Không cần 

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lý tại trường Trung học phổ thông của tỉnh Bắc Giang (Trang 51 - 103)

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 CBQL cấp Sở 5 3 60,0 2 40,0 0 0,0 0 0,0 2 CBQL trường 47 32 68,1 15 31,9 0 0,0 0 0,0 3 GV vật lý THPT 225 155 68,9 57 25,3 13 5,8 0 0,0 Cộng 277 190 68,6 74 26,7 13 4,7 0 0,0

Căn cứ vào kết quả khảo sát, quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên được nhận thức một cách đúng đắn. Nó đang mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển tay nghề của đội ngũ giáo viên vật.

lý của tỉnh.

2.4.2. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên vật lý của hiệu trưởng trong những năm qua

* Thực trạng thực hiện chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên vật lý của

ngành: Qua điều tra thực tế các hiệu trưởng THPT, hầu hết các hiệu trưởng

mới thực hiện công tác bồi dưỡng cho giáo viên theo kế hoạch chỉ đạo của Sở GD & ĐT, chủ yếu là hành chính. Vào đầu năm học, các hiệu trưởng đã tập trung lên kế hoạch về nhân lực cũng như nguồn tài chính cho công tác bồi dưỡng giáo viên trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức cử giáo viên đi học các lớp thay sách, học Nghị quyết của Đại hội Đảng, các lớp học chuyên đề...Kết quả: 100% giáo viên vật lý THPT đã được đào tạo bồi dưỡng chương trình thay sách giáo khoa lớp 10 phổ thông và chương trình phân ban. Tỉ lệ giáo viên vật lý tham gia vào các lớp bồi dưỡng chuyên môn đạt 98%...

* Thực trạng tổ chức bồi dưỡng giáo viên vật lý tại cơ sở của hiệu

trưởng: Công tác quản lý bồi dưỡng của hiệu trưởng phần lớn mới chỉ dừng

lại ở việc thực hiện những chỉ đạo của ngành. Hiệu trưởng các trường chưa chú ý đúng mức đến những biện pháp cụ thể góp phần nâng cao trình độ của giáo viên vật lý.

Đặc thù của môn vật lý trong nhà trường là dạy học bằng con đường thực hành, thí nghiệm nhưng hiện nay các kỹ năng, kỹ xảo thực hành của nhiều giáo viên vật lý còn yếu kém; kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại còn nhiều hạn chế; đặc biệt, việc khắc phục những thiếu thốn về cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ công tác dạy và học hiện nay các hiệu trưởng chưa có các giải pháp cụ thể, vẫn phụ thuộc vào sự đầu tư của nhà nước.

Hiệu trưởng chưa tạo ra nhiều cơ hội cho giáo viên của mình có điều kiện cọ sát thực tế qua các hoạt động giao lưu với các trường trong huyện và trong tỉnh, qua các hoạt động tham quan các điển hình tiên tiến...

Đặc biệt, các hiệu trưởng còn ít quan tâm đến đời sống giáo viên, thiếu những hình thức động viên kịp thời đối với các cá nhân có thành tích chuyên môn xuất sắc, góp phần động viên tinh thần tự đầu tư thời gian, công sức và tài chính của giáo viên cho việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của chính mình.

Chúng tôi mong rằng những thực trạng trên sẽ sớm được các hiệu trưởng trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang khắc phục, nhằm góp phần xây dựng được một đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên vật lý THPT nói riêng vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng mọi yêu cầu giáo dục và của xã hội.

Kết luận chƣơng 2

Qua tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Bắc Giang và qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên vật lý tại các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh, cho phép rút ra một số kết luận như sau:

a - Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang có những bước phát triển mạnh mẽ về văn hoá và kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Sự nghiệp GD & ĐT được quan tâm, phát triển, hệ thống trường học đã được đầu tư xây dựng ngày một khang trang. Tỉnh đã thực hiện tốt chủ trương gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, quan tâm đến nhân tố con người, chú trọng đầu tư cho GD & ĐT, khoa học, công nghệ đã tạo nên một sức bật mới cho tỉnh Bắc Giang vươn lên trong tiến trình đổi mới.

b - Ngành GD & ĐT Bắc Giang đã được quan tâm đầu tư, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị kỹ thuật cho công tác dạy và học, củng cố nâng cao chất lượng giáo viên và chất lượng đào tạo học

sinh, ứng dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Tuy vậy, công tác đổi mới phương pháp dạy học còn diễn ra chậm, công tác quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động bồi dưỡng tay nghề giáo viên lên một trình độ mới còn có những hạn chế, thiếu tính đồng bộ.

Nguyên nhân của những tình trạng trên là do nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về công tác bồi dưỡng giáo viên còn chưa cao, chưa có những biện pháp thích hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào sự lãnh đạo của cấp trên.

c - Từ những vấn đề về lý luận mà tác giả đã nêu ở chương 1, cùng với việc phân tích thực trạng về công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đưa ra: “Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên

vật lý tại các trường THPT của tỉnh Bắc Giang” nhằm phần nào khắc phục

Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM

CHO GIÁO VIÊN VẬT LÝ THPT TỈNH BẮC GIANG 3.1. Đề xuất các biện pháp

3.1.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên sát với thực tế của nhà trường

3.1.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng đội ngũ giáo viên vật lý có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm giỏi, đáp ứng được nhu cầu của nhà trường và yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục; đồng thời không để xảy ra hiện tượng bồi dưỡng tràn lan, thiếu mục đích và không hiệu quả dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc của giáo viên và nhà trường cũng như của nhà nước.

Xây dựng, duy trì và đảm bảo đầy đủ thông tin với độ chính xác cao, kịp thời phục vụ công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lý.

3.1.1.2. Nội dung và cách thực hiện

* Lên kế hoạch điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên vật lý trong nhà trường

Theo cách khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên vật lý ở chương 2, chúng tôi có thể khái quát lại và đề xuất thêm một số nội dung và cách thức tiến hành như sau:

- Khảo sát về số lượng (nam, nữ, độ tuổi, thâm niên công tác)

- Khảo sát về chất lượng, bao gồm: Đạo đức, nhân cách, trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, chất lượng giảng dạy trên lớp, các hình thức đã qua đào tạo, bồi dưỡng.

- Khảo sát về nguyện vọng của giáo viên, về nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của mình. Đồng thời, qua khảo sát hiệu trưởng cũng cần phải nắm được hoàn cảnh gia đình từng giáo viên để có những sắp xếp, điều chỉnh phù hợp.

- Sau khi khảo sát cần có những đánh giá, phân loại để có cơ sở bồi dưỡng hợp lý. Có thể phân ra: những giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém; hoặc những giáo viên dưới chuẩn, đạt chuẩn và trên chuẩn phổ thông.

* Xây dựng dữ liệu thông tin trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên vật lý

Công việc đầu tiên của hiệu trưởng trong biện pháp này là thực hiện hoàn thiện các kênh thông tin để đảm bảo các loại thông tin:

- Thông tin về đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong năm học: số lượng, chất lượng, nhu cầu bồi dưỡng, các đặc điểm riêng cần chú ý.

- Thông tin về những quy định của nhà nước, của ngành GD & ĐT, của địa phương, của nhiệm vụ năm học, những vấn đề mới, những khó khăn nảy sinh trong quá trình vận hành bộ máy,...

- Thông tin về các lớp bồi dưỡng chuyên môn và nhiệp vụ sư phạm cho giáo viên; các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên hiện có.

- Thông tin về quá trình giáo dục diễn ra hàng ngày trong phạm vi toàn trường, đối với tập thể, cán bộ giáo viên và học sinh.

Thông tin thu nhập phải đảm bảo yêu cầu đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Trong nhiều trường hợp thông tin còn phải đảm bảo tính bí mật trong suốt quá trình thu nhập và xử lý thông tin.

Đảm bảo độ tin cậy của thông tin: Trong quản lý nói chung và trong quản lý bồi dưỡng chuyên môn nói riêng, thông tin có vai trò rất quan trọng, nó là yếu tố cấu thành hoạt động quản lý. Thông tin chính là lực lượng vật chất. Việc chuyển giao thông tin trong bộ máy quản lý là một yêu cầu tối quan trọng của hoạt động quản lý. Nếu không thoả mãn yêu cầu này thì hoạt động quản lý sẽ bị đình trệ. Thông tin giúp nâng cao chất lượng quản lý và rèn luyện ý chí nhà quản lý, bởi quá trình quản lý có bản chất thu nhập và xử lý thông tin. Sự sai lệch thông tin sẽ làm cho quyết định của nhà quản lý thiếu chính xác, không kịp thời, thiếu tính khả thi, thậm chí dẫn tới hậu quả xấu.

Khai thác các kênh thông tin: Thông tin có thể thu nhập từ nhiều kênh: thông qua quan sát, tiếp xúc, trò chuyện, ghi nhớ không gian, trắc nghiệm, thực nghiệm...Có thể lấy thông tin theo kế hoạch định kỳ, đột xuất bất ngờ một cách chủ động, ngẫu nhiên... Điều quan trọng là hiệu trưởng phải có ý thức thường trực nắm bắt và xử lý thông tin, phục vụ cho việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lý. Để tiếp nhận thông tin một cách chính xác, trung thực, khách quan, hiệu trưởng phải tổ chức các “kênh thu” nhiều chiều, từ giáo viên, từ cán bộ quản lý, từ học sinh, từ các hoạt động thường xuyên diễn ra trong nhà trường cũng như từ các mối quan hệ xã hội khác.

* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu của nhà trường

- Dựa vào kết quả điều tra và hệ thống thông tin thu nhận được qua những thao tác vừa nêu, hiệu trưởng cần tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng chu kỳ và giai đoạn. Công việc này của hiệu trưởng giúp công tác bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên nói chung và giáo viên vật lý nói riêng đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

- Kế hoạch bồi dưỡng có thể phân ra thành kế hoạch ngắn hạn (1- 2 năm) và kế hoạch dài hạn (3 - 4 năm).

Kế hoạch ngắn hạn tập trung vào bồi dưỡng cho giáo viên hoàn chỉnh các kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm do chương trình thay sách giáo khoa phổ thông yêu cầu, về đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý ở nhà trường phổ thông, các chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ hàng năm của sở GD & ĐT...

Kế hoạch dài hạn tập trung vào bồi dưỡng giáo viên vật lý đạt chuẩn (đối với những giáo viên dưới chuẩn) và trên chuẩn, tạo nên một đội ngũ giáo viên vật lý có thể đáp ứng mọi nhiệm vụ dạy học trước mắt cũng như lâu dài.

3.1.2. Tiến hành bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động của tổ chuyên môn vật lý

3.1.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chuyên môn vật lý trong việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên vật lý.

3.1.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Tổ chuyên môn vật lý là nơi tập hợp tất cả nhân lực giảng dạy của môn học. Nó là nơi triển khai, thực hiện mọi chủ trương về chuyên môn của cấp trên, đồng thời là đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động của giáo viên. Nếu tổ chuyên môn hoạt động kém hiệu quả thì tất yếu hiệu trưởng sẽ không kiểm soát được chất lượng chuyên môn của giáo viên vật lý và của môn học; đồng thời sẽ không thực hiện được các biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lý. Quá trình thực hiện biện pháp có thể tóm tắt bằng một số công việc cụ thể sau:

* Lập kế hoạch, xây dựng quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn vật lý

Chức năng của tổ chuyên môn trong nhà trường có phạm vi rất rộng. Dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, tổ chuyên môn trực tiếp phân công nhiệm vụ chuyên môn tới từng giáo viên; trực tiếp quản lý công tác dạy và học và đánh giá chất lượng dạy học của bộ môn mình đang đảm nhiệm. Ngoài ra, tổ chuyên môn còn có một chức năng không kém phần quan trọng là tổ chức bồi dưỡng nhằm bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho các thành viên trong tổ.

Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, hiệu trưởng yêu cầu tổ chuyên môn vật lý xây dựng kế hoạch năm học, từng học kỳ, có hệ thống chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ. Cuối mỗi năm cần có sơ, tổng kết, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm. Từ các yêu cầu về bồi

dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lý, hiệu trưởng cần cụ thể hoá thành văn bản quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn vật lý, ban hành, hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra đánh giá đối với các nội dung:

- Về thực hiện nề nếp, kỷ cương trong dạy học, như thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, soạn bài, thực hiện giờ lên lớp, sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra, chấm chữa bài, đánh giá kết quả học tập theo hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

- Về nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ: Cần quy định cụ thể về số lượng các chuyên đề nghiên cứu chuyên môn sẽ thực hiện trong năm học, trong từng kỳ học. Tổ chuyên môn cần có phân công cụ thể đến từng giáo viên, có kế hoạch kiểm tra cụ thể và báo cáo với hiệu trưởng.

- Hiệu trưởng phân quyền hạn và trách nhiệm cho tổ trưởng tổ vật lý trong việc kiểm tra, giám sát giáo viên thi hành các quy định đó. Tất cả những quy định cần được tổ chuyên môn tổ chức học tập, thảo luận và cụ thể hoá trong kế hoạch của từng giáo viên vật lý, được thông qua trước tổ và được tổ trưởng và ban giám hiệu phê duyệt.

* Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của tổ vật lý

- Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học nhằm mở rộng chuyên môn, bồi dưỡng năng lực sư phạm theo hướng đổi mổi phương pháp dạy học môn vật lý ở nhà trường phổ thông.

- Tổ chức, chỉ đạo soạn bài hoặc trao đổi theo nhóm về cách thức thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống các hoạt động, các thao tác học tập cho học sinh, cách thức tạo tình huống trong dạy học, thống nhất hình thức dạy cho môn học, bài học; soạn giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vật lý tại trường Trung học phổ thông của tỉnh Bắc Giang (Trang 51 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)