Sự phát triển VHCL trong trường đại học

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn (Trang 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Sự phát triển VHCL trong trường đại học

1.3.3.1. Sựphát triển

Sựphát triển làtrạng thái vận động từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện… của thế giới tự nhiên, của xã hội loài người, của tư duy và của chính quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa.[26]

1.3.3.2. Sựphát triển VHCLtrong trường đại học

“Sự phát triển văn hoá chất lượng là sự thay đổi văn hoá để tiến tới sự

hội tụrộng lớn hơn trên con đường tư duy và hành động vềchất lượng. Nó có ý nghĩa như một con đường mới trong việc tiến hành công việc nhưng cũng là cách hiểu mới vềnhững hành động này.”[12]

Sự phát triển VHCL trong trường đại học phải tập trung vào việc kết hợp các giá trị, kỹ năng và thái độ mới thành hành vi của các nhà giáo nhằm

tác động đến quá trình dạy và học nhằm phát triển chất lượng trong môi

trường giáo dục được chính họcải tiến. [36]

Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển VHCL là “Cán bộ

nhân viênở tất cả các cấp hiểu được các mục tiêu chất lượng, chính sách, quy

trình của tổ chức và vai trò của họ trong việc giúp đỡ để đạt được chúng”. [50] Một cách tổng quát, sự phát triển VHCL trong trường đại học có thể được xem như là sự thay đổi các chuẩn mực hành vi, hệ thống giá trị, nghi lễ

trong tổ chức theo hướng cải tiến chất lượng làm cho tổchức vững mạnh hơn

Trong đề tài này, tác giả định nghĩa: Sự phát triển VHCL trong trường đại học là sựchuyển biến trong quan điểm (nhận thức và thái độ) của CBNV về công tác ĐBCL theo hướng cải tiến chất lượng làm cho tổchức vững mạnh hơn theo thời gian.

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển VHCLtrong trường đại học

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển VHCL trong một trường

đại học (các yếu tốbên trong và bên ngoài). Một trong những yếu tốcốt lõi có

ảnh hưởng lớn đến sự phát triển VHCL bền vững là nhận thức của những

người có liên quan đến nhà trường (bao gồm các nhà quản lý, giảng viên, sinh viên, nhân viên hỗtrợ…)vềvai trò và trách nhiệm của chính họgóp phần vào công tácđảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong phạm vi của luận

văn này,tác giảtập trung xem xét các yếu tố vai trò của cán bộquản lý và vai trò của giảng viên, hai lực lượng nòng cốt của một trường đại học, đối với sự

phát triển VHCL trong nhà trường. Trong đó, nhóm yếu tố thuộc vai trò

CBQL như: Lập kế hoạch hàng năm; Hỗ trợ giảng viên; Giám sát thực hiện; Khuyến khích, tạo sự đồng thuận và nhóm yếu tốthuộc vai trò của Giảng viên

như : Giảng dạy và Nghiên cứu khoa học là các biến độc lập và sự phát triển VHCLtrong trường ĐHQNlà biến phụthuộc.

1.3.4.1. Vai trò là gì?

Theo Robertsons, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền

lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Như vậy, nói đến vai trò xã hội là nói đến những hành vi mà xã hội mong đợi ở một cá

nhân. [22]

Theo Trần Thị Kim Xuyến (2005), vai trò là những ứng xử nhất định gắn

liền với địa vị xã hội. Vai tròđược hiểu như những kỳ vọng của xã hội , nơi

mà thành viên chiếm giữ những vị trí nào đó trong nhóm, trong xã hội (bao

gồm nghĩa vụ và quyền lợi). Vai trò là một sự mô tả về công việc. Các vai trò cho thấy mối quan hệ hỗ tương giữa các thành viên. Chúng có ý nghĩa quan

1.3.4.2. Cán bộquản lý /Lãnhđạo

Cán bộ quản lý/Lãnh đạo là người truyền cảm hứng làm việc, xác định

chính xác vấn đề cần giải quyết và bám sát, hỗ trợ từng thành viên để đạt kết

quả cuối cùng của tổ chức/đơn vị nhờ vào khả năng tổ chức, lập kế hoạch,

lãnhđạo, điều phối và điều khiển công việc, con người trong một tổ chức/đơn

vị hướng vào công việc với mục tiêu chung [22].

Trong đề tài này, cán bộ quản lý ở Trường ĐHQN bao gồm: Ban Giám hiệu nhà trường; trưởng, phó các phòng ban; trưởng, phó khoa và các tổ

trưởng bộ môncủa các khoa trong nhà trường.

1.3.4.3. Vai trò của CBQLđối với sựphát triển VHCLtrong trường

đại học

Các nghiên cứu khác nhau cho thấy CBQL đóng vai trò rất quan trọng

trong việc tạo dựng và phát triển VHCL trong một trường đại học. Thay đổi

văn hóa là một trong những thách thức khó nhất mà một tổ chức sẽ phải trải

qua, trong đó sự lãnh đạo từ trên xuống là yếu tố then chốt. Văn hóa của Tổ

chức có thểsẽ không thay đổi được nếu không có sự thay đổi vềsựlãnhđạo.

CBQL cấp cao (lãnh đạo) có trách nhiệm đảm bảo đủ thời gian, nhân

lực, nguồn tài trợ và các cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch và triển khai

VHCLtrong trường đại học. Vai trò của lãnhđạo trong việc phát triển VHCL là truyền cảm hứng, làm lan tỏa mục tiêu chất lượng cho tất cả các cán b ộ,

giảng viên, sinh viên và nhân viên trong nhà trường. Bên cạnh đó, lãnh đạo

còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách, tầm nhìn và phê duyệt kế hoạch để tạo ra một môi trường học tập/giảng dạy hiệu quả trong nhà trường.Với vai trò làngười giám sát và hướng dẫn tổ chức, họ thiết

kế các kế hoạch, thiết lập mục tiêu rõ ràng, thiết lập các giá trị của tổ chức và yêu cầu thực hiện. Đồng thời, họ cũng đưa ra hệ thống trách nhiệm giải trình.

Bên cạnh đó, CBQL cấp đơn vị (khoa/ phòng ban) có vai trò như một cầu nối giữa lãnh đạo và giảng viên – họ kết hợp và cân bằng hỗ trợ từ trên xuống và từ dưới lên. Nhiệm vụ của CBQL là lập kế hoạch chiến lược về

nguồn lực trong bối cảnh kế hoạch tổng thể của trường đại học và thực hiện các chính sáchđại học. Trách nhiệm quan trọng của CBQL liên quanđến việc

thiết lập, theo dõi, bảo trì các dịch vụ, sửa đổi, bổ sung chương trình, giáo trình, xử lý các vấn đề liên quan đến sinh viên. Khích lệ CBNV trong nhà

trường tham gia hoạt động cải tiến liên tục, quản lý chất lượng có hiệu quả. Nói cách khác, vai trò của CBQL cấp đơn vị đối với việc tạo dựng và phát triển VHCLtrong nhà trường làthúc đẩy và hỗtrợ.

Tuy nhiên, các yếu tố nhưhoạch định chính sách và tầm nhìn, xây dựng

kế hoạch chiến lược, đầu tư các nguồn lực của CBQL mang tính chất vĩ mô,

lâu dài và có liên quan đến các yếu tố bên ngoài nhà trường . Do đó, trong

phạm vi của đề tài , nghiên cứu chỉ tập trung xem xét các yếu tố chủ yếu trong

vai trò của CBQL đối với sự phát triển VHCL như: Lập kế hoạch; Hỗ trợ

giảng viên; Giám sát thực hiệnkế hoạch và Khuyến khích, tạo sự đồng thuận.

Lập kế hoạch

Bất cứ tổ chức nào cũng cần lập kế hoạch, mức độ tùy thuộc vào từng tổ

chức và người quản lý. Việc lập kế hoạch trước hết phải bắt đầu bằng nhận

thức sâusắc rằng tổ chức có thể là m gìđó để tạo ra tương lai tốt hơn,chúng ta có thể dự báo, dự đoán được những thay đổi trong tương lai và khẳng định

chúng ta sẽ làm gìđể cải thiện hiện tại. Từ những nhận thức đó, các hoạt động

lập kế hoạch mới có thể tiến hành để cải thiện hoạt động của tổ chức và hiện

thực hóa những ý tưởng đổi mớitrong tổ chức.

Lập kế hoạch là khâu rấtquan trọng và là chức năng cơ bản nhất trong số

các chức năng quản lý, nhằm đảm bảo cho các thành viên trong tổ chức biết

rõ nhiệm vụ của mình để đạt được mục tiêu của tập thể. Lập kế hoạch là việc

quyết định trước xem sẽ làm gì, làm như thế nào, làm khi nào và ai sẽ làm cái

đó. [45]

Để có thể phát triển VHCL trong trường đại học, việc lập kế hoạch hằng năm phải bao gồm việc triển khai các mục tiêu chiến lược của nhà trường

thành các mục tiêu hành động cụ thể của từng đơn vị/ cá nhân; cách thức thực

hiện các mục tiêu nhằm đạt được chất lượng mong muốn; có các mốc thời

hạn rõ ràng cho từng đơn vị /cá nhân. Đồng thời, kế hoạch này phải được

công khai rộng rãi giúp các thành viên nắm rõ vai trò của mình trong việc

thực hiện các mục tiêu chất lượng.

Hỗ trợ giảng viên

Là sự hỗ trợ của CBQL đối với GV về các nguồn lực, chính sách, cơ sở

vật chất nhằm giúp phát huy tối đa năng lực của họ để hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao, đạt được các mục tiêu chất lượng.

Giám sát thực hiện kế hoạch

Là việc hướng dẫn, đôn đốc, động viên các bộ phận, cá nhân thực hiện,

hoàn thành các công việc theo tiêu chuẩn chất lượng và đúng tiến độ, đảm bảo

tất cả các nguồn nhân lực trong đơn vị phát huy hết năng lực và được cung

cấp đủ các điều kiện để có thể phát huy năng lực tối đa. Đồng thời, việc giám

sát cũng nhằm xác định những mặt tích cực và những điểm còn hạn chế,

những điển hình tiêu biểu của đơn vị để có những biện pháp phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm hạn chế và khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân và đơn vị.

Khuyến khích, tạo sự đồng thuận

Là việctạo ra động lực thúc đẩy các cá nhân tham gia vào các hoạt động

cải tiến chất lượng, nhằm đạt được các mục tiêu chất lượng của tổ chức, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của nhà trường. Động lực của mọi người thường được khơi dậy thông qua hệ thống thưởng phạt như tăng lương, thù lao, đề bạt (bãi nhiệm), công nhận (phê bình), tăng thêm (hạn chế) quyền

tự chủ, hứa hẹn những nhiệm vụ quan trọng mà chủ yếu là các hành động

khích lệ kịp thời đối với các đơn vị/ cá nhân có các sáng kiến chất lượng

nhằm thay đổi các giá trị hướng đến việc đạt được các mục tiêu chất lượng

của tổ chức. Bên cạnh đó, một cơ chế đo lường các hoạt động minh bạch, hợp

lý, khách quan và cung cấp phản hồi kịp thời,mang tính xây dựng sẽ tạo ra sự tin tưởng của CBNV trong nhà trường.

1.3.4.4. Vai trò của giảng viênđối với sựphát triển VHCL

Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết

định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [4]. Đồng thời, Hội nghị TW2 khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” [6]. Tuy nhiên, trong Chiến lược phát triển giáo dụcgiai đoạn 2011– 2020, đã chỉ ra một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những bất cập, yếu kém của giáo dục, đào tạo nước ta là“chưa

nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo…”[3].Điều đó cho

thấy, vai trò của giảng viên đối với sự phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục nói riêng là vô cùng quan trọng. Giảng viên chính là lực lượng cơ bản, trực tiếp quyết định trong các hoạt động dạy và học, hoạt

động chủ yếu trong nhà trường. Bên cạnh đó, để việc giảng dạy mang lại hiệu quả tích cực, giảng viên còn là những nhà nghiên cứu khoa học, tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, cập nhật các tri thức mới, vận dụng các thành tựu NCKH vào bài giảng, giúp người học tiếp cận và làm chủ những kiến thức mới nhằm đápứng tốt nhu cầu của xã hội.

Như vậy, Giảng viênchính là người liên kết giữa cán bộquản lý và sinh viên, thực hiện các chính sách chất lượng của nhà trường thông qua việc thực hiện tốt các vai trò quan trọng của mình là giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Giảng dạy

Giảng dạy là sự điểu khiển tối ưu hóa quá trình SV chiếm lĩnh khái

niệm khoa học, trong và bằng cách đó, phát triển và hình thành nhân cách. Nếu học tập nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì giảng dạy có mục đích điều khiển việc học tập. Giảng dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác

với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học.

Vềbản chất, dạy học là một quá trình thiết kếvà góp phần thi công của giảng viên và học tập là một quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của

sinh viên dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giảng viên nhằm đạt được chất

lượng và hiệu quảdạy học. [2]

Giảng dạy là vai trò cơ bản nhất của giảng viên trong một trường đại học. Giảng viên muốn giảng dạy tốt cần phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Hiểu rõ môi trường xã hội trong đó diễn ra việc giảng dạy;

- Hiểu rõ tính chất và đặc điểm điều kiện của nhà trường trong đó diễn ra việc dạy học;

- Nắm vững mục đích, mục tiêu và nhiệm vụdạy học;

- Hiểu rõ trình độ ban đầu của sinh viên so với nhiệm vụdạy học và trực tiếp tác động đến sinh viên bằng nhân cách của mình;

- Nắm vững và lựa chọn nội dung dạy học một cách phù hợp;

- Lựa chọn một cách đúng đắn và thích hợp các phương pháp, phương

tiện và hình thức tổchức dạy học, căn cứ vào đầu ra, đầu vào và nội dung dạy học;

- Biết khai thác các động lực bên ngoài và bên trong của quá trình dạy học nhằm khuyến khích sinh viên tựhọc;

- Hạn chếcác yếu tốnhiễu tác động đến sinh viên;

- Trong quá trình lựa chọn nội dung và vận dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, GV cần tuân theo các quy luật và nguyên tắc dạy học;

- Hướng dẫn sinh viên học tập một cách logic. [2]

Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng những ý tưởng, phương pháp

và chuẩn mực khoa học để tạo ra kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hoặc dự đoán các sự việc hay hiện tượng (Cooper & Schindler, 2006). Nghiên cứu khoa học cung cấp các phương tiện cải tiến và mở rộng kiến thức khoa học trong lĩnh vực cụthể. [35]

Đối với trường đại học, bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy thì nghiên cứu khoa học cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà giảng viên cần thực hiện. Vì

bản chất công việc giảng dạy luôn yêu cầu giảng viên không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật tri thức mới và giảng viên phải thực sự là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định. Điều này chỉ có thể được hình thành qua thực tiễn nghiên cứu và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu với niềm đam mê sáng tạo ra tri thức mới, mong muốn được truyền đạt các tri thức, kinh nghiệm đến cho người học. Như vậy, để tạo ra một môi

trường học tập có chất lượng, đáp ứng các mục tiêu giáo dục, bên cạnh việc thực hiện tốt vai trò giảng dạy, giảng viên cần tích cực tham gia hoạt

động nghiên cứu khoa học và vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào bài giảng một cách có hiệu quả.

Kết luận chương 1

Trong chương này tác giả đã trình bàycơ sở lý luận, xây dựng mô hình

lý thuyết nghiên cứu của đề tài đồng thời khẳng định hướng nghiên cứu đúng đắn của luận văn. Các vấn đề được làm rõtrong chương1 bao gồm:

i. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tạo dựng và phát triển VHCL trong trường đại học hiện nay là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng bền vững cho nhà trường. Tuy nhiên, vấn đề VHCLtrong trường đại học tuyđãđược nhiều

nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, vẫn chưa có một nghiên cứu

toàn diện về VHCL, phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích VHCL ở

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)