1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần Toyota Vinh

61 849 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 212,44 KB

Nội dung

Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thấyđược mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu.Phương

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đahoá lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Để tồn tại trong nền kinh tế ấy,các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức vànhiệm vụ của nhà kinh doanh là tập trung mọi trí lực vào những yếu tố quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Để đạt được những chỉ tiêu kinh tếmong đợi doanh nghiệp cần thiết phải có những kế hoạch kinh doanh tốt và tổ chứccông tác phân tích kinh tế hợp lý

Đối với một doanh nghiệp thương mại, doanh thu bán hàng là một chỉ tiêukinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp Làkhoản để bù đắp vốn kinh doanh, chi phí phát sinh và xác định lợi nhuận thu đượctrong kỳ hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy phân tích doanh thu bán hàng là mộtcông tác quan trọng giúp doanh nghiệp thương mại đánh giá được tình hình thựchiện doanh thu bán hàng qua các kỳ, điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại để có đượcnhững giải pháp hợp lý, kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm tăng doanh thu bánhàng và đạt hiệu quả kinh tế cao trong những năm tiếp theo

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần Toyota Vinh,

em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn và các anh chị trongcông ty để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô giáo Th.S Phạm Quỳnh Vân, người

đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian em thực hiện bài khóaluận tốt nghiệp của mình

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các anh chị trong công tyđặc biệt là các chị trong phòng kế toán tại công ty cổ phần Toyota Vinh đã tạo điềukiện giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Do thời gian thưc tập có hạn, hiểu biết của bản thân về các vấn đề lý luận cũngnhư kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài khóa luận của em sẽ không tránh khỏiđược những thiếu sót Em mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của các thầy côgiáo, các anh chị trong công ty để em hoàn hiện hơn vốn kiến thức của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3

4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu 3

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

4.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu 4

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4

4.2.1 Phương pháp so sánh 4

4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 4

4.2.3 Phương pháp cân đối 4

4.2.4 Phương pháp tính tỷ lệ, tỷ suất 5

4.2.5 Phương pháp dùng biểu mẫu 5

4.2.6 Phương pháp chỉ số 5

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG 6

1.1 Cơ sở lý luận về doanh thu bán hàng 6

1.1.1 Khái niệm doanh thu và doanh thu bán hàng 6

1.1.2 Vai trò của doanh thu bán hàng 9

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng 10

1.2 Nội dung nghiên cứu doanh thu bán hàng 12

1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu doanh thu bán hàng 12

1.2.2 Nội dung phân tích doanh thu bán hàng 12

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA VINH 15

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần Toyota Vinh 15

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 15

Trang 4

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến doanh thu bán hàng tại công ty cổ

phần Toyota Vinh 19

2.2 Kết quả phân tích thực trạng doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần Toyota Vinh 24

2.2.1 Kết quả phân tích theo dữ liệu sơ cấp 24

2.2.2 Kết quả phân tích theo dữ liệu thứ cấp 28

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG DOANH THU BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA VINH 38

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần Toyota Vinh 38

3.1.1 Những kết quả đã đạt được 38

3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 41

3.2 Các đề xuất, kiến nghị về DTBH tại công ty Cổ Phần Toyota Vinh 43

3.2.1 Sự cần thiết phải tăng DTBH tại công ty cổ phần Toyota Vinh 43

3.2.2 Các giải pháp nhằm tăng DTBH tại công ty cổ phần Toyota Vinh 44

3.2.3 Một số kiến nghị 50

3.3 Điều kiện thực hiện 50

3.3.1 Đối với công ty 50

3.3.2 Đối với Nhà nước 51

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Toyota Vinh 17

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2012 18

Biểu 2.1 Phân tích xu hướng biến động của doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ qua các năm 28

Biểu 2.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán 29

Biểu 2.3 Phân tích doanh thu bán hàng theo mặt hàng kinh doanh 31

Biểu 2.4 Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh 32

Biểu 2.5 Các chỉ tiêu về số lượng hàng bán, đơn giá bán và chỉ số giá các mặt hàng 33

Biểu 2.6 Phân tích ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá hàng bán đến doanh thu bán hàng 34

Biểu 2.7 Phân tích ảnh hưởng của số lượng hàng bán và năng suất lao động đến doanh thu bán hàng 36

Biểu 2.8 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố quỹ hàng hóa đến DT bán hàng 37

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DTBH & CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng

Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay chứa đựng vôvàn cơ hội và thách thức, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thìmỗi quyết định đều cần phải cân nhắc kỹ càng và dựa trên những cơ sở đáng tincậy, doanh nghiệp cần thiết phải nhận thức được tầm quan trọng và thường xuyênthực hiện các hoạt động phân tích kinh tế Phân tích kinh tế, doanh nghiệp sẽ nắmthông tin được một cách kịp thời, chính xác và toàn diện tình hình thực hiện cácnhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được làm cơ sở đề ra các chủ trương,chính sách và biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.Bán hàng là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất

cứ một doanh nghiệp nào Nó kết thúc một chu kỳ hoạt động kinh doanh và mở ramột chu kỳ sản xuất kinh doanh mới Trong doanh nghiệp kết quả bán hàng đượcxác định bằng chỉ tiêu doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế màdoanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Tăng doanh thunói chung và doanh thu bán hàng nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớidoanh nghiêp cũng như đối với xã hội

Đối với doanh nghiệp, doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanhnghiệp đảm bảo trang trải các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thuhồi vốn nhanh, tạo điều kiện để đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu cho hoạt độngkinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước Đồng thời, tăng doanh thu bánhàng sẽ ảnh hưởng tăng lợi nhuận, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động.Đối với xã hội, tăng doanh thu bán hàng góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầutiêu dùng hàng hóa cho xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo cân đối cungcầu, ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền, vớicác nước trong khu vực và trên thế giới

Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu tại công ty cổ phần Toyota Vinh, em thấyrằng công ty đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của doanh thu, luôn đặtmục tiêu tăng doanh thu bán hàng làm hàng đầu Công ty cổ phần Toyota Vinh là

Trang 8

doanh nghiệp chuyên hoạt động trên lĩnh vực trưng bày và bán các sản phẩm ô tô,dịch vụ sửa chữa và cung cấp phụ tùng ô tô chính hãng – đây là một trong nhữngngành nghề có nhu cầu xã hội ngày càng cao và không ngừng tăng lên Mục tiêucủa công ty hiện nay là nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh tăng doanh thubán hàng Để hoàn thành mục tiêu kinh doanh, trong những năm qua công ty luônchú ý tới công tác quản lý và phân tích DTBH từ đó cung cấp những thông tin cơ sở

để đưa ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả, góp phần tăng doanh thu bán hàng,dần khẳng định uy tín thương hiệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận

Tuy nhiên, qua số liệu đánh giá tình hình thực tế và kết quả điều tra phỏngvấn tại công ty, em thấy rằng doanh thu bán hàng thu được chưa xứng với tiềm năng

và mong muốn của nhà quản trị Hiện nay, công ty đang gặp một số khó khăn vàhạn chế trong quá trình kinh doanh như nguồn vốn còn hạn hẹp, quá trình cải tiếntrang thiết bị vẫn chưa được đồng bộ, công tác tổ chức hoạt động chưa được hoànthiện điều này ảnh hưởng rất lớn tới tình hình doanh thu bán hàng Công tác phântích kinh tế nói chung và công tác phân tích doanh thu bán hàng nói riêng là rất cầnthiết đối với công ty hiện nay Tuy nhiên, công tác phân tích doanh thu bán hàngvẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin cho quản trị, phục vụ công tác xâydựng và thực hiện các chiến lược nhằm tăng doanh thu bán hàng của công ty

Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần cổ phần Toyota Vinh, cùng với kiến

thức đã được trang bị tại nhà trường Em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích doanh

thu bán hàng tại công ty cổ phần Toyota Vinh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Em mong muốn đề tài nghiên cứu đưa ra được những giải pháp giúp công ty hoạtđộng hiệu quả, đạt kết quả kinh doanh tốt và ngày càng phát triển vững mạnh hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về doanh thu, doanh thu bán hàng và nội dungphân tích doanh thu bán hàng

- Khảo sát, phân tích và đánh giá tình hình doanh thu bán hàng tại công ty cổ phầnToyota Vinh Từ kết quả phân tích rút ra kết luận, những thành tựu công ty đã đạtđược và những hạn chế còn tồn tại để từ đó tìm ra nguyên nhân chủ quan và kháchquan ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng tại công ty cổ phấn Toyota Vinh

Trang 9

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm tăng doanh thu bán hàngtại công ty cổ phần Toyota Vinh.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tiêu doanh thu bán hàng

- Không gian nghiên cứu: Công ty cổ phần Toyota Vinh, số 19 – Đường QuangTrung – Thành phố Vinh – Nghệ An

- Thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu số liệu doanh thu bán hàng của công

ty qua 4 năm, từ năm 2009 đến năm 2012

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

4.1.1.1 Phương pháp điều tra

Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng tại công ty cổ phần Toyota Vinh

là điều tra theo hình thức gián tiếp, thông qua việc phát các phiếu điều tra theo mộtmẫu đã được thiết kế sẵn Nội dung chủ yếu về tình hình doanh thu bán hàng vàphân tích doanh thu bán hàng tại công ty

Mục đích của điều tra là: thu thập những thông tin mang tính khách quan về nhữngquan điểm của nhà quản lý về những nội dung thuộc đề tài phân tích doanh thu bán hàng

4.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi trực tiếp các đốitượng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đặt ra các câu hỏi bất kỳ liên quan đếndoanh thu của công ty Cuộc phỏng vấn nhanh, hiệu quả, diễn ra tại một địa điểmnhất định, các câu hỏi phỏng vấn phải khoa học hợp lý Tiến hành tổng hợp lại kếtquả và phân tích kết luận

Mục đích là thông qua các câu hỏi và trả lời trực tiếp, người tiến hành điều tra sẽthu được những thông tin chính xác, cụ thể, chi tiết hơn về vấn đề cần nghiên cứu

4.1.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Ngoài các phương pháp kể trên, để thu thập thông tin, em còn tiến hànhnghiên cứu thêm tài liệu liên quan đến vấn đề doanh thu của công ty

Trang 10

- Tài liệu bên ngoài: Các chuẩn mực, các thông tư, các giáo trình kế toán tài chính,giáo trình tài chính doanh nghiệp của trường Đại học Thương Mại, trường Học việnTài chính, các luận văn cùng đề tài của các khóa trước

- Tài liệu bên trong: Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm

2009 đến năm 2012, các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết về doanh thu bán hàng, hóađơn chứng từ liên quan đến bán hàng của công ty…

4.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Để hệ thống hóa các tài liệu thu thập được trong phân tích doanh thu bán hàng

ta sử dụng phương pháp phân tổ thống kê Nghĩa là căn cứ vào một hay một số tiêuthức nào đó để chia các dữ liệu thu thập được thành các tổ, nhóm có tính chất khácnhau, các tiêu thức phân tổ như: mặt hàng kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh Sửdụng phương pháp này nhằm thu thập số liệu một cách có hệ thống phù hợp với cácchỉ tiêu được phân tích

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

độ hoàn thành các chỉ tiêu DT theo kế hoạch, thấy được vị trí, vai trò của các bộphận trong tổng doanh thu

4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thấyđược mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu.Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượngphân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thểhiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số, trong đó khi có sự thayđổi của các nhân tố thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích

Trang 11

4.2.3 Phương pháp cân đối

Trong các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu liên

hệ với nhau mang tính chất cân đối Cụ thể như mối quan hệ giữa hàng tồn kho đầu

kỳ, nhập trong kỳ với hàng bán trong kỳ, tồn kho cuối kỳ và hao hụt trong kỳ lànhững mối quan hệ cân đối với nhau Trong phân tích DTBH sử dụng phương phápcân đối để phân tích các nhân tố ảnh hưởng của các nhân tố quỹ hàng hóa đếndoanh thu bán hàng dựa vào quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu kinh tế cá biệt

=

Doanh thu bán hàng trong kỳ (giá vốn)

+ Hao hụt trong

kỳ (nếu có) +

Tồn kho hàng hóa cuối kỳ

4.2.4 Phương pháp tính tỷ lệ, tỷ suất

Trong phần phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tínhcác tỷ suất: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tàisản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Từ đó thấy được lợi nhuận tạo ra đã thực sự hiệu quả hay chưa

4.2.5 Phương pháp dùng biểu mẫu

Trong bài khóa luận này thì phương pháp dùng biểu mẫu được sử dụng cho tất

cả các nội dung phân tích doanh thu bán hàng Biểu phân tích được thiết lập theocác cột, các dòng để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích Các dạng biểu phântích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với

số cùng kỳ năm trước hoặc so sánh chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể Số lượngcác cột, các dòng tùy thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích Tùy theonội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi và đơn vị tính khác nhau

4.2.6 Phương pháp chỉ số

Phương pháp chỉ số được áp dụng để tính toán phân tích sự biến động tăng giảm

và mối liên hệ tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu kinh tế có một hoặc nhiềuyếu tố khác nhau.Chỉ tiêu chỉ số được xác định bằng mối liên hệ so sánh của một chỉtiêu kinh tế ở những thời điểm khác nhau, thường là so sanh kỳ báo cáo và kỳ gốc

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiêp được chia làm 3 chương:

Chương I : Cơ sở lý luận về doanh thu bán hàng và phân tích doanh thu bán hàng

Trang 12

Chương II : Phân tích thực trạng doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần Toyota Vinh Chương III : Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng tại

công ty cổ phần Toyota Vinh

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ PHÂN

TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG

1.1 Cơ sở lý luận về doanh thu bán hàng

1.1.1 Khái niệm doanh thu và doanh thu bán hàng

1.1.1.1 Khái niệm về doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Banhành theo quyết định số 149/2001/QT – BTC ngày 31/12/2001) quy định:

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch

toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhận cho doanh thubán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ (theo giáo trình kế toán tài chính,2008, NXBtài chính, trang 310)

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản

phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của DN (nguồntrích dẫn từ website vi.wikipedia.org) Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu từcác hoạt động bất thường khác

- Theo nội dung của chuẩn mực, doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi íchkinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ chắc chắn thu được trong tương lai.Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làmtăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là DT (ví dụ như khingười nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của

Trang 13

người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng) Các khoản góp vốn của cổđông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu.

Vì vậy trong quá trình xác định DT cần xác định đúng thời điểm ghi nhậndoanh thu, là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá từngười bán sang người mua, không phụ thuộc vào việc đã thu tiền hay chưa

1.1.1.2 Khái niệm về doanh thu bán hàng

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

15/2006/QĐ-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán thành phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định Do vậyphân tích tình hình doanh thu bán hàng là một nội dung quan trọng trong phân tíchhoạt động kinh tế doanh nghiệp

Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ trường Đại học Thương

Mại viết: “Doanh thu bán hàng là lượng tiền mà doanh nghiệp thu được do thực hiện hàng hóa trên thị trường trong một thời kỳ”.

Xác đinh bằng công thức: M = p i q i

Trong đó: M: Doanh thu tiêu thụ

pi: Giá bán đơn vị sản phẩm, hàng hóa

qi: Khối lượng sản phẩm, hàng hóa i đã tiêu thụ trong kỳi=1, n: Số lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã tiêuthụ trong kỳ

Chỉ tiêu doanh thu bán hàng bao gồm các nội dung kinh tế sau:

- Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ hoàn thành và tiêu thụ ngay trong thời kỳ phân tích

- Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ hoàn thành trong các kỳ trước nhưng mới tiêuthụ được trong kỳ phân tích

Trang 14

- Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ hoàn thành và giao cho khách hàng trong các kỳtrước nhưng nhận thanh toán trong kỳ phân tích

- Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước để sử dụng cho doanh nghiệpđối với HH - DV của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được nhà nước cho phép

- Giá trị các sản phẩm, hàng hóa đem biếu tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanhnghiệp Các doanh nghiệp căn cứ vào giá trị thị trường ở thời điểm bán hàng, cungcấp dịch vụ để xác định đúng DV Thời điểm xác nhận doanh thu: là khi người muachấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền đã thuđược xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hay sẽ thu được từ bán sảnphẩm hàng hóa sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán,chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu

Các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Chiết khấu thương mại: là khoản doang nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách

hàng mua với khối lượng lớn Khoản giảm gía có thể phát sinh trên khối lượng tổng

lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh trên tổng lô hàng luỹ kế màkhách hàng đã mua trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ thuộc vào chính sáchchiết khấu thương mại của doang nghiệp

+ Giảm giá hàng bán : Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá có phẩm chất

kém, sai quy cách hoặc lạc hậu so với thị hiếu…

+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã được xác định là

tiêu thụ bị khách hàng trả lại hoặc từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: Viphạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất hay khôngđúng quy cách chủng loại

Các loại thuế gián thu gồm:

+ Thuế xuất khẩu: Là loại thuế gián thu đánh vào trị giá hàng xuất khẩu qua biên

giới hoặc qua cửa khẩu Việt Nam

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ

nhất định(hàng hóa, dịch vụ đặc biệt) Thông thường đây là những hàng hóa, dịch

vụ cao cấp mà không phải bất cứ ai cũng có điều kiện sử dụng hay hưởng thụ dokhả năng tài chính có hạn hoặc những hàng hoá, dịch vụ có tác động không tốt đối

Trang 15

với đời sống sức khoẻ con người, văn minh xã hội mà chính phủ có các chính sáchhạn chế sản xuất, tiêu dùng

+ Thuế giá trị gia tăng( tính theo phương pháp trực tiếp): Đây là loại thuế đánh vào

giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinhdoanh và tổng số thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên gía bán củangười tiêu dùng cuối cùng

1.1.2 Vai trò của doanh thu bán hàng

Đối với doanh nghiệp:

- Doanh thu bán hàng có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, bán hàng là khâucuối cùng trong lưu thông hàng hóa Doanh thu bán hàng là cơ số quan trọng để xácđịnh kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, tạo điềukiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước

- Doanh thu bán hàng giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí kinh doanh, thu hồi vốn vàthực hiện giá trị thặng dư Doanh thu bán hàng còn là nguồn tài chính quan trọnggiúp doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanhgóp phần đảm bảo cho chu trình kinh doanh tiếp theo được tiến hành liên tục do vậynếu doanh thu bán hàng bị giảm đi hay công tác tiêu thụ bị chậm lại sẽ dẫn đến tìnhtrạng ứ đọng hàng hóa và căng thẳng về mặt tài chính

- Doanh thu bán hàng thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trên thị trường.Nếu doanh nghiệp thực hiện doanh thu bán hàng đạt hiệu quả sẽ làm cho tốc độ chuchuyển vốn lưu động tăng nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chứcvốn, giảm bớt số vốn phải huy động từ bên ngoài và giảm được các chi phí lãi vay

- Doanh thu bán hàng là nhân tố căn bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, khẳngđịnh thương hiệu và khả năng chiếm lĩnh thị trường Doanh thu là điều kiện đểdoanh nghiệp đầu tư mở rộng hoặc đầu tư vào chiều sâu cho hoạt động kinh doanh.Đồng thời, doanh thu bán hàng còn là điều kiện cơ sở cho việc tăng thu nhập chongười lao động

Đối với xã hội:

- Đối với doanh nghiệp ngoại thương, doanh thu bán hàng là nguồn thu ngoại tệ gópphần ổn định cán cân thanh toán

Trang 16

- Doanh thu bán hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối vơíNhà nước và góp phần tích lũy thúc đẩy nền sản xuất xã hội (thuế, lệ phí …).Doanh nghiệp khi kinh doanh có hiệu quả thì sẽ có những đóng góp đối với sự pháttriển kinh tế của đất nước Khi doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng lên cónghĩa là doanh nghiệp đã góp phần thỏa mãn cung cầu về hàng hóa trên thị trường,

ổn định giá cả và góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước

- Doanh thu bán hàng tăng lên tức là doanh nghiệp đã đáp ứng các nhu cầu vật chấtcho xã hội làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao mức sốngdân cư Ngoài ra doanh thu bán hàng còn là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp làm cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt chu kỳ tái sảnxuất xã hội

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng

1.1.3.1 Các nhân tố định tính ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng

Nhân tố định tính ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng gồm 2 loại nhân tố: nhân

tố bên ngoài và nhân tố bên trong nội bộ doanh nghiệp

Nhân tố bên ngoài bao gồm:

- Sự biến đổi về cung cầu trên thị trường và tình hình thu nhập, thị hiếu củangười tiêu dùng

Nếu trên thị trường có ít đối thủ cạnh tranh, nghĩa là lượng cung nhỏ hơn cầu thìhàng hóa sẽ trở lên khan hiếm dẫn đến giá cả tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi chodoanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa của mình, dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp sẽ ổnđịnh hoặc tăng lên Ngược lại khi cung lớn hơn cầu thì hàng hóa doanh nghiệp sẽ phảiđương đầu với sự cạnh tranh gay gắt, sản phẩm tiêu thụ chậm sẽ dẫn đến tình trạng dưthừa, ứ đọng kết hợp với giá cả giảm sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm đi Khi thu nhập dân cư tăng lên thì nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa cũng tăng lên,kéo theo doanh thu bán hàng DN cũng tăng lên tương ứng và ngược lại Thị hiếucủa người tiêu dùng rất phong phú và thay đổi theo thời gian, do vậy doanh nghiệpphải theo dõi và chủ động đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu

- Các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của các ban ngành

Các chính sách thay đổi theo từng giai đoạn, từng thời kỳ, có những chính sáchtạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng có không ít

Trang 17

những chủ trương, chính sách lại cản trở, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, ảnhhưởng trực tiếp đến doanh thu cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, những nhân tố định tính ảnh hưởng đến DTBH của DN phải kể đến

là các chính sách về kinh tế, tài chính, chính sách thương mại của khu vực có liênquan đến mặt hàng kinh doanh, tình hình biến động của môi trường, tình hình pháttriển kinh tế…

Nhân tố bên trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm:

- Trình độ tổ chức và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đây là yếu tố chủ đạo, đóng vai trò quyết định trong kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Với một đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn và kinhnghiệm trên thị trường, doanh nghiệp được sắp xếp, tổ chức quản lý một cách hợp

lý sẽ là cơ sở vững chắc để cho một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả

- Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp như địa điểm bán hàng, ngành hàng kinhdoanh thuộc ngành hàng độc quyền kinh doanh, uy tín của tập thể hoặc cá nhân lãnhđạo tất cả các điều kiện trên đều tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăngdoanh thu bán hàng và thu lợi nhuận cao hơn

- Độ tuổi tiêu dùng của mặt hàng kinh doanh mới xuất hiện hay đang hưng thịnhtrên thị trường và thị phần doanh thu của doanh nghiệp là cao hay thấp cũng lànhững nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng của doanh nghiệp

1.1.3.2 Các nhân tố định lượng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng

Nhân tố số lượng hàng bán và đơn giá hàng bán

Doanh thu bán hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 2 nhân tố đó là số lượng hàngbán và đơn giá bán của hàng hóa Mối liên hệ của 2 nhân tố đó với doanh thu đượcphản ánh qua công thức sau:

Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán × Đơn giá bán

Nhân tố số lượng lao động và năng suất lao động

Trong doanh nghiệp, số lượng lao động, cơ cấu phân bổ lao động, thời gianlao động và năng suất lao động là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tănggiảm DTBH Mối liên hệ đó được thể hiện qua công thức sau:

DTBH = Tổng số lao động × Năng suất lao động bình quân

Các nhân tố quỹ hàng hóa ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng

Trang 18

Việc thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàng còn chịu sự tác động, ảnh hưởngcủa các chỉ tiêu quỹ hàng hóa Mối liên hệ đó được thể hiện qua công thức sau:

=

Doanh thu bán hàng trong kỳ (giá vốn)

+

Hao hụt trong kỳ (nếu có)

+ Tồn kho hàng hóa cuối kỳ 1.2 Nội dung nghiên cứu doanh thu bán hàng

1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu doanh thu bán hàng

Phân tích hoạt động kinh tế là công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả Ngàynay, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế làmthế nào để doanh thu bán hàng ngày càng tăng lên Để làm được điều đó doanhnghiệp phải hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích DTBH, thường xuyênkiểm tra, đánh giá đầy đủ và chính xác mọi diễn biến về kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và tìm ra nhữngbiện pháp để không ngừng tăng DTBH của doanh nghiệp

Phân tích DTBH có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp DN đánh giá một cáchchính xác, toàn diện khách quan tình hình thực hiện doanh thu bán hàng trên cácmặt tổng trị giá cũng như kết cấu thời gian, không gian, đơn vị trực thuộc để từ đókhai thác tốt tiềm năng của doanh nghiệp Đồng thời phân tích DTBH còn giúpdoanh nghiệp theo dõi sát sao quá trình thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng trong

kỳ kinh doanh Nghiên cứu DTBH mang lại cơ sở cho nhà đầu tư nắm bắt cơ hội vàlựa chọn đối tác kinh doanh

Phân tích DTBH giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hoàn thành cácmục tiêu đặt ra, làm cơ sở đề ra kế hoạch tăng trưởng doanh thu bán hàng, xác địnhnhững nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến DTBH và đề ra biện

pháp khắc phục, tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp Mặt khác, phân tích

DTBH cung cấp các tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích và các chỉ tiêu tàichính kinh tế tài chính làm cơ sở cho việc đề ra các quyết định trong quản lý và chỉ đạo

kinh doanh Tạo nên nguồn tài liệu quan trọng để phân tích kinh tế trong doanh nghiệp.

Trang 19

1.2.2 Nội dung phân tích doanh thu bán hàng

1.2.2.1 Phân tích xu hướng biến động của doanh thu bán hàng qua các năm.

- Mục đích phân tích: Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các

năm để thấy được sự biến động tăng giảm và xu thế phát triển của doanh thu bánhàng, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xâydựng kế hoạch kinh doanh trung hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp

- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian tính toán các chỉ tiêu

tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển bình quân

- Nguồn số liệu: Các số liệu lấy từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty

thực tế qua các năm

1.2.2.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán.

- Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán

nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu doanh thubán hàng gắn với tình hình thanh toán công nợ của khách hàng theo các phươngthức thanh toán khác nhau (thanh toán trực tiếp, thanh toán chậm…) Qua đó tìm ranhững biện pháp hữu hiệu để thu hồi tiền bán hàng nhanh, định hướng hợp lý trongviệc lựa chọn phương thức bán và thanh toán hiệu quả trong kỳ tới

- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu 8 cột, giữa số

liệu kỳ báo cáo với kỳ trước để thấy được sự biến động tăng giảm

- Nguồn số liệu: Các số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết tài khoản “Doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ”, tài khoản “Phải thu của khách hàng”, tài khoản “Dựphòng phải thu khó đòi” và các tài khoản liên quan năm 2011 và 2012

1.2.2.3 Phân tích doanh thu bán hàng theo mặt hàng kinh doanh.

- Mục đích phân tích : Phân tích doanh thu bán hàng theo mặt hàng kinh doanh

nhằm nhận thức đánh giá một cách toàn diện, chính xác và chi tiết tình hình doanhthu của từng mặt hàng, thấy được sự biến động tăng giảm và xu hướng phát triển nhucầu tiêu dùng của công chúng, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư theonhóm mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp

- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh.

Trang 20

- Nguồn số liệu : Các số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng

trong năm 2011 và 2012

1.2.2.4 Phân tích doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh.

- Mục đích phân tích:Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh nhằmnhận thức và đánh giá chính xác mức độ hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu bán hàng,qua đó xác đinh kết quả theo từng nghiệp vụ kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp cónhững căn cứ, cơ sở đề ra những chính sách biện pháp đầu tư thích hợp trong việc lựachọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao

- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh và lập biểu so sánh trên cơ sở tính

toán các chỉ tiêu phần trăm(%), số chênh lệch của từng nghiệp vụ kinh doanh

- Nguồn số liệu: Dựa vào báo cáo kết quả kinh kinh doanh của công ty năm 2011

và năm 2012 Các số liệu kế hoạch, kế toán tổng hợp và chi tiết về doanh thu bánhàng theo các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.

Phân tích ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá hàng bán đến DTBH.

- Mục đích phân tích: Nghiên cứu doanh thu bán hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 2

nhân tố đó là số lượng hàng bán và đơn giá bán của hàng hóa Xác định mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố tới doanh thu bán hàng để có kế hoạch khắc phục nhân tố ảnhhưởng xấu và tận dụng, khai thác nhân tố làm tăng doanh thu bán hàng

- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương

pháp số chênh lệch

- Nguồn số liệu: Khi phân tích căn cứ vào số liệu hạch toán chi tiết số lượng hàng bán

tương ứng với đơn giá bán của từng mặt hàng để tính toán trong năm 2011 và 2012

Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động.

- Mục đích phân tích: Trong doanh nghiệp, số lượng lao động, cơ cấu phân bổ lao

động và năng suất lao động là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảmcủa doanh thu bán hàng Mục đích phân tích nhằm xác định mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố tới doanh thu bán hàng để xây dựng kế hoạch, chính sách phát triểntrong kỳ kinh doanh tới

- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp chỉ số.

- Nguồn số liệu: Khi phân tích căn cứ vào số liệu kế toán, thông tin về cơ cấu lao

động, năng suất lao động trong đơn vị, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 và 2012

Trang 21

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của các nhân tố quỹ hàng hóa đến DTBH.

- Mục đích phân tích: Xác đinh mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thuộc khâu lưu

chuyển hàng hóa tới doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, đó là các chỉ tiêu tồnkho hàng hóa đầu kỳ và cuối kỳ, chỉ tiêu mua hàng và hao hụt

- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp tính số chênh lệch.

- Nguồn số liệu: Khi phân tích căn cứ vào số liệu hạch toán sổ chi tiết TK 511, TK

632, TK 156 và bảng cân đối số phát sinh năm 2011 và 2012

Trang 22

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU BÁN HÀNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA VINH

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần Toyota Vinh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA VINH

- Tên giao dịch viết tắt: TVC

- Tên tiếng anh: TOYOTA VINH JOINT STOCK COMPANY

- Mã số thuế: 2900712194

Quy mô:

- Vốn điều lệ: 24.000.000.000 VNĐ

- Người đại diện: Giám đốc Nguyễn Đình Hy

- Tổng số lao động: 153 nhân viên

Địa chỉ:

- Số 19 đường Quang Trung – thành phố Vinh – Nghệ An

- Trang web: http:\\toyotavinh.vn

xe ôtô và giới thiệu cho khách hàng sản phẩm xe ôtô Toyota

- Nhiệm vụ: là thay mặt TMV thực hiện bán hàng trực tiếp tại khu vực BắcTrung Bộ Chủ động xây dựng các kế hoạch và chiến lược phát triển sao cho phùhợp với định hướng phát triển của TMV và của công ty, phù hợp với các chínhsách, pháp luật đã quy định

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần Toyota Vinh (gọi tắt là TVC) - Trạm dịch vụ Ủy quyền của

Toyota Việt Nam tại khu vực Bắc Trung Bộ chính thức khai trương đi vào hoạt động

ngày 2 tháng 8 năm 2007 theo giấy phép kinh doanh số 02702000684 do Sở kế hoạch

Trang 23

và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 14/9/2005, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 06 tháng 01năm 2010 và đăng kí thay đổi lần 2 vào ngày 16 tháng 12 năm 2011

Sau hơn 6 năm xây dựng và phát triển, với những nỗ lực to lớn để đáp ứngnhững yêu cầu tiêu chuẩn toàn cầu của Toyota Việt Nam về nhân lực, trang thiết

bị và cơ sở hạ tầng, TVC đã trở thành một đại lý ủy quyền của TMV ở khu vực

Bắc Miền Trung Đặt tại số 19, đường Quang Trung, ngay gần quốc lộ 1A,

huyết mạch giao thông Bắc - Nam TVC có vị trí thuận lợi nằm trong thành phốVinh thuộc trung tâm kinh tế Bắc Trung Bộ

Với sự nỗ lực cố gắng cao công ty trong thời gian đầu hoạt động còn gặp nhiềukhó khăn trong huy động nguồn vốn, tìm kiếm khách hàng cũng như sự tác động thayđổi chính sách thuế của thị trường ôtô Việt Nam Công ty đã không ngại tìm kiếmkhách hàng và thị trường, đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như chất lượng phục vụ TVC

đã dần khẳng định được thương hiệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận, với

doanh số bán hàng thu được trong năm 2012 là 731.897.534.724 VNĐ.

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần Toyota Vinh là đơn vị kinh doanh và hạch toán độc lập theopháp lệnh thống kê, kế toán của Việt Nam Từ ngày 22/07/2008, TVC trở thành nhàphân phối chính thức của TMV với các chức năng chính:

- Giới thiệu và bán xe ô tô do Toyota sản xuất lắp ráp trong nước và phân phối trênthị trường Việt Nam

- Dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo hành ôtô Toyota và các phương tiện vận tải

- Mua bán ô tô, phương tiện vận tải, thiết bị phụ tùng thay thế cho xe ô tô và phươngtiện vận tải

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy của TVC được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chứcnăng Theo kiểu này, Thủ trưởng được sự tham mưu của các phòng chức năng, cácchuyên gia trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nhằm nâng cao hiệu quả tiêuthụ xe ô tô, cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa

Trang 24

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng khách hàng

Phòng

kế toán

Phòng dịch vụ

Phòng

bán

hàng

Phòng hành chính

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Toyota Vinh

(Nguồn: Phòng hành chính cung cấp)

Chức năng của các phòng ban:

Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu Công ty thực hiện các giao dịch, ký

kết các hợp đồng và quyết định tổ chức bộ máy quản lý và phương hướng hoạt độngkinh doanh của Công ty

Phó giám đốc: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc các phương án, chương trình

kế hoạch kinh doanh thuộc phạm vi phụ trách, điều hành khi Giám đốc vắng mặt

Phòng kế toán: Thực hiện nghiệp vụ theo đúng quy định của nhà nước về

chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán Tổ chức huy động và sử dụng vốn thôngqua công tác tín dụng, điều phối luồng tiền, đảm bảo đủ vốn.…

Phòng hành chính: Nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc về việc xây

dựng các nguyên tắc phù hợp đồng bộ trong hệ thống cơ cấu quản trị của Công ty,phát huy tính tích cực, trình độ của từng người để hoàn thành mục tiêu kế hoạch

Phòng khách hàng:

Đối với khách hàng:

+ Giải quyết khiếu nại của khách hàng

+ Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm Toyota đúng cách

Trang 25

Đối với công ty và đối tác

+ Cung cấp ý kiến và thông tin dựa trên “Tiếng nói của khách hàng”

+ Quản lý thông tin phản hồi trong Công ty

+ Thu thập thông tin thông qua giao tiếp với cơ quan phụ trách về tiêu dùng

và nhóm khách hàng

Phòng dịch vụ: Thực hiện sửa chữa bảo dưỡng, bảo hành cho các khách hàng,

làm tăng độ hài lòng của khách hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Bao gồm các cố vấn, điều phối viên trưởng nhóm phụ tùng và các kỹ thuật viên

Phòng bán hàng: Lập chiến lược kinh doanh, xúc tiến bán hàng nhằm hoàn

thành chỉ tiêu của TMV đề ra Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá cácnguồn thông tin của khách hàng

2.1.1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011 – 2012

Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2012.

Đơn vị tính:đồng

Doanh thu bán hàng 672.646.430.928 731.897.534.724 59.251.103.796 8,10% Doanh thu HĐTC 61.207.216 53.483.374 -7.723.842 -14,44%

Giá vốn hàng bán 650.035.031.517 706.862.416.369 56.827.384.852 8,04% Chi phí tài chính 1.412.256.895 2.761.644.534 1.349.387.639 48,86% Chi phí bán hàng 3.237.850.291 2.535.166.667 -702.683.624 -27,72% Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.930.093.054 10.288.901.525 2.358.808.471 22,93%

(Nguồn: Phòng kế toán cung cấp)

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình quản lí doanh thu và chi phí của

doanh nghiệp trong năm 2011 và 2012 là tương đối tốt Doanh thu hoạt động kinhdoanh năm 2012 so với năm 2011 tăng 59.243.379.954 đồng, tương ứng với tỉ lệ8,09% Trong đó:

Trang 26

Doanh thu bán hàng tăng 59.251.103.796 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 8,10%

và doanh thu tài chính giảm 7.723.824 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 14,44% Chi phíhoạt động kinh doanh năm 2012 so với 2011 tăng 59.832.897.338 tương ứng với tỉ

lệ 8.28% Trong đó, giá vốn hàng bán tăng 56.827.384.852 đồng, tương ứng tỷ lệtăng là 8,04%, Chi phí tài chính tăng 1.349.387.639 đồng, tương ứng tỷ lệ 48,86%,Chi phí bán hàng giảm 702.683.624 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 27,72%, Chi phíquản lý doanh nghiệp tăng thêm 2.358.808.471 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 22,93%

Ta thấy rằng mặc dù Doanh thu hoạt động kinh doanh tăng lên nhưng chi phíkinh doanh của năm 2012 so với 2011 lại tăng cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, dovậy làm cho Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 589.517.384 đồng, tương ứngvới tỷ lệ 6,20% Lợi nhuận trước thuế năm 2012 so với 2011 tăng 1.081.421.265đồng với tỉ lệ 8,03% Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2012 so với 2011 tăng270.355.316 đồng với tỉ lệ 8,03% Lợi nhuận sau thế của năm 2012 so với 2011tăng811.065.949 đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 8,03%

Đánh giá chung doanh nghiệp đã có kế hoạch tăng lợi nhuận tương đối tốt,doanh nghiệp nên có kế hoạch đẩy mạnh tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh và

cố gắng cắt giảm những chi phí không cần thiết để tránh lãng phí và tăng lợi nhuậntrong năm sau Kết quả kinh doanh của TVC một số năm vừa qua luôn tăng trưởng,hiệu quả kinh doanh của năm sau cao hơn năm trước Công ty đang duy trì và cốgắng phát huy nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng và hướng Công ty vào phát triển

Thị trường và sự bất ổn của thị trường

Thị trường đề cập ở đây bao gồm: Khách hàng, nhà cung ứng và đối thủ cạnhtranh của công ty

Trang 27

Thi trường của công ty trải rộng khắp tỉnh Nghệ An và một số vùng của tỉnh

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa, lượng khách hàng của công ty là rất đông Cùngvới sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu của các cá nhân, tổ chức về việc sửdụng phương tiện ô tô ngày càng tăng lên Sự phát triển của thị trường hình thànhnên một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn Năm 2012, nhờ công tác mở rộng thịtrường tốt nên doanh thu của các mặt hàng ô tô tăng cao và doanh thu sửa chữacũng không ngừng tăng lên Hiện nay công ty có những khách hàng lớn như: Công

ty cổ phần 1 thành viên Mai Linh chi nhánh Nghệ An và Hà Tĩnh, Hợp tác xãThành Công, hãng Taxi Vạn Xuân…

Hiện nay trên địa bàn Nghệ An, hoạt động trên lĩnh vực trưng bày và bán cácsản phẩm ô tô, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng ô tô đang là ngành

có sức hấp dẫn rất lớn đối với các đối tượng kinh doanh Các đối thủ cạnh tranh lớnnhư: Công ty vận tải ô tô Nghệ An, Công ty cổ phần ô tô Nissan Vinh, Honda ô tôVinh (Công ty cổ phần Tân Miền Trung), Công ty cổ phần Hyundai Vinh, Xí nghiệp

ô tô Thương Mại – Công ty cổ phần Thương Mại Nghệ An… Đây là một nhân tố ảnhhưởng không tốt tới quy mô doanh thu của công ty, công ty phải quan tâm, đánh giáđúng những đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằmđối phó với với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Là đơn vị hoạt đông có uy tín trong ngành nên công ty có mối quan hệ rộnglớn với các nhà cung ứng, đặc biệt là các nhà cung cấp lớn trên thị trường hiện tạinhư: Công ty cổ phần Toyota Việt Nam, Xí nghiệp Toyota Hải Phòng – Công ty cổphần ô tô Hải Phòng… Vì thế công ty có thể chủ động trong việc cung ứng cácnguồn hàng cho việc kinh doanh của công ty, đặc biệt là các nguồn hàng đều đảmbảo rõ nguồn gốc xuất xứ và có chất lượng đảm bảo Trong những năm vừa qua,công ty cổ phần Toyota Vinh đã không ngừng cố gắng trong việc khẳng địnhthương hiệu của mình trên thị trường theo đúng tiêu chuẩn của TOYOTA, do vậycông ty đã phát triển rất tốt mối quan hệ với các nhà cung ứng Bên cạnh đó, công

ty còn tạo lập được uy tín với lực lượng khách hàng truyền thống rất rộng rãi vàkhông ngừng tăng lên Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện kế hoạchDTBH và là thế mạnh của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Trang 28

Sự bất ổn của thị trường đang đề cập tới bao gồm: sự lạm phát của nền kinh tế

và sự biến động của giá cả thị trường Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới tìnhhình thực hiện doanh thu bán hàng của và các chỉ tiêu kinh doanh của công ty.Lạm phát nền kinh tế tăng kéo theo đó là sự tăng giá của các chi phí đầu vàonhư: chi phí nhân công, dịch vụ vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu… Làm giảm khảnăng cạnh trạnh của sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp Bên cạnh đó, khi lạmphát cao thì người dân, ít ai sẽ nghĩ tới việc sắm một chiêc ô tô để làm phương tiên đilại, tất cả đều muốn cắt giảm các khoản chi phí Bởi vì, mọi nhu cầu trên thị trườngđều phụ thuộc vào mức thu nhập của người tiêu dùng Do đó, doanh thu tiêu thụ sảnphẩm cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào thu nhập của người tiêu dùng, đặc biệt là đốivới mặt hàng tiêu thụ đặc biệt

Các chính sách kinh tế - xã hội

Trong nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà Nước Nhà nước thựchiện sự điều tiết bằng luật pháp, các chính sách kinh tế tài chính đến hoạt động củacác doanh nghiệp Các chính sách kinh tế của Nhà Nước tác động tới nền kinh tếnhư: chính sách tài chính tín dụng, kiềm chế lạm phát, đặc biệt các chính sách thuế -sắc luật thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng của công ty

Là một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, công ty cổ phầnToyota Vinh chịu chi phối bởi pháp luật Việt Nam, cụ thể như : Luật doanh nghiệp

và luật đầu tư năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 Luật doanhnghiệp được ban hành đã tạo môi trường hành lang pháp lý để doanh nghiệp có thểyên tâm kinh doanh sản xuất

Những năm gần đây, chính sách về thuế của nhà nước, có tác động mạnh mẽđến thị trường kinh doanh ô tô nói chung và DTBH của doanh nghiệp nói riêng Cụthể, để hỗ trợ thị trường kinh doanh, chính phủ đã giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô

tô chở người loại dưới 10 chỗ (nhóm 8703) thuế suất giảm từ 82%, 77%, 72% xuống 78%, 74%, 68% Cácchính sách thuế đối với ngành ô tô, bao gồm thuế nhậpkhẩu với xe nguyên chiếc, linh kiện, các sắc thuế, phí, lệ phí khác ngày càng đượcnới lỏng Công ty luôn cập nhật các chính sách kinh tế để từ đó điều chỉnh việc kinhdoanh của công ty cho phù hợp và tuân thủ theo quy định của Nhà Nước, giúp công

Trang 29

ty chủ động hơn trong việc hoạch định các chiến lược kinh tế, tăng quy mô vềdoanh thu và tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh doanh.

Xã hội và dân cư là yếu tố luôn được công ty quan tâm nhất là trong quá trình bánhàng; những nét văn hóa, phong tục, lối sống hay thu nhập đều ảnh hưởng đến hoạt độngcung cấp hàng hóa, dịch vụ Xã hội trong nước ngày càng phát triển, số lượng các doanhnghiệp, cơ quan, trường học thành lập lên ngày càng nhiều do đó nhu cầu về sử dụngphương tiện giao thông ngày càng tăng Đây chính là một lợi thế giúp công ty xây dựngcho mình một tập khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường

Môi trường khoa học và công nghệ

Trong thời kỳ hiện nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và côngnghệ đang phát triển như vũ bão, nhiều ngành công nghệ cao trong chế tạo, điện tử,tin học… được áp dụng vào sản xuất kinh doanh đã làm thay đổi cơ bản các điềukiện sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, giảm tiêu hao vật tư Ô tô là mộtngành công nghiệp chiu tác động mạnh mẽ của của nhân tố khoa học – công nghệ

Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ, năng suất của người lao động và cótác động gián tiếp tới mục tiêu tăng doanh thu của công ty

Trong thời gian tới, công ty cổ phần Toyota Vinh đang từng bước cố gắng đổimới công nghệ, trang bị thiết bị, máy móc từ đó giảm được chi phí nhân công, tăng

số lượng, chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

2.1.2.2 Nhân tố chủ quan

Đây là nhân tố chủ quan mà công ty có thể kiểm soát và thay đổi được, quyếtđịnh rất lớn đến tình hình doanh thu của công ty, bao gồm:

Nguồn lực con người:

Công ty hoạt động với quy mô lớn, năng suất và chất lượng lao động ngàycàng tăng cao Số lượng lao động năm 2011 là 130 người, đến năm 2012 tăng lên

153 người Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có kinh nghiệm, kiến thức chuyênmôn, số nhân viên có trình độ Đại học trở lên chiếm hơn 40% và đặc biệt là lựclượng công nhân lành nghề, kỹ thuật cao được đào tạo theo tiêu chuẩn củaTOYOTA là nguồn lực phát triển lớn nhất của công ty Đội ngũ nhân viên kinhdoanh được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ bán hàng, kỹ năng giao tiếp, thươnglượng, đàm phán là nhân tố quyết định đến sự thành công trong các hợp đồng mua

Trang 30

bán và các dự án thầu của công ty tham gia Giúp công ty hoàn thành mục tiêu vàchiến lược kinh doanh đề ra Sự hiểu biết về kỹ thuật, thiết kế cùng với những kỹnăng chăm sóc của đội ngũ cố vấn dịch vụ khiến khách hàng rất hài lòng khi đếnvới các dịch vụ của công ty, điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ của công ty

Các chính sách, chế độ áp dụng trong công ty mang lại môi trường làm việcthân thiện, nghiêm túc cho toàn thể công nhân viên Công ty thành lập các quỹ khenthưởng, quỹ phúc lợi, hình thức khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, công bằng Công tyluôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho nhân viên bằng cách: cho nhân viêntham gia vào các khóa đào tạo ngắn hạn, khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhân

viên học nâng cao trình độ

Uy tín và vị thế của công ty trên thị trường

Trong những năm qua, công ty cổ phần Toyota Vinh đã tạo cho mình một chỗđứng trên thị trường Nghệ An và các tỉnh lân cận Công ty luôn cố gắng xây dựngniềm tin, ấn tượng tốt trong lòng các khách hàng, nhà cung ứng và các cơ quan, tổchức khác Là đại lý ủy quyền của Toyota Việt Nam, tất cả các sản phẩm, dịch vụđều đạt tiêu chuẩn toàn cầu của Toyota về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng

là lợi thế lớn, luôn gây ấn tượng đối với khách hàng Sự uy tín mà công ty có đượcgiúp công ty nhận được nhiều đơn hàng và hợp đồng kinh doanh, do đó mà kếhoạch doanh thu bán hàng thường thực hiện vượt mức kế hoạch, hiệu quả kinhdoanh tăng qua các năm

Uy tín, vị thế của công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường cũng là mộtđiều kiện thuận lợi để công ty mở rộng thị trường kinh doanh để từ đó tăng doanhthu của công ty

Mặt hàng kinh doanh:

Công ty Cổ phần Toyota Vinh là doanh nghiệp chuyên hoạt động trên lĩnh vựctrưng bày và bán các sản phẩm ô tô, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng bảo hành đại tu vàcung cấp phụ tùng ô tô chính hãng Ô tô là mặt hàng có nhu cầu xã hội ngày càngcao và không ngừng tăng lên theo mức sống của dân cư Sản phẩm của công ty luônđạt tiêu chuẩn về chất lượng, được các cơ quan kiểm định chất lượng và được kiểmnghiệm bởi khách hàng trên toàn thế giới Hơn nữa sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản

Ngày đăng: 16/03/2015, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w