6. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Xác định các chỉ báo của biến phụ thuộc và biến độc lậ p
2.4.1.1. Các chỉ báo củabiến phụ thuộc
Khái niệm“Sự phát triểnVăn hóa chất lượng trong trường đại học” được đo bằng 08 chỉ báo như sau:
Vềnhận thức đối với công tác ĐBCL:
1. Nhận thức tầm quan trọng của công tác ĐBCL trong nhà trường.
2. Nhận thức công tác ĐBCL là công việc chung của mọi thành viên trong
nhà trường.
3. Nhận thức việc đánh giá của SV trên mọi hoạt động của nhà trường là rất cần thiết và cần được thực hiện thườngxuyên đểcải tiến chất lượng. 4. Nhận thức công cụ đánh giá được cải tiến ngày càng xác thực hơn.
Về thái độ đối với công tác ĐBCL:
5. Ủng hộ việc thành lập Phòng KT&ĐBCL làm đầu mối triển khai các hoạt động ĐBCL.
6. Ủng hộviệc tổchức đánh giá trong; 7. Ủng hộviệc tổchức đánh giá ngoài;
8. Ủng hộ việc tổ chức cho sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy, đánh giá chương trìnhđào tạo, đánh giá môn học…
2.4.1.2. Các chỉ báocủa biến độc lập
1) Vai trò của CBQL đối với sựphát triển VHCL:
Vai trò của CBQL đối với sự phát triển VHCL bao gồm 04 nhân tố: Lập kếhoạchhàng năm; Hỗtrợgiảng viên; Giám sát việc thực hiện kếhoạch; và Khuyến khích, tạo sự đồng thuậnđược đo bằng 11 chỉ báo như sau:
Lập kế hoạch hàng năm:
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm với các mục tiêu chất lượng cụ thể; 2.Phân định rõ ràng chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị, cá
nhân;
3. Công khai kế hoạch cải tiến chất lượng hàng năm;
Hỗ trợ giảng viên:
4.Đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn và động cơ làm
5. Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác, các hội thảo, hội nghị trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu theo các quan điểm giáo dục tiên tiến có chất lượng và hiệu quả ;
6. Phổ biến các thông tin cần thiết cho các bên có liên quan được tiếp
cận đầy đủ, dễ dàng và kịp thời;
7.Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các thành viên trong đơn vị
hoàn thành nhiệm vụ;
Giám sát thực hiện kế hoạch:
8. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân nhằm xác định
những mặt tích cực và những điểm còn hạn chế, những điển hình tiêu biểu của đơn vị trên tinh thần xây dựng và phát triển ;
9. Phát triển các chỉ báo đánh giá chất lượng, đo lường minh bạch và cung cấp phản hồi mang tính xây dựng đối với các hoạt động của đơn vị;
Khuyến khích, tạo sự đồng thuận:
10. Xây dựng bầu không khí dân chủ trong đơn vị: Cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng và có cơ hội
phát triển các khả năng của mình;
11. Xác lập cơ chế thi đua, khen thưởng phù hợp, thúc đẩy mọi người nổ
lực làm việc có chất lượng.
2) Vai trò của Giảng viên đối với sựphát triển VHCL:
Vai trò của Giảng viên đối với sự phát triển VHCL bao gồm 02 nhân tố: Giảng dạy và Nghiên cứu khoa họcđược đo bằng 10 chỉ báo như sau:
Giảng dạy:
1. Thiết kếnội dung giảng dạy bám sát mục tiêu;
2. Thiết kếnội dung giảng dạy cập nhật kiến thức hiện đại;
3. Sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại: lấy người học làm trung tâm, phát triển năng lực tựhọc và tư duy sáng tạo của người học;
4. Công bằng và khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của sinh viên;
5. Giao tiếp cởi mở, lịch thiệp với sinh viên; 6. Tự đánh giá quá trình giảng dạy;
7. Luôn học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn;
Nghiên cứu khoa học:
8. Tích cực tham gia NCKH;
9. Vận dụng kết quảNCKH vào giảng dạy.