Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn (Trang 44)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định tính

Theo thiết kế của phương pháp nghiên cứu, tác giả dự kiến phỏng vấn

sâu đối với một sốcán bộ quản lý, giảng viên đểlàm rõ các vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, sau khi có kết quảkhảo sát, hầu hết các ý kiến đều đồng ý và hoàn

toàn đồng ý với các nhận định đã nêu ra. Vì thế, tác giả không tiến hành phỏng vấn như thiết kếcủa phương pháp nghiên cứu ban đầu.

2.3. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu bao gồmcác bước như sau:

 Bước 1: Xây dựng các chỉbáo cho thiết kếcông cụ

Trước tiên, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu về các quan niệm văn

hóa; chất lượng; các quan điểm, mô hình VHCL và sựphát triển VHCL trong

trường đại học để xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài, xác định các chỉ

báo của biến độc lập và biến phụ thuộc từ đó xây dựng bảng hỏi thô; sau đó

xin ý kiến chuyên gia vềsự cần thiết và phù hợp của từng câu hỏi trong bảng hỏi và tiến hành hiệu chỉnh công cụ điều tra. Sau đó, sử dụng bảng hỏi thăm

dòđểkhảo sát thửnghiệm.

 Bước 2: Tiến hành thửcông cụ để chính xác hóa thông tin điều tra. Tác giả tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên mẫu thử với 60 CBNV thuộc 2 nhóm đối tượng CBQL và GV về trường trước năm 2009. Sau khi

phát bảng hỏi thử nghiệm và thu thập số liệu, tác giả dùng phần mềm SPSS 8.0đểphân tích vàđánh giá độ tin cậy của công cụdựa vào chỉ sốCronbach's Alpha và hệsố tương quan biến-tổng (item-total correlation). Từkết quảphân tích, các câu hỏi không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏhoặc hiệu chỉnh lại cho phù hợp từ đó hoàn chỉnh công cụ điều tra chính thức.

 Bước 3: Phát phiếu điều tra chính thức đối với cán bộ nhân viên trong

trường theo mẫu nghiên cứu đã xácđịnh.

 Bước 4: Phỏng vấn sâu một số cán bộquản lý và giảng viên đểlàm rõ thêm các vấn đề cần thiết (nếu có).

 Bước 5: Tổng hợp, phân tích dữliệu:

Sau một tuần, tác giả thu lại phiếu khảo sát, kiểm tra, loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ, tiến hành nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel.

Sau đó chuyển dữ liệu sang phần mềm SPSS 18.0 để phân tích. Cụ thể các

bước như sau:

- Phân tíchđộtin cậy của bộcâu hỏi bằng hệsố Cronbach’s Alpha;

- Phân tích nhân tốkhám phá (EFA) nhằm hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu chính thức.

- Phân tích thống kê mô tả, đo lường;

- Phân tích tương quan, hồi quy giữa các yếu tố trìnhđộ, chức vụ, nhóm tuổi và thâm niên công tác với các chỉ số đo sự phát triển VHCL để xác định các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển VHCL trong Trường Đại học Quy Nhơn.

 Bước 6: Đánh giá kết quả nghiên cứu, kết luận và đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHCL của trường ĐHQN trong những năm kế tiếp.

2.4. Xây dựng công cụ đo lường

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)