Đánh giá thang đo

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn (Trang 56)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Đánh giá thang đo

Để đánh giá thang đo chúng tôi tiến hành phân tích hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha và nhân tốkhám phá (EFA) bằng phần mềm SPSS 18.0.

Trước tiên, tác giả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại bỏcác biến không phù hợp.Đối chiếu với bảng phân tích thống kê Biến-Tổng (Item-Total Statistics), nếu các biến có hệ số tương

quan Biến-Tổng (Corrected Item-Total correlation) nhỏ hơn 0,30 thì sẽ bị

loại. Về lý thuyết, một thang đo được đánh giá là tốt khi có hệ số tin cậy

Cronbach’s Alphatừ 0,80 đến gần 1,00. Tuy nhiên vẫn có thểchấp nhận được nếu hệ số tin cậy của thang đo ở mức trên 0,60 đối với các khái niệm tương đối mới [2].

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, chúng tôi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Nếu biến nào có trọng số nhân tố (factor loading - biểu diễn tương quan giữa nhân tố và biến) nhỏ hơn 0,50 thì sẽbị loại. Các biến nào có các đặc điểm tương đồng với nhau sẽ được nhóm thành các nhân tố và các nhân tố này được đặt tên sao cho đại diệnđược các biến quan sát của nhân tố. Phương phápxoay nhân tốVarimax

và điểm dừng khi trích các yếu tốcó eigenvalue là 1 được sử dụng. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

3.2.1.Độ tin cậy của thang đo

Để đánh giá độ tin cậy của 02 thang đo “Sự phát triển văn hóa chất

lượng trong trường đại học” và thang đo “các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượngtrong trường đại học”, chúng tôi tiến hành phân tích hệsốCronbach's Alpha của từng thang đo.

Thang đoSựphát triển Văn hóa chất lượng trong trường đại học

“Sự phát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học” là một khái niệm động, không thể đo lường trực tiếp, nhưng có thể đo lường gián tiếp thông qua việc trả lời các câu hỏi thể hiện quan điểm (nhận thức và thái độ) của CBNV vềcông tác ĐBCL trong nhà trường bằng thang đo 5 mức từthấp

đến cao. Nếu nhận thức và thái độ của CBNV đối với công tác ĐBCL càng

cao thì xác suất trảlời “Đồng ý”và“Hoàn toàn Đồng ý”càng cao so với xác suất trảlời “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý”.

Thang đoSự phát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học gồm có 08 biến. Trong đó, 04 biến nt1, nt2, nt3, nt4, tương ứng với các câu 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4đo nhận thức của CBQL và GV về công tác ĐBCL, và 04 biến td1,

td2, td3, td4tương ứng với các câu 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4 đo thái độ của CBQL và GVđối với công tác ĐBCL.

Bảng 3.6. Hệ số tin cậy của Thang đoSự phát triển văn hóa chất lượng

Hệsốtin cậy

Cronbach’s Alpha

Tổng sốbiến

Bảng 3.7. Thống kê Biến –Tổng các biến trong thang đo VHCL Biến Nội dung TB thang đo nếu xóa biến Phương sai nếu xóa biến Tương quan Biến- Tổng Hệsốtin cậy nếu xóa biến nt1 Công tác ĐBCL là hoạt động rất cần thiết… 21,38 25,034 0,788 0,922

nt2 Công tácĐBCLlà công việc chung của mọi thành viên…

21,55 25,535 0,761 0,924

nt3 Việc thu thập ý kiến phản hồi của SV là rất cần thiết …

21,59 25,072 0,795 0,922

nt4 Công cụ đánh giá được cải tiến ngày càng xác thực hơn 21,09 24,933 0,775 0,923 td1 Ủng hộ việc thành lập Phòng KT&ĐBCL… 21,59 25,462 0,757 0,924 td2 Ủng hộviệc tổchức đánh giá trong 21,71 25,918 0,726 0,927 td3 Ủng hộviệc tổchức đánh giá ngoài 21,69 25,971 0,737 0,926 td4 Ủng hộ việc tổ chức cho SV đánh giá hoạt động giảng dạy,… 21,65 24,954 0,785 0,922

Kết quả phân tích ở Bảng 3.6 và 3.7 cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,933. Các hệ số tin cậy nếu xóa biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn 0,933 và các chỉsố tương quan Biến-Tổng của các biến đều phù hợp (lớn hơn 0.30), do đó thang đo này là phù hợp, không có biến nào bị loại bỏ.

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển VHCL

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường

ĐHQN bao gồm thang đo nhóm yếu tố vai trò của CBQL và thang đo nhóm yếu tố vai trò của GV. Trong đó, nhóm yếu tố vai trò của CBQL được đo

thông qua 11 biến từ ql1 đến ql11 tương ứng với các câu từ 4.1 đến 4.11 và nhóm yếu tốvai trò củaGV được đo thông qua10 biến từgv1đến gv10tương ứng với các câu từ5.1đến 5.10 trong bảng hỏi. (Phụlục 2)

Bảng 3. 8. Hệ số tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL Hệsốtin cậy Cronbach’s Alpha Tổng số biến 0,947 21

Bảng 3. 9. Thống kê tương quan Biến – Tổng của các biến trong thang

đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL

Biến Nội dung TB thang đo nếu xóa biến Phương sai nếu xóa biến Tương quan Biến-Tổng Hệsốtin cậy nếu xóa biến

ql1 Xây dựng kếhoạch hàng năm với các mục tiêu chất lượng cụthể.

74,17 108,742 0,768 0,943

ql2 Phân định rõ ràng chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị, cá nhân.

73,78 111,854 0,705 0,944

ql3 Công khai kế hoạch cải tiến chất lượng hàng năm.

74,32 110,643 0,674 0,944

ql4 Đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn cho các thành viên của đơn vị.

74,20 110,552 0,719 0,944

ql5 Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác, nhằm trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu theo các quan điểm giáo dục tiên tiến có hiệu quả.

74,21 111,531 0,661 0,945

ql6 Phổ biến các thông tin cần thiết cho các bên có liên quan được tiếp cận đầy đủ, dễ dàng và kịp thời.

74,71 123,039 0,219 0,949

ql7 Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các thành viên trong đơn vị hoàn thành n.vụ

74,34 112,298 0,625 0,945

ql8 Giám sát việc thực hiện nhiệm vụcủa đơn vị, cá nhân nhằm xác định những mặt tích cực và những điểm còn hạn chế, những điển hình tiêu biểu của đơn vị trên tinh

thần xây dựng và phát triển.

ql9 Phát triển các chỉ báo đánh giá chất lượng, đo lường minh bạch và cung cấp phản hồi mang tính xây dựng đối với các hoạt động của đơn vị.

74,25 111,572 0,669 0,944

ql10 Xây dựng bầu không khí dân chủ: Cởi mở, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng và có cơ hội phát triển các khả năng của mình.

73,97 116,468 0,593 0,946

ql11 Xác lập cơ chế thi đua, khen thưởng phù hợp, thúc đẩy mọi người nổ lực làm việc có chất lượng.

73,98 111,840 0,631 0,945

gv1 Tkếnội dung giảng dạy bám sát mục tiêu 74,10 110,707 0,786 0,943

gv2 Thiết kếnội dung giảng dạy cập nhật kiến thức hiện đại

74,06 110,704 0,753 0,943

gv3 Sử dụng pp giảng dạy hiện đại: lấy người học làm trung tâm, phát triển năng lực tự học và tư duy sáng tạo của người học

74,08 111,401 0,770 0,943

gv4 Thực hiện đúng kếhoạch giảng dạy 73,50 109,597 0,778 0,943

gv5 Công bằng và khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của sinh viên

73,39 113,089 0,695 0,944

gv6 Giao tiếp cởi mở, lịch thiệp với sinh viên 73,53 115,774 0,509 0,947

gv7 Tự đánh giá quá trình giảng dạy 74,11 112,679 0,733 0,944

gv8 Luôn học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn

73,83 109,521 0,758 0,943

gv9 Tích cực tham gia NCKH 73,81 115,113 0,494 0,947

gv10 Vận dụng kết quảNCKH vào giảng dạy 73,79 116.079 0,495 0,947 Kết quả phân tích ở Bảng 3.8 cho thấy hệ số tin cậyCronbach’s Alpha của thang đo nàylà 0,947. Bảng 3.9 cho thấy hệsố Cronbach’s Alpha nếu xóa biến của biến ql6 = 0,949 lớn hơn hệ số Cronbach’s alphacủa thang đo, đồng thời hệ số tương quan Biến–Tổng của biến ql6 là 0,219 (nhỏ hơn 0,3), nên

biến ql6 sẽbị loại bỏ trước khi tiến hành phân tích nhân tốkhám phá EFA.

Đồng thời, theo kết quả phân tích, hệ số tin cậy của toàn bộ bảng hỏi (gồm 29 item) α= 0,96 cho thấy bộcâu hỏi có độtin cậy cao (Phụlục 4.1).

Bảng 3. 10. Tổng hợphệ số Cronbach’s Alpha

STT Thang đo Sốbiến Hệsố Cronbach’s Alpha

1 VHCL trong trường ĐHQN 08 0,933

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến VHCL

trong trường ĐHQN 21 0,947

Toàn bộbảng hỏi 29 0,968

3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

a. Thang đo Văn hóa chấtlượng trong trường Đại học Quy Nhơn

Thang đo Văn hóa chất lượng trong trường đại học bao gồm 08 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha = 0,933. Hệ số tương quan biến-tổng

đều đạt điều kiện đểtiến hành phân tích EFA.

Kết quả phân tích EFA tại Mức giá trị Eigenvalue=1 với phép quay Varimax cho thấy 01 nhân tố được trích xuất, các trọng số Factor loading của 8 biến đềuđạt yêu cầu nên không có biến nào bị loại bỏ(Bảng 3.11).

Bảng 3. 11. Ma trận nhân tố Nhân tố 1 nt3 0,848 nt1 0,843 td4 0,841 nt4 0,833 nt2 0,820 td1 0,817 td3 0,800 td2 0,792

Phương pháp trích xuất: Principal Component Analysis a. 1 nhân tố được trích xuất.

ChỉsốKMO và Kiểm định Barlett trong phân tích EFA cho thấy giá trị

Sig=0,000 và trị sốKMO = 0,911 chứng tỏphân tích nhân tố là thích hợp với dữliệu (Bảng 3.12). Bảng 3.12. Chỉ số KMO và Kiểm định Bartlett KMO vàKiểm định Barlett KMO Kiểm định Barlett Chi-Square df Sig. 0,911 2861,892 28 0,000

Như vậy, “Sự phát triển Văn hóa chất lượng trong trường Đại học Quy

Nhơn” được đo bằng 08 biến sau:

nt1 Công tác ĐBCL là hoạt động rất cần thiết đểduy trì và nâng cao chất

lượng của nhà trường

nt2 Công tác ĐBCL là công việc chung của mọi thành viên trong nhà trường chứkhông phải là công việc riêng của lãnhđạo, CBQL hay công việc chuyên trách của phòng KT&ĐBCL

nt3 Việc thu thập ý kiến phản hồi của SV vềcác hoạt động củanhà trường là rất cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên đểcải tiến chất lượng

nt4 Công cụ đánh giá được cải tiến ngày càng xác thực hơn

td1 Ủng hộviệc thành lập Phòng KT&ĐBCL làm đầu mối triển khai các hoạt độngđảm bảo chất lượng

td2 Ủng hộviệc tổchức đánh giá trong

td3 Ủng hộviệc tổchức đánh giá ngoài

td4 Ủng hộviệc tổchức cho sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy, đánh giá chương trìnhđào t ạo, đánh giá môn học…

b. Thang đoCác yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển VHCLtrong trường

ĐHQN

Theo mô hình lý thuyết, có 6 yếu tố (4 yếu tố thuộc nhóm vai trò của CBQL và 2 yếu tố thuộc nhóm vai trò của GV) ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN bao gồm 21 biến quan sát với hệ số Cronbach’s

Alpha = 0,933. Kết quả phân tích hệ số tương quan biến-tổng của các biến

đều đạt điều kiện đểtiến hành phân tích EFA.

Ngoài ra, bảng ma trận nhân tố chính là một phần quan trọng trong kết quả phân tích nhân tố. Ma trận nhân tố thể hiện các hệ số biểu diễn tương

quan giữa các nhân tố và các biến. Hệsố này lớn cho biết nhân tố và biến có liên hệ chặt chẽ với nhau. Các hệ số này được dùng để giải thích nhân tố. Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệ

số(factor loading) lớnở cùng một nhân tố.

Bảng ma trận nhân tố đã xoay bằng phương pháp Varimax procedure tại mức giá trị Eigenvalue=1ở Bảng 3.13 cho thấy có 3 nhân tố được nhóm từ20 biến quan sát(đã loại biến ql6). Nhân tố1 bao gồm 10 biến: ql1, ql2, ql3, ql4,

ql5, ql7, ql8, ql9, ql10, ql11. Nhân tố 2 bao gồm 8 biến: gv1, gv2, gv3, gv4, gv5, gv6, gv7, gv8. Và nhân tố3 bao gồm 2 biến: gv9, gv10. Bảng3. 13. Bảng ma trận nhân tố đã xoay Nhân tố 1 2 3 ql9 0,797 ql3 0,725 ql4 0,711 ql11 0,706 ql8 0,703 ql5 0,702 ql7 0,701 ql1 0,654

ql2 0,616 ql10 0,608 gv7 0,871 gv1 0,835 gv3 0,813 gv8 0,747 gv2 0,734 gv5 0,639 gv6 0,600 gv4 0,559 gv9 0,879 gv10 0,820

Phương pháp trích xuất: Principal Component Analysis. Phương pháp xoay: Varimax

Đồng thời, bảng giải thích tổng phương sai cho thấy phương sai trích

(Cumulative) = 67,738% (phụ lục 5), đã chứng tỏ 03 nhân tố trên có thể giải

thích được 67,738% biến thiên của các biến quan sát. Hay, 03 nhân tố này

quy định 67,738% mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường

ĐHQN. Trọng sốnhân tốcủa các biến đều đạt yêu cầu (nhỏnhất là 0,559).

Như vậy, các biến quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển

VHCL trong trường ĐHQN sau khi đưa vào phân tích nhân tố EFA được nhóm thành 3 nhân tố. Dựa vào ý nghĩa của các biến quan sát trong từng nhân tố và dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đặt tên và gán tên biến cho các nhân tố như sau:

Nhân tố 1 bao gồm 10 biến quan sát thuộc nhóm các yếu tố vai trò của cán bộ quản lý: Lập kế hoạch, Hỗtrợgiảng viên, Giám sát việc thực hiện và Khuyến khích tạo sự đồng thuận. Các yếu tốnày cũng chính là các chức năng

quản lý cơ bản trong vai trò của CBQL đối với sự phát triển VHCL trong nhà

Nhân tố1: Quản lý (X1) STT Tên biến Trọng số Nội dung 1 ql9 0,797

Phát triển các chỉ báo đánh giá chất lượng, đo lường minh bạch và cung cấp phản hồi mang tính xây dựng đối với các hoạt động của đơn vị

2 ql3 0,725 Công khai kế hoạchcải tiến chất lượng hàng năm

3 ql4 0,711 Đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn và động cơ làm việc đúng đắn cho các thành viên của đơn vị

4 ql11 0,706 Xác lập cơ chế thi đua, khen thưởng phù hợp, thúc đẩy mọi người nổ lực làm việc có chất lượng

5 ql8 0,703

Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân nhằm xác định những mặt tích cực và những điểm còn hạn chế, những điển hình tiêu biểu của đơn vị trên tinh thần xây dựng và phát triển

6 ql5 0,702

Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác, các hội thảo, hội nghị trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu theo các quan điểm giáo dục tiên tiến có chất lượng và hiệu quả

7 ql7 0,701 Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các thành viên trong đơn vịhoàn thành nhiệm vụ

8 ql1 0,654 Xây dựng kế hoạch hàng năm với các mục tiêu chất lượng cụthể

9 ql2 0,616 Phân định rõ ràng chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị, cá nhân

10 ql10 0,608 Xác lập cơ chế thi đua, khen thưởng phù hợp, thúc đẩy mọi người nổ lực làm việc có chất lượng

Nhân tố 2 bao gồm 08 biến quan sát. Các biến này thể hiện vai trò giảng dạy của giảng viên đối với sự phát triển VHCL trong nhà trường, do đó tác

giả đặt tên cho nhân tốnày là Giảng dạy và gán tên biến là X2.

Nhân tố2: Giảng dạy (X2) STT Tên biến Trọng số Nội dung 1 gv7 0,871 Tự đánh giá quá trình giảng dạy

2 gv1 0,835 Thiết kếnội dung giảng dạy bám sát mục tiêu

3 gv3 0,813

Sửdụng phương pháp giảng dạy hiện đại: lấy người học làm trung tâm, phát triển năng lực tựhọc và tư duy sáng tạo của người học

4 gv8 0,747 Luôn học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn 5 gv2 0,734 Thiết kếnội dung giảng dạy cập nhật kiến thức hiện đại

6 gv5 0,639 Công bằng và khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

7 gv6 0,600 Giao tiếp cởi mở, lịch thiệp với sinh viên 8 gv4 0,559 Thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy

Nhân tố3 bao gồm 2 biến quan sát thể hiện vai trò nghiên cứu khoa học của Giảng viên như đã nêu trong mô hình lý thuyết, nên tác giả giữ nguyên tên cho nhân tốnày là Nghiên cứu khoa học và gán tên biến là X3.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)