1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức

55 556 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 495,5 KB

Nội dung

Khóa luận nghiên cứu thực trạng phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức thông qua các nội dung phân tích như: Phân tích tốc độ pháttriển của doanh thu; Phân tích

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt đòihỏi mỗi bước đi của DN phải hết sức đúng đắn Đồng thời làm thế nào để tăngdoanh thu, tối đa hóa lợi nhuận luôn là bài toán cần tìm lời giải đáp đối với các DN

Do vậy việc phân tích hoạt động kinh tế của DN mình và phân tích doanh thu là mộtnội dung quan trọng Thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc phân tích

doanh thu và từ đó đề ra các giải pháp tăng doanh thu, em đã chọn đề tài “Phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức” làm khóa luận cuối

khóa của mình

Khóa luận đi vào nghiên cứu một số định nghĩa, khái niệm cơ bản và một số

lý thuyết về doanh thu, phân tích doanh thu; Phương pháp thu thập dữ liệu và phântích dữ liệu; Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đếnphân tích doanh thu

Khóa luận nghiên cứu thực trạng phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết

bị giáo dục Việt Đức thông qua các nội dung phân tích như: Phân tích tốc độ pháttriển của doanh thu; Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủyếu; Phân tích doanh thu theo phương thức bán; các nhân tố ảnh hưởng tới doanhthu bán hàng Qua việc phân tích các nội dung này giúp công ty đánh gía các mặt đãđạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp hợp lýnhằm tăng doanh thu cho công ty

Với đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức” em hy vọng phần nào sẽ giúp công ty xác định được

phương hướng kinh doanh, góp phần tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận cho côngty

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức” em đã nhận được sự giúp

đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong trường Đại học Thương mại, đặc biệt là của

cô giáo Th.S Đặng Thị Thư và của các anh chị nhân viên trong công ty TNHH thiết

bị giáo dục Việt Đức

Vì vậy, trước khi trình bày khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắcnhất tới cô giáo Th.S Đặng Thị Thư người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thànhkhóa luận này

Em cũng xin gửi tới các vị lãnh đạo, các anh chị nhân viên trong phòng Kế toáncũng như các anh chị trong toàn công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức lời cảm

ơn trân trọng nhất

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2013 Sinh viên

Phạm Thị Thu Ba

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài 3

5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp: 3 Chương 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU 6

1.1: Cơ sở lý luận về doanh thu: 6

1.1.1: Khái niệm doanh thu: 6

1.1.2: Vai trò của doanh thu và ý nghĩa của tăng doanh thu: 6

1.1.3: Nguồn hình thành doanh thu: 8

1.1.4: Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu 9

1.1.5: Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu 9

1.2: Nội dung phân tích doanh thu trong doanh nghiệp: 11

1.2.1: Ý nghĩa phân tích: 11

1.2.2: Các nội dung phân tích doanh thu tại doanh nghiệp 12

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT ĐỨC. 15

2.1: Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức 15

2.1.1: Tổng quan về công ty: 15

2.1.2: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới doanh thu tại công ty: 19

2.2: Kết quả phân tích thực trạng doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức. 22

2.2.1: Kết quả phân tích qua dữ liệu sơ cấp 22

2.2.2: Kết quả phân tích qua dữ liệu thứ cấp 25

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT ĐỨC. 37

3.1 Các kết luận và phát hiện qua phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức. 37

3.1.1 Những kết quả đã đạt được. 37

3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 38

Trang 4

3.2 Định hướng phát triển của công ty. 40

3.3 Một số giải pháp tăng doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức 41

3.3.1: Giải pháp 1: Đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, tiếp thị nhằm thu hút khách hàng và quảng bá thương hiệu. 41

3.3.2: Giải pháp 2: Nâng cao trình độ của đội ngũ bán hàng. 42

3.3.3: Giải pháp 3: Mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng doanh thu 43

3.4 Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức. 44

3.4.1: Đối với Nhà nước 44

3.4.2: Đối với doanh nghiệp 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp phiếu điều tra

Bảng 2.3: Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng

Bảng 2.4: Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng

Bảng 2.5: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán

Bảng 2.6: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán

Bảng 2.7: Phân tích doanh thu bán hàng theo các đơn vị trực thuộc

Bảng 2.8: Phân tích sự ảnh hưởng của lượng bán và đơn giá bán tới doanh thu bánhàng

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Trang 6

7 GTGT : Giá trị gia tăng

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Về góc độ lý thuyết: Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh vô cùng gay

gắt, Việt Nam gia nhập WTO vừa là cơ hội nhưng lại là thách thức lớn Trong môitrường sôi động và khốc liệt ấy đòi hỏi mỗi DN phải không ngừng vươn lên, khôngngừng tư duy đổi mới phương thức tổ chức quản lý, phương thức hoạt động kinhdoanh để duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững Sự vận động liên tục của guồngmáy thị trường càng không cho phép DN tự thỏa mãn với kết quả kinh doanh đã đạtđược của mình Bởi như vậy DN lập tức sẽ bị thụt lùi, thậm chí có thể bên bờ của sựphá sản Một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt độngkinh doanh của DN là doanh thu

Doanh thu không chỉ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh mà còn là cơ sở

để tính ra các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình hoạtđộng Phân tích doanh thu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúngđắn, toàn diện, khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Về góc độ thực tế, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH thiết bị giáo

dục Việt Đức, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của công

ty và qua cuộc điều tra khảo sát đều cho rằng vấn đề nổi cộm hiện nay là cần phảitiến hành phân tích doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận Do vậy, phân tích doanh thu làrất cần thiết Nó sẽ đưa đến cho các nhà lãnh đạo của công ty một bức tranh khásinh động về công tác kinh doanh bởi chỉ tiêu doanh thu có liên quan khá chặt chẽtới rất nhiều yếu tố có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty.Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch địnhnhận biết những mặt tồn tại nhằm tìm ra phương hướng giải quyết và biện phápkhắc phục, đồng thời phát huy được thế mạnh của công ty giúp công ty tồn tại vàphát triển

Nói tóm lại việc phân tích doanh thu đối với một công ty kinh doanh làhết sức cần thiết Từ đây doanh nghiệp sẽ xác định được phương hướng kinh doanh

và những quyết định quản lý của mình một cách hợp lý để có thể đứng vững, tồn tại

và phát triển trong thị trường cạnh tranh khốc liệt Nhận thức được vai trò, tầm quan

Trang 8

trọng của vấn đề này, trên cơ sở lý luận được trang bị trong quá trình học tập, em

xin lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích doanh thu tại Công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

Về lý luận: Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận chung

về doanh thu và phân tích doanh thu nhằm nâng cao kiến thức cho bản thân về phântích nói chung và phân tích doanh thu nói riêng đồng thời làm tiền đề cho việc phântích và đề ra các giải pháp tăng doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục ViệtĐức

Về thực tiễn: Bên cạnh việc làm rõ một số lý luận chung về doanh thu và phân

tích doanh thu, thì trên cơ sở lý luận đó khóa luận đi sâu vào nghiên cứu phân tíchdoanh thu của công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức nhằm:

+) Đánh giá thực trạng phân tích doanh thu của công ty chỉ ra những ưu điểmtrong công tác phân tích doanh thu mà công ty đã làm được, những mặt tồn tại vànguyên nhân tồn tại trong công tác phân tích đồng thời đưa ra những định hướngphân tích trong tương lai của công ty

+) Trên cơ sở lý luận và thực trạng phân tích doanh thu tại công ty, khóa luận đã

đề xuất một số giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dụcViệt Đức Nội dung các giải pháp đều dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh thực

tế và tổ chức công tác phân tích doanh thu tại công ty Do vậy các giải pháp nhằmtăng doanh thu mang tính thuyết phục và khả thi cao

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề phân tích

doanh thu và các giải pháp tăng doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục ViệtĐức

- Không gian nghiên cứu: Khóa luận được thực hiện và hoàn thành trên cơ sở

khảo sát thực tế tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức

Địa chỉ: P402 Nhà 57A TT Bộ Thủy sản, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài thu thập, sử dụng các số liệu thống kê, tổng hợp

của công ty trong 5 năm từ 2008 đến 2012

Trang 9

4 Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài

- Phương pháp thu thập dữ liệu

+ Phương pháp điều tra:

Phương pháp điều tra là phương pháp được tiến hành thông qua việc điều trachọn mẫu và áp dụng bảng câu hỏi điều tra để thu thập dữ liệu

Quá trình tiến hành được chia làm 4 bước:

Bước 1: Xác định đối tượng điều tra (Giám đốc công ty, Kế toán trưởng,

Trưởng phòng kinh doanh và các nhân viên phòng kế toán)

Bước 2: Xác định thông tin cần điều tra, trên có sở đó thu thập tài liệu, số liệu

có liên quan đến việc phân tích doanh thu và tình hình kinh doanh trong công ty đểthiết kế phiếu điều

Bước 3: Phát phiếu điều tra cho các đối tượng trong công ty.

Bước 4: Thu phiếu điều tra.

+ Phương pháp phỏng vấn:

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin rất thông dụng vàrất hiệu quả Người nghiên cứu đặt câu hỏi trực tiếp cho đối tượng được điều tra vàthông qua câu trả lời của họ sẽ nhận được những thông tin mong muốn

Các bước tiến hành phỏng vấn:

Bước 1: Xác định đối tượng cần phỏng vấn (Giám đốc công ty và Kế toán

trưởng công ty)

Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn.

Bước 3: Tiến hành phỏng vấn Giám đốc công ty và Kế toán trưởng theo các

câu hỏi đã được chuẩn bị trong bảng câu hỏi phỏng vấn

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Để tiến hành phân tích doanh thu và đề ra một số giải pháp tăng doanh thu tạicông ty em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu Tài liệu bao gồm tài liệubên trong và tài liệu bên ngoài Tài liệu bên ngoài gồm những chuẩn mực, thông tư,các tạp chí, bài báo của các nhà nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp…Tài liệu bêntrong được sử dụng trong khóa luận là các báo cáo tài chính, các sổ kế toán tổnghợp và chi tiết về doanh thu bán hàng của công ty

Trang 10

- Tổng hợp dữ liệu phỏng vấn: Tổng hợp nội dung phỏng vấn thành văn bản

phỏng vấn để lấy dữ liệu phục vụ cho việc phân tích doanh thu và đề ra các giảipháp tăng doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức

- Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu: sẽ là cơ sở để tiến hành phân tích doanh thu tạicông ty

- Phương pháp phân tích dữ liệu

Để những dữ liệu thu thập được đạt hiệu quả cao thì phải dùng các phươngpháp phân tích dữ liệu Những phương pháp ngiệp vụ kỹ thuật được sử dụng để sử

lý số liệu như:

+ Phương pháp so sánh

Mục đích của so sánh là thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật,hiện tượng Phương pháp so sánh được sử dụng trong các nội dung phân tích doanh thubán hàng như: Phân tích sự biến động của doanh thu qua các năm, phân tích doanh thubán hàng theo nhóm hàng…

+ Phương pháp thay thế liên hoàn

Trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có rất nhiều nhân tố ảnhhưởng đến doanh thu Trong đề tài của mình em xin đi sâu vào phân tích hai nhân tốđại diện và số lượng hàng bán và đơn giá bán Do đó, để có thể xác định được mức

độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố trên đến doanh thu, em sử dụng phươngpháp thay thế liên hoàn để phân tích

+ Phương pháp tỷ lệ phần trăm (%)

Đây là phương pháp được sử dụng để biết được mức độ hoàn thành kế hoạchhoặc mức độ tăng, giảm so với kỳ trước của sự vật, hiện tượng Phương pháp này

Trang 11

được sử dụng trong nội dung phân tích doanh thu bán hàng như: Phân tích doanh thubán hàng theo nhóm hàng, phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán…

+ Phương pháp tỷ trọng

Đây là phương pháp được sử dụng để biết tỷ trọng của từng bộ phận trongtổng thể sự vật, hiện tượng Xem xét xem từng bộ phận đó đóng góp bao nhiêu %trong tổng thể, và từ đó ta thấy được mức độ quan trọng và ảnh hưởng của nó tớitổng thể sự vật, hiện tượng Phương pháp tỷ lệ được sử dụng trong các nội dungphân tích doanh thu bán hàng như: Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng, phântích doanh thu bán hàng theo phương thức bán…

5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp: 3 Chương

- Chương I: Cơ sở lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu

- Chương II: Phân tích thực trạng về doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dụcViệt Đức

- Chương III: Các kết luận và đề xuất nhằm tăng doanh thu tại công ty TNHH thiết

bị giáo dục Việt Đức

Trang 12

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU 1.1: Cơ sở lý luận về doanh thu:

1.1.1: Khái niệm doanh thu:

Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về doanh thu Dưới đây em xin đề cậpmột số khái niệm về doanh thu như sau:

Theo giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, TS Phan Đức Dũng - Giảngviên Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh làm chủ biên, NXB Thống Kê, 2006, trang

60 thì “Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hoá sản phẩm dịch vụ đã

được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền”.

Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và theo Quyết

định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14-9-2006của bộ trưởng Bộ tài chính thì “Doanh thu

được hiểu là tổng giá trị các lợi ích doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.

Theo giáo trình tài chính doanh nghiệp, Bộ tài chính, NXB Tài chính, 2004,

trang 207 thì “Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch

vụ sau khi trừ (-) khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền)”.

Theo giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại của trường Đạihọc Thương mại, do PGS.TS Trần Thế Dũng làm chủ biên, xuất bản năm 2008,

trang 29 thì “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được

trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”

1.1.2: Vai trò của doanh thu và ý nghĩa của tăng doanh thu:

1.1.2.1: Vai trò của doanh thu:

* Đối với doanh nghiệp:

- Doanh thu có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp

Trang 13

- Doanh thu giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, thu hồi vốn, thực hiện giá trị thặngdư.

- Doanh thu thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp và mở rộng thị trường

- Nâng cao doanh thu là biện pháp căn bản để tăng lợi nhuận doanh nghiệp, nângcao uy tín và khả năng chiếm lĩnh thị trường

* Đối với xã hội:

- Đối với doanh nghiệp thương mại, doanh thu là nguồn thu góp phần ổn định cáncân thanh toán

- Doanh thu tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối vơí Nhà nước vàgóp phần tích lũy thúc đẩy nền sản xuất xã hội (thuế, lệ phí …)

- Nghiên cứu doanh thu mang lại nhà đầu tư cơ sở để lựa chọn đối tác kinh doanh

1.1.2.2: Ý nghĩa của tăng doanh thu:

Đối với xã hội:

- Việc tăng doanh thu góp phần thoả mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hànghoá cho toàn xã hội Doanh thu tăng tức là DN đã đáp ứng các nhu cầu về vật chấtcho xã hội, làm cho đới sống vật chất nhân dân ngày càng được cải thiện Ngoài ra,khi doanh thu tăng DN có thể đóng góp vào quý Ngân sách Nhà nước, giúp nhànước có điều kiện phát triển các công trình xã hội phục vụ nhân dân

- Khi doanh thu của DN tăng cũng có nghĩa DN đã có chỗ đứng trên thịtrường, đã chiếm lĩnh thị phần, tạo vị thế và uy tín của mình trên thương trường Vìvậy sản phẩm, hàng hoá của DN cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyếtđịnh cung, cầu, bình ổn giá trị thị trường

- Ngoài ra, việc tăng doanh thu còn có tác dụng thúc đẩy sản xuất, làm cho nềnkinh tế phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt chu kỳ tái sản xuất Đồng thời, góp phần

mở rộng, giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền trên đất nước và thế giới

Đối với doanh nghiệp

- Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải cáckhoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh góp phần đảm bảo cho quá trìnhkinh doanh của DN được liên tục và tạo ra doanh thu Nếu doanh thu tiêu thụ nhanh

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi vốn hay chu chuyển vòng quay của vốn

Trang 14

nhanh DN vì vậy có khả năng tự chủ về vốn, không phải lệ thuộc vào vốn bênngoài và giảm chi phí lãi vay và khi vay vốn.

- Doanh thu tăng sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện thực hiện tốt chức năngnhiệm vụ của bản thân và là điều kiện để đạt được mục đích kinh doanh mà doanhnghiệp đề ra Tăng doanh thu là một trong những điều kiện cơ bản để tăng thu nhậpnhằm tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ côngnhân viên

- Doanh thu tăng là cơ sở quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùngcho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo điều kiện cho DN hoànthành nghĩa vụ của mình đối với nhà nước

Tăng doanh thu chứng tỏ được vị thế và uy tín của DN trên thương trường củng cố vịthế vững chắc cho DN, duy trì sự tồn tại và phát triển cho DN

1.1.3: Nguồn hình thành doanh thu:

Doanh thu bao gồm: doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính vàdoanh thu khác

+ Doanh thu bán hàng là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã thu về hoặc có

quyền đòi về do việc bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ được xác định là đã hoànthành trong một thời kỳ nhất định

+ Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài

chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại, như: thu lãi cho vay, lãi được chia từ liêndoanh, liên kết, lãi kinh doanh chứng khoán, thu về cho thuê tài sản cố định,…

+ Doanh thu khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước

hoặc không mang lại tài chính thường xuyên như: thu tiền phạt do vi phạm hợpđồng, thu hồi các khoản nợ khó đòi đã xử lý, thu từ nhượng bán hoặc thanh lý tàisản cố định,…

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau:

+ DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩmhoặc hàng hoá cho người mua

+ DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặcquyền kiểm soát hàng hoá

Trang 15

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

+ DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

1.1.4: Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu

- Tổng doanh thu: là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ

kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, tổng doanh thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là tổng doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ và các loại thuế giánthu

- Các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu thanh toán, chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại

- Các loại thuế gián thu bao gồm: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuếgiá trị gia tăng (tính theo phương pháp trực tiếp)

1.1.5: Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu

1.1.5.1: Các nhân tố định tính

Nhân tố định tính bao gồm: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan

+ Nhân tố khách quan: là những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên

ngoài mà doanh nghiệp không thể làm chủ được

- Thị trường: Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong địa phương cótình hình kinh tế phát triển tăng trưởng và mức thu nhập của dân cư tăng thì nhu cầusức mua của nhu cầu tăng, do vậy sẽ ảnh hưởng tăng doanh thu bán hàng và ngượclại

- Môi trường chính trị, pháp luật: sự tác động này chi phối khá nhiều đến hoạtđộng kinh doanh của các DN thông qua sự tác động, can thiệp bằng văn bản, luậtđịnh của các chủ thể quản lý kinh tế vĩ mô Sự ổn định của chính trị có thể làm tăngsản lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra

- Môi trường văn hóa - xã hội: ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêudùng, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của các DN Văn hóa hình thànhnên thói quen, sở thích trong tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó sẽ hình thành

Trang 16

nên các thói quen, thị hiếu và cách ứng xử của người tiêu dùng trên thị trường màbuộc các DN phải thích ứng.

+ Nhân tố chủ quan:

- Mặt hàng kinh doanh: là nhân tố quan trọng quyết định sự thắng - bại của

mỗi DN Việc lựa chọn kinh doanh đúng mặt hàng xem mặt hàng kinh doanh củamình có đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng hay không điều này ảnhhưởng rất lớn đến lượng tiêu hàng hoá của doanh nghiệp cũng như doanh thu củadoanh nghiệp

- Thị trường mục tiêu: việc hoạch định một kênh phân phối hiệu quả phải bắtđầu bằng việc xác định rõ thị trường trọng điểm Nếu xác định chệch hướng thịtrường mục tiêu tức là sản phẩm, dịch vụ của mình đã cung cấp nhầm chỗ như vậylượng hàng hoá tiêu thụ cũng như doanh thu thu về cũng bị ảnh hưởng rất lớn

- Cơ sở vật chất và vốn của DN: bao gồm nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, cửahàng…Nếu cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị đầy đủ phù hợp với mục đích kinhdoanh sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động bán hàng tăng lượng doanh thu thu về

- Uy tín, thương hiệu của DN ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu bán hàng Mộtđiều thực tế hiển nhiên là khách hàng sẽ không dám sử dụng hàng hoá, dịch vụ củamột doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chỗ đứng trên thị trường

1.1.5.2: Các nhân tố định lượng

* Ảnh hưởng của nhân tố giá và lượng hàng hóa:

DTBH có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đó là số lượng hàng bán và đơn giá bán.Mối liên hệ giữa ba chỉ tiêu này được thể hiện qua công thức:

Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán * Đơn giá bán

M = q * p

Khi lượng hàng hóa thay đổi hoặc giá hàng hóa thay đổi hoặc cả hai nhân tốthay đổi đều làm cho doanh thu thay đổi Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của hai nhân

tố này tác động đến doanh thu là không giống nhau:

- Lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu Khi lượng hànghoá, dịch vụ bán ra tăng lên trong khi giá bán không đối tức là doanh thu cũng tănglên Lượng hàng hóa bán ra là nhân tố khách quan doanh nghiệp không thể điềuchỉnh trực tiếp

Trang 17

- Đơn giá bán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến DTBH Khi giá bán tăng trongkhi doanh thu không đổi thì điều tất yếu là doanh thu sẽ tăng Tuy nhiên sự thay đổicủa giá được coi là nhân tố chủ quan doanh nghiệp có thể kiểm soát được vì giá cả

là do doanh nghiệp quy định

* Ảnh hưởng năng suất lao động và số lượng lao động:

Trong các DN, số lượng LĐ và NSLĐ bình quân cũng là những nhân tố tácđộng trực tiếp đến doanh thu

Doanh thu = Tổng số LĐ * NSLĐ bình quân

M = T * W

Doanh thu bán hàng tỷ lệ thuận với cả 2 nhân tố tổng số lao động và năngsuất lao động bình quân Tức là khi một trong hai nhân tố thay tăng hoặc giảm đềukéo theo sự tăng hoặc giảm của DTBH

* Ảnh hưởng của tốc độ chu chuyển vốn và vốn kinh doanh bình quân trong kỳ:

Mối quan hệ giữa doanh thu với tổng vốn kinh doanh và tốc đọ chu chuyểnvốn được xác định bởi công thức:

Doanh thu = Tốc độ chu chuyển vốn * Vốn kinh doanh bình quân

1.2: Nội dung phân tích doanh thu trong doanh nghiệp:

1.2.1: Ý nghĩa phân tích:

- Việc đánh giá đúng đắn, kịp thời tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt sốlượng, chất lượng giúp cho các nhà quản lý DN thấy được những ưu, khuyết điểmtrong quá trình thực hiện doanh thu và phát hiện những nhân tố nào làm tăng, giảmdoanh thu Từ đó, có giải pháp hạn chế ảnh hưởng của nhân tố tiêu cực, tận dụnghiệu quả nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của DN nhằm không ngừng tăngdoanh thu, nâng cao lợi nhuận

- Thông qua công tác phân tích doanh thu của DN sẽ chỉ ra được những biếnđộng và xu hướng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Từ đó giúp doanh nghiệp phát hiện ra các nhân tố làm giảm số lượng hàng bán để có phương hướng giải quyết kịp thời

- Xác định chính xác doanh thu là cơ sở để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của DN, giúp DN có phương hướng phấn đấu phù hợp với khảnăng và phát huy các mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu

Trang 18

- Những số liệu, tài liệu từ việc phân tích doanh thu là cơ sở phân tích các chỉtiêu kinh tế khác như: phân tích tình hình mua, dự trữ, bán hàng; phân tích lợinhuận, Ngoài ra, DN cũng sử dụng các kết quả phân tích doanh thu để làm căn cứtin cậy cho các cấp lãnh đạo khi đưa ra những quyết định trong việc chỉ đạo kinhdoanh.

1.2.2: Các nội dung phân tích doanh thu tại doanh nghiệp

1.2.2.1:Phân tích sự biến động của doanh thu qua các năm::

- Mục đích: Phân tích doanh thu cần phải phân tích tốc độ phát triển, lượng tăng(giảm) tuyệt đối qua các năm (thường là 5 năm), qua đó thấy được sự biến độngtăng, giảm và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng, đưa ra những thông tin

dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanhtrung hạn hoặc dài hạn

- Nguồn tài liệu: Số liệu để phân tích là các số liệu tổng doanh thu thực tế qua cácnăm

- Phương pháp phân tích: được áp dụng là tính toán các chỉ tiêu tốc độ phát triểnliên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển bình quân và các chỉ tiêulượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, lượngtăng (giảm) tuyệt đối bình quân

1.2.2.2: Phân tích doanh thu theo nhóm hàng.

- Mục đích: Phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp cần phải phân tíchchi tiết theo từng nhóm hàng, để từ đó nhận thức đánh giá một cách toàn diện, chitiết tình hình doanh thu bán hàng theo nhóm, thấy được sự biến động tăng giảm và

xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của chúng để làm cơ sở cho việc hoạch địnhchiến lược đầu tư theo nhóm hàng kinh doanh của DN

- Nguồn tài liệu: Phân tích doanh thu theo nhóm căn cứ vào những số liệu kế hoạch

và hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng để so sánh số liệu năm phân tích và nămgốc

- Phương pháp phân tích: chủ yếu là áp dụng phương pháp lập biểu so sánh giữa sốliệu thực hiện với kế hoạch hoặc kỳ này so với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ

Trang 19

tiêu tỷ lệ phần trăm, số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ kinhdoanh.

1.2.2.3: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán.

- Mục đích: Việc bán hàng trong DN được thực hiện theo các phương thức khácnhau như: Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý… Mỗi phương thức có đặc điểm kinh tế kỹthuật và ưu nhược điểm khác nhau trong kinh doanh, quản lý và cũng tạo ra nguồndoanh thu rất khác nhau Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán hàngnhằm mục đích đánh giá tình hình biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu doanh thutheo phương thức bán, tìm ra những ưu, nhược điểm trong phương thức bán và khảnăng đa dạng hóa các phương thức bán hàng của DN, qua đó tìm ra những phươngthức bán thích hợp cho DN để đẩy manhk bán hàng, tăng doanh thu

- Nguồn tài liệu: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán sử dụngnhững số liệu thực tế năm phân tích và năm gốc để tính toán, lập biểu so sánh

- Phương pháp phân tích: chủ yếu là áp dụng phương pháp lập biểu so sánh giữa số liệuthực hiện với kế hoạch hoặc kỳ này so với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu tỷ

lệ phần trăm, số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng phương thức kinh doanh

1.2.2.4: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán

- Mục đích: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán ( thu tiềnngay, bán chậm trả) nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá tình hình biến động củacác chỉ tiêu doanh thu bán hàng gắn với việc thu tiền hàng và tình hình thu tiền bánhàng Do vậy, thông qua việc phân tích tình hình doanh thu và thu tiền hàng DN sẽtìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nhanh tiền bán hàng và có định hướnghợp lý trong việc lựa chọn phương thức bán và thanh toán tiền bán hàng trong kỳtới

- Nguồn tài liệu: sử dụng số liệu thực tế doanh thu bán hàng năm 2012 và năm 2011

Trang 20

- Mục đích: Phân tích doanh thu theo nội dung này sẽ nhận thức và đánh giá mộtcách đúng đắn tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, qua đó xác định kết quả kinhdoanh của từng đơn vị, thấy được sự tác động ảnh hưởng của từng đơn vị đến thànhtích, kết quả chung của DN Đồng thời, qua phân tích cũng thấy được những ưu,nhược điểm và những mặt tồn tại trong việc tổ chức và quản lý kinh doanh trongtừng đơn vị để đề ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp.

- Nguồn tài liệu: sử dụng số liệu thực tế tổng doanh thu năm 2012 và năm 2011 đểtính toán, lập biểu so sánh

- Phương pháp phân tích: là so sánh doanh thu của các đơn vị năm phân tích vớinăm gốc thấy được sự ảnh hưởng của từng đơn vị tới doanh thu chung của cả DN

1.2.2.6: Phân tích các nhân tố định lượng ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng

- Mục đích: Trong thực tế, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, có nhân

tố chủ quan, có nhân tố khách quan, có nhân tố ảnh hưởng giảm có nhân tố ảnhhưởng tăng Mục đích của nội dung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thubán hàng nhằm xác định nguyên nhân tăng, giảm của các nhân tố ảnh hưởng đếndoanh thu từ đó có biện pháp kịp thời điều chỉnh nhằm tăng doanh thu cho DN

- Nguồn tài liệu: Căn cứ vào số liệu hạch toán chi tiết số lượng hàng bán tương ứngvới đơn giá bán và chỉ số giá chung đã được công bố để tính toán phân tích (Phântích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá bán đến doanh thu bánhàng) Hoặc căn cứ vào số lượng lao động, cơ cấu phân bổ lao động, thời gian laođộng và năng suất lao động để phân tích sự tăng giảm doanh thu (Phân tích mức độảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động đến doanh thu bán hàng)

- Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp

số chênh lệch

CHƯƠNG II:

Trang 21

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH

THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT ĐỨC.

2.1: Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức

2.1.1: Tổng quan về công ty:

2.1.1.1: Quá trình hình thành phát triển:

Công ty TNHH Thiết bị Giáo dục Việt Đức thành lập ngày 17/03/2006 theoGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0101893617 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở

kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp với các nội dung chính như sau:

doanh Thiết bị giáo dục, thiết bị y tế, thiết bị công nghiệp

Vốn điều lệ 8.500.000.000 đồng (Tám tỉ năm trăm triệu đồng)

- Công ty TNHH Thiết bị Giáo dục Việt Đức là một đơn vị hạch toán độc lập, tựchủ về tài chính, có con dấu riêng Hạch toán dưới sự giám sát của cơ quan quản lýnhà nước và Công ty luôn có lãi

- Từ một công ty nhỏ với số vốn hạn chế nhưng Công ty đã khẳng định năng lực củachính mình bằng hình thức mở rộng và đứng vững trên thị trường Đồng thời, Công

ty còn được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng

- Công ty TNHH Thiết bị Giáo dục Việt Đức là một công ty có tư cách pháp nhânhoạt động kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ

2.1.1.2: Chức năng, nhiệm vu, đặc điểm SXKD

- Chức năng:

Trang 22

+ Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại chủ yếu về các thiết bịmáy móc nghiên cứu, thiết bị giáo dục, thiết bị y tế…

+ Công ty bán hàng theo cả hai phương thức bán lẻ và bán buôn, cung cấp hàng hóadịch vụ cho tất cả các khách hàng có nhu cầu

- Nhiệm vụ:

+ Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu đề ra, kinh doanh đúng ngành nghề

đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp

+ Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thựchiện những quy định trong hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng

+ Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi Nghiên cứu nhu cầuthị trường để nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh và tiêu thụ

+ Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động,

an toàn lao động

- Ngành nghề kinh doanh của công ty

+ Công ty hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp thương mại Buôn bán các mặthàng chủ yếu là máy móc nghiên cứu, thiết bị giáo dục, thiết bị y tế Bán buôn vàbán lẻ, nhận đơn đặt hàng theo yêu cầu

+ Công ty không trực tiếp sản xuất mà liên kết trực tiếp với các cơ sở sản xuất cungcâp sản phẩm, nên nhanh chóng bổ sung được các mặt hàng và đáp ứng nhu cầukhách hàng

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên

2.1.1.3: Cơ cấu tổ chức quản lý

Việc tổ chức bộ máy quản lý là rất quan trọng và không thể thiếu trong mỗidoanh nghiệp Nó đảm bảo sự giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh củacông ty, nó có tính chất quyết định đến chiến lược sản xuất kinh doanh cũng nhưhiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thiết bị Giáo dục Việt Đức gồm:

Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy công ty TNHH Thiết bị giáo dục Việt Đức

Trang 23

Giám đốc Công ty: là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật và là người

điều hành cao nhất của Công ty, đại diện cho toàn bộ quyền lợi của cán bộ côngnhân viên Đồng thời, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Công

ty cũng như chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốncủa Công ty

Phó giám đốc: thực hiện các công việc Giám đốc giao phó hoặc ủy quyền và và báo

cáo kết quả được giao cho Giám đốc Hiện nay công ty có 2 Phó giám đốc

Phòng kinh doanh: là phòng có vai trò rất quan trọng đối với tổng hợp hoạt động

kinh doanh của Công ty; thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện toàn bộcông việc mua – bán hàng hóa của Công ty; nghiên cứu dự đoán sản phẩm cũng nhưtạo mối quan hệ với các nhà phân phối, đảm bảo tốt thị trường đầu ra và thị trườngđầu vào của Công ty Tổ chức tiếp nhận, thu thập xử lý thông tin về sản phẩm, thịtrường, giá cả trong và ngoài nước để xác định phương án kinh doanh cho từng mặthàng, từng thị trường; chịu trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh mà Bangiám đốc giao

Phòng kế toán: thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản

lý tài chính và kinh tế của Công ty, giúp Giám đốc tổ chức và chỉ đạo toàn bộ côngtác kế toán, thông tin kinh tế tài chính trong phạm vi toàn Công ty Phản ánh vàgiám sát thu hồi tiền, thu hồi công nợ, đôn đốc khánh hàng thanh toán đầy đủ, tránhhiện tượng chiếm dụng vốn Thông tin chính xác giá vốn hàng hóa tiêu thụ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

thuậtPhòng kế toán

Trang 24

Phòng bảo hành - kỹ thuật: quản lý mảng kỹ thuật của Công ty Thực hiện chức

năng giám sát chế độ bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị khi có yêu cầu củakhách hàng Đảm bảo uy tín, chất lượng thông qua việc đáp ứng nhanh nhất, tốtnhất các yêu cầu hợp lý của khách hàng Giải quyết các phản hồi của khách hàngliên quan đến kỹ thuật

2.1.1.4: Kết quả kinh doanh 2 năm 2011-2012

Bảng 2.1 - Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH

thiết bị giáo dục Việt Đức

6 Lợi nhuận sau thuế 961.589.694 1.101.159.341 139.569.647 14,51

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công

ty TNHH Thiết bị giáo dục Việt Đức năm 2011-2012)

Nhận xét:

Từ bảng tổng kết kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây ở trên ta cóthể nhận thấy rằng tình hình sản xuất của Công ty nhìn chung có chiều hướng pháttriển cả về doanh thu và lợi nhuận

- Xét về tổng thể, năm 2012 so với năm 2011 tổng doanh thu đã tăng

1.169.787.190 đồng tương ứng với tỉ lệ là là 10.5%, phần chênh lệch tăng trưởng

Trang 25

giữa 2 năm tuy chưa đạt được mức đề ra (13%) song có thể nói công ty đã có bướctiến bộ hơn so với năm trước Nguyên nhân một phần là do năm 2011 nền kinh tếthị trường từng bước phụ hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn có nhiều khó khăn trongviệc tìm kiếm thị trường mới.

- Giá vốn hàng bán tăng 998.260.965 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 11.23%

cao hơn tỉ lệ tăng của doanh thu, do đó lợi nhuận gộp thu về năm 2012 chỉ tăng186.092.862 tăng 14.51% so với năm 2011 Doanh nghiệp cần có những biện pháp

để giảm giá vốn hàng bán

- Tổng chi phí của Công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 (chủ yếu do chi

phí quản lý kinh doanh giảm) là 17.540.954 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 1,88%cho thấy Công ty đang từng bứơc tinh giản bộ máy quản lý doanh nghiệp, từ đónâng cao hiệu quả công việc, giảm đáng kể chi phí cho bộ máy quản lý

Nhìn chung, qua các năm doanh thu và chi phí của Công ty đều tăng dẫn đếnlợi nhuận cũng tăng theo Năm 2011 lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt1.282.119.591 đồng, năm 2011 lợi nhuận là 1.468.212.453 đồng tăng 14.51% Tuymức tăng chưa cao nhưng cũng có thể thấy hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn

có hiệu quả ngày càng phát triển và đi lên Do đó, thu nhập bình quân của côngnhân viên trong công ty cũng được tăng theo sự phát triển của công ty

2.1.2: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới doanh thu tại công ty:

2.1.2.1: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài

a) Giá cả hàng hoá và lạm phát

Những năm gần đây tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng

- Thuận lợi: Lạm phát vừa phải sẽ tạo sự chênh lệch giá cả hàng hóa dịch vụ giữacác vùng làm cho thương mại phát triển năng động hơn Thúc đẩy doanh nghiệpcạnh tranh, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn

- Khó khăn: Tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá xăng dầu thường xuyên biến động làm giatăng chi phí đầu vào của các sản phẩm và vì vậy giá bán các sản phẩm cũng tăngcao để bù đắp chi phí Chính sự tăng giá không mong muốn này có tác động tiêu

Trang 26

cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, làm sụt giảm doanh thu của 2 nhóm sảnphẩm.

b) Sự thay đổi về thu nhập và thị hiếu người tiêu dùng

- Thuận lợi: Công ty chủ yếu kinh doanh các thiết bị cao cấp, nên mức thu nhập củangười tiêu dùng là yếu tố hết sức quan trọng, vì sự thoả mãn nhu cầu phụ thuộc toàn

bộ vào thu nhập Hiện nay mức lương tối thiểu và thu nhập bình quân dân cư cótăng

- Khó khăn: Những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới, giá cả hầu hết các sản phẩm của công ty tăng nhanh đã khiến cho số lượnghàng hoá bán ra giảm, mức lương tối thiểu có tăng nhưng tăng chậm và doanhnghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn

c) Sự biến động của lãi suất tiền vay - tiền gửi

- Khó khăn: Thời gian gần đây, lãi suất tiền vay tăng cao đã tác động không tốt tớihoạt động kinh doanh của công ty Trong khi cơ cấu nguồn vốn của công ty qua cácnăm, tỷ trọng vốn vay chiếm tương đối lớn vì vậy việc lãi suất tiền vay tăng sẽ làmtăng chi phí hoạt động tài chính của công ty, làm tăng chi phí kinh doanh chung củatoàn công ty

- Thuận lợi: Công ty đã cân đối lại cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tăng cường vốn chủ

sở hữu, hạn chế vốn vay để chủ động hơn trong kinh doanh nhằm đưa ra các chiếnlược kinh doanh hợp lý tăng doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận cho công ty

d) Sự thay đổi về chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

- Thuận lợi: Việc ban hành các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nướctrong từng thời kỳ là rất cần thiết và sẽ có tác động nhất định đến quá trình tiêu thụsản phẩm của công ty Hiện nay nhờ việc ban hành một số chính sách kinh tế hợp lýcủa nhà nước mà giá cả hầu hết các mặt hàng đều giảm xuống và dần vào ổn định,đặc biệt bắt đầu từ ngày 01/01/2009 thuế TNDN từ 28% xuống còn 25% Chínhsách này sẽ có tác động thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc định

vị giá bán sản phẩm hợp lý, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm góp phần tăng doanh thucho công ty

Trang 27

- Khó khăn: Nhờ chính sách kinh tế hợp lý của nhà nước mà tỷ lệ lạm phát và lãisuất tiền vay - tiền gửi đã giảm nhưng vẫn ở con số cao.

e) Tình hình cung ứng hàng hoá và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

- Khó khăn: Bất kỳ một sự biến động nào từ phía người cung ứng dù sớm haymuộn, gián tiếp hay trực tiếp cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của doanhnghiệp Ngoài ra, trong kinh doanh đều không tránh khỏi là việc có đối thủ cạnhtranh; nghành càng có nhiều lợi nhuận thì càng có nhiều đối thủ cạnh tranh và mức

độ cạnh tranh càng gay gắt

- Thuận lợi: Do đánh giá được tiềm lực, vị thế, chính sách, chiến lược kinh doanhcũng như các mối quan hệ của đôi thủ cạnh tranh Xác định rõ đối thủ cạnh tranhtrực tiếp, gián tiếp nên công ty có thể đưa ra các giải pháp ứng phó thích hợp và cóthể giừ vững và phát triển các đoạn thị trường của mình

2.1.2.2: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong

a) Nhân tố con người

- Thuận lợi: Công ty có quy mô hoạt động không lớn vì thế đội ngũ nhân sự chỉ baogồm khoảng 40 người Công ty có đội ngũ quản lý trẻ, năng động, sáng tạo và mộtlực lượng nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao luôn phục vụ tốt yêu cầu của kháchhàng

- Khó khăn: Đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ nghiệp vụ là một lợi thế trong côngcác quản trị nhân sự của công ty Tuy nhiên kinh nghiệm làm việc của nhân viên trẻcòn ít nên đôi khi gặp khó khăn trong công tác thuyết phục khách hàng

b) Uy tín và vị thế doanh nghiệp

- Thuận lợi: Là một công ty mới hình thành và phát triển trong một thời gian ngắnnhưng công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức đã tạo dựng cho mình một vị thếtrên thị trường Được nhiều người biết đến, đặc biệt công ty đã có những đối tác tincậy, tập khách hàng trung thành và có mối quan hệ tốt với nhà cung ứng Do vậykhách hàngcó thể yên tâm khi đến với công ty và sử dụng các sản phẩm của côngty

Ngày đăng: 16/03/2015, 16:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính, 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB thống kê, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Nhà XB: NXB thống kê
2. PGS. TS. Trần Thế Dũng, Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại
3. Th.S Đặng Thuý Phượng, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài chính
4. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Phân tích kinh doanh , NXB Tài Chính, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh doanh
Nhà XB: NXB Tài Chính
5. TS. Phan Đức Dũng, Phân tích hoạt động kinh doanh ( Lý thuyết, Bài tập, Bài giải), NXB Thống Kê, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: NXB Thống Kê
6. Luận văn: “ Phân tích doanh thu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu ở công ty TNHH Việt Dũng” của Nguyễn Tuyết Chinh, Lớp K5HK1D, Trường Đại học Thương Mại năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích doanh thu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công táctiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu ở công ty TNHH Việt Dũng
7. Luận văn: “Phân tích doanh thu, lợi nhuận tại công ty TNHH Vipcomputer” của Hoàng Thị Phương, lớp K44D3 Trường Đại học Thương mại, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích doanh thu, lợi nhuận tại công ty TNHH Vipcomputer
8. Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14-9-2006 của Bộ trưởng BTC áp dụng cho các DN nhỏ và vừa Khác
9. Các tài liệu, Báo cáo phân tích kinh tế, sổ sách, chứng từ và Báo cáo tài chính của công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w