Kết quả phân tích qua dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức (Trang 30 - 38)

- Tổng chi phí của Công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 (chủ yếu do chi phí quản lý kinh doanh giảm) là 17.540.954 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 1,88%

2.2.2: Kết quả phân tích qua dữ liệu thứ cấp

2.2.2.1: Phân tích sự biến động ( tốc độ phát triển ) của chỉ tiêu DT qua các năm

Mục đích của nội dung phân tích này nhằm thấy được sự biến động tăng giảm và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn của công ty.

Bảng 2.3: Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua 5 năm

Đơn vị: 1000 đồng

Năm Tổng DT

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) Liên hoàn δi =Mi - Mi- 1 Định gốc Δi =Mi - M1 Liên hoàn ti =Mi / Mi-1 Định gốc Ti =Mi / M1 Liên hoàn ai = ti - 100 Định gốc Ai = Ti - 100 2008 8.974.099 - - - - 2009 9.496.737 522.638 522.638 105,82 105,82 5,82 5,82 2010 10.225.418 728.681 1.251.319 107,67 113,94 7,67 13,94 2011 11.140.856 915.438 2.166.757 108,95 124,14 8,95 24,14 2012 12.310.643 1.169.787 3.336.544 110,50 137,18 10,50 37,18

( Nguồn: công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức)

Tốc độ phát triển bình quân: t = 0 n n M M = 412.310.643 8.974.099 =1,082 Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân:

δ = Mn M0 n − =12.310.643 8.974.099 4 − = 834.136 (nghìn đồng)

Căn cứ vào số liệu trên ta có thể nhận xét như sau: Tốc độ phát triển bình quân của công ty trong 5 năm kể từ năm 2008 đến 2012 tăng 8.2%. Điều này thể hiện sự dẻo dai cố gắng không ngừng của công ty mặc dù có năm công ty không đạt được như mong muốn, nhưng đánh giá chung công ty làm ăn có hiệu quả.

Bằng phương pháp so sánh định gốc ta thấy DT của các năm so với năm 2008 đều tăng, đặc biệt là năm 2012 doanh thu tăng cao nhất 3.336.544 nghìn đồng,

tương ứng tăng 37.18 %, tiếp đến năm 2011 doanh thu tăng 2.166.757 nghìn đồng tương ứng tăng 24.14%, năm 2010 doanh thu tăng 1.251.319 nghìn đồng tương ứng tăng 13.94%, năm 2009 tăng 522.638 nghìn đồng tương ứng tăng 5.82%. Nhìn chung doanh thu từ năm 2008 đến 2012 doanh thu đều tăng. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng dòng sản phẩm của công ty ngày càng cao, uy tín, chất lượng sản phẩm bán trên thị trường rất tốt, khả năng chiếm lĩnh thị trường lớn.

Bằng phương pháp so sánh liên hoàn: Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 522.638 nghìn đồng tương ứng tăng 5.82%; Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 728.681 nghìn đồng tương ứng tăng 7.67%; Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 915.438 nghìn đồng tương ứng tăng 8.95 %; Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.169.787 nghìn đồng tương ứng tăng 10.5%. Như vậy so sánh doanh thu của các năm sau so với năm trước liền kề cho thấy doanh thu các năm đều tăng, đặc biệt tỷ lệ doanh thu năm 2012 tăng cao nhất, rồi đến năm 2011, rồi tới năm 2010, và thấp nhất là năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2009 vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá xăng dầu thường xuyên biến động khiến cho các khoản chi phí đầu vào tăng cao. Ngoài ra công ty còn bị nhiều sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh về giá cả, đội ngũ bán hàng chưa chuyên nghiệp.

Công ty cần có các biện pháp để năm 2013 tỷ lệ doanh thu cao hơn nữa. Mặc dù vậy, để đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu như đã nói ở trên công ty phải cố gắng hết sức mình để có chỗ đứng ổn định trên thương trường. Tất cả những cố gắng đó không phải của riêng cá nhân nào mà là sự nỗ lực của cả tập thể đoàn kết.

2.2.2.2: Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng.

Mục đích của nội dung phương pháp này nhằm đánh giá một cách toàn diện, chi tiết tình hình doanh thu bán hàng theo nhóm, mặt hàng thấy được sự biến động tăng , giảm và xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư theo nhóm mặt hàng kinh doanh của công ty.

Tại công ty kinh doanh rất nhiều các mặt hàng, chủng loại vì thời gian có hạn nên em chỉ đi sâu vào nghiên cứu một số mặt hàng chủ yếu sau:

Bảng 2.4: Phân tích DT bán hàng theo nhóm hàng.

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng (giảm) ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT(%) 1 2=1/∑1 3 4=3/∑3 5=3-1 6=5/1*10 0 7=4-2 Máy vi tính 3.298.016 29,7 3.489.825 28,44 191.809 5,82 -1,26 Máy chiếu 2.703.000 24,34 3.217.800 26,22 514.800 19,05 1,88 Đàn organ 1.689.643 15,21 1.292.827 10,53 -396.816 -23,49 -4,68 Kính hiển vi 3.415.248 30,75 4.272.268 34,81 857.020 25,09 4,06 Tổng doanh thu 11.105.907 100 12.272.720 100 1.166.813 10,5 0

( Nguồn công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức)

Qua biểu phân tích trên ta nhận thấy nhìn chung doanh thu bán hàng của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.166.813 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 10,5% do trong những nhóm hàng kinh doanh của công ty có 4 nhóm hàng doanh thu tăng so với năm 2011, cụ thể là:

Doanh thu nhóm hàng Máy tính tăng 191.809 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 5,82%. Doanh thu nhóm hàng Máy chiếu tăng 514.800 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 19,05%.

Doanh thu nhóm hàng Đàn Organ giảm 396.816 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 23,49%.

Doanh thu nhóm sản phẩm Kính hiển vi tăng 857.020 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 25,09%. Như vậy doanh thu bán hàng của năm 2012 tăng chủ yếu là do doanh thu của nhóm sản phẩm Kính hiển vi tăng. Trong năm 2013 công ty cần có những biện pháp phát huy thế mạnh của nhóm sản phẩm này góp phần tăng doanh thu cho công ty.

Xét về mặt tỷ trọng của doanh thu bán hàng ta nhận thấy: Doanh thu nhóm sản phẩm Kính hiển vi năm 2012 so với năm 2011 chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng 4,06%. Doanh thu nhóm sản phẩm Máy chiếu chiếm tỷ trọng thứ hai tăng 1,88%. Còn lại 2 nhóm sản phẩm về Máy vi tính và sơn Đàn Organ tỷ trọng doanh thu cũng

đều giảm lần lượt là 1,26%; 4,68%. Tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng chủ yếu năm 2012 so với năm 2011 cũng giảm 4,82%.

Từ những số liệu trên ta thấy: Doanh thu của công ty tăng chủ yếu là do doanh thu của nhóm sản phẩm Máy chiếu và Kính hiển vi tăng. Còn lại các nhóm sản phẩm khác như Máy vi tính và Đàn Organ đều làm giảm doanh thu của công ty. Nguyên nhân là do ảnh hưởng lạm phát từ năm 2008, kinh tế bị khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát tăng cao 23,3%, thu nhập của người tiêu dùng giảm. Vì vậy trong tương lai công ty cần có những biện pháp kịp thời nhằm tăng doanh thu của những nhóm mặt hàng này như tăng cường tiếp xúc khách hàng để mở rộng thị phần bán lẻ và ưu tiên bán chậm trả cho những khách hàng lớn lâu năm nhằm giữ vững mối quan hệ đồng thời nâng cao uy tín của công ty. Ngoài ra, nhóm sản phẩm về Kính hiển vi và Máy chiếu cần mở rộng thị trường tiêu thụ vì trong năm 2013 các nhóm mặt hàng này được tiêu thụ mạnh nhất.

2.2.2.3: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán

Mục đích của nội dung phân tích này nhằm đánh giá tình hình biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu doanh thu theo phương thức bán, tìm ra ưu, nhược điểm trong từng phương thức bán và khả năng đa dạng hóa các phương thức bán hàng của công ty, từ đó tìm ra những phương thức bán thích hợp cho công ty để đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu.

Bảng 2.5: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán

Đơn vị tính: 1000 đồng

Các chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng (giảm)

ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT(%) 1 2=1/∑1 3 4=3/∑3 5=3-1 6=5/1*100 7=4-2 Bán buôn nội địa 8.322.378 74,94 9.625.563 78,43 1.303.185 15,66 3,49 Bán đại lý 1.265.000 11,39 1.410.000 11,49 145.000 11,46 0,1 Bán lẻ 1.518.529 13,67 1.237.157 10,08 -281.372 -18,53 -3,59 Tổng doanh thu 11.105.907 100 12.272.720 100 1.166.813 10,5 0

Qua biểu phân tích trên ta có nhận xét như sau: Doanh thu bán hàng của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.166.813 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 10,5% là do trong những phương thức bán hàng của công ty có phương thức góp phần làm tăng doanh thu của công ty đáng kể. Cụ thể là:

Doanh thu bán hàng theo phương thức Bán buôn nội địa năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.303.185 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 15,66 %. Mặt khác tỷ trọng doanh thu xuất bán buôn nội địa cũng rất cao (năm 2011 là 74,94% , đến năm 2012 tăng là 78,43), tăng 3,49%. Rõ ràng hình thức bán này vẫn là thế mạnh, chiếm ưu thế chủ yếu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Doanh thu bán hàng theo phương thức bán đại lý năm 2012 so với năm 2011 tăng 145.000 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 11,46%. Tỷ trọng doanh thu bán đại lý tăng 0,1%. Hình thức này cũng đóng góp không nhỏ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Với phương thức bán lẻ, doanh thu giảm 281.372 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 18,53%. Về mặt tỷ trọng doanh thu bán lẻ trong tổng doanh thu bán năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,59%. Nguyên nhân chủ yếu là công ty chưa bắt kịp được sự thay đổi mức sống, thị hiếu của người tiêu dùng, chưa có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

Từ những số liệu phân tích trên ta có thể kết luận sơ bộ: hình thức tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu dựa vào phương thức bán buôn nội địa và bán đại lý. Phương thức bán lẻ bị giảm, tuy nhiên phương thức bán lẻ là một hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng nên có thể nắm bắt ngay sự thay đổi thị hiếu, mức sống của người tiêu dùng từ đó có biện pháp điều chỉnh. Để đẩy mạnh việc bán lẻ công ty nên mở thêm các cửa hàng có vị trí thuận lợi và đào tạo đội ngũ bán hàng có trình độ giao tiếp tốt từ đó đẩy mạnh tăng doanh thu.

2.2.2.4: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán

Mục đích của nội dung phân tích này là đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu bán hàng gắn với việc thu tiền bán hàng và tình hình thu tiền bán hàng. Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nhanh tiền bán hàng và có định

hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức bán và thanh toán tiền bán hàng trong kỳ tới.

Bảng 2.6: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán

Đơn vị tính: 1000 đồng

Các chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng( giảm)

ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT(%)

1 2=1/∑1 3 4=3/∑3 5=3-1 6=5/1*10

0 7=4-2

Tổng DT 11.105.907 100 12.272.720 100 1.166.813 10,5 0

Thu tiền ngay 7.734.440 69,64 8.530.488 69,51 796.048 10,29 -0,13

Bán trả chậm 3.344.840 30,12 3.687.545 30,13 352.705 9,54 0,01 Nợ khó đòi 26.627 0,24 44.687 0,36 18.060 67,83 0,12 Tỷ lệ nợ khó đòi/DT bán chậm 0,8 - 1,21 - - 0,41 -

(Nguồn: Sổ kế toán chi tiết tài khoản 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Tài khoản 131 Phải thu của khách hàng, Tài khoản 139 Dự phòng phải thu khó đòi tại Công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức)

Qua biểu phân tích trên ta có nhận xét như sau: Doanh thu bán hàng của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.166.813 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 10,5% là do trong các phương thức thanh toán có các phương thức làm tăng doanh thu bán hàng của công ty đáng kể. Cụ thể là:

Phương thức thanh toán bằng tiền ngay trong những năm gần đây có xu hướng giảm. cụ thể doanh thu trả ngay năm 2012 so với năm 2011 tăng 796.048 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 10,29%, nhưng tỷ trọng lại giảm 0,13% là do kinh tế vẫn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008, làm cho công ty kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế quy mô bán lẻ trực tiếp của công ty bị thu hẹp lại, điều này không tốt, vì vậy việc ứ đọng vốn ngày càng tăng, lượng tiền thu ngay quá ít không đủ để tái đầu tư, mở rộng kinh doanh. Vì vậy công ty nên đẩy mạnh việc bán lẻ.

Phương thức bán chậm trả năm 2012 so với năm 2011 tăng 352.705 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 9,54%, với tỷ trọng tăng là 0,01%. Trong nền kinh tế như hiện nay, cung đang ở tình trạng lớn hơn cầu, nên công ty cũng đã bắt đầu phương thức bán

chậm trả để kích thích người tiêu dùng nhằm tăng doanh thu. Và, tỷ lệ doanh thu bán chậm trả nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tổng doanh thu bán hàng ( 10,29% > 9,54%) là hợp lý.

Đối với doanh thu nợ khó đòi: Năm 2012 so với năm 2011 tăng 18.060 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 67,83%, tỷ trọng tăng 0,12%. Tỷ lệ nợ khó đòi trên doanh thu bán chậm trả tăng 0,41%. Do đó công ty cần có những biện pháp giảm nợ khó đòi.

Vậy trong kỳ kinh doanh tới công ty cần nghiên cứu để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm góp phần tăng doanh thu bán hàng đồng thời giảm tỷ lệ doanh thu bán hàng chậm trả, tăng cường các biện pháp thu hồi công nợ, giảm số tiền và tỷ lệ nợ khó đòi để có thể giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại do bán chậm trả gây ra. Ngoài ra trong tương lai công ty cần chú trọng phương thức thanh toán chậm trả sao cho phù hợp tránh tình trạng ứ đọng vốn gây khó khăn tài chính cho công ty.

2.2.2.5: Phân tích doanh thu theo các đơn vị trực thuộc

Mục đích của nội dung phân tích này nhằm nhận thức và đánh giá đúng đắn sự tác động của từng Đại lý đến kết quả kinh doanh chung của toàn công ty. Đồng thời qua phân tích cũng thấy được những ưu, nhược điểm và những mặt tồn tại trong việc tổ chức và quản lý của từng đại lý để đề ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp.

Bảng 2.7: Phân tích doanh thu theo các đơn vị trực thuộc

Đơn vị tính: 1000 đồng

Các chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng (giảm)

ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT(%) 1 2=1/∑1 3 4=3/∑3 5=3-1 6=5/1*100 7=4-2 Tổng doanh thu 11.140.856 100 12.310.643 100 1.169.787 10,5 0 ĐL Bắc Phương 3.469.354 31,14 4.055.586 32,94 586.232 16,89 1,8 ĐL Dũng Hà 6.107.334 54,82 6.158.855 50,03 51.521 0,84 -4,79 ĐL Hùng Cường 1.564.168 14,04 2.096.202 17,03 532.034 34,01 2,99

Qua biểu phân tích trên ta có nhân xét như sau: Trong 3 đại lý của công ty thì:

Đại lý Bắc Phương năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng 586.232 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 16,89%, góp phần tăng doanh thu chung toàn công ty là 5,27%.

Đại lý Dũng Hà năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng 51.521 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 0,84%, góp phần làm tăng doanh thu chung của toàn công ty là 0,47%.

Đại lý Hùng Cường năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng 532.034 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 34,01%, góp phần tăng doanh thu chung toàn doanh nghiệp là 4,768%.

Xét về mặt tỷ trọng: Đại lý Bắc Phương tỷ trọng năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,8%; Đại lý Dũng Hà tỷ trọng năm 2012 so với năm 2011 giảm 4,79%; Đại lý Hùng Cường tỷ trọng tăng cao nhất là 2,99%.

Nhìn chung, doanh thu của công ty tăng chủ yếu là do doanh thu của đại lý Hùng Cường và đại lý Bắc Phương, đại lý Dũng Hà tăng ít. Đây là những trung tâm mua sắm lớn tại Hà Nội, nên thu hút nhiều khách hàng sẽ là lợi thế tuyệt vời cho việc bán hàng của công ty. Trong tương lai công ty cần phát huy thế mạnh này của mình.

Tuy nhiên tỷ trọng của đại lý Dũng Hà giảm, là do đại lý này không nằm ở thành phố, mà nằm ở huyện nhỏ nên không thu hút được đông khách hàng, không nắm bắt được sự thay đổi về thị hiếu và mức sống của người tiêu dùng.

Do vậy năm 2013 công ty cần đẩy mạnh phương thức bán lẻ, nhập về những sản phẩm nhiều mẫu mã, chủng loại sản phẩm giá cả hợp lý để thu hút người tiêu dùng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu.

2.2.2.6: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Đức (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w