiệp hóa các giáo viên, như các kĩ năng nghiệp vụ của người giáo viên: Phân tích chương trình môn học; soạn giáo án; chọn lựa và thiết kế bài học; đánh giá học sinh…

Nói đến kĩ năng dạy học, tác giả Trần Bá Hoành có nêu: Kĩ năng dạy học nói tới khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác của một hành động giảng dạy bằng cách lựa chọn, vận dụng

những tri thức, những cách thức và quy trình hợp lý Theo tác giả “ mỗi

khâu của quá trình dạy học có những nhóm kĩ năng dạy học tương ứng, chẳng hạn:

- Trong nhóm kĩ năng chuẩn bị bài lên lớp có các kĩ năng như: Xác định mục tiêu bài học, phân tích chương trình và sách giáo khoa, nghiên cứu trình độ, đặc điểm học sinh, xây dựng kế hoạch dạy học, soạn bài, chuẩn bị các phương tiện đồ dùng dạy học…

- Trong nhóm kĩ năng thực hiện bài lên lớp có các kĩ năng như: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, trình bày bài mới, củng cố bài giảng, ra bài tập về nhà Trong kĩ năng trình bày bài mới lại có các kĩ năng: Mở bài, chuyển đoạn, diễn giảng, vấn đáp, kết thúc…

- Trong nhóm kĩ năng thực hiện tổ chức dạy học khác có các kĩ năng như: Tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan, thực tập…

- Trong nhóm kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học có những kĩ năng: làm đề kiểm tra, tổ chức thi viết, thi vấn đáp…” [13, Tr36]

Trang 21

Qua những điểm vừa nêu quả là khó có thể đưa ra một khái niệm đầy

đủ về nghiệp vụ sư phạm, song kế thừa các quan điểm của một số người đi trước, chúng tôi mạnh dạn nêu lên những quan niệm của chúng tôi về nghiệp

vụ sư phạm: Đó là khả năng lao động của người giáo viên Nó được đúc kết

từ kiến thức, kĩ năng và tình cảm thái độ đối với nghề dạy học của người giáo viên Nó đảm bảo cho người giáo viên biết cách tổ chức và thực hiện có hiệu quả các quá trình giáo dục (giáo dục, dạy học và tự hoàn thiện) theo đúng yêu cầu, chức năng , nhiệm vụ của mình Hay nói cách khác, nghiệp vụ

sư phạm của giáo viên chính là hệ thống các năng lực sư phạm và phẩm chất cần thiết nhằm hoạt động giáo dục, dạy học và tự hoàn thiện Người giáo viên có nghiệp vụ sư phạm là người giáo viên có phẩm chất nhà giáo và có

hệ thống năng lực sau:

- Năng lực phân tích, hiểu chương trình hoạt động và giáo dục;

- Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục;

- Năng lực triển khai thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục;

- Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học và giáo dục;

- Năng lực giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;

- Năng lực tự hoàn thiện mình…

Đây chính là những thành tố, được gắn liền với nhau tạo thành cấu trúc nghiệp vụ sư phạm Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng: Trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng có những quy phạm về yêu cầu đối với những hoạt động trong phạm vi nghề Những người tham gia nghề đều phải tuân thủ nội dung

và yêu cầu của nghề đó đặt ra Các yêu cầu ấy thường bao gồm hệ thống kiến thức và năng lực nghề đảm bảo cho con người hoạt động có hiệu quả,

có năng suất và hiệu quả cao trong lao động nghề nghiệp Thông thường người ta gọi những yêu cầu ấy với các tên dưới dạng tổng hợp là “trình độ nghiệp vụ” Với nghề dạy học thì đó chính là “trình độ nghiệp vụ sư phạm”

Trang 22

Một người muốn hành nghề được trước hết phải có một trình độ nghiệp vụ nhất định và trình độ nghiệp vụ ấy trong xã hội không ngừng phát triển, như ngày nay phải liên tục được cập nhật và không ngừng hoàn thiện

để nâng cao Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo hiện nay, cũng vậy, những người trực tiếp làm công tác giáo dục, dạy học ở bất kì cấp học, bậc học nào đều phải đạt tới những chuẩn mực nhất định về nghiệp vụ sư phạm hay nói cách khác, người giáo viên phải phấn đấu để có tay nghề sư phạm vững vàng Muốn đạt được một trình độ nghiệp vụ sư phạm nhất định, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bậc học thì tất yếu người giáo viên phải được thường xuyên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ sư phạm, nếu không sẽ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra…

1.2.4.2 Nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên THPT

Có thể khẳng định: Dạy học là một nghề và dạy học ở bậc THPT cũng vậy Nghề dạy học ở bậc THPT có những đặc điểm giống nghề dạy học ở các bậc học khác, nhưng có những đặc thù riêng về mặt sư phạm, mà người dạy học ở bậc học khác không cần hoặc không có Theo chúng tôi, giáo viên THPT có trình độ nghiệp vụ sư phạm bên cạnh là người có phẩm chất đạo đức còn phải biết:

- Chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng;

- Phân tích và hiểu chương trình của từng môn học;

- Thiết kế kế hoạch dạy học (soạn giáo án…) và giáo dục;

- Triển khai kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với đặc điểm của bậc học;

- Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học và giáo dục;

- Phối hợp và hướng dẫn, tổ chức Đoàn thanh niên;

- Tự hoàn thiện mình…

Đây chính là những công việc chủ yếu mà người giáo viên THPT cần phải biết và nắm vững để hoàn thành nhiệm vụ dạy học cũng như giáo dục của mình

Trang 23

1.2.5 Mối quan hệ giữa “chuyên môn” và “nghiệp vụ sư phạm”

Qua những quan niệm và những cách định nghĩa về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, ta thấy hai khái niệm trên có mối quan hệ mật thiết hữu

cơ không thể tách rời Thậm chí, theo cách hiểu của một số người thì chuyên môn của giáo viên đã bao gồm nghiệp vụ sư phạm của họ, và ngược lại có người trong cách hiểu của mình về nghiệp vụ sư phạm cũng đã hàm chứa khái niệm chuyên môn

Vậy nên hiểu cách nào cho đúng? Trong phạm vi vấn đề nghiên cứu, chúng tôi cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm này để có những biện pháp quản lí cho phù hợp Theo chúng tôi, chương trình dạy học bao gồm nhiều môn học khác nhau như: Toán, Lý, Hoá, Văn , Sử, Địa Tương ứng với mỗi môn học là một chuyên môn cụ thể Ví dụ như chuyên môn Toán, chuyên môn Văn, chuyên môn Ngoại ngữ Với mỗi cách hiểu này chúng ta vẫn thường sử dụng khái niệm tổ chuyên môn ở trong nhà trường phổ thông Chính do quy định về môn học mà dẫn đến sự khác biệt về tính chất chuyên môn của mỗi giáo viên sư phạm

Còn nghiệp vụ sư phạm, là những kỹ năng, kỹ xảo nghề Các thành tố của nó chúng tôi đã chỉ ra ở phần trước

Chuyên môn là kiến thức nghề, còn nghiệp vụ sư phạm là những kỹ năng, kỹ xảo nghề Chuyên môn tạo nên nội dung của chương trình môn học, còn nghiệp vụ sư phạm ở góc độ hẹp có thể được xem là hình thức của

nó, hay nói rõ ra chính là phương pháp dạy học Chính hai yếu tố này đã tạo nên đặc thù của nghề dạy học

Theo quan điểm mácxít, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau, không thể tách rời (tất nhiên mặt nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức) Cho nên, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên phải

Trang 24

được tiến hành song song, đồng đều không thể coi trọng yếu tố này mà

bỏ qua coi nhẹ yếu tố kia

Như vậy, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm là hai mặt không thể tách rời của nghề dạy học Một người giáo viên giỏi, tất nhiên phải đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của hai thành tố trên Vai trò của hiệu trưởng trong nhà trường phổ thông là cần thiết phải có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm kích thích, phát triển, nâng cao quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên

1.2.6 Khái niệm “biện pháp quản lý”

Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể Biện pháp quản lý là bộ phận năng động nhất, linh hoạt nhất trong hệ thống quản lý Nó cũng thể hiện rõ rệt nhất tính năng động sáng tạo của chủ thể quản lý trong mỗi tình huống, mỗi đối tượng nhất định Người quản lý phải biết sử dụng biện pháp quản lý thích hợp Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc một phần quan trọng vào sự lựa chọn đúng đắn và áp dụng linh hoạt nhất các biện pháp quản lý Biện pháp quản lý chính là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản lý vì đối tượng quản lý phức tạp đòi hỏi các biện pháp quản lý cũng phải đa dạng linh hoạt Các biện pháp sẽ giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản lý của mình nhằm mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu cho bộ máy

Như vây, biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý

Nhưng, chúng ta đều biết rằng không có biện pháp nào là vạn năng, thường là phải sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết một hoặc nhiều nhiệm vụ Mỗi biện pháp có những ưu hạn chế nhất định Do đó các biện pháp quản lý cần được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ

Trang 25

1.3 Những đặc trƣng về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên vật lí PTTH

1.3.1 Nhiệm vụ dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông

Các mục tiêu và nhiệm vụ của trường phổ thông được thực hiện chủ yếu thông qua việc dạy học các môn học Mỗi môn học do đặc điểm của mình có thể thực hiện các nhiệm vụ chung đó bằng những cách khác nhau Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ chung và đặc điểm riêng của từng môn học,

để xác định nhiệm vụ chung của việc dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông

1.3.1.1 Đặc điểm của môn vật lý ở nhà trường phổ thông

a - Vật lý học nghiên cứu các hình thức vận động cơ bản nhất của vật chất, cho nên những kiến thức vật lý là cơ sở của nhiều nghành khoa học tự nhiên, nhất là của hoá học và sinh học Mặt khác, mặc dù chỉ với kiến thức vật

lý THPT nhưng cũng có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và khoa học kỹ thuật

b - Vật lí học ở nhà trường phổ thông chủ yêu là vật lý thực nghiệm Phương pháp của nó chủ yếu là phương pháp thực nghiệm Đó là phương pháp nhận thức có hiệu quả trên con đường đi tìm chân lí khách quan Phương pháp thực nghiệm xuất phát từ vật lý học nhưng ngày nay cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghành khoa học tự nhiên khác

c - Vật lí học nghiên cứu các dạng vận động cơ bản nhất của vật chất nên nhiều kiến thức vật lý có liên quan chặt chẽ với các vấn đề cơ bản của triết học, tạo điều kiện phát triển thế giới quan khoa học ở học sinh

d - Vật lí học là cơ sở lí thuyết của việc chế tạo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất và đời sống

e - Vật lí học là một khoa học chính xác, đòi hỏi vừa phải có kĩ năng quan sát tinh tế khéo léo tác động vào tự nhiên khi làm thí nghiệm, vừa phải

có tư duy logic chặt chẽ, biện chứng, vừa phải trao đổi thảo luận để khẳng định chân lí

1.3.1.2 Các nhiệm vụ của việc dạy vật lí ở nhà trường phổ thông

a - Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại

có hệ thống, bao gồm :

Trang 26

- Các khái niệm vật lí;

- Các định luật vật lí cơ bản;

- Nội dung chính của các thuyết vật lí;

- Các ứng dụng quan trọng nhất của vất lý trong đời sống và trong sản xuất;

- Các phương pháp nhận thức phổ biến dùng trong vật lý;

b - Phát triển tư duy khoa học ở học sinh: rèn luyện những thao tác, hành động, phương pháp nhận thức cơ bản nhằm chiếm lĩnh kiến thức vật lí, vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề trong học tập và hoạt động thực tiễn sau này

c - Trên cơ sở kiến thức vật lý vững chắc, có hệ thống, bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, giáo dục lòng yêu nước, thái độ đối với lao động, đối với cộng đồng và những đức tính khác của người lao động

d - Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh, làm cho học sinh nắm được những nguyên lý cơ bản về cấu tạo và hoạt động của các máy móc được dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân Có

kĩ năng sử dụng những dụng cụ vật lí, đặc biệt là dụng cụ đo lường, kỹ năng lắp ráp thiết bị để thực hiện các thí nghiệm vật lý, vẽ biểu đồ, xử lý các số liệu đo đạc để rút ra kết luận Những kiến thức kỹ năng đó giúp học sinh sau này có thể nhanh chóng thích ứng được với các hoạt động lao động sản xuất trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa Đất nước

1.3.2 Những đặc trưng về trình độ chuyên môn của giáo viên vật lý THPT

Chính những nhiệm vụ của việc dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông đã đòi hỏi người giáo viên phải nắm được những chuyên môn đặc thù của môn học Nếu giáo viên không có chuyên môn vật lý thì nghiệp vụ sư phạm dù có giỏi đến đâu cũng không thể tiến hành dạy học được Như chúng tôi đã khẳng định ở phần trước, chuyên môn vật lý chính là nền tảng của

Trang 27

công việc dạy học vật lý trong nhà trường Vậy một giáo viên vật lý ở nhà trường phổ thông có những đặc điểm gì về chuyên môn?

a - Thứ nhất, phải nắm được một cách vững vàng và có hệ thống những kiến thức về vật lý học nói chung và kiến thức vật lý phổ thông nói riêng, cơ bản hiện đại

b - Thứ hai, phải nắm được những kiến thức về triết học, đặc biệt là chủ nghĩa Mac - Lênin để hình thành thế giới quan duy vật, biện chứng Đồng thời phải nắm được những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước

và những quy định của nghành về yêu cầu môn học

c - Thứ ba, phải nắm được con đường hình thành những kiến thức vật

lý cơ bản Những kiến thức vật lý trong chương trình phổ thông bao gồm các loại sau:

- Những khái niệm vật lý, đặc biệt là những khái niệm về đại lượng vật lý;

1.3.3 Những đặc trưng về nghiệp vụ sư phạm của giáo viên vật lý

Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên vật lý vẫn mang những đặc điểm chung so với nghiệp vụ sư phạm của những giáo viên khác Nó bao gồm :

- Chẩn đoán nhu cầu về đặc điểm đối tượng;

- Phân tích và hiểu chương trình môn học;

- Thiết kế dạy học và giáo dục;

- Triển khai kế hoạch dạy học và giáo dục;

Trang 28

- Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học và giáo dục;

- Phối hợp với các hoạt động khác…

Song nó cũng mang những nét đặc thù riêng Tính đặc thù này xuất phát cũng từ chính những nét đặc thù của môn vật lý

Vật lý học ở nhà trường phổ thông chủ yếu là vật lý thực nghiệm, trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quan sát, thí nghiệm và suy luận

lý thuyết để đạt được sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn Bởi vậy việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm đối với giáo viên vật lý là một yêu cầu bắt buộc Dạy học bằng con đường thí nghiệm sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc phát hiện những đặc tính, quy luật của tự nhiên cũng như kiểm tra tính đúng đắn của các kiến thức lí thuyết

Một giáo viên dạy học vật lí cần phải biết đến các hình thức thí nghiệm và thực hành thuần thục, phải có kỹ năng và đạt tới kỹ xảo Trong nhà trường phổ thông có các loại thí nghiệm sau:

“- Thí nghiệm biểu diễn: được giáo viên tiến hành ở lớp trong

các giờ học nghiên cứu kiến thức mới và có thể ở các giờ học củng cố kiến thức của học sinh Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học của thí nghiệm biểu diễn trong quá trình nhận thức của học sinh, thí nghiệm biểu diễn gồm các loại: Thí nghiệm mở đầu; thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng; thí nghiệm củng cố

- Thí nghiệm thực tập: là thí nghiệm do học sinh tự tiến hành trên lớp (trong phòng thí nghiệm), ngoài lớp, ngoài nhà trường hoặc ở nhà với các mức độ tự lực khác nhau Nó bao gồm các dạng: Thí nghiệm trực diện; thí nghiệm thực hành; thí nghiệm và quan sát vật lý ở nhà…” [26, Tr.167]

Như thế, kỹ năng thực hành của giáo viên trong dạy học vật lý là vô cùng quan trọng, nó không chỉ là một con đường (một phương pháp) dạy

Trang 29

học mà nó còn là đối tượng kiến thức cần truyền đạt của trương trình dạy học vật lý

Tóm lại: Đặc trưng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo

viên vật lý THPT vừa có những đặc điểm chung của nghề dạy học vừa có những đặc thù riêng Việc nắm bắt đúng đặc điểm đối tượng sẽ giúp nhà quản lý có những biện pháp khoa học tác động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên dạy học môn vật lý

1.4 Người hiệu trưởng đối với công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn

và nghiệp vụ sư phạm

1.4.1 Chức năng quản lý của hiệu trưởng THPT

Có nhiều quan điểm phân định các chức năng cơ bản của quản lý

Theo tài liệu của Unesco, công tác quản lý nói chung có bốn chức năng

cơ bản, đó là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

Iu.Babanxki lại vận dụng quan điểm của C.Marx về bản chất quá trình lao

động vào quá trình dạy học và cho rằng: “Xét về mặt điều khiển học, quá trình

dạy và học gồm ba yếu tố: Tổ chức và thực hiện hoạt động học tập nhận thức, kích thích hoạt động nhận thức, kiểm tra và đánh giá kết quả” [27, Tr.56]

Như vậy, theo Iu.Babanxki chức năng quản lý bồi dưỡng chuyên môn

và nghiệp vụ sư phạm nhìn chung gồm ba yếu tố Đó là: kích thích động viên, tạo động lực, tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá Yếu tố kích thích động viên, tạo động lực được đặt lên hàng đầu và được xem là vấn đề quan trọng Bởi vì thực tiễn quản lý từ xưa đến nay, các nhà quản lý dù ở bất kỳ cấp độ nào cũng rất coi trọng vấn đề kích thích động viên, tạo động lực

Vì vậy, chúng tôi cho rằng trong hoạt động quản lý của người hiệu trưởng cần lưu ý năm vấn đề về mặt chức năng Đó là: kích thích động viên, tạo động lực, kế hoạch hoá, tổ chức hoạt động chỉ đạo hoạt động và kiểm tra, đánh giá.Trong đó bốn chức năng sau là bốn chức năng mang tính công cụ, còn chức năng kích thích động viên, tạo động lực là chức

Trang 30

năng cơ sở để thực hiện bốn chức năng còn lại, nó có mặt trong mọi hoạt động của người quản lý

Vận dụng các chức năng đó vào công tác quản lý bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ giáo viên của hiệu trưởng THPT, chúng tôi có thể đề xuất công cụ cơ bản sau đây:

* Kế hoạch hoá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm

Là việc đưa toàn bộ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vào kế hoạch, trong đó chỉ rõ ra các bước đi, các biện pháp thực hiện

và đảm bảo các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra

Kế hoạch về bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm có thể tách riêng hoặc nằm trong kế hoạch tổng thể của nhà trường, được xây dựng theo từng năm học, mang tính pháp quy, tức là được hội đồng sư phạm nhà trường thông qua và quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt Hiệu trưởng cần dựa trên những định hướng lớn về bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của ngành, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý giáo dục, các điều kiện thực tế của trường về tổ chức bộ máy, về nguồn lực và các điều kiện khác để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên

Kế hoạch được xây dựng phải mang tính cụ thể, tức là xác định được mục tiêu cần đạt, dự kiến được nguồn lực để thực hiện (nhân lực, tài lực, vật lực), phân bổ thời gian hợp lý và quyết định những biện pháp có tính khả thi

để thực hiện

* Tổ chức nhân sự phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên

Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu bồi dưỡng giáo viên

Chức năng tổ chức có vai trò hiện thực hoá các mục tiêu và tạo nên sức mạnh tập thể, nếu việc phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tổ chức một cách khoa học và hợp lý

Trang 31

Để thực hiện vai trò quan trọng này, người hiệu trưởng cần phải hình thành một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý Đó là sự phân quyền và phân nhiệm cho phó hiệu trưởng và các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; đó là việc xây dựng và phát triển đội ngũ, nhân sự; là quy định

về cơ chế hoạt động phối hợp giữa chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường, cần đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra; là sự phân bố nguồn lực

và quy định thời gian cho các bộ phận nhằm thực hiên kế hoạch đã định Trong quá trình hoạt động của nhà trường, hiệu trưởng cần phải xác lập được một mạng lưới các mối quan hệ tổ chức và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong nhà trường, cũng như mối quan hệ giữa các nhà trường với cộng đồng xã hội

* Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên vật lý

Là quá trình tác động của hiệu trưởng tới mọi giáo viên vật lý của nhà trường, nhằm biến những yêu cầu chung của công tác bồi dưỡng giáo viên thành hoạt động của từng người Trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác tham gia và đem hết khả năng của mình để làm việc Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu bồi dưỡng giáo viên vật lý

Hiệu trưởng thực hiện chức năng chỉ đạo là thực hiện quyền chỉ huy

và hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên, thường xuyên liên kết, động viên, khuyến khích và giám sát mọi người và các bộ phận thực hiện tốt kế hoạch theo sự sắp xếp đã được xác định trong bước tổ chức

* Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng giáo viên vật lý

Là quá trình xem xét thực tiễn để đánh giá thực trạng về công tác bồi dưỡng giáo viên vật lý, khuyến khích các nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm giúp các cá nhân đạt được các mục tiêu về công tác bồi dưỡng giáo viên

Trang 32

Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, hiệu trưởng cần phải xác định được chuẩn kiểm tra, đo lường việc thực thi nhiệm vụ, so sánh, đối chiếu với các mục tiêu đã đề ra và đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết

Cần thường xuyên đánh giá, sơ kết những thay đổi có được mà không phải đợi đến cuối mỗi kì hay cả năm học

Ngoài bốn chức năng công cụ cơ bản trên đây, một chức năng không kém phần quan trọng trong hoạt động quản lý, đó là chức năng kích thích động viên tạo động lực Một hiệu trưởng có thể là một người xây dựng kế hoạch giỏi giang, là một người ra quyết định luôn luôn chuẩn xác, người biết

tổ chức một cách khoa học, một người luôn coi trọng sự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn mực, nhưng người đó có thể thất bại trong hoạt động quản lí của mình nếu không biết cách quan hệ tốt với mọi người để khuyến khích, động viên tạo động lực cho mọi thành viên cùng hoạt động

Động lực chính là động cơ, là nhân tố thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt động bồi dưỡng giáo viên Với giáo viên, để tạo nên động lực của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, hiệu trưởng cần tác động đến nhu cầu cần được tôn trọng, được khẳng định mình, đồng thời có sự động viên tinh thần và bồi dưỡng bằng vật chất xứng đáng, tương xứng với khả năng và sự cống hiến của mỗi người

1.4.2 Phương tiện quản lý của hiệu trưởng

Phương tiện quản lý của hiệu trưởng là những gì chủ thể quản lý sử dụng trong hoạt động quản lý để đạt được mục tiêu quản lý Hiệu trưởng là người được xã hội giao phó trọng trách và quyền hành nhất định, là người nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, là người trực tiếp quản lý và điều hành một đội ngũ nhân lực, được cung cấp về tài lực, vật lực, thông tin…Đó chính là những yếu tố mà người hiệu trưởng cần lựa chọn và sử dụng trong hoạt động quản lý của mình một cách có hiệu quả

Trang 33

Vì vậy, chúng tôi cho rằng các phương tiện quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên chủ yếu của hiệu trưởng bao gồm: Chế định GD & ĐT;

bộ máy tổ chức; nguồn tài lực - vật lực; hệ thống thông tin và môi trường bồi dưỡng

Chế định GD & ĐT bao gồm Luật Giáo dục, chiến lược phát triển GD

& ĐT, các văn bản dưới luật (nghị quyết, chỉ thị, thông tư…), chính sách - chế độ giáo dục, điều lệ, quy chế, chỉ thị năm học Tất cả hệ thống văn bản trên là cơ sở pháp lý để xác định mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch, xây dựng cơ chế quản lý, điều hành nhân sự và được cụ thể hoá thành những quy định nội bộ Như vậy, chế định GD & ĐT trong nhà trường chính là phương tiện đầu tiên, phương tiện tiền đề để thực hiện mục đích bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên

Bộ máy tổ chức đó “là cơ cấu về bộ máy quản lý các bộ phận chuyên

môn và nghiệp vụ sư phạm của nhà trường, đó là sự sắp xếp bố trí đội ngũ nhân sự và sự phân định chức năng nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân trong nhà trường” [27, Tr.14]

Nguồn tài lực - vật lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng là nguồn tài chính, là cơ sở vật chất và thiết bị, đồ dùng dạy học và các sản phẩm khoa học và công nghệ được huy động cho công tác bồi dưỡng Phương pháp dạy học mới đòi hỏi người giáo viên nói chung và giáo viên vật lý nói riêng phải tiếp cận được với khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình dạy học của mình Nên công tác bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ không thể thực hiện được nếu không đáp ứng đủ điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Hệ thống thông tin và môi trường bồi dưỡng là những hiểu biết về chế định GD & ĐT, về năng lực hoạt động của bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, về nhu cầu, khả năng đáp ứng và hiệu suất sử dụng nguồn tài lực, vật lực cho công tác bồi dưỡng Hệ thống thông tin và môi trường dạy học

có thể trở thành sức mạnh của người quản lý nếu hiệu trưởng biết định

Trang 34

hướng đúng và biết vận động, thuyết phục mọi người xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh

1.4.3 Những nhân tố chủ yếu của quá trình quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

1.4.3.1 Mục tiêu quản lý

Hệ thống các mục tiêu quản lý của hiệu trưởng trường PTTH bao gồm các mục tiêu cơ bản sau đây: Mục tiêu về phát triển số lượng trên tất cả các mặt; mục tiêu về nâng cao chất lượng đào tạo; mục tiêu xây dựng đội ngũ trở thành tập thể dân chủ, đồng thuận, có kỷ luật và trách nhiệm cao, đủ về

số lượng, đồng bộ về cơ cấu; mục tiêu về nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên; mục tiêu về xây dựng cơ sở vật chất, thiết

bị phục vụ cho công tác dạy học…

Mục tiêu quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên là một mục tiêu bộ phận của mục tiêu nâng cao chất lượng GD & ĐT, đây là một trong những mục tiêu trọng tâm cơ bản của mọi nhà trường Vì chất lượng giáo viên có vai trò quyết định đến chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường Nó cần được ưu tiên thực hiện nhưng cũng cần được thực hiện đồng

bộ với các mục tiêu khác

1.4.3.2 Nội dung của quá trình bồi dưỡng giáo viên vật lý

Có thể nói một cách tổng quát, bồi dưỡng giáo viên là quá trình tác động của hiệu trưởng thông qua hệ thống chức năng và công cụ quản lí tới tập thể giáo viên, tạo điều kiện, cơ hội cho giáo viên tham gia vào các loại hình hoạt động khác nhau dạy học - giáo dục - học tập trong và ngoài nhà trường để cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời bồi dưỡng những tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và trình độ nghề của giáo viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Nội dung của công tác bồi dưỡng giáo viên thường được cụ thể hoá qua bốn loại hình sau:

- Hoạt động chuẩn hoá và nâng chuẩn;

Trang 35

- Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ;

- Hoạt động bồi dưỡng cập nhật tại cơ sở;

- Hoạt động tự bồi dưỡng của bản thân giáo viên;

1.4.3.3 Các phương pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

Lĩnh vực phương pháp là lĩnh vực sáng tạo của mỗi người quản lý Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hiệu trưởng thường sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp quản lý chung sau đây:

* Phương pháp hành chính - tổ chức

Phương pháp hành chính - tổ chức là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính Phương pháp này thể hiện sức mạnh của tổ chức, xác lập trật tự kỉ cương của nhà trường, bắt buộc mọi thành viên phải thực hiện theo đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình

*Phương pháp thuyết phục

Phương pháp thuyết phục là sự tác động vào ý thức của đội ngũ giáo viên làm cho họ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của mình, từ đó có động cơ, thái độ đúng đắn và hành động phù hợp với kế hoạch của nhà trường

* Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là sự tác động của nhà quản lý đến đối tượng thông qua các lợi ích kinh tế, tạo động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động Tuy nhiên vận dụng phương pháp này trong quản lý cần phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích vật chất với động viên về mặt tinh thần thì tác dụng sẽ được nâng lên gấp bội

*Phương pháp tâm lý - giáo dục

Phương pháp tâm lý giáo dục là cách thức tác động đến đối tượng thông qua đời sống tâm lý cá nhân như tâm tư, tình cảm, nguyện vọng… của họ Phương pháp này dựa trên cơ sở các quy luật tâm lý của con người, người quản lý sử dụng các tác động tâm lý, khơi dậy lòng tự trọng và lương

Trang 36

tâm nghề nghiệp nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ, kích thích sự say mê, sáng tạo trong hoạt động của mỗi người

Trong thực tiễn quản lý không có phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có mặt ưu điểm và mặt nhược điểm Việc sử dụng, phối hợp các phương pháp có thành công hay không phụ thuộc vào sự vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể của nhà trường, của mỗi người quản lý

1.4.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng

Theo tác giả Trần Kiểm, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công

tác quản lý của hiệu trưởng trường trung học chia thành 2 nhóm: “Các nhân

tố chủ quan và các nhân tố khách quan Các nhân tố chủ quan liên quan trực tiếp đến nhân cách của người hiệu trưởng, các nhân tố khách quan nằm ngoài nhân cách người hiệu trưởng (chẳng hạn như chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng môi trường giáo dục ngoài nhà trường v.v…) Đương nhiên, ranh giới giữa nhân tố chủ quan và khách quan chỉ là tương đối và chúng có quan hệ mật thiết với nhau, chẳng hạn chất lượng đội ngũ giáo viên có liên quan ở chừng mực nhất định đến việc tổ chức quản lý hoạt động bồi dưỡng của hiệu trưởng” [16, Tr.56]

Theo quan điểm của tác giả Trần Kiểm, khi xem xét hiệu quả công tác quản lý của hiệu trưởng thì các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan đều có vai trò ở chừng mực và mức độ cụ thể khác nhau, song các nhân tố chủ quan liên quan trực tiếp đến nhân cách người hiệu trưởng là quan trọng nhất

Nhóm nhân tố chủ quan thể hiện tập trung ở phẩm chất và năng lực của hiệu trưởng; nhóm các nhân tố khách quan thể hiện trong hai nhóm nhỏ: các nhân tố vật chất và các nhân tố phi vật chất

Sơ đồ minh hoạ mà chúng tôi đưa ra dưới đây dựa trên quan điểm của tác giả Trần Kiểm:

Trang 37

CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN

CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN

Sơ đồ 2: Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác

quản lý của hiệu trưởng [16, Tr.57]

- Chủ trương của cấp trên

- Văn hoá SP trong trường

- Chất lượng giáo viên

- Chất lượng môi trường giáo dục

- Chất lượng hoạt động hội cha mẹ học sinh

- Nề nếp hành chính v.v…

Các nhân tố phi vật chất

Phẩm chất của hiệu trưởng

Năng lực của hiệu trưởng

Các nhân tố vật chất

Trang 38

b - Trong đề tài này, “Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lý của hiệu trưởng”,

được hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của hiệu trưởng tới việc nâng cao trình độ của giáo viên vật lý nói riêng và toàn thể giáo viên trong hội đồng giáo dục nói chung

c - Ngoài các chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của người quản lý chúng tôi bổ sung thêm chức năng kích thích, động viên Đây là chức năng rất quan trọng và phổ biến vì nó tác động trực tiếp đến con người - là chức năng mà trong thực tế người quản lý nào cũng sử dụng

d - Bồi dưỡng giáo viên chỉ được thực hiện khi nó trở thành một hoạt động thường xuyên của nhà trường với tất cả mọi đối tượng liên quan và được hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ Vì vậy, hiệu trưởng trước hết cần quản lý các tổ chức, thông qua tổ chức mà quản lý con người, quản lý công việc; đồng thời hiệu trưởng cũng cần hiểu rõ giáo viên, nắm vững chủ trương, đương lối, cơ chế hoạt động và điều kiên thực tế của nhà trường, địa phương để đề xuất những biện pháp đúng đắn

Trang 39

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VẬT

LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TẠI TỈNH BẮC GIANG

2.1 Tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của tỉnh Bắc Giang

2.1.1 Đặc thù về kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang

Phía Bắc và Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn

Phía Tây và phía Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội

Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh Tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.822 km2, có một thành phố

và 9 huyện (Thành phố Bắc Giang, huyện Yên thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa và Yên Dũng) Bắc Giang là một tỉnh nằm ở vị trí tương đối thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

và văn hoá, giáo dục Thành phố Bắc Giang là trung tâm văn hoá, chính trị, nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng

60 km về phía Tây Bắc Vị trí này giúp Bắc Giang dễ dàng giao lưu với các trung tâm lớn ở đồng bằng Bắc Bộ Tỉnh Bắc Giang hiện nay đang nằm giữa các cụm có nền kinh tế xã hội đang tăng trưởng nhanh là Hà Nội, Lạng Sơn,

Hạ Long (Quảng Ninh) và Bắc Ninh

* Về điều kiện tự nhiên

Bắc Giang nằm ở vị trí chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi,

vì vậy đặc điểm tự nhiên của tỉnh rất đa dạng, có đầy đủ các dạng địa hình: Đồng bằng, trung du, miền núi, mang đặc điểm khí hậu chung nhất của miền Bắc Việt Nam, đó là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá mạnh mẽ theo thời gian và không gian, có tính chất thường

Trang 40

* Về dân cư

Bắc Giang hiện nay có số dân trung bình so với cả nước Theo niêm giám thống kê năm 2002 của Cục thống kê Tỉnh Bắc Giang, dân số của tỉnh là: 1.538.184 người Tỉ lệ dân số gia tăng tự nhiên là 1,21 % Mật độ dân số (điều tra năm 2002) là 402 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều, tập trung ở thành phố và các thị trấn Bắc Giang là tỉnh có kết cấu dân số trẻ: Nhóm từ 0 đến 14 tuổi là 44%, nhóm từ 15 đến 59 tuổi là 48,4%; và nhóm trên 60 tuổi là 7,6 % Tỉ lệ nữ là 50,6%

Bắc Giang có 17 dân tộc cùng chung sống, đông nhất là dân tộc kinh (chiếm 86%)

* Về thực trạng kinh tế - xã hội

Tổng sản phẩm xã hội (GDP) của Bắc Giang theo giá hiện hành năm 2002 đạt 4.318.738 triệu đồng GDP bình quân theo đầu người đạt 2,84 triệu/ năm Tốc độ tăng trưởng GDP của Bắc Giang khá cao, bình quân đạt 8,25 %/ năm

Cơ cấu kinh tế của Bắc Giang đang có sự chuyển dịch, song thiếu ổn định, chưa thực sự phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Tỉ trọng nông, lâm và ngư nghiệp giảm chút ít từ 49,8% (năm 2000) xuống còn 48,1% (năm 2002) Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng tăng chậm

từ 35,5% (2000) lên 36,0 % (năm 2001); giảm xuống còn 34,5% (2002) Ngành công nghiệp chỉ dao động từ 14,7% (năm 2000) lên 17,4% (2002)

Qua vài nét khái quát về đặc điểm tự nhiên và về kinh tế - xã hội của Tỉnh Bắc Giang, chúng tôi thấy nền kinh tế của tỉnh còn tăng trưởng chậm, không đồng đều giữa các thành phần kinh tế; không có nền kinh tế mũi nhọn tạo nên bước đột phá cho nền kinh tế Về điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển công nghiệp Đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm sản

và dịch vụ nhưng hiện nay tỉnh chưa khai thác hết tiềm năng Cần thiết phải

có những chính sách phù hợp hơn đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của tỉnh

Ngày đăng: 16/03/2015, 18:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PHẦN CÂU HỎI CHO SẴN Đồng chí đồng ý với mức độ nào, xin hãy khoanh tròn chữ cái có trong ô tương ứng Khác
1.1. Theo đồng chí, hiện nay, sự cần thiết đổi mới PPDH vật lý ở địa bàn tỉnh Bắc Giang đang đặt ra ở mức độ nào?Rất cần thiết Cần thiết Có hay không cũng đượcKhông cầna b c d Khác
1.2. Ở trường đồng chí, hiện nay, việc cụ thể hoá các chủ trương, các hướng dẫn của cấp trên thành quy định nội bộ để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở mức độ nào?Rất cụ thể Cụ thể Tạm được Chưa cóa b c d Khác
1.3. Ở trường đồng chí, hiện nay, vấn đề đổi mới đã thực hiện đồng bộ với sự đổi mới nội dung, chương trình SGK ở mức độ nào?Đồng bộ Tương đối đồng bộ Chưa đồng bộ Chưa thực hiệna b c d Khác
1.4. Đối với môn vật lý mà đồng chí đảm nhận hiện nay, PPDH vật lý nào thường được sử dụng nhiều nhất?Thuyết giảng Thuyết giảng xen kẽ vấn đápNêu và giải quyết vấn đèHợp tác trong nhóm nhỏa b c d Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w