ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ---NGUYỄN THỊ KHÁNH LINH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN Chuyê
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
-NGUYỄN THỊ KHÁNH LINH
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN QUYẾT
Hà Nội, năm 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Một số yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển văn hóa chất lượng trong trường Đại học Quy Nhơn” hoàn
toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trongbất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Trong quá trình thựchiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu;các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát củariêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều
được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và cácnội dung khác trong luận văn của mình
Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Khánh Linh
Trang 3Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo cùng các anh chị thuộc Viện
Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐHQG Hà Nội và Trung tâm Khảo thí vàĐánh giá chất lượng đào tạo – ĐHQG TP.Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy
chương trình cao học chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục
khóa 2010 tại TPHCM đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, chia sẻcác tài liệu chuyên ngành giúp tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô và các anh chị đồng nghiệp đangcông tác tại Trường Đại học Quy Nhơn đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiều trongquá trình học tập, nghiên cứu
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến gia đình, các anh chị
đồng môn và bạn bè đã động viên, chia sẻ, nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp cho
tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian qua
Quá trình thực hiện luận văn chắc chắn còn có nhiều thiếu sót, tôi rấtmong nhận được sự góp ý quý báu từ Quý thầy cô để có thể hoàn thiện hơnluận văn của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 10
1 Lý do chọn đề tài 10
2 Mục đích nghiên cứu 11
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài 12
3.1 Đối tượng nghiên cứu 12
3.2 Khách thể nghiên cứu 12
3.3 Phạm vi nghiên cứu 12
4 Câu hỏi nghiên cứu/ Giả thuyết nghiên cứu 13
4.1 Câu hỏi nghiên cứu 13
4.2 Giả thuyết nghiên cứu 13
5 Phương pháp nghiên cứu 14
5.1 Phương pháp thu thập thông tin 14
5.2 Phương pháp chọn mẫu 14
5.3 Phương pháp phân tích 14
6 Cấu trúc luận văn 15
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU 16
1.1.Tổng quan các nghiên cứu liên quan 16
1.2.Mô hình nghiên cứu: 22
1.3 Một số khái niệm cơ bản 23
1.3.1 Văn hóa 23
1.3.2 Văn hóa chất lượng và VHCL trong trường đại học 25
1.3.3 Sự phát triển VHCL trong trường đại học 30
Chương 2 BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Bối cảnh nghiên cứu 39
2.1.1 Giới thiệu Trường Đại học Quy Nhơn 39
2.1.2 Sứ mạng, mục tiêu và hệ thống giá trị cơ bản của trường Đại học Quy Nhơn 40
Trang 52.1.3 Công tác ĐBCL trong Trường Đại học Quy Nhơn 41
2.2.Mẫu nghiên cứu 43
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng 43
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định tính 44
2.3.Quy trình nghiên cứu 44
2.4.Xây dựng công cụ đo lường 45
2.4.1 Xác định các chỉ báo của biến phụ thuộc và biến độc lập 45
2.4.2 Xây dựng bộ công cụ điều tra 48
2.5.Khảo sát thử nghiệm và đánh giá công cụ đo lường 49
2.5.1 Khảo sát thử nghiệm 49
2.5.2 Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi 49
Kết luận chương 2 53
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 54
3.2 Đánh giá thang đo 56
3.3 Kết quả khảo sát sự phát triển Văn hóa chất lượng trong trường Đại học Quy Nhơn giai đoạn 2009 – 2013 69
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN 84
Kết luận chương 3 88
KẾT LUẬN 91
Trang 66 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
7 ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
9 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
11 KH&CN Khoa học và Công nghệ
12 KT&ĐBCL Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2 1 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng thang đo nhận thức 50
Bảng 2 2 Thống kê hệ số tương quan Biến-Tổng thang đo thái độ Error! Bookmark not defined. Bảng 2 3 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng thang đo nhóm yếu tố vai trò của cán bộ quản lý 51
Bảng 2 4 Thống kê hệ số tương quan Biến-Tổng thang đo vai trò của giảng viên 52
Bảng 2 5 Tổng hợp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo 53
Bảng 3 1 Thống kê tình trạng phiếu khảo sát 54
Bảng 3 2 Thống kê mẫu nghiên cứu theo giới tính 54
Bảng 3 3 Thống kê mẫu nghiên cứu theo chức danh 55
Bảng 3 4 Thống kê mẫu nghiên cứu theo học hàm, học vị 55
Bảng 3 5 Thống kê mẫu nghiên cứu theo thâm niên công tác 55
Bảng 3 6 Hệ số tin cậy của Thang đo Sự phát triển văn hóa chất lượng 57
Bảng 3 7 Thống kê Biến – Tổng các biến trong thang đo VHCL 58
Bảng 3 8 Hệ số tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL 59
Bảng 3 9 Thống kê tương quan Biến – Tổng của các biến trong thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL 59
Bảng 3 10 Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo và bảng hỏi 61
Bảng 3 11 Ma trận nhân tố 61
Bảng 3 12 Chỉ số KMO và Kiểm định Bartlett 62
Bảng 3 13 Bảng ma trận nhân tố đã xoay 63
Trang 8Bảng 3 14 Bảng KMO và Kiểm định Barlett 67
Bảng 3 15 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố 68
Bảng 3 16 So sánh giá trị trung bình ý kiến đánh giá VHCL trong trường ĐHQN năm 2009 và năm 2013 70
Bảng 3 17 Kiểm định trị trung bình ý kiến đánh giá VHCL trong trường ĐHQN ở năm 2009 và năm 2013 70
Bảng 3 18 Thống kê mô tả trung bình ý kiến đánh giá về Văn hóa chất lượng theo thâm niên công tác 73
Bảng 3 19 Phân tích ANOVA một yếu tố 73
Bảng 3.20 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm theo phương pháp Tamhane’s T2 74
Bảng 3 21 Trung bình ý kiến đánh giá về VHCL theo chức danh 75
Bảng 3 22 So sánh sự khác biệt ý kiến đánh giá về VHCL theo chức danh 75 Bảng 3 23 So sánh giá trị trung bình nhân tố Quản lý năm 2009 và năm 2013 76
Bảng 3 24 Kiểm định trị trung bình nhân tố Quản lý năm 2009 và 2013 77
Bảng 3 25 So sánh giá trị trung bình nhân tố Giảng dạy năm 2009 và năm 2013 79
Bảng 3 26 Kiểm định giá trị trung bình nhân tố Giảng dạy năm 2009 và 2013 79
Bảng 3 27 So sánh trung bình nhân tố NCKH ở năm 2009 và năm 2013 81
Bảng 3 28 Kiểm định trung bình nhân tố NCKH của năm 2009 và năm 2013 82
Bảng 3 29 Mức độ giải thích của mô hình 85
Bảng 3 30 Phân tích phương sai 85
Bảng 3 31 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 86
Bảng 3 32 Thống kê phần dưa 86
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1 1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL
trong Trường Đại học Quy Nhơn 22
Hình 1 2 Mối quan hệ giữa Văn hóa xã hội - Văn hóa tổ chức & Văn hóa chất lượng [Nguyễn Phương Nga, 2011][16] 26
Hình 1 3 Các yếu tố tạo ra Văn hóa chất lượng 28
Hình 1 4 Mối quan hệ giữa ĐBCL với VHCL 29
Hình 3 1 Mô hình nghiên cứu chính thức 68
Biểu đồ 3 1 Tần suất trung bình ý kiến đánh giá của CBQL và GV về VHCL của trường ĐHQN ở năm 2009 và năm 2013 72
Biểu đồ 3.2 So sánh trung bình mức độ thực hiện vai trò của CBQL ở năm 2009 và năm 2013 78
Biểu đồ 3 3 Tần suất trung bình nhân tố Giảng dạy 81
Biểu đồ 3 4 Tần suất trung bình nhân tố NCKH 83
Biểu đồ 3.5 So sánh trung bình các nhân tố Quản lý, Giảng dạy và NCKH ở năm 2009 và năm 2013 83
Biểu đồ 3 6 Biểu đồ mức độ tác động của các yếu tố Quản lý, Giảng dạy và NCKH 88
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hóa hiện nay, chất lượng giáo dục
đại học là mối quan tâm hàng đầu của xã hội Chất lượng chính là tiêu chí
cạnh tranh, yếu tố quyết định sự sống còn của các cơ sở giáo dục Trước tìnhhình phát triển không ngừng về số lượng các trường đại học cao đẳng cùngvới yêu cầu của xã hội đối với chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng gia
tăng, bên cạnh sự phát triển lớn mạnh của các trường đại học tư thục và quốc
tế cùng với nhu cầu kiểm định trường, kiểm định chương trình đào tạo nhằmkhẳng định thương hiệu của các trường đại học và nhất là nhu cầu chuyển tiếpviệc học tập và giảng dạy giữa các nước trong khu vực đã đặt ra thách thứccho các cơ sở giáo dục đại học trong nước phải đổi mới và nâng cao chất
lượng đào tạo của mình ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế
giới
Thực hiện Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểmđịnh chất lượng giáo dục, khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học của Việt
Nam triển khai tự đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn của nước ngoài và khu vực,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Cần Thơ, Đại học Vinh,… đã và đang triển khai tự đánh giá một số
chương trình theo bộ tiêu chuẩn của AUN (ASEAN University Network - Hệ
thống các trường đại học thuộc khối ASEAN); Đại học Đà Nẵng đang có các
chương trình phấn đấu đạt chuẩn của ABET (Accreditation Board for
Engineering and Technology - Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệHoa Kỳ), [5] Có thể thấy, hiện nay các cơ sở GDĐH trong nước đang rất nỗlực thực hiện cơ chế tự đảm bảo chất lượng nhằm tạo ra chất lượng nội tại,bền vững - yếu tố quyết định sự cạnh tranh giữa các cơ sở đại học trong nước
và quốc tế Bối cảnh đó cũng đặt ra thách thức lớn cho các trường đại học
trong nước chưa xây dựng được một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong,
Trang 11chưa thực hiện công tác tự đánh giá thường xuyên theo các tiêu chuẩn của BộGD&ĐT hay của quốc tế và quan trọng nhất là chưa hình thành và phát triển
một nền văn hóa chất lượng trong đơn vị mà ở đó mọi thành viên trong nhà
trường đều xem chất lượng là giá trị cốt lõi trong công việc của mình
Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ của Đề án “Phát triển hệ thốngkiểm định chất lượng đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp
giai đoạn 2011-2020”, thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo và KĐCLGDđại học, theo chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào
tạo” của năm học 2011 - 2012 và những năm tiếp theo là “Đẩy mạnh công tác
đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường để từng bước hình thành văn
hóa chất lượng giáo dục” [5] Tuy nhiên, hiện nay khái niệm văn hóa chất
lượng trong trường đại học vẫn còn là khái niệm gây nhiều tranh cãi, có nhiều
cách hiểu và chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này
Vậy “Văn hoá chất lượng là gì?”, “Tại sao cần phải tạo dựng và pháttriển văn hóa chất lượng?”, “Làm thế nào để đánh giá sự phát triển văn hoáchất lượng bên trong một trường đại học?” và “Các yếu tố nào ảnh hưởng đến
sự phát triển đó?” là những câu hỏi được đặt ra nhằm góp phần hỗ trợ cải tiếnchất lượng trong một cơ sở giáo dục Với mong muốn trả lời cho các câu hỏi
trên, đề tài triển khai nghiên cứu: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triểnvăn hóa chất lượng trong trường Đại học Quy Nhơn”
Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra được một cáchnhìn về văn hóa chất lượng trong công tác đảm bảo chất lượng của trường đạihọc, đồng thời có những giải pháp định hướng nhằm phát triển văn hóa chất
lượng trong nhà trường, phát huy nội lực để phát triển bền vững trong môitrường giáo dục đại học cạnh tranh và biến động của thế kỷ 21
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá sự phát triển VHCL trong
trường ĐHQN, đồng thời phân tích một số tác động của các yếu tố đến sự
phát triển VHCL trong trường ĐHQN Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp
Trang 12nhằm phát triển VHCL trong trường ĐHQN, góp phần cải tiến và nâng caochất lượng đào tạo bền vững của nhà trường trong tương lai.
Nghiên cứu hướng đến các mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ được sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN hiện nay
- Phân tích một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL
trong trường ĐHQN trong giai đoạn gần đây
- Đề xuất các giải pháp phát triển VHCL trong trường ĐHQN trong
những năm kế tiếp
3 Đối tượng , khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong trường
Đại học Quy Nhơn
3.2 Khách thể nghiên cứu
Cán bộ quản lý và giảng viên trường ĐHQN có thâm niên công tác từ 5
năm trở lên (về công tác tại trường từ năm 2009 trở về trước)
Trang 13niệm VHCL gắn với công tác ĐBCL trong trường đại học để nghiên cứu sựphát triển VHCL trong trường đại học Quy Nhơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển VHCL trong một trường đại học phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố khác nhau (yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường).Trong thời gian cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu một số yếu tố chủ yếu có ảnh
hưởng trực tiếp và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển VHCLtrong trường ĐHQN như vai trò của cán bộ quản lý và vai trò của giảng viênđối với sự phát triển VHCL trong nhà trường giai đoạn 2009 – 2013 Lý do
tác giả chọn năm 2009 làm mốc đánh giá là vì, kể từ năm 2009 nhà trường bắt
đầu quan tâm đến công tác ĐBCL như tiến hành thu thập ý kiến phản hồi của
SV về hoạt động giảng dạy của giảng viên, về chương trình đào t ạo, vàchính từ đó VHCL trong nhà trường được hình thành Vì vậy, tác giả muốntìm hiểu từ năm 2009 đến nay VHCL trong nhà trường đã được phát triển nhưthế nào và các yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự phát triển đó
4 Câu hỏi nghiên cứu/ Giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN giai đoạn 2009-2013 được thểhiện như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
H1 Sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN giai đoạn 2009-2013 đượcthể hiện qua sự chuyển biến về nhận thức và thái độ của CBQL và GV trong
nhà trường về công tác ĐBCL đồng thời với sự thay đổi về mức độ thực hiện
vai trò của CBQL và GV Cụ thể, nhận thức và thái độ của CBQL và GV về
công tác ĐBCL ở năm 2013 cao hơn ở năm 2009 và mức độ thực hiện các vai
trò của CBQL và GV ở năm 2013 cao hơn ở năm 2009
H2 Các yếu tố liên quan đến vai trò của CBQL như: lập kế hoạch, hỗ trợgiảng viên, giám sát, khuyến khích tạo sự đồng thuận và các yếu tố liên quan
Trang 14đến vai trò của GV như: giảng dạy và nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng đến
sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN giai đoạn 2009-2013
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp định tính
và định lượng
Phương pháp định tính chủ yếu được sử dụng trong đề tài là nghiên cứu
tài liệu và phỏng vấn sâu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Khảo cứu/ Hồicứu các tài liệu, sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các
văn bản, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo… nhằmxác định cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn sâuđược sử dụng để phỏng vấn đại diện cán bộ quản lý và giảng viên nhằm làm
rõ các vấn đề mà trong bảng hỏi chưa rõ
Phương pháp định lượng là điều tra hồi cố bằng bảng hỏi để thu thập
thông tin đối với Cán bộ quản lý và Giảng viên trường ĐHQN để đo sự pháttriển VHCL trong nhà trường giai đoạn 2009-2013
5.2 Phương pháp chọn mẫu
Tác giả chọn mẫu khảo sát đối với CBQL và GV đang công tác tại
trường ĐHQN Hiện nay, nhà trường có 16 khoa và 16 phòng ban chức năng
với hơn 600 Cán bộ quản lý và Giảng viên Vì đề tài nghiên cứu sự phát triển
VHCL trong trường ĐHQN giai đoạn 2009-2013, nên mẫu nghiên cứu được
chọn là Cán bộ quản lý và Giảng viên về trường công tác từ năm 2009 trở về
trước ở tất cả 16 khoa và một số phòng ban chức năng có liên quan chặt chẽđến công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học như: Đào tạo, Khảo thí vàĐảm bảo chất lượng, Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Sau đại học,
Hành chính- Tổng hợp, Cơ sở vật chất
5.3 Phương pháp phân tích
Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để xử lý và phân tích số liệu
Trang 156 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận Phần Mở đầunêu tóm tắt những nội dung cơ bản của luận văn Phần Nội dung nghiên cứugồm có 3 chương: Chương 1 trình bày cơ s ở lý luận và tổng quan về vấn đềnghiên cứu; Chương 2 trình bày bối cảnh và phương pháp nghiên cứu Chương
3 trình bày kết quả khảo sát và phân tích số liệu Phần Kết luận đưa ra nhữngnhận xét, đánh giá, đề xuất các giải pháp, hạn chế của đề tài và gợi ý hướngnghiên cứu tiếp theo Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 16Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả nêu tổng quan tình hình nghiên cứu trong vàngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài Khẳng định hướng nghiên
cứu đúng đắn của luận văn Đồng thời, khai thác những nội dung phù hợp từcác công trình nghiên cứu nhằm phục vụ việc triển khai nghiên cứu của tácgiả Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày cơ sở phương pháp luận và một sốkhái niệm cơ bản làm cơ sở lý luận xây dựng các công cụ đo lường sự pháttriển VHCL và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trongTrường Đại học Quy Nhơn
1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Các quan niệm về chất lượng và văn hóa vốn rất đa chiều và có nội hàmrộng Trong môi trường giáo dục, hai khái niệm này được nhận thức khácnhau tùy theo bối cảnh, tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu cụ thể của nhà trườngnên văn hóa chất lượng trong trường đại học mang tính chất đặc trưng, riêngbiệt Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóachất lượng trong trường đại học
Ở nước ngoài, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về văn hóa chất lượng
và văn hóa chất lượng trong trường đại học Điển hình:
Đề cập và phân tích khái niệm, đặc điểm, bản chất, thành phần, cũng như
các kiểu mô hình văn hóa chất lượng trong trường đại học có các tác giả: LeeHarvey và Bjorn Stensaker (2008)[43], Lee Harvey (2009a)[41], Lee Harvey(2009c)[42] đã phân tích khái niệm, đặc điểm và đưa ra 4 kiểu mô hình vănhóa chất lượng trong trường đại học như VHCL đáp ứng (responsive), VHCLphản ứng (reactive), VHCL phục hồi (regenarative) và VHCL sao nguyên bản(reproductive) Một số các tác giả khác như Ulf Daniel Ehlers (2009) [36],Dries Berings (2010) [34] đã phân tích các thành phần cơ bản và các mô hìnhkhác nhau của văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học John A Woods(1998) – một học giả về lĩnh vực quản lý chất lượng, tư duy hệ thống và pháttriển văn hóa tổ chức - đã nghiên cứu về sáu giá trị để xây dựng thành công
Trang 17văn hóa chất lượng, bao gồm: (1) Chúng ta là những thực thể đồng lòng và
thống nhất: công ty, những nhà cung cấp, khách hàng; (2) Không phân biệt
địa vị, cấp bậc; (3) Cởi mở, đối thoại chân thành là điều tiên quyết; (4) Mọingười đều được tiếp cận thông tin khi họ cần; (5) Chú trọng vào các quá trình;
(6) Không có thành công hay thất bại, mà chỉ có kinh nghiệm thu thập được.[52] Điều quan trọng của các giá trị này là ở những thay đổi trong hành vi đikèm với các giá trị ấy Admed S.M (2008) - một học giả Hoa Kỳ - đã nghiêncứu VHCL trên nền tảng các yếu tố của văn hóa tổ chức như: Cải tiến côngviệc; Những giá trị của tổ chức; Những mô hình văn hóa; Những nghi thức,thói quen của tổ chức và Những tín hiệu văn hóa [30] để đưa ra khái niệm
Văn hóa chất lượng trong trường đại học Khái niệm này đã đư ợc sử dụngtrong các chương trình giảng dạy cho sinh viên ở bậc đại học
Bên cạnh đó, Hiệp hội các trường đại học châu Âu (EUA) đã có dự ánnghiên cứu VHCL trong các trường đại học ở châu Âu với 3 vòng từ năm
2002 đến năm 2006 [37, 38, 39] Mục tiêu chính của dự án là tăng cường
nhận thức về sự cần thiết của việc xây dựng VHCL trong trường đại học và
thúc đẩy quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng trong nhà trường; phổ
biến rộng rãi cách thức tốt nhất để xây dựng VHCL trong nhà trường
Ngoài ra, bàn về sự phát triển VHCL trong trường đại học có các tác giảEgle Katiliute và Bronius Neverauskas (2009) [44], Mantz Yorke (2000) [53],Inga Milisiunaite (2009) [48] với các quan điểm khác nhau về VHCL Cụ thể,các tác giả Egle Katiliute và Bronius Neverauskas (2009) đề cập đến việc pháttriển VHCL là tạo dựng và phát triển các giá trị và niềm tin nuôi dưỡng hành
vi quản lý chất lượng tổng thể (TQM) Trong khi đó, Mantz Yorke (2000) bàn
về sự phát triển VHCL là định hướng vào nhu cầu của các bên liên quan và
các cơ chế nội bộ hỗ trợ hiệu quả cho CBNV hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạtđược sự đồng thuận trong tổ chức đối với chất lượng và liên tục cải tiến chấtlượng Bên cạnh đó, tác giả Inga Milisiunaite (2009) cho rằng, phát triển
Trang 18VHCL trong trường đại học là cam kết phát triển một nền văn hóa công nhận
sự quan trọng của chất lượng và đảm bảo chất lượng trong công việc
Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa chất lượng củacác tác giả như:
Wong Foong Lai (1997)[46] đã nghiên cứu VHCL của khoa Môi
trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Malaysia nhằm đánh giá
mức độ VHCL trong tổ chức thể hiện qua mức độ nhận thức, hiểu và thựchiện các giá trị chất lượng của CBNV Trong mô hình nghiên cứu này, VHCLbao gồm 12 yếu tố: (1) Tập trung vào khách hàng; (2) Chất lượng thông quaviệc ngăn ngừa; (3) Không mắc khuyết điểm; (4) Nhấn mạnh quá trình; (5)Khả năng lãnh đạo chất lượng; (6) Đào tạo; (7) Tiến hành đổi mới; (8) Có sựtham gia của nhân viên; (9) Làm việc nhóm; (10) Ghi nhận sự nỗ lực; (11) Đo
lường hiệu suất và (12) Cải tiến liên tục Trong đó, cốt lõi của VHCL là sự hài
lòng của khách hàng và phúc lợi của nhân viên
Nghiên cứu của Pariyaporn Tungkunanan và các cộng sự (2008)[49], đãphân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiến lược VHCL của
Trường dạy nghề Eastern, thuộc Văn phòng Ủy ban Giáo dục nghề nghiệp
(Eastern School of The Office of Vocational Education Commission), TháiLan Nghiên cứu đã đưa ra 9 yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển VHCLbao gồm: (1) Kế hoạch chiến lược; (2) Làm việc nhóm; (3) Lãnh đạo quản lý(Manager leadership); (4) Không ngừng tự phát triển; (5) Liên tục cải tiến; (6)Quản lý bằng thực tế (Management by fact); (7) Chăm sóc khách hàng; (8)Cam kết của tổ chức; và (9) Phân quyền Theo lý thuyết trên, việc thực hiệnVHCL sẽ tạo ra sự phát triển liên tục Đồng thời, việc quản lý và lập kế hoạchtốt sẽ tạo ra một nền VHCL tốt
Nghiên cứu của Hairuddin Mohd Ali và Mohammed Borhandden Musah(2012) [31], đã khảo sát trên 267 giảng viên của trường Đại học Hồi giáoquốc tế Malaysia để xem xét các thuộc tính tâm lý và mối quan hệ giữaVHCL và hiệu suất làm việc của CBNV Theo đó, VHCL bao gồm 10 yếu tố
Trang 19nền tảng với các giá trị đặc trưng là: cải tiến chất lượng; làm việc nhóm; tậptrung khách hàng; lập kế hoạch chiến lược cho chất lượng; công nhận; sự hỗtrợ của lãnh đạo cho chất lượng; đo lường và phân tích; trao quyền và thamgia; đào tạo về chất lượng và ĐBCL Nghiên cứu đã chỉ ra rằng VHCL quyết
định mạnh mẽ đến chất lượng giảng dạy; Bản chất và cấu trúc của VHCLtrong trường đại học gắn liền với những sáng kiến liên quan đến chất lượng;
VHCL có thể làm tăng hiệu quả giảng dạy và cải tiến hiệu suất lao động thôngqua thực hiện quản lý chất lượng; VHCL có thể được sử dụng như một công
cụ hiệu quả để khuyến khích nhân viên tại các trường đại học tham gia vàocác hoạt động giảng dạy sáng tạo và hiệu quả phù hợp với nền tảng chuyênmôn của họ
Nhìn chung, ở nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực VHCL
trong trường đại học Phần lớn các nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa, các thành
tố, các giá trị VHCL cũng như cách thức xây dựng và phát triển VHCL trong
trường đại học Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đưa ra chỉ số đánh giá sự
phát triển của VHCL trong trường đại học
Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng và phát triển VHCL trong các cơ sở giáo
dục đại học đã được các nhà quản lý giáo dục quan tâm trong những năm gần
đây và đã được xác định là “một nhiệm vụ, một trong những giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”[13] Tuynhiên, vấn đề VHCL trong trường đại học vẫn còn là khái niệm chưa đượchiểu rõ, còn gây nhiều tranh cãi và chưa có nhiều nghiên cứu mặc dù vấn đềnày đã được các tác giả trong nước quan tâm, thảo luận nhiều qua các cuộchội thảo, hội nghị về VHCL trong trường đại học Vấn đề văn hóa chất lượng
trong trường đại học đã được các nhà nghiên cứu đưa ra với nhiều khía cạnh
khác nhau Điển hình:
Nêu lên tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển VHCL trong bốicảnh môi trường GDĐH có nhiều biến đổi như hiện nay, tác giả Lê Đức Ngọc(2008) cho rằng “mọi tổ chức muốn tồn tại và phát triển bền vững thì mọi
Trang 20hoạt động của nó đều phải hướng về chất lượng và xây dựng cho được vănhóa chất lượng trong tổ chức của mình” Theo đó, văn hóa chất lượng của một
cơ sở đào tạo được hiểu là: mọi thành viên (từ người học đến cán bộ quản lý),
mọi tổ chức (từ các phòng, ban đến các tổ chức đoàn thể) đều biết công việccủa mình thế nào là có chất lượng và đều làm theo yêu cầu chất lượng ấy.[18]Quan niệm VHCL gắn với niềm tin, giá trị và quan điểm hơn là kiến thức,nghiên cứu thực tiễn hay phân tích các qui trình chất lượng, theo các tác giảNguyễn Kim Dung và Huỳnh Xuân Nhựt (2009) để hiểu và xây dựng văn hóachất lượng, cần phải tác động không chỉ đến hiểu biết, qui định/tổ chức và cácbiện pháp quản lý mà còn đến quan điểm, niềm tin về các giá trị của những
người cùng tham gia trong tổ chức Ngoài ra, muốn hiểu được khái niệm
VHCL cũng cần đặt tổ chức/thể chế/cơ sở đào tạo đó trong một hoàn cảnh lịch
sử nhất định trong quá trình VHCL được hình thành và phát triển.[10]
Các quan niệm về VHCL cũng như sự liên quan của khái niệm này đếncác công tác khác trong một tổng thể chung của trường đại học đã được tácgiả Nguyễn Phương Nga (2011) báo cáo tại Hội thảo Đảm bảo chất lượng tại
trường Đại học Cần Thơ Theo đó, tác giả khẳng định VHCL chính là một nétvăn hóa của tổ chức và là một bộ phận cấu thành của ĐBCL Sự phát triển của
bộ phận này như thế nào phụ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động
ĐBCL trong trường đại học [16]
Cũng đề cập đến VHCL như một nét văn hoá của tổ chức nhưng với địnhnghĩa “chất lượng là sự xuất sắc” Các tác giả Nguyễn Chí Hoà và Vũ MinhHiền (2011) đã nêu trọng tâm của việc tạo lập và phát triển VHCL là tạo ranhững giá trị, những đặc điểm, ưu thế riêng và làm lan toả khái niệm chất
lượng và những tác dụng của nó để tác động vào việc thực hành của các tập
thể, các cá nhân [12]
Ngoài ra, tiếp cận theo hướng tổng thể các yếu tố có tác động đến VHCL
trong trường đại học trên cơ sở tích hợp các quan niệm về VHCL, căn cứ vào
các bộ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ GD&ĐT, AUN và ABET, tác giả Lê
Trang 21Đức Ngọc và các cộng sự (2012) đã đề xuất Mô hình VHCL của một cơ sở giáo dục đại học Mô hình này bao gồm 5 yếu tố môi trường của tổ chức, đó
là môi trường học thuật, môi trường xã hội, môi trường nhân văn, môi trường
văn hóa và môi trường tự nhiên Theo đó, xây dựng VHCL trong trường đại
học là xây dựng các môi trường với các thành phần là những giá trị mang tính
định hướng cho các hoạt động có chất lượng và phát triển chất lượng được
cộng đồng cơ sở giáo dục đại học đó đồng thuận xây dựng và thực hiện.[19]Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về Văn hóa chất lượng trong trường đạihọc đã được thực hiện như:
Tác giả Nguyễn Phương Nga (2010) đã nghiên cứu “Một số khía cạnhcủa văn hóa chất lượng trong trường đại học” Nghiên cứu đã nêu các quanniệm, định nghĩa về văn hóa chất lượng trong trường đại học; Nền tảng vănhóa chất lượng: giá trị, mối quan hệ, những biến động tạo ra những thay đổi
trong văn hóa chất lượng; Hiện trạng văn hóa chất lượng trong Đại học Quốc
gia Hà Nội và mối quan hệ với công tác kiểm định chất lượng trong Đại họcQuốc gia Hà Nội.[17]
Nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Vũ Lê (2013) [14] đã phân tích một sốcác yếu tố nền tảng của văn hóa chất lượng trong trường đại học bao gồm:Chiến lược phát triển của trường đại học; Mô hình cơ cấu tổ chức; Quá trình
đánh giá nội bộ và thu thập thông tin phản hồi; và Ban giám hiệu Bên cạnh
đó, tác giả cũng đã xây dựng một bộ công cụ đánh giá mức độ đóng góp của
thành tố quản lý vào việc tạo dựng VHCL trong Trường đại học nhằm phát
huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế trong việc phát triển văn hóa chấtlượng trong nhà trường
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ đi vào phân tích một số khía cạnhquản lý đối với việc tạo dựng VHCL trong trường đại học mà chưa đi vàonghiên cứu các yếu tố thuộc khía cạnh tâm lý của VHCL như nhận thức và
thái độ của CBNV đối với vấn đề chất lượng của nhà trường Đây cũng là m ột
khía cạnh rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý chất lượng
Trang 22Như vậy, mặc dù hiện nay việc xây dựng và phát triển VHCL trongtrường đại học được xem như là một trong các yếu tố quyết định sự phát triển
bền vững của mỗi nhà trường cũng như c ủa hệ thống giáo dục, khái niệm
VHCL trong trường đại học vẫn chưa được hiểu rõ và chưa có nghiên cứu
toàn diện về vấn đề này Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu “Một số yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN” trong tình hình hiện
nay là cần thiết nhằm giúp đánh giá thực trạng phát triển VHCL trong nhà
trường, phân tích một số các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp như vai trò
của đội ngũ CBQL và GV đối với sự phát triển VHCL, để từ đó có các biệnpháp định hướng, phát triển VHCL trên nền tảng văn hóa hiện có của nhà
trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính tự chủ,đồng thời hỗ trợ đắc lực cho công tác ĐBCL bên trong của nhà trường trongtương lai
1.2 Mô hình nghiên cứu:
Dựa trên các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
VHCL trong trường đại học và các cách tiếp cận VHCL trong cơ sở giáo dục đại
học ở Việt Nam hiện nay, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 1 1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
VHCL trong Trường Đại học Quy Nhơn
Trang 23Giả thuyết rằng sự phát triển VHCL trong Trường ĐHQN chịu sự ảnh
hưởng của 06 nhân tố thuộc vai trò của CBQL và GV: (1) Lập kế hoạch; (2)
Hỗ trợ giảng viên; (3) Giám sát thực hiện nhiệm vụ; (4) Khuyến khích, tạo
sự đồng thuận; (5) Giảng dạy và (6) Nghiên cứu khoa học
1.3 Một số khái niệm cơ bản
Trong phần này chúng tôi trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan
đến nghiên cứu
1.3.1 Văn hóa
Thuật ngữ “văn hóa”, trong ngôn ngữ phương Tây, người Pháp và ngườiAnh có từ “culture”, người Đức có từ “kultur”, người Nga có từ “kultura”
“Những chữ này đều xuất phát từ chữ Latinh “cultus amini” là trồng trọt tinh
thần Vậy chữ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt, thích nghi với tựnhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họkhông còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp”
Ở phương Đông, từ “văn hóa” đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm
Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và hóa: “Xem dáng vẻ con người, lấy đó
mà giáo hóa thiên hạ” Ở đây văn hóa đã đư ợc xem là một phương thức giáo
hóa con người, là giáo dục và cảm hóa cá nhân và xã hội theo cái đẹp Đó là
vẻ đẹp trong lễ nghi, trong nghệ thuật, trong ngôn ngữ, trong cách ứng xử,cách cai trị, đó là cái đẹp để cảm hóa, giáo dục, bình thiên hạ.[28]
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phươngthức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằmthích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [8]
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc
(UNESCO) đã đ ịnh nghĩa “Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh
thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xãhội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cáchsống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin [51]
Trang 24Ở cấp độ trường đại học, văn hóa là những giá trị và niềm tin của nhữngngười có liên quan đến nhà trường: các nhà quản lý, giảng viên, sinh viên,
thành viên hội đồng trường, nhân viên phục vụ; dựa trên truyền thống vànhững giao tiếp bằng lời hoặc không lời [Bartell 2003][33][3, 4]
Nhìn chung, văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộng với rất nhiềucách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của
con người Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm “văn hóa là sản phẩm của
con người, là cách quan niệm cuộc sống, tổ chức cuộc sống và sống cuộc
sống ấy” [9]
1.3.2 Chất lượng giáo dục đại học
Chất lượng giáo dục đại học là một khái niệm đa chiều và khó thốngnhất về quan niệm Đối với môi trường giáo dục đại học đa dạng về loại hình,
sứ mạng, quy mô, thời gian và địa bàn hoạt động, Hiệp hội các trường đại họcchâu Âu (EUA, 2006) đã đề xuất các định nghĩa chất lượng như sau:
(1) Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu;
(2) Chất lượng là sự hài lòng;
(3) Chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng;
(4) Chất lượng là sự tuyệt hảo;
(5) Chất lượng là giá trị đồng tiền;
(6) Chất lượng là sự biến đổi (quá trình thay đổi của khách hàng);
(7) Chất lượng là sự gia tăng (quá trình thay đổi của cơ sở giáo dục);(8) Chất lượng là sự kiểm soát (thưởng/ phạt trong quá trình đảm bảochất lượng [European University Association, 2006, tr.11][37]
Ở Việt Nam hiện nay, có 2 cách tiếp cận định nghĩa chất lượng phổ biến
đó là “Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn” và “Chất lượng là sự phù
hợp với mục tiêu” Cách tiếp cận chất lượng dựa trên các kết quả phù hợp vớitiêu chuẩn có thể dẫn đến các quy trình đánh giá ngoài để đảm bảo sự phù hợpvới các tiêu chuẩn đặt ra Trong khi đó, cách tiếp cận sự phù hợp với mục tiêu
Trang 25dẫn đến sự cải tiến định hướng: đảm bảo chất lượng là điểm khởi đầu của sứmạng và mục tiêu của từng cơ sở giáo dục và đề xuất các giải pháp cải tiến để
đạt được các mục tiêu đề ra [16]
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu VHCL gắn với công tác ĐBCL
trong trường đại học, đề tài định nghĩa: “Chất lượng giáo dục đại học là sựđáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu của
Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương và cả nước” [4]
1.3.2 Văn hóa chất lượ ng và VHCL trong trường đại học
1.3.2.1 Văn hóa chất lượng
Khái niệm “văn hóa chất lượng” được đưa vào giáo dục đại học từ đầuthế kỷ 20 tại một số trường đại học của Hoa Kỳ và được phát triển thành cácnghiên cứu, các dự án và bài giảng về “văn hóa chất lượng” Trải qua những
giai đoạn phát triển khác nhau của giáo dục đại học trên thế giới, dựa trên
những bối cảnh lịch sử khác nhau, các học giả đã đưa ra các định nghĩa khácnhau về văn hóa chất lượng [16]
Trong đề tài này, tác giả xem xét khái niệm Văn hóa chất lượng ở góc độ
Văn hóa chất lượng là suy nghĩ, quan điểm và định hướng của một người, một tổ chức đến chất lượng nhằm đạt đến các mức chất lượng tốt hơn theo thời gian.
1.3.2.2 VHCL trong trường đại học
Trường đại học là một tổ chức văn hóa giáo dục, vì vậy khi phân tích
khái niệm văn hóa chất lượng trong trường đại học, trước tiên tác giả xem xétkhái niệm văn hóa tổ chức hay văn hóa trường đại học
Theo Nguyễn Thu Linh (2004), văn hóa tổ chức là những yếu tố chứa
đựng những nguyên tắc ẩn dấu được chia sẻ, được chấp nhận bởi một nhómngười trong tổ chức, quyết định nhận thức, suy nghĩ, hành động của họ và của
tổ chức đối với sự biến đổi của môi trường xung quanh [15]
Trang 26Theo Ahmed (2008), văn hóa tổ chức có những yếu tố sau: (1) Cải tiến
công việc; (2) Những giá trị của tổ chức; (3) Những mô hình văn hóa; (4)Những nghi thức, thói quen của tổ chức; (5) Những tín hiệu văn hóa [30]
Văn hóa tổ chức được hình thành và phát triển tự nhiên trong mọi tổ
chức giáo dục, mọi trường đại học, đó là những quy ước của cộng đồng đó,những điều lệ, quy định, những phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đềcủa tổ chức v.v….Văn hóa chất lượng chính là một nét văn hóa của tổ chức
Hình 1 2 Mối quan hệ giữa Văn hóa xã hội - Văn hóa tổ chức & Văn
hóa chất lượng [Nguyễn Phương Nga, 2011] [16]
Việc củng cố và phát triển văn hóa tổ chức và biến đổi nó thành “vănhóa chất lượng” của tổ chức đồng nghĩa với việc thay đổi, hoặc “đổi mới”những quy ước, quy định, điều lệ … của tổ chức nhằm hướng tới một đích
chung là đạt chất lượng
VHCL của một tổ chức có các đặc trưng quan trọng đó là: Có hệ thống cácgiá trị được chính tổ chức xây dựng nên; Có môi trường phù hợp để phát triển;
Được nuôi dưỡng bởi ý thức tự giác của các tập thể, cá nhân trong tổ chức [11]
Hiện nay, Văn hóa chất lượng trong trường đại học được tiếp cận theomột số cách như sau:
Cách tiếp cận Văn hóa chất lượng của trường ĐHQGHN, theo PGS.TSPhạm Trọng Quát (2011), đó là “hệ thống các giá trị, chuẩn mực và thóiquen làm việc có chất lượng đã định hình của mọi thành viên trong một tổ
Trang 27chức nhằm thực hiện công việc được giao một cách tốt nhất” Văn hóa chất
lượng chủ yếu thể hiện ở hai cấp độ: Ở cấp độ đơn vị, VHCL biểu hiện qua
việc xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng baogồm việc xây dựng được chiến lược tốt về đảm bảo chất lượng của đơn vị,xây dựng bộ phận thường trực về đảm bảo chất lượng làm việc có hiệu
quả,…; Ở cấp độ cá nhân, VHCL được biểu hiện qua việc hoàn thành công
việc có chất lượng cao, đúng thời hạn, đảm bảo đủ số lượng sản phẩm, đáp
ứng đúng yêu cầu, chi phí hợp lí, đáp ứng kỹ năng làm việc nhóm, đoàn kết,
dân chủ,… [21]
Cũng nằm trong hệ thống ĐHQGHN, cách tiếp cận VHCL của Trường
ĐHKHXH&NV, theo PGS.TS Nguyễn Kim Sơn (2011) quan niệm: “Văn hoá
chất lượng trong giáo dục đại học hiểu một cách đơn giản là những suy nghĩ,
quan điểm và định hướng của một người, một tổ chức đến chất lượng dạy và học
nhằm đạt đến các mức chất lượng tốt hơn theo thời gian Nó đòi hỏi tất cả
CBNV trong nhà trường phải suy nghĩ thường xuyên về việc làm thế nào để việc
giảng dạy, học tập, NCKH và các mặt công tác khác ngày càng tốt hơn” [23].
Theo TS Richard Lewis, Tư vấn viên quốc tế, Dự án GDĐH 2 (HEP2),(2011), “Văn hóa chất lượng chính là hoạt động ĐBCL được gắn với cuộcsống thường nhật của trường đại học và được xem là trách nhiệm chung củatất cả các thành viên của cộng đồng học thuật, cán bộ, nhân viên cả về chuyênmôn lẫn hành chính, và các sinh viên” [47]
Theo tác giả Phạm Xuân Thanh (2005), khi áp dụng mô hình ĐBCL vàomôi trường giáo dục, Văn hóa chất lượng được thể hiện ở khía cạnh những
người trực tiếp làm ra sản phẩm/ đào tạo luôn tự nhận thức được tầm quan
trọng của chất lượng, biết cách để đạt được chất lượng cao hơn và tự mìnhmong muốn làm điều đó, đồng thời còn vận động người khác cùng làm tốt
như hoặc làm tốt hơn bản thân họ [25]
Dự án phát triển VHCL trong các trường ĐH ở Châu Âu( EUA) (2002-2006) với sự tham gia của 134 trường ĐH đại diện cho các
Trang 28quốc gia thuộc cộng đồng Châu Âu đã thống nhất định nghĩa: “Văn hoá chất
lượng là một hệ thống các giá trị của tổ chức để tạo ra môi trường làm việc
thuận lợi cho việc cải tiến và không ngừng cải tiến nhằm thúc đẩy và pháttriển bền vững chất lượng VHCL được xác định bởi hai thành tố:
(1) Thành tố văn hóa/tâm lý: gồm các giá trị, niềm tin, những kỳ vọngcũng như cam kết chung hướng tới chất lượng;
(2) Thành tố quản lý: gồm các quy trình nâng cao chất lượng và điềuphối các nỗ lực cá nhân hướng tới chất lượng
Hai yếu tố trên được gắn kết với nhau thông qua quá trình trao đổi, thảoluận, tham gia của tất cả các thành viên ở mọi cấp độ VHCL là cơ sở của sựquản lý chất lượng bền vững: chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm
Mối quan hệ giữa VHCL và ĐBCL bên trong nhà trường được sơ đồhóa như sau:
Hai thành tố cam kết chất lượng và quản lý chất lượng kết hợp với nhau
để đưa đến hiệu quả của văn hóa chất lượng Cam kết chất lượng hướng đến
việc tạo ra sự cam kết của mọi người trong việc tạo dựng và phát triển cácmục tiêu và để đảm bảo sự tiếp cận với chất lượng từ dưới lên Ngược lại,
Văn hóa chất lượng
Quản lý chất lượng
Yếu tố kỹ thuật
Thúc đẩy
Cam kết chất lượng Yếu tố văn hóa
Công cụ và cơ chếđo lường,
đánh giá, đảm bảo và nâng
cao chất lượng
* Cấp độ cá nhân: cam
kết của từng cá nhân để phấn đấu cho chất lượng
Hình 1 3.Các yếu tố tạo ra Văn hóa chất lượng
[European University Association, 2006][37]
Trang 29quản lý chất lượng là khía cạnh kỹ thuật của văn hóa chất lượng Quản lý chất
lượng đề cập đến công cụ và cơ chế để đo lường, đánh giá, đảm bảo và nâng
cao chất lượng Cả hai yếu tố trên đều là các yếu tố thiết yếu và phải được
điều chỉnh bởi sự trao đổi thông tin và sự tham gia thảo luận [37]
Nói cách khác, định nghĩa về văn hóa chất lượng của EUA cho thấy rõmối quan hệ giữa VHCL và cơ cấu ĐBCL bên trong, theo đó phải có cả haiyếu tố tâm lý và quản lý thì mới có thể tạo thành văn hóa chất lượng trong
trường đại học Nếu chỉ có yếu tố quản lý (áp đặt từ trên xuống) mà không có
yếu tố tâm lý (mọi người đều tự nguyện thực hiện) thì chất lượng sẽ khôngbền vững (chỉ thực hiện khi bị giám sát) Ngược lại, nếu chỉ có yếu tố tâm lý(nỗ lực của một số cá nhân) thì sẽ không có điều kiện để trở thành văn hóacủa tổ chức (nỗ lực của các cá nhân sẽ không đủ lan tỏa nếu không có sự hỗtrợ của toàn hệ thống)
Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa VHCL và cơ cấu ĐBCL chấtlượng bên trong là mối quan hệ cơ hữu và phụ thuộc lẫn nhau, vì cơ cấuĐBCL bên trong sẽ không tạo ra chất lượng bền vững nếu không có văn hóa
chất lượng, và văn hóa chất lượng khó có thể được hình thành nếu không có
cơ cấu ĐBCL (các quy trình, hệ thống thưởng phạt) để có thể tạo ra các thói
quen, sự mong đợi, và giá trị chung mà mọi người cùng chia sẻ
Hình 1 4 Mối quan hệ giữa ĐBCL với VHCL
[Nguyễn Phương Nga, (2011)] [16]
Trang 30Như vậy, có thể nói hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về VHCLtrong trường đại học Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều thừa nhận VHCL là
một bộ phận cấu thành của ĐBCL
Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả xem xét khái niệm này chủ yếu
ở góc độ Văn hóa chất lượng trong trường đại học là nhận thức và suy nghĩ (thể hiện qua thái độ) của cán bộ, nhân viên và sinh viên trong nhà trường về chất lượng mà cụ thể là công tác đảm bảo chất lượng trong nhà trường.
1.3.3 Sự phát triển VHCL trong trường đại học
1.3.3.1 Sự phát triển
Sự phát triển là trạng thái vận động từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ
đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện… của thế giới tựnhiên, của xã hội loài người, của tư duy và của chính quá trình sáng tạo ra cácgiá trị văn hóa [26]
1.3.3.2 Sự phát triển VHCL trong trường đại học
“Sự phát triển văn hoá chất lượng là sự thay đổi văn hoá để tiến tới sự
hội tụ rộng lớn hơn trên con đường tư duy và hành động về chất lượng Nó có
ý nghĩa như một con đường mới trong việc tiến hành công việc nhưng cũng làcách hiểu mới về những hành động này.”[12]
Sự phát triển VHCL trong trường đại học phải tập trung vào việc kếthợp các giá trị, kỹ năng và thái độ mới thành hành vi của các nhà giáo nhằm
tác động đến quá trình dạy và học nhằm phát triển chất lượng trong môitrường giáo dục được chính họ cải tiến [36]
Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển VHCL là “Cán bộnhân viên ở tất cả các cấp hiểu được các mục tiêu chất lượng, chính sách, quytrình của tổ chức và vai trò của họ trong việc giúp đỡ để đạt được chúng” [50]
Một cách tổng quát, sự phát triển VHCL trong trường đại học có thể
được xem như là sự thay đổi các chuẩn mực hành vi, hệ thống giá trị, nghi lễ
trong tổ chức theo hướng cải tiến chất lượng làm cho tổ chức vững mạnh hơntheo thời gian
Trang 31Trong đề tài này, tác giả định nghĩa : Sự phát triển VHCL trong trường đại học là sự chuyển biến trong quan điểm (nhận thức và thái độ) của CBNV
về công tác ĐBCL theo hướng cải tiến chất lượng làm cho tổ chức vững mạnh hơn theo thời gian.
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường đại học
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong một trường
đại học (các yếu tố bên trong và bên ngoài) Một trong những yếu tố cốt lõi cóảnh hưởng lớn đến sự phát triển VHCL bền vững là nhận thức của nhữngngười có liên quan đến nhà trường (bao gồm các nhà quản lý, giảng viên, sinh
viên, nhân viên hỗ trợ…) về vai trò và trách nhiệm của chính họ góp phần vàocông tác đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường Trong phạm vi của luận
văn này, tác giả tập trung xem xét các yếu tố vai trò của cán bộ quản lý và vai
trò của giảng viên, hai lực lượng nòng cốt của một trường đại học, đối với sựphát triển VHCL trong nhà trường Trong đó, nhóm yếu tố thuộc vai trò
CBQL như: Lập kế hoạch hàng năm; Hỗ trợ giảng viên; Giám sát thực hiện;
Khuyến khích, tạo sự đồng thuận và nhóm yếu tố thuộc vai trò của Giảng viên
như : Giảng dạy và Nghiên cứu khoa học là các biến độc lập và sự phát triển
VHCL trong trường ĐHQN là biến phụ thuộc
Trang 321.3.4.2 Cán bộ quản lý /Lãnh đạo
Cán bộ quản lý/Lãnh đạo là người truyền cảm hứng làm việc, xác địnhchính xác vấn đề cần giải quyết và bám sát, hỗ trợ từng thành viên để đạt kếtquả cuối cùng của tổ chức/đơn vị nhờ vào khả năng tổ chức, lập kế hoạch,lãnh đạo, điều phối và điều khiển công việc, con người trong một tổ chức/đơn
vị hướng vào công việc với mục tiêu chung [22]
Trong đề tài này, cán bộ quản lý ở Trường ĐHQN bao gồm: Ban Giám
hiệu nhà trường; trưởng, phó các phòng ban; trưởng, phó khoa và các tổtrưởng bộ môn của các khoa trong nhà trường
1.3.4.3 Vai trò của CBQL đối với sự phát triển VHCL trong trường
chức có thể sẽ không thay đổi được nếu không có sự thay đổi về sự lãnh đạo.
CBQL cấp cao (lãnh đạo) có trách nhiệm đảm bảo đủ thời gian, nhânlực, nguồn tài trợ và các cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch và triển khaiVHCL trong trường đại học Vai trò của lãnh đạo trong việc phát triển VHCL
là truyền cảm hứng, làm lan tỏa mục tiêu chất lượng cho tất cả các cán b ộ,giảng viên, sinh viên và nhân viên trong nhà trường Bên cạnh đó, lãnh đạocòn đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách, tầm nhìn
và phê duyệt kế hoạch để tạo ra một môi trường học tập/giảng dạy hiệu quả
trong nhà trường Với vai trò là người giám sát và hướng dẫn tổ chức, họ thiết
kế các kế hoạch, thiết lập mục tiêu rõ ràng, thiết lập các giá trị của tổ chức vàyêu cầu thực hiện Đồng thời, họ cũng đưa ra hệ thống trách nhiệm giải trình.Bên cạnh đó, CBQL cấp đơn vị (khoa/ phòng ban) có vai trò như mộtcầu nối giữa lãnh đạo và giảng viên – họ kết hợp và cân bằng hỗ trợ từ trênxuống và từ dưới lên Nhiệm vụ của CBQL là lập kế hoạch chiến lược vềnguồn lực trong bối cảnh kế hoạch tổng thể của trường đại học và thực hiệncác chính sách đại học Trách nhiệm quan trọng của CBQL liên quan đến việc
Trang 33thiết lập, theo dõi, bảo trì các dịch vụ, sửa đổi, bổ sung chương trình, giáotrình, xử lý các vấn đề liên quan đến sinh viên Khích lệ CBNV trong nhà
trường tham gia hoạt động cải tiến liên tục, quản lý chất lượng có hiệu quả
Nói cách khác, vai trò của CBQL cấp đơn vị đối với việc tạo dựng và pháttriển VHCL trong nhà trường là thúc đẩy và hỗ trợ
Tuy nhiên, các yếu tố như hoạch định chính sách và tầm nhìn, xây dựng
kế hoạch chiến lược, đầu tư các nguồn lực của CBQL mang tính chất vĩ mô,lâu dài và có liên quan đến các yếu tố bên ngoài nhà trường Do đó, trongphạm vi của đề tài , nghiên cứu chỉ tập trung xem xét các yếu tố chủ yếu trongvai trò của CBQL đối với sự phát triển VHCL như: Lập kế hoạch; Hỗ trợgiảng viên; Giám sát thực hiện kế hoạch và Khuyến khích, tạo sự đồng thuận
Lập kế hoạch
Bất cứ tổ chức nào cũng cần lập kế hoạch, mức độ tùy thuộc vào từng tổchức và người quản lý Việc lập kế hoạch trước hết phải bắt đầu bằng nhậnthức sâu sắc rằng tổ chức có thể là m gì đó để tạo ra tương la i tốt hơn, chúng ta
có thể dự báo, dự đoán được những thay đổi trong tương lai và khẳng địnhchúng ta sẽ làm gì để cải thiện hiện tại Từ những nhận thức đó, các hoạt độnglập kế hoạch mới có thể tiến hành để cải thiện hoạt động của tổ chức và hiệnthực hóa những ý tưởng đổi mới trong tổ chức
Lập kế hoạch là khâu rất quan trọng và là chức năng cơ bản nhất trong sốcác chức năng quản lý, nhằm đảm bảo cho các thành viên trong tổ chức biết
rõ nhiệm vụ của mình để đạt được mục tiêu của tập thể Lập kế hoạch là việcquyết định trước xem sẽ làm gì, làm như thế nào, làm khi nào và ai sẽ làm cái
Trang 34hạn rõ ràng cho từng đơn vị /cá nhân Đồng thời, kế hoạch này phải đượccông khai rộng rãi giúp các thành viên nắm rõ vai trò của mình trong việcthực hiện các mục tiêu chất lượng.
Hỗ trợ giảng viên
Là sự hỗ trợ của CBQL đối với GV về các nguồn lực, chính sách, cơ sởvật chất nhằm giúp phát huy tối đa năng lực của họ để hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao, đạt được các mục tiêu chất lượng
Giám sát thực hiện kế hoạch
Là việc hướng dẫn, đôn đốc, động viên các bộ phận, cá nhân thực hiện,hoàn thành các công việc theo tiêu chuẩn chất lượng và đúng tiến độ, đảm bảotất cả các nguồn nhân lực trong đơn vị phát huy hết năng lực và được cungcấp đủ các điều kiện để có thể phát huy năng lực tối đa Đồng thời, việc giámsát cũng nhằm xác định những mặt tích cực và những điểm còn hạn chế,những điển hình tiêu biểu của đơn vị để có những biện pháp phát huy những
điểm mạnh, khắc phục những điểm hạn chế và khen thưởng kịp thời đối vớicác cá nhân và đơn vị
Khuyến khích, tạo sự đồng thuận
Là việc tạo ra động lực thúc đẩy các cá nhân tham gia vào các hoạt độngcải tiến chất lượng, nhằm đạt được các mục tiêu chất lượng của tổ chức, gópphần vào sự nghiệp phát triển bền vững của nhà trường Động lực của mọi
người thường được khơi dậy thông qua hệ thống thưởng phạt như tăng lương,thù lao, đề bạt (bãi nhiệm), công nhận (phê bình), tăng thêm (hạn chế) quyền
tự chủ, hứa hẹn những nhiệm vụ quan trọng mà chủ yếu là các hành độngkhích lệ kịp thời đối với các đơn vị/ cá nhân có các sáng kiến chất lượngnhằm thay đổi các giá trị hướng đến việc đạt được các mục tiêu chất lượngcủa tổ chức Bên cạnh đó, một cơ chế đo lường các hoạt động minh bạch, hợp
lý, khách quan và cung cấp phản hồi kịp thời, mang tính xây dựng sẽ tạo ra sự
tin tưởng của CBNV trong nhà trường
Trang 351.3.4.4 Vai trò của giảng viên đối với sự phát triển VHCL
Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết
định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [4] Đồng thời, Hội nghị TW2
khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượnggiáo dục và được xã hội tôn vinh” [6] Tuy nhiên, trong Chiến lược phát triểngiáo dục giai đoạn 2011 – 2020, đã chỉ ra một trong những nguyên nhân quantrọng dẫn đến những bất cập, yếu kém của giáo dục, đào tạo nước ta là “chưanhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo…”[3] Điều đó chothấy, vai trò của giảng viên đối với sự phát triển sự nghiệp giáo dục nóichung, chất lượng giáo dục nói riêng là vô cùng quan trọng Giảng viên chính
là lực lượng cơ bản, trực tiếp quyết định trong các hoạt động dạy và học, hoạt
động chủ yếu trong nhà trường Bên cạnh đó, để việc giảng dạy mang lại hiệu
quả tích cực, giảng viên còn là những nhà nghiên cứu khoa học, tìm tòi,nghiên cứu, sáng tạo, cập nhật các tri thức mới, vận dụng các thành tựuNCKH vào bài giảng, giúp người học tiếp cận và làm chủ những kiến thứcmới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội
Như vậy, Giảng viên chính là người liên kết giữa cán bộ quản lý và sinh
viên, thực hiện các chính sách chất lượng của nhà trường thông qua việc thựchiện tốt các vai trò quan trọng của mình là giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Giảng dạy
Giảng dạy là sự điểu khiển tối ưu hóa quá trình SV chiếm lĩnh kháiniệm khoa học, trong và bằng cách đó, phát triển và hình thành nhân cách.Nếu học tập nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì giảng dạy có mục đích
điều khiển việc học tập Giảng dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác
với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông tindạy học và điều khiển hoạt động học
Về bản chất, dạy học là một quá trình thiết kế và góp phần thi công củagiảng viên và học tập là một quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của
Trang 36sinh viên dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên nhằm đạt được chất
lượng và hiệu quả dạy học [2]
Giảng dạy là vai trò cơ bản nhất của giảng viên trong một trường đạihọc Giảng viên muốn giảng dạy tốt cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Hiểu rõ môi trường xã hội trong đó diễn ra việc giảng dạy;
- Hiểu rõ tính chất và đặc điểm điều kiện của nhà trường trong đó diễn raviệc dạy học;
- Nắm vững mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học;
- Hiểu rõ trình độ ban đầu của sinh viên so với nhiệm vụ dạy học và trựctiếp tác động đến sinh viên bằng nhân cách của mình;
- Nắm vững và lựa chọn nội dung dạy học một cách phù hợp;
- Lựa chọn một cách đúng đắn và thích hợp các phương pháp, phươngtiện và hình thức tổ chức dạy học, căn cứ vào đầu ra, đầu vào và nội dung dạyhọc;
- Biết khai thác các động lực bên ngoài và bên trong của quá trình dạyhọc nhằm khuyến khích sinh viên tự học;
- Hạn chế các yếu tố nhiễu tác động đến sinh viên;
- Trong quá trình lựa chọn nội dung và vận dụng các phương pháp,
phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, GV cần tuân theo các quy luật và
nguyên tắc dạy học;
- Hướng dẫn sinh viên học tập một cách logic [2]
Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng những ý tưởng, phương pháp
và chuẩn mực khoa học để tạo ra kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hoặc
dự đoán các sự việc hay hiện tượng (Cooper & Schindler, 2006) Nghiên cứukhoa học cung cấp các phương tiện cải tiến và mở rộng kiến thức khoa họctrong lĩnh vực cụ thể [35]
Đối với trường đại học, bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy thì nghiên cứu
khoa học cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà giảng viên cần thực hiện Vì
Trang 37bản chất công việc giảng dạy luôn yêu cầu giảng viên không ngừng nâng caokiến thức chuyên môn, cập nhật tri thức mới và giảng viên phải thực sự làchuyên gia trong một lĩnh vực nhất định Điều này chỉ có thể được hìnhthành qua thực tiễn nghiên cứu và triển khai ứng dụng các kết quả nghiêncứu với niềm đam mê sáng tạo ra tri thức mới, mong muốn được truyền đạtcác tri thức, kinh nghiệm đến cho người học Như vậy, để tạo ra một môi
trường học tập có chất lượng, đáp ứng các mục tiêu giáo dục, bên cạnh
việc thực hiện tốt vai trò giảng dạy, giảng viên cần tích cực tham gia hoạt
động nghiên cứu khoa học và vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào
bài giảng một cách có hiệu quả
Kết luận chương 1
Trong chương này tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, xây dựng mô hình
lý thuyết nghiên cứu của đề tài đồng thời khẳng định hướng nghiên cứu đúng
đắn của luận văn Các vấn đề được làm rõ trong chương 1 bao gồm:
i Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tạo dựng và phát triển VHCL trong
trường đại học hiện nay là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng bền vững chonhà trường Tuy nhiên, vấn đề VHCL trong trường đại học tuy đã được nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, vẫn chưa có một nghiên cứutoàn diện về VHCL, phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích VHCL ởmột số khía cạnh quản lý như kế hoạch chiến lược, sự lãnh đạo, làm việcnhóm, v.v Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự phát triểnVHCL trong một trường đại học , cũng như phân tích các yếu tố có ảnh hưởngtrực tiếp và đặc biệt quan trọng đến sự phát triển VHCL như vai trò củaCBQL và GV Điều này khẳng định tính cấp thiết và hư ớng nghiên cứu của
đề tài là đúng đắn
ii Hiện nay, vấn đề tạo dựng và phát triển VHCL gắn với công tác ĐBCL
trong các trường đại học đã và đang được các nhà khoa học, các nhà hoạchđịnh chính sách và các trường đại học rất quan tâm Nhiều văn bản củaBGD&ĐT được ban hành cùng với việc tổ chức các hội thảo, hội nghị hàng
Trang 38năm nhằm hướng dẫn, khuyến khích các trường đại học xây dựng và phát
triển VHCL hướng tới sự phát triển bền vững trong môi trường giáo dục cạnh
tranh như hiện nay
iii Dựa trên quan điểm về văn hóa trong xã hội học, quan điểm về chất
lượng trong lĩnh vực quản lý chất lượng và các nghiên cứu khác có liên quan
tác giả đã xác định mô hình lý thuyết và làm rõ các khái niệm sử dụng trong
đề tài
Trang 39Chương 2 BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Bối cảnh nghiên cứu
2.1.1 Giới thiệu Trường Đại học Quy Nhơn
Trường Đại học Quy Nhơn tiền thân là Trường Đại học Sư phạm Quy
Nhơn, được thành lập từ năm 1977 theo Quyết định số 1842/QĐ ngày 21 tháng
12 năm 1977 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, tọa lạc tại thành phố Quy Nhơn, tỉnhBình Định, có vai trò động lực trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho sựphát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Với hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Quy Nhơn đãlớn mạnh không ngừng, cả về quy mô và lĩnh vực đào tạo lẫn trình độ và chất
lượng đào tạo, cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Hiệnnay, Trường có 16 khoa, đào tạo 42 ngành thuộc các lĩnh vực sư phạm, khoa
học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, khoa học xã hội-nhân văn, ngoại ngữ và quản
lý kinh tế với quy mô xấp xỉ 18.000 sinh viên chính quy và khoảng 10.000
sinh viên không chính quy Trường đã và đang đào tạo trình độ thạc sĩ gồm 12
chuyên ngành, với quy mô gần 900 học viên Ngoài ra, Trường còn đào tạo
đại học, sau đại học và bồi dưỡng tiếng Việt cho gần 950 lưu học sinh Lào
thuộc các tỉnh Attapư, Chămpasắc, Salavan và Sekon Trường Đại học Quy
Nhơn đến nay đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy và có uy tín, thương hiệu
trong xã hội [20]
Về đội ngũ cán bộ, giảng viên, hiện nay Nhà trường có 824 cán bộ nhânviên trong đó có gần 600 giảng viên cơ hữu; trong đó có: 9 PGS, 94 TS vàTSKH, 379 ThS; 92 nghiên cứu sinh trong và ngoài nước [1]
Về hoạt động khoa học và công nghệ, nghiên cứu khoa học cơ bản làmột trong những thế mạnh của nhà trường trong hoạt động nghiên cứu khoahọc Một số đề tài được thực hiện bởi Quỹ phát triển khoa học công nghệquốc gia (Nafosted) với kết quả được đánh giá cao Trong những năm gần
đây, chất lượng các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng
viên của nhà trường đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước có sự
Trang 40tăng vọt cả về số lượng lẫn chất lượng Từ năm 2010 đến nay đã có trên 65bài báo được đăng trong các tạp chí khoa học quốc tế, trong đó có nhiều tạp
chí có trong danh mục SCI, SCIE; có hơn 300 bài báo được đăng trong cáctạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành trong nước [1] Tính từ năm 2005 đếnnay, Trường đã có tất cả 08 đề tài KHCN cấp Nhà nước, 03 đề tài KHCN cấpTỉnh, 43 đề tài KHCN cấp Bộ, 235 đề tài KHCN cấp Trường, 908 đề tàiKHCN cấp Khoa và trên 1.000 đề tài NCKH sinh viên Hoạt động nghiên cứukhoa học trong sinh viên cũng đã trở thành một trong những nhân tố thực sựgóp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường Từ năm 2009 đến nay,
đã có nhiều đề tài của sinh viên của Trường đạt giải cao trong các giải thưởng
Sinh viên nghiên cứu khoa học, VIFOTEC, Tài năng khoa học trẻ Việt Nam
do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức [1]
2.1.2 Sứ mạng, mục tiêu và hệ thống giá trị cơ bản của trường Đại học Quy Nhơn
Trường Đại học Quy Nhơn là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnhvực góp phần tích cực phát triển nguồn nhân lực và phát triển khoa học –công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa hôc
xã hội - nhân văn, công nghệ và giáo dục ở khu vực Nam Trung bộ - TâyNguyên và trên toàn quốc thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứngdụng khoa học - công nghệ, cung cấp các dịch vụ phù hợp theo yêu cầu của
Nhà nước và nhu cầu của thị trường Sứ mạng của nhà trường là “Đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa của các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước” [1]
Mục tiêu của Trường Đại học Quy Nhơn là “đào tạo lực lượng lao động
có trình độ cao, về lâu dài, nhà trường hướng tới mục tiêu xây dựng nhàtrường trở thành Trường đại học định hướng nghiên cứu, được xếp hạng trong
danh sách các trường đại học đẳng cấp quốc tế, trong đó kết hợp giữa đào tạo
và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ là phương châm cho mọihoạt động của nhà trường”