Văn hóa chất lượng và VHCL trong trường đại họ c

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn (Trang 25)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Văn hóa chất lượng và VHCL trong trường đại họ c

1.3.2.1. Văn hóa chất lượng

Khái niệm “văn hóa chất lượng” được đưa vào giáo dục đại học từ đầu thế kỷ20 tại một số trường đại học của Hoa Kỳ và được phát triển thành các nghiên cứu, các dự án và bài giảng về “văn hóa chất lượng”. Trải qua những

giai đoạn phát triển khác nhau của giáo dục đại học trên thế giới, dựa trên những bối cảnh lịch sử khác nhau, các học giả đãđưa ra các định nghĩa khác

nhau về văn hóa chất lượng. [16]

Trong đề tài này, tác giảxem xét khái niệm Văn hóa chất lượngở góc độ

Văn hóa chất lượng là suy nghĩ, quan điểm và định hướng của một người, một tổ chức đến chất lượng nhằm đạt đến các mức chất lượng tốt hơn theo thời gian.

1.3.2.2. VHCL trong trường đại học

Trường đại học là một tổ chức văn hóa giáo dục, vì vậy khi phân tích khái niệmvăn hóa chất lượng trong trường đại học,trước tiên tác giảxem xét khái niệmvăn hóa tổchức hay văn hóa trườngđại học.

Theo Nguyễn Thu Linh (2004), văn hóa tổ chức là những yếu tố chứa

đựng những nguyên tắc ẩn dấu được chia sẻ, được chấp nhận bởi một nhóm

người trong tổchức, quyết định nhận thức, suy nghĩ, hành động của họvà của tổchức đối với sựbiến đổi củamôi trường xung quanh [15].

Theo Ahmed (2008), văn hóa tổ chức có những yếu tố sau: (1) Cải tiến công việc; (2) Những giá trị của tổ chức; (3) Những mô hình văn hóa; (4)

Những nghi thức, thói quen của tổchức; (5) Những tín hiệu văn hóa. [30]

Văn hóa tổ chức được hình thành và phát triển tự nhiên trong mọi tổ

chức giáo dục, mọi trường đại học, đó là những quy ước của cộng đồng đó,

những điều lệ, quy định, những phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề

của tổchức v.v….Văn hóa chất lượng chính là một nét văn hóa của tổchức.

Hình 1. 2. Mối quan hệ giữa Văn hóa xã hội -Văn hóa tổ chức & Văn hóa chất lượng [Nguyễn Phương Nga, 2011][16]

Việc củng cố và phát triển văn hóa tổ chức và biến đổi nó thành “văn

hóa chất lượng” của tổ chức đồng nghĩa với việc thay đổi, hoặc “đổi mới”

những quy ước, quy định, điều lệ … của tổ chức nhằm hướng tới một đích chung là đạt chất lượng.

VHCL của một tổchức có các đặc trưng quan trọng đó là: Có hệthống các giá trị được chính tổchức xây dựng nên; Có môi trường phù hợp để phát triển;

Được nuôi dưỡng bởi ý thức tựgiác của các tập thể, cá nhân trong tổchức [11]. Hiện nay, Văn hóa chất lượng trong trường đại học được tiếp cận theo một sốcáchnhư sau:

Cách tiếp cận Văn hóa chất lượng của trường ĐHQGHN, theo PGS.TS

Phạm Trọng Quát (2011), đó là “hệ thống các giá trị, chuẩn mực và thói quen làm việc có chất lượng đã định hình của mọi thành viên trong một tổ

chức nhằm thực hiện công việc được giao một cách tốt nhất”. Văn hóa chất

lượng chủ yếu thể hiện ở hai cấp độ: cấp độ đơn vị, VHCL biểu hiện qua việc xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm việc xây dựng được chiến lược tốt về đảm bảo chất lượng của đơn vị, xây dựng bộ phận thường trực về đảm bảo chất lượng làm việc có hiệu quả,…; cấp độ cá nhân, VHCL được biểu hiện qua việc hoàn thành công việc có chất lượng cao, đúng thời hạn, đảm bảo đủ số lượng sản phẩm, đáp ứng đúng yêu cầu, chi phí hợp lí, đáp ứng kỹ năng làm việc nhóm, đoàn kết, dân chủ,… [21].

Cũng nằm trong hệ thống ĐHQGHN, cách tiếp cận VHCL của Trường

ĐHKHXH&NV, theo PGS.TS Nguyễn Kim Sơn (2011) quan niệm: “Văn hoá

chất lượng trong giáo dục đại học hiểu một cách đơn giản là những suy nghĩ, quan điểm và định hướng của một người, một tổchức đến chất lượng dạy và học nhằm đạt đến các mức chất lượng tốt hơn theo thời gian. Nó đòi hỏi tất cả CBNV trong nhà trường phải suy nghĩ thường xuyên vềviệc làm thế nào đểviệc giảng dạy, học tập, NCKH và các mặt công tác khác ngày càng tốt hơn”. [23].

Theo TS. Richard Lewis, Tư vấn viên quốc tế, Dự án GDĐH 2 (HEP2), (2011), “Văn hóa chất lượng chính là hoạt động ĐBCL được gắn với cuộc sống thường nhật của trường đại học và được xem là trách nhiệm chung của tất cảcác thành viên của cộng đồng học thuật, cán bộ, nhân viên cảvềchuyên môn lẫn hành chính, và các sinh viên”[47].

Theo tác giả Phạm Xuân Thanh (2005), khi áp dụng mô hình ĐBCL vào

môi trường giáo dục, Văn hóa chất lượng được thể hiện ở khía cạnh những người trực tiếp làm ra sản phẩm/ đào tạo luôn tự nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng, biết cách để đạt được chất lượng cao hơn và tự mình mong muốn làm điều đó, đồng thời còn vận động người khác cùng làm tốt như hoặclàm tốt hơnbản thân họ [25].

Dự án phát triển VHCL trong các trường ĐH ở Châu Âu ( EUA) (2002-2006) với sự tham gia của 134 trường ĐH đại diện cho các

quốc gia thuộc cộng đồng Châu Âu đã thống nhất định nghĩa: “Văn hoá chất

lượng là một hệ thống các giá trị của tổ chức để tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho việc cải tiến và không ngừng cải tiến nhằm thúc đẩy và phát triển bền vững chất lượng. VHCL được xác định bởi hai thành tố:

(1) Thành tố văn hóa/tâm lý: gồm các giá trị, niềm tin, những kỳ vọng cũng như cam kết chung hướng tới chất lượng;

(2) Thành tố quản lý: gồm các quy trình nâng cao chất lượng và điều phối các nỗlực cá nhân hướng tới chất lượng.

Hai yếu tố trên được gắn kết với nhau thông qua quá trình traođổi, thảo luận, tham gia của tất cả các thành viênở mọi cấp độ. VHCL là cơ sởcủa sự

quản lý chất lượng bền vững: chia sẻvà cộng đồng trách nhiệm.

Mối quan hệ giữa VHCL và ĐBCL bên trong nhà trường được sơ đồ

hóanhư sau:

Hai thành tố cam kết chất lượng và quản lý chất lượng kết hợp với nhau

để đưa đến hiệu quả của văn hóa chất lượng. Cam kết chất lượng hướng đến việc tạo ra sự cam kết của mọi người trong việc tạo dựng và phát triển các mục tiêu và để đảm bảo sự tiếp cận với chất lượng từ dưới lên. Ngược lại,

Văn hóa chất lượng

Quản lý chấtlượng Yếu tốkỹthuật

Thúc đẩy

Cam kết chất lượng Yếu tố văn hóa Công cụ và cơ chếđo lường,

đánh giá, đảm bảo và nâng cao chất lượng * Cấp độ cá nhân: cam kết của từng cá nhân để phấn đấu cho chất lượng * Cấp độtập thể:thái độ của mỗi cá nhân tạo nên VH chất lượng

Từtrên xuống Từ dưới lên

Đối thoại Tham gia Lòng tin

Hình 1. 3.Các yếu tố tạo ra Văn hóa chất lượng

quản lý chất lượng là khía cạnh kỹthuật của văn hóa chất lượng. Quản lý chất

lượng đề cập đến công cụ và cơ chế để đo lường, đánh giá, đảm bảo và nâng cao chất lượng. Cả hai yếu tố trên đều là các yếu tố thiết yếu và phải được

điều chỉnh bởi sự trao đổi thông tin và sựtham gia thảo luận. [37]

Nói cách khác, định nghĩa về văn hóa chất lượng của EUA cho thấy rõ mối quan hệ giữa VHCL và cơ cấu ĐBCL bên trong, theo đó phải có cả hai yếu tố tâm lý và quản lý thì mới có thể tạo thành văn hóa chất lượng trong

trường đại học. Nếu chỉ có yếu tốquản lý (áp đặt từtrên xuống) mà không có yếu tố tâm lý (mọi người đều tự nguyện thực hiện) thì chất lượng sẽ không bền vững (chỉ thực hiện khi bị giám sát). Ngược lại, nếu chỉ có yếu tốtâm lý (nỗ lực của một số cá nhân) thì sẽ không có điều kiện để trở thành văn hóa

của tổ chức (nỗlực của các cá nhân sẽ không đủ lan tỏa nếu không có sự hỗ

trợcủa toàn hệthống).

Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa VHCL và cơ cấu ĐBCL chất

lượng bên trong là mối quan hệ cơ hữu và phụ thuộc lẫn nhau, vì cơ cấu

ĐBCL bên trong sẽ không tạo ra chất lượng bền vững nếu không có văn hóa

chất lượng, và văn hóa chất lượng khó có thể được hình thành nếu không có

cơ cấu ĐBCL (các quy trình, hệ thống thưởng phạt) để có thể tạo ra các thói quen, sự mong đợi, và giá trịchung mà mọi người cùng chia sẻ.

Hình 1. 4.Mối quan hệ giữa ĐBCL với VHCL

Như vậy, có thể nói hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về VHCL

trong trường đại học. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều thừa nhận VHCL là một bộphận cấu thành củaĐBCL.

Trong nghiên cứu của luận văn,tác giả xem xét khái niệm này chủyếu

ở góc độ Văn hóa chất lượng trong trường đại học là nhận thức và suy nghĩ (thểhiện qua thái độ) của cán bộ, nhân viên và sinh viên trong nhà trường về chất lượng mà cụthểlà côngtác đảm bảo chất lượng trongnhà trường.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)