Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn (Trang 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN

Nhằm trảlời cho câu hỏi nghiên cứu thứ 2 “Những yếu tốnàoảnh hưởng

đến sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN?”, trong phần này tác giả sử

dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội đểtìm ra những yếu tố ảnh hưởng,

đồng thời đánh giá mức độ tác động của chúng đến sự phát triển VHCL trong

trường ĐHQN.

Theo mô hình nghiên cứu, có 03 yếu tố Quản lý, Giảng dạy và NCKH (X1, X2, X3)ảnh hưởngđến “sựphát triển VHCL trong Trường ĐHQN”(Y)

được tác giả qui ướcnhư sau:

- Y: Sựphát triển VHCL trong trường ĐHQN

- X1: Quản lý - X2: Giảng dạy

- X3: Nghiên cứu khoa học

Để xác định sự tác động của từng nhân tố Xi đến Y, tác giả tiến hành

phân tích theo phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Giá trị của các yếu tố được dùng để phân tích hồi quy là giá trị nhân số được tạo ra từ quá trình phân tích EFA bằng phần mềm SPSS theo phương pháp Regression. Phân tích

hồi quy được thực hiện bằng phương pháp đưa các biến vào cùng lúc (Enter). Kết quảphân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy:

HệsốR2 =0,743 (Bảng 3.29) thểhiện mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữliệuở mức 74,3%. Nói cách khác, mức độgiải thích của các biến độc lập (Xi) đối với biến phụthuộc (Y) trong mô hình là 74,3 %. Hay, 74,3% sự biến thiên của sự phát triển VHCL trong Trường ĐHQN được

giải thích bởi 3 yếu tố (X1, X2, X3).Điều này cũng cho thấy ngoài 03 nhân tố được khám phá trong mô hình còn có các yếu tố khác quy định hơn 25% biến

Bảng 3.29. Mức độ giải thích của mô hình Thông sốmô hìnhb Mô hình R R bình phương R bình phương đã hiệu chỉnh Sai sốchuẩn của ước lượng

Durbin- Watson

1 0,866a 0,750 0,743 0,55743908 1,867

a. Các yếu tốdựbáo: (Hằng số), NCKH, Giảng dạy, Quản lý

b. Biến phụthuộc: VHCL

Với đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) = 1,867 (Bảng 3.29), tra bảng thống kê Durbin –Watson với mức ý nghĩa 0,05, n >200, k=3 ta có hệsốdL= 1,738 và dU = 1,799, vậy dL < d < 4-dU cho thấy không có sự tương quan

chuỗi bậc nhất giữa các phần dư, nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả

định về tính độc lập của sai số.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy với tổng thể qua đại lượng thống kê F trong bảng phân tích phương sai(Bảng 3.30) cho thấy mức ý nghĩa

Sig. = 0,000 < 0,01 (α= 0,01), do đó có thểkết luận mô hình phù hợp với tổng thểnghiên cứu và có thể được sửdụng.

Bảng 3.30.Phân tích phương sai

ANOVAb Mô hình Tổng các bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 102,302 3 34,101 109,740 0,000a Phần dư 34,181 110 0,311 Tổng 136,483 113

a. Các yếu tốdựbáo: (Hằng số), NCKH, Giảng dạy, Quản lý b. Biến phụthuộc: VHCL

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (trạng thái các biến độc lập có tương

quan chặt chẽ với nhau, cung cấp cho mô hình những thông tin giống nhau, khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc [2]) thông qua hệsố phóng đại phương sai VIF (Bảng 3.31) cho thấy giá trị hệsốVIF của cả

3 biến đều nhỏ hơn 10nên có thể chắc chắn rằng không xảy ra hiện tượng đa

cộng tuyến (VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến) hay không có mối tương

quan giữa các biến độc lập.

Bảng 3.31. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Các hệsốa

Mô hình Chưa chuẩn hóa Đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF 1 (Hằng số) 0,586 0,052 11,232 0,000 Quản lý 0,559 0,052 0,509 10,669 0,000 1,000 1,000 Giảng dạy 0,694 0,052 0,632 13,241 0,000 1,000 1,000 NCKH 0,332 0,052 0,302 6,332 0,000 1,000 1,000 a. Biến phụthuộc: VHCL

Kiểm định giả thiết phân phối chuẩn của phần dư ở Bảng 3.32 cho thấy thấy Giá trị trung bình (Mean) =0,000, Độ lệch chuẩn (Std. Dev.) = 0,987 (gần bằng 1), do đó có thể kết luận giả thiết phân phối chuẩn các sai số của mô hình không bị vi phạm.

Bảng 3.32. Thống kê phần dưa

Tối thiểu Tối đa Trung bình Độlệch chuẩn Giá trị tiên đoán -1,3303300 2,3468068 0,5863889 0,95148536 Phầndư -1,73528993 1,44876659 0,00000000 0,54998967 Giá trị tiên đoán

chuẩn hóa

-2,014 1,850 0,000 1,000

Phần dư chuẩn hóa -3,113 2,599 0,000 0,987

Các giá trịBeta (B) của các nhân tốthểhiện trong Bảng 3.31 cho thấy 03 nhân tố Quản lý, Giảng dạy và NCKH có mối liên hệ tuyến tính với sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN với mức ý nghĩa Sig. =0,000 < 0,05. Như

vậy, ta có phương trình hồi quynhư sau:

Y = 0,559X1 + 0,694X2 + 0,332X3 +

Các hệsốcủa từng biến độc lập trong phương trình cho thấy mức độ tác

động của từng nhân tố đến sựphát triển VHCL trong Trường ĐHQN.Phương

trình trên cho thấy khi biến X1 tăng lên một đơn vị thì biến Y sẽ tăng lên

0,559 đơn vị trong trường hợp các biến còn lại là cố định, tương tự với các biến X2 và X3. Như vậy, cả03 nhân tố Quản lý, Giảng dạy và NCKH đều có mối tương quan tuyến tính cùng chiều với sự phát triển VHCL trong Trường

ĐHQN.

Xem xét mức độ tác động của từng biến độc lập (Xi) đối với biến phụ

thuộc (Y) ta thấy: biến X2 (Giảng dạy) có tác động mạnh nhất đối với Y với giá trị Beta = 0,694, Sig. = 0,000, nghĩa là khi nhân tố Giảng dạy hay việc thực hiện các vai trò giảng dạy của GV tăng lên một mức thì Sự phát triển

VHCL trong trường ĐHQN cũng tăng lên 0, 694 mức. Tiếp theo là biến X1

(Quản lý) với Beta = 0,559; và cuối cùng là X3 (Nghiên cứu khoa học) với Beta = 0,332.

Như vậy, kết quảkhảo sát đã cho thấy nhân tố Giảng dạy của giảng viên

có tác động mạnh nhất đến sự phát triển VHCL trong Trường ĐHQN. Tiếp

đến là nhân tố “Quản lý” và cuối cùng là nhân tố “Nghiên cứu khoa học” có tác động thấp nhất.

0.332 0.559 0.694 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8

NCKH Quản lý Giảng dạy

Mức độ tác động của các nhân tố(Beta)

Series1

Biểu đồ 3. 6. Biểu đồmức độ tác động của các yếu tốQuản lý, Giảng dạy và NCKH

Tóm lại, kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy 03 yếu tố: (1) Quản lý, (2) Giảng dạy và (3) Nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng đến sự phát triển VHCL trong Trường ĐHQN với mối tương quan thuận và khá mạnh. Trong

đó yếu tố Giảng dạy có tác động mạnh nhất đến sự phát triển VHCL trong

trường ĐHQN. Mức độ giải thích của 03 nhân tố này đối với sự phát triển VHCL của Trường ĐHQNtrong mô hình là 74,3%.

Kết luận chương 3

Trong chương này, tác giả đã tiến hành đánh giá độ tin cậy của các

thang đo, phân tích nhân tố khám phá để xác định mô hình nghiên cứu chính thức, trình bày các kết quả thống kê mô tả thực trạng sự phát triển VHCL

trong trường ĐHQN giai đoạn 2009-2013, phân tích các yếu tốcóảnh hưởng

đến VHCL trong trường ĐHQN và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển VHCL trong trường ĐHQN bằng phần mềm SPSS 18. Kết quảphân tích cụthể như sau:

- Các thang đo đều có độtin cậy cao.

- Có 03 yếu tố tác động đến sựphát triển VHCL trong trườngĐHQN đó

của 03 yếu tố này đối với sự phát triển VHCL của Trường ĐHQN trong mô hình là 74,3%.

- Cả03 yếu tốtrong mô hình đều có mối tương quan thuận và khá mạnh với sựphát triển VHCL trong trường ĐHQN.Trong đó yếu tố “Giảng dạy” có

mức độ tác động mạnh nhất đến sựphát triển VHCL trong trường ĐHQN. - Kết quả phân tích cho thấy giá trị trung bình ý kiến đánh giáVHCL ở năm 2009 tương đương với mức trung bình và giá trị trung bình ý kiến đánh

giá VHCL ở năm 2013 tương đương với mức cao. Điều này cho thấy có sự

phát triển VHCL trong trường ĐHQN giai đoạn 2009-2013 từ mức trung bình

đến mức cao.

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện vai trò quản lý của CBQLở hai năm 2009 vànăm2013 từmức trung bìnhđến mức cao.

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống về mức độ thực hiện vai trò Giảng dạy của GVở hai năm 2009 và năm2013 từmức trung bìnhđến mức cao.

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện vai trò NCKH của GV ở hai năm 2009 và năm 2013. Tuy nhiên, sự khác biệt là

không đáng kể với mức độ thực hiện vai trò NCKH của GV ở hai năm 2009

vànăm 2013 đềuở mức cao.

- Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý kiến đánh giá VHCL giữa các nhóm CBQL và GV có thâm niên công tác, độ

tuổi, và chức danh khác nhau. Cụthể:

+ Nhóm CBQL và GV có thâm niên công tác từ 26-35 năm có ý kiến

đánh giá VHCL cao hơn nhóm CBQL và GV có thâm niên công tác từ 5-15

năm và từ16-25 năm. Trong khi đó, không có sựkhác biệt ý kiến đánh giá về

VHCL giữa 2 nhóm CBQL và GV có thâm niên công tác từ 5-15 năm và từ

16-25 năm.

+ Có sự khác biệt ý kiến đánh giá VHCL giữa nhóm CBQL và GV có

độtuổi “trên 50 tuổi” so với các nhóm khác. Trong khi đó, không có sựkhác biệt giữa các nhóm có độ tuổi “dưới 30 tuổi”, “từ 31- 40 tuổi” và “từ 41-50

tuổi”. Nhóm CBQL và GV có độ tuổi “trên 50 tuổi” có giá trị trung bình ý kiến đánh giá VHCL cao hơn các nhóm khác.

+ Nhóm chức danh Cán bộquản lý có giá trị trung bình ý kiến đánh giá VHCL caohơnnhóm có chức danh Giảng viên.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Tác giả đã nghiên cứu tổng quan vềnhững vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa chất lượng và sựphát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học.

Đồng thời, tác giả đã phân tích một số yếu tốtrong vai trò của cán bộquản lý và giảng viênđối với sựphát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học

Quy Nhơn.

Kết quảnghiên cứuđã cho thấy:

Sự phát triển VHCL trong Trường Đại học Quy Nhơn giai đoạn 2009-

2013 được thể hiện qua sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và thái độ

của đội ngũ Cán bộ quản lý và Giảng viên đối với công tác ĐBCL của nhà

trường từ mức trung bình ở năm 2009 đến mức cao ở năm 2013, đồng thời với sựchuyển biến tích cực trong việc thực hiện các vai trò quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học củađội ngũCBQL và GV.

Kết quảnghiên cứu cũng chỉra rằng:

Việc thực hiện vai trò giảng dạy ngày càng có chất lượng của giảng viên chính là nhân tố quan trọng nhất trong sựphát triển VHCL trong nhà trường. Bên cạnh đó, vai trò nghiên cứu khoa học cũng chính là một nhân tố làm cho

văn hóa chất lượng trong nhà trường phát triển, góp phần hỗ trợ cho việc nâng

cao chất lượng giáo dục của nhà trường;

Bằng việc thực hiện ngày càng tốt hơn các vai trò quản lý như: Lập kế

hoạch hàng năm với các mục tiêu chất lượng rõ ràng; Hỗ trợ giảng viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ; giám sát việc thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành các công việc theo tiêu chuẩn chất lượng và đúng tiến độ; và khuyến khích,

tạo sự đồng thuận nhằm thúc đẩy các cá nhân tham gia vào các hoạt động cải tiến chất lượng, góp phần vào sự nghiệp phát triển của nhà trường…cán bộ

quản lý cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc tạo ra sự phát triển VHCL trong nhà trường;

Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 03 yếu tốchủyếu trong vai trò của Cán bộ quản lý và Giảng viên có ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa

chất lượng trong Trường ĐHQN đó là các yếu tố: Quản lý, Giảng dạy và

NCKH. Trong đó yếu tốGiảng dạy có mức độ tác động mạnh nhất, tiếp đến là yếu tốQuản lý và sau cùng là yếu tốNCKH.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã trả lời được tất cả các câu hỏi nghiên cứu và giảthuyết nghiên cứu đặt ra.

2. Một số đềxuất

Từkết quảnghiên cứuđạt được, tác giả đưa ra một số đềxuất như sau:

Vềphía nhà trường:

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích đội ngũ cán bộ

giảng viên (nhất là đối với đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ) tham gia vào công

tác đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường với việc đề cao vai trò của họ

trong việc duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Chú trọng việc tạo ra môi trường thuận lợi và sự hài lòng trong công việc của đội ngũ giảng viên nhằm khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ cho cán bộ

giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiếp tục phát huy vai trò giảng dạy và nghiên cứu của mình ở mức cao nhất. Có thể đưa ra sự tín nhiệm danh hiệu

“giáo viên của năm” trên cơ sở đềnghị/ giới thiệu của đại diện SV trong khoa nhằm tạo ramôi trường học tập chất lượng cao.

- Tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo về ĐBCL và VHCL và mời các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia có kinh nghiệm đến trao đổi, thảo luận, giải

đáp, mang những thông tin mới thực sự hữu dụng trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên.

-Đẩy mạnh công tác NCKH trong nhà trường, gắn NCKH với đổi mới nội dung, phương phápgiảng dạy; xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm tăng cường trao đổi học thuật, sáng kiến kinh nghiệm trong NCKH; tổ chức và khuyến khích GV tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài

nước nhằmtrao đổi kinh nghiệm giảng dạy và NCKH. • Vềphía giảng viên:

Việc thực hiện vai trò giảng dạy có chất lượng của giảng viên là nhân tố

rất quan trọng trong sự phát triển VHCL trong nhà trường, vì vậy đội ngũ

giảng viên cần:

- Chú trọng việc cải tiến về nội dung, phương pháp giảng dạy theo

hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tự học của người học. Đồng thời, luôn cập nhật kiến thức hiện đại, kết hợp với việc vận dụng các kết quả NCKH vào nội dung giảng dạy cho phù hợp với xu thế phát triển trên thếgiới.

- Chủ động tham gia, cam kết và làm chủ các chính sách chất lượng, cộng tác trong việc thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng của nhà

trường nhằm hỗtrợ cho sựphát triển VHCL bên trong trường đại học.

3. Hạn chếcủa nghiên cứu và gợi ý cáchướng nghiên cứu tiếp theo

Hạn chế

- Trong giới hạn nghiên cứu, đềtài chỉphân tích một sốyếu tốtrong vai trò của Cán bộquản lý và Giảng viên cóảnh hưởng đến sựphát triển văn hóa

chất lượng trong trường ĐHQN.

- Nghiên cứu chỉ giới hạn trường hợp điển hình là Trường ĐHQN với khách thểlà cán bộquản lý và giảng viênmà chưa nghiên cứu vai trò của cán bộhỗtrợ đào tạo, sinh viên và các bên có liên quan khác đối với sựphát triển

VHCL trong nhà trường.

Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo:

Những điểm hạn chếnêu trên cũng là hư ớng mở cho các nghiên cứu tiếp

theo như:

- Mở rộng nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khác đối với sự phát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học.

1

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1. Nguyễn Hồng Anh (2013), Chiến lược phát triển Trường Đại học Quy Nhơn đến năm 2015 và tầm nhìn 2030, Báo cáo tổng kết Đềtài Khoa học và Công nghệ cấp trường,Trường Đại học Quy Nhơn.

2. Trần ThịTú Anh (2008), Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại Học

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Quy Nhơn (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)