1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect

86 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 626,5 KB

Nội dung

Ngày 20072000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời và được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28072000. Trong hơn một thập kỷ qua, mặc dù chịu tác động bởi hai cuộc khủng hoảng tài chính lớn ở khu vực và thế giới nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế thông qua khả năng huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ mọi thành phần trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một nền kinh tế hội nhập toàn cầu, các kênh đầu tư ngày càng hấp dẫn, đặc biệt là sự phát triển của thị trường chứng khoán, Việt Nam đã và đang trở thành điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, đòi hỏi thị trường Việt Nam phải phát triển các tổ chức tài chính có vai trò trung gian nhằm nghiên cứu, tìm kiếm, phân tích, nắm bắt các nhu cầu đầu tư, làm cầu nối giúp nguồn vốn các nhà đầu tư đến được đúng các đối tượng phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư. Trong suốt hơn 10 năm tồn tại và phát triển, các công ty chứng khoán luôn đóng một vai trò quan trọng trong thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hoạt động của các công ty chứng khoán đã giúp cho thị trường chứng khoán vận hành trơn tru, thông suốt, đồng thời góp phần thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường. Trong số các nghiệp vụ chủ yếu của Công ty chứng khoán, hoạt động Môi giới chứng khoán thường là hoạt động mạnh nhất, mang lại nhiều lợi ích cho công ty, và góp phần đem lại sức hấp dẫn, sự phát triển cho thị trường chứng khoán nói chung. Tuy nhiên, hoạt động môi giới cũng là một hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tư đúng mức và phải am hiểu tường tận về đặc điểm, chức năng của hoạt động Môi giới chứng khoán.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 20/07/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời vàđược đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoánTP.Hồ Chí Minh với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 Trong hơn mộtthập kỷ qua, mặc dù chịu tác động bởi hai cuộc khủng hoảng tài chính lớn ở khuvực và thế giới nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ vàngày càng khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế thông qua khả năng huyđộng các nguồn vốn trung và dài hạn từ mọi thành phần trong và ngoài nước đểphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Một nền kinh tế hội nhập toàn cầu, cáckênh đầu tư ngày càng hấp dẫn, đặc biệt là sự phát triển của thị trường chứngkhoán, Việt Nam đã và đang trở thành điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á, thuhút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Từ đó, đòihỏi thị trường Việt Nam phải phát triển các tổ chức tài chính có vai trò trung giannhằm nghiên cứu, tìm kiếm, phân tích, nắm bắt các nhu cầu đầu tư, làm cầu nốigiúp nguồn vốn các nhà đầu tư đến được đúng các đối tượng phù hợp với yêu cầucủa các nhà đầu tư

Trong suốt hơn 10 năm tồn tại và phát triển, các công ty chứng khoán luônđóng một vai trò quan trọng trong thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tếViệt Nam nói chung Hoạt động của các công ty chứng khoán đã giúp cho thịtrường chứng khoán vận hành trơn tru, thông suốt, đồng thời góp phần thúc đẩy sựbùng nổ của thị trường Trong số các nghiệp vụ chủ yếu của Công ty chứng khoán,hoạt động Môi giới chứng khoán thường là hoạt động mạnh nhất, mang lại nhiều lợiích cho công ty, và góp phần đem lại sức hấp dẫn, sự phát triển cho thị trườngchứng khoán nói chung Tuy nhiên, hoạt động môi giới cũng là một hoạt động kháphức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tư đúng mức và phải am hiểu tường tận về đặcđiểm, chức năng của hoạt động Môi giới chứng khoán

Xuất phát từ thực tế đó, cùng với khoảng thời gian được thực tập và nghiêncứu tại phòng Môi giới chứng khoán thuộc Công ty cổ phần chứng khoán

Trang 2

VNDirect, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect” làm đề tài khóa luận

của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích: (i) Hệ thống các vấn đề lý thuyết vềCTCK và hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK; (ii) Phân tích thực trạng hoạtđộng môi giới chứng khoán của CTCK VNDirect, qua đó tìm ra những điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động môi giới của công ty; (iii)Đưa ra một số giải pháp, và kiến nghị để phát triển hoạt động môi giới của CTCKVNDirect

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động Môi giới chứng khoán của Công tychứng khoán VNDirect

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động Môi giới chứng khoán của Công tychứng khoán VNDirect trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đốichiếu, phương pháp tổng hợp, phân tích…

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán

tại Công ty chứng khoán VNDirect

Trang 3

Để có được thành quả trên, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Kiều Hữu Thiện, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài, các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính đã cung cấp cho em những kiến thức bổ ích

trong suốt thời gian học tập Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị

phòng Môi giới 2 thuộc Công ty chứng khoán VNDirect đã tạo điều kiện thuận lợi

cho em tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế và góp ý để em có thể hoàn thiệntốt hơn bài Khóa luận của mình

Do khuôn khổ thời gian có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên Khóa luậncủa em chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được

sự góp ý của toàn thể các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em có thể hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 Khái quát chung về công ty chứng khoán

1.1.1 Khái niệm Công ty chứng khoán

Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng củanền kinh tế hiện đại Với những chức năng cơ bản như: huy động vốn đầu tư chonền kinh tế, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo tính thanh khoản chocác chứng khoán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, tạo môi trường giúp Chínhphủ thực hiện các chính sách vĩ mô, mà người ta có thể đo lường và dự tính sự pháttriển kinh tế qua diễn biến trên Thị trường chứng khoán (TTCK) Bởi vậy, hầu hếtmọi nơi trên thế giới, các hình thức đầu tư chứng khoán là một chủ đề được nhiềungười quan tâm Và cách tiếp cận TTCK dễ dàng nhất là thông qua các công tychứng khoán (CTCK) Có thể đưa ra định nghĩa về CTCK theo cách sau:

Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian, được thành lập hợp pháp để thực hiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán gồm: môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và một số nghiệp vụ hỗ trợ khác

CTCK có ba loại hình tổ chức cơ bản, đó là: công ty hợp danh, công ty tráchnhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP) Xuất phát từ đặc điểm và quyđịnh theo pháp luật của từng loại hình tổ chức, mà các loại hình CTCP và công tyTNHH có nhiều ưu điểm hơn so với công ty hợp danh

Ví dụ rõ nhất là khả năng huy động vốn Theo Luật Doanh nghiệp số

60/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005: Điều 130, đối với loại hình công ty

hợp danh, “công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán

nào” Trong khi đó, Điều 38, đối với loại hình công ty TNHH, “công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần”; và Điều 77, đối với loại hình CTCP, “công

ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn” Do có

Trang 5

những ưu điểm đó, mà hiện nay chủ yếu các CTCK được tổ chức dưới hai hình thức

là công ty TNHH và CTCP

1.1.2 Vai trò của Công ty chứng khoán

Các CTCK là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nóichung và của thị trường chứng khoán nói riêng Thông qua CTCK mà chứng khoánđược lưu thông từ nhà phát hành tới các nhà đầu tư và có tính thanh khoản, qua đó,một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ

tẻ, nhàn rỗi trong công chúng

1.1.2.1 Vai trò làm cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán

CTCK là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trìnhluân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâugiao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp

Trên thị trường sơ cấp: CTCK có vai trò huy động vốn

CTCK là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, giúp các tổ chức pháthành huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua nghiệp vụ bão lãnh phát hành.Một doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán,thường họ không tự bán chứng khoán của mình mà thông qua một tổ chức chuyênnghiệp tư vấn và giúp họ phát hành chứng khoán Đó là tổ chức trung gian tài chínhnhư ngân hàng, công ty chứng khoán…

CTCK với nghiệp vụ chuyên môn kinh nghiệm và bộ máy tổ chức thích hợp,

họ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấnđầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả nhà đầu tư và nhà phát hành Vớinghiệp vụ này, CTCK thực hiện vai trò làm cầu nối và kênh dẫn vốn từ nơi thừa đếnnơi thiếu

Trên thị trường thứ cấp: CTCK có vai trò tạo thanh khoản cho chứng khoán

CTCK là cầu nối giữa nhà đầu tư, là trung gian chuyển các khoản đầu tưthành tiền và ngược lại CTCK với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư đảm nhận tốtvai trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại về giá trị khoảnđầu tư của mình, qua đó, tăng thanh khoản cho chứng khoán

Trang 6

1.1.2.2 Vai trò cung cấp dịch vụ cho Thị trường chứng khoán

CTCK với các chức năng và nghiệp vụ của mình cung cấp các dịch vụ cầnthiết góp phần cho TTCK hoạt động ổn định, cụ thể:

Thực hiện tư vấn đầu tư, góp phần giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư

TTCK cũng tương tự như tất cả các thị trường khác, để tiến hành giao dịch,người mua – người bán cần phải có cơ hội gặp nhau, thẩm định chất lượng hàng hóa

và thỏa thuận giá cả Tuy nhiên, TTCK với những đặc trưng riêng của nó như ngườimua, người bán có thể ở rất xa nhau, hàng hóa là “vô hình”, do đó để hai bên gặpnhau thẩm định chất lượng, xác định giá cả thì phải mất khá nhiều thời gian, côngsức, tiền bạc cho một giao dịch để phục vụ cho việc thu thập, phân tích, xử lý thôngtin… CTCK với lợi thế chuyên môn hóa, trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ thựchiện tốt vai trò tư vấn đầu tư, tìm kiếm đối tác và làm trung gian mua bán chứngkhoán, giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí trong từng giao dịch

Cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư

CTCK thông qua Sở giao dịch và thị trường OTC cung cấp một cơ chế xácđịnh giá nhằm giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác các khoảnđầu tư của mình

- Trên thị trường sơ cấp: khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứngkhoán, các CTCK thực hiện vai trò tạo cơ chế giá chứng khoán thông qua việc xácđịnh và tư vấn cho các tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý

- Trên thị trường sơ cấp: tất cả các lệnh mua bán thông qua các CTCK đượctập trung tại thị trường giao dịch và trên cơ sở đó, giá chứng khoán được xác địnhtheo quy luật cung – cầu

Ngoài ra, CTCK cũng cung cấp nhiều dịch vụ khác để hỗ trợ cho giao dịchchứng khoán

Tóm lại, CTCK là một tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK, giữ vai trò quantrọng và cần thiết đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hành, với các cơ quan quản

lý thị trường và đối với TTCK nói chung Những vai trò này được thể hiện thôngqua các nghiệp vụ hoạt động của CTCK

Trang 7

1.1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của CTCK

Theo Điều 60 – Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ban hành ngày 12/07/2006, CTCK được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ kinh

doanh chính sau:

1.1.3.1 Nghiệp vụ Môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua – bánchứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Theo đó, CTCK đại diện chokhách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứngkhoán (SGDCK) và thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đốivới kết quả giao dịch của mình

Thông qua hoạt động môi giới, CTCK sẽ chuyển đến khách hàng các sảnphẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhàđầu tư mua chứng khoán Và trong những trường hợp nhất định, hoạt động môi giới

sẽ trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng và đưa ra những lờiđộng viên kịp thời cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo

1.1.3.2 Nghiệp vụ Tự doanh chứng khoán

“Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình” 1 CTCK thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợinhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng;hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường Chứng khoán tựdoanh có thể là chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK Ngoài racông ty chứng khoán có thể tự doanh chứng khoán lô lẻ của khách hàng sau đó tậphợp lại thành lô chẵn để giao dịch trên TTCK

Khác với nghiệp vụ môi giới, trong hoạt động tự doanh, CTCK kinh doanhbằng chính nguồn vốn của công ty Vì vậy, CTCK đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn

và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra cácquyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là các nhà tạo lậpthị trường

1 Theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ban hành ngày 12/07/2006, Điều 6

Trang 8

Nghiệp vụ tự doanh hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục

vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì vậytrong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịchcho khách hàng và cho bản thân công ty Do đó, không chỉ luật pháp của các nướctrên thế giới, mà tại Việt Nam, luật pháp cũng yêu cầu phải có sự tách biệt rõ rànggiữa hai nghiệp vụ này

Hiện nay, hoạt động tự doanh được xem là một trong những hoạt động quantrọng nhất của CTCK tại Việt Nam trong việc nâng cao lợi nhuận cho công ty

1.1.3.3 Nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Theo Điều 6 - Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 thì “Bảo lãnh phát

hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành (TCPH) thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của TCPH để bán lại hoặc mua một số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của TCPH hoặc hỗ trợ TCPH trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng”.

Như vậy, hoạt động bảo lãnh bao gồm:

- Nghiên cứu và tư vấn cho TCPH về các thủ tục và phương pháp phát hành,

cơ cấu giá…

- Thỏa thuận với các nhà bảo lãnh khác trong việc tiếp thị, phân phối và chàobán chứng khoán

- Quản lý phân phối và thanh toán chứng khoán

- Thực hiện các công việc hỗ trợ cho thị trường và dịch vụ sau khi phát hành

- Đại lý phân phối chứng khoán

1.1.3.4 Nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán

Theo Điều 3 – Nghị định 144/2003/NĐ-CP về Chứng khoán và thị

trường chứng khoán ban hành ngày 28/11/2003 có định nghĩa: “Tư vấn tài chính

và đầu tư chứng khoán là dịch vụ mà công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính,

Trang 9

chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán”.

Theo Luật Chứng khoán năm 2006 người ta phân biệt nghiệp vụ tư vấn đầu

tư chứng khoán với nghiệp vụ tư vấn tài chính Tại Điều 6 – Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ban hành ngày 12/07/2006, nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

được định nghĩa là “việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán”.

Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán chỉ được xét cấp phép cho CTCK Ngoài ra,CTCK được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ tài chính khác, baogồm tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp, tưvấn quản trị công ty cổ phần; tư vấn chào bán, niêm yết chứng khoán; tư vấn cổphần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp; tư vấn tài chính khác phù hợp với quy địnhpháp luật

1.1.3.5 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư

Tại Điều 6 - Luật Chứng khoán 2006 có định nghĩa “Quản lý danh mục

đầu tư chứng khoán là việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện quản

lý theo uỷ thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán”.

Nghiệp vụ này được thực hiện khi một số nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhânmuốn tham gia TTCK nhưng họ không có đủ điều kiện về thời gian hoặc kiến thứcchuyên môn để quyết định đầu tư, vì vậy họ uỷ thác cho CTCK đầu tư kèm theothỏa thuận lãi lỗ Người uỷ thác đầu tư thường không can dự vào việc đầu tư củaCTCK và trả một khoản phí cho CTCK theo thỏa thuận

Các CTCK khi thực hiện nghiệp vụ này, ngoài việc được hưởng phí quản lý,

họ còn có thể nhận được những khoản tiền phí nhất định khi mang lại lợi nhuận caocho nhà đầu tư

Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, CTCK phải quản lý tiền và chứngkhoán cho từng khách hàng uỷ thác và sử dụng tiền trong tài khoản theo đúng cácđiều kiện quy định trong hợp đồng đã ký kết Hợp đồng phải xác định rõ mức độ uỷquyền của khách hàng và phải chịu mọi rủi ro của hoạt động đầu tư Và để đảm bảo

Trang 10

quyền lợi của khách hàng, định kỳ, CTCK phải gửi báo cáo giá trị các khoản đầu tưtheo giá thị trường tại thời điểm báo cáo cho khách hàng.

1.1.3.6 Các nghiệp vụ hỗ trợ khác

Nhìn chung, các nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi chonhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn Bao gồm:

- Hoạt động tín dụng (giao dịch mua bán chịu): Khi khách hàng có ý định muabán chứng khoán nhưng không có đủ tiền để thanh toán, CTCK sẽ mua bán chứngkhoán qua thị trường giao dịch mua bán chịu Đứng trên quan điểm của khách hàngthì đây là một giao dịch kỳ hạn, bao gồm: cấp tín dụng dạng tiền mặt khi kháchhàng mua chịu và dạng chứng khoán khi khách hàng bán chịu

- Quỹ quản lý trái phiếu: sản phẩm của quỹ quản lý là trái phiếu công ty cóđảm bảo, trái phiếu giao dịch…

- Giao dịch trái phiếu theo hợp đồng chuộc lại trái phiếu: hợp đồng chuộc lạitrái phiếu từ vòng đầu tư tại một thời điểm trong tương lai sẽ được hai bên ký kết tạithời điểm giao dịch hiện tại

1.2 Hoạt động Môi giới chứng khoán (MGCK)

1.2.1 Tính tất yếu khách quan hình thành nghề môi giới chứng khoán

TTCK phát triển với các sản phẩm tài chính đa dạng, phong phú, đây lànhững sản phẩm đặc biệt, không thể chỉ thẩm định chất lượng qua giác quan củangười đầu tư Chất lượng của sản phẩm chịu ảnh hưởng của cả yếu tố vĩ mô – xuhướng phát triển kinh tế trong và ngoài nước và yếu tố vi mô – đặc điểm riêng củangành và điều kiện cụ thể của từng Công ty tham gia TTCK Vì vậy, việc đánh giá,lựa chọn các sản phẩm tài chính, thời điểm mua, bán, kết hợp chúng thành danhmục để theo đuổi chiến lược riêng là rất khó khăn, cần bỏ nhiều thời gian, công sức

và cần có hiểu biết nghiệp vụ và kinh nghiệm trên thương trường Đó là chưa kể đếnviệc sử dụng các thủ tục giao dịch, theo dõi tài khoản, sử dụng tài khoản, lệnh giaodịch thích hợp cho từng thời điểm… Chính vì vậy, đòi hỏi phải có hoạt động môigiới chứng khoán để giúp đỡ nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tham

Trang 11

gia giao dịch trên TTCK, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc, nâng cao hiệuquả đầu tư; góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường.

Mặt khác, TTCK là thể chế tài chính bậc cao của nền kinh tế thị trường Một

trong những đặc trưng cơ bản là hoạt động theo nguyên tắc trung gian Theo nguyêntắc này, các giao dịch trên thị trường bắt buộc phải thực hiện qua các CTCK Vì thế,hoạt động môi giới chứng khoán được ra đời nhằm tìm kiếm, thu thập thông tin củacác nhà đầu tư; tạo môi trường bảo vệ, giúp đỡ nhà đầu tư lựa chọn sản phẩm đápứng nhu cầu đa dạng, phù hợp với năng lực tài chính, mục tiêu tài chính, thời hạnđầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của từng nhà đầu tư; thực hiện, hỗ trợ giao dịchcho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường Qua đó, giúp cơ quan quản lý thị trườngkiểm soát, quản lý giao dịch, xử lý vi phạm, tạo điều kiện để TTCK hoạt động liêntục, công bằng, công khai

1.2.2 Khái niệm hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán

Hoạt động MGCK là một trong những hạt nhân của TTCK, đặc biệt TTCKtập trung là dựa vào các hoạt động giao dịch được cấp phép giữa những người trunggian làm nghề MGCK

Theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ban hành ngày 12/07/2006:

“Môi giới chứng khoán là việc CTCK làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng”.

Hoặc có thể định nghĩa cụ thể hơn, “Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng đó phải chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh tế của việc giao dịch đó”.2

Để thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoảngiao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữakhách hàng và công ty Khi quá trình mua bán được hoàn tất, chứng khoán và tiềnđược chuyển dịch qua lại giữa các tài khoản của khách hàng Khách hàng đưa ra

2 TS Đào Lê Minh, Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, UBCKNN,

trang 260

Trang 12

yêu cầu và quyết định, đồng thời chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình, cònCTCK chỉ đứng ra thực hiện dưới sự ủy quyền của khách hàng và thu phí giao dịch.

Do vậy, cũng có thể nói: hoạt động môi giới là hoạt động cơ bản và quan trọng nhấtcủa CTCK, là hoạt động mua bán hộ cho người khác thông qua việc thu phí giaodịch

1.2.3 Các hình thức Môi giới chứng khoán

Tùy theo quy định của mỗi quốc gia, cách thức hoạt động của từng Sở giaodịch chứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khácnhau như sau:

1.2.3.1 Phân loại theo loại dịch vụ cung cấp

Theo tiêu chí dịch vụ cung cấp, có thể phân loại môi giới thành Môi giớitoàn phần (Full – service) và Môi giới giảm giá (Discount – service).3

Môi giới toàn phần (Full – service)

Là hình thức môi giới có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ có liên quan đếnchứng khoán cho khách hàng như: đại diện cho khách hàng để thương lượng muahoặc bán chứng khoán; thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đếnchứng khoán của khách hàng; cung cấp một hệ thống dịch vụ hoàn hảo từ việc đưa

ra những kết quả nghiên cứu, phân tích, cho lời khuyên, đến việc theo dõi tài khoản

và kịp thời đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho khách hàng Tóm lại, với tưcách là một cố vấn tài chính, nhà môi giới toàn phần có thể phục vụ nhà đầu tư vớinhiều ý tưởng tốt và sản phẩm tốt, giúp nhà đầu tư giải quyết các vấn đề của mình

Môi giới giảm giá (Discount – service)

Là hình thức môi giới chỉ cung cấp một số ít dịch vụ, tùy theo sự ủy nhiệmcủa khách hàng Hoạt động chủ yếu của họ là giúp khách hàng thực hiện lệnh mua

và bán chứng khoán Nhân viên môi giới giảm giá thích hợp với những nhà đầu tư

tự mình đưa ra các quyết định mua bán mà không muốn lời khuyên hay kết quảnghiên cứu đầu tư của nhân viên môi giới Tuy nhiên, với loại hình này, nhà đầu tư

3 TS Trần Thị Thái Hà (2000), Một số vấn đề về hình thành và phát triển nghề Môi giới chứng khoán,

UBCKNN, trang 35.

Trang 13

dễ gặp rủi ro hơn so với loại hình môi giới toàn phần, nhưng phí hoa hồng môi giới

sẽ giảm giá thấp hơn phí môi giới toàn phần

1.2.3.2 Phân loại theo hoạt động của nhà môi giới chứng khoán

Theo hoạt động của nhà môi giới, ta có thể phân loại thành bốn loại MGCKnhư sau:4

Nhà môi giới được ủy nhiệm hay thừa hành (Commission House Broker – hay môi giới thông thường, môi giới giao dịch)

Hình thức môi giới này chỉ bao gồm các hoạt động mua, bán chứng khoán

hộ cho khách hàng và thu phí giao dịch với các nghiệp vụ mua bán chứng khoánthông qua các thiết bị máy móc nhằm thiết lập sự tương tác giữa người mua – ngườibán và giúp cho quá trình thực hiện giao dịch được hoàn tất Các sản phẩm tài chínhchính thức nhằm cung cấp cho khách hàng đều được xuất phát và thông qua cácnhân viên môi giới thông thường Đây có thể nói là lực lượng chủ đạo của hoạtđộng môi giới, và là hình ảnh đại diện cho CTCK làm việc với khách hàng

Nhân viên môi giới thông thường là thành viên của CTCK, làm việc vàhưởng lương của CTCK Với các đặc điểm nghề nghiệp làm việc ở một môi trườngbậc cao đòi hỏi những nhân viên môi giới thông thường phải trang bị cho mìnhnhững kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp vững vàng, đồng thời phải quan tâm đếnviệc thiết lập mối quan hệ bền chặt với khách hàng Phương châm hành động củanhà môi giới là “lấy lợi ích của khách hàng là lợi ích của công ty” Đây sẽ là nhữngchuẩn mực cơ bản của một nhân viên MGCK

Biểu đồ 1.1: Hoạt động môi giới thông thường

4 GS Lê Văn Tư (2004), Thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, trang 177.

Trang 14

Khách hàng đặt lệnh

mua chứng khoán

Khách hàng đặt lệnh bán chứng khoán

Nhân viên Môi Giới thông

Nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký (Registered Floor Trader)

Đó là những người mua chỗ trên Sở giao dịch chứng khoán chỉ nhằm mụcđích mua bán chứng khoán cho chính bản thân họ mà không thuộc về bất cứ công ty

Trang 15

nào Tuy nhiên, do sự gia tăng nguyên tắc và quy định nên hoạt động của họ bị hạnchế nhiều Ngày nay, các nhà giao dịch chứng khoán này hoặc hỗ trợ cho các nhàmôi giới chuyên môn với tư cách là những nhà tạo lập thị trường hoặc hoạt độngnhư nhà môi giới 2 đôla.

Người giao dịch có đăng ký thực hiện lệnh mua bán với tài khoản của chính

họ và tự gánh chịu mọi rủi ro Họ ít khi thực hiện lệnh của khách hàng, nhưng nếunhận lệnh của khách hàng thì phải ưu tiên cho khách hàng trước

Nhà môi giới chứng khoán chuyên môn (Specialist)

Mỗi chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán chỉ được mua bántrên một vị trí nhất định trong phòng giao dịch, được gọi là “quầy” Trong mỗiquầy, có một số nhà môi giới được gọi là những nhà môi giới chuyên môn Họ chịutrách nhiệm mua bán một loại chứng khoán nhất định, đã được Hội đồng quản trịcủa Sở giao dịch chứng khoán phân công Những người tụ tập quanh các vị trí giaodịch của chuyên gia được gọi là nhóm giao dịch (trading crowd)

Nhà môi giới chuyên môn thực hiện hai chức năng chủ yếu là thực hiện cáclệnh giao dịch và tạo thị trường

Thông thường, nhà môi giới chuyên môn thực hiện các lệnh giao dịch theogiá hạn mức Khi đó, họ đóng vai trò là nhà môi giới chứng khoán và nhận đượckhoản phí môi giới thông thường, hoặc tiền hoa hồng trên các dịch vụ mà họ cungcấp

Một chức năng khác mà nhà môi giới chuyên môn thực hiện là hỗ trợ việcduy trì một thị trường ổn định đối với loại cổ phiếu mà anh ta được phân công bằngcách mua bán cổ phiếu với tư cách một nhà giao dịch để thu hẹp chênh lệch giữa giámua và giá bán

Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ tồn tại một loại hình môi giới là môi giới thôngthường Các nhà môi giới này trực thuộc CTCK và phải đáp ứng một số tiêu chuẩn

nhất định Theo Điều 79 - Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ban hành ngày 12/07/2006, người môi giới trên TTCK Việt Nam phải có giấy phép hành nghề do

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp: “Chứng chỉ hành nghề kinh doanh

Trang 16

chứng khoán được cấp cho các cá nhân khi đáp ứng các điều kiện: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có trình độ đại học; có trình độ chuyên môn về chứng khoán

và thị trường chứng khoán; đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch do Ủy ban chứng khoán Nhà nước tổ chức” Người hành nghề môi giới chứng khoán cũng phải đáp

ứng các tiêu chuẩn của một nhân viên hành nghề chứng khoán nói chung Đó là

không được: “Đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với CTCK, công ty quản lý quỹ nơi mình đang làm việc; đồng thời làm việc cho CTCK, công ty quản lý quỹ khác; đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết” 5 Chứng chỉ hànhnghề không có thời hạn và chỉ có giá trị khi người có chứng chỉ hành nghề làm việctại một CTCK hay công ty quản lý quỹ

1.2.4 Vai trò của hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán

Trong một nền kinh tế phát triển, các hoạt động môi giới có vai trò rất lớn.Với chức năng làm trung gian trong các giao dịch mua bán chứng khoán giữa ngườimua (nhà đầu tư) với người bán (nhà phát hành hay nhà đầu tư khác), hoạt động môigiới giữ vai trò quyết định trên TTCK, cụ thể như sau:

1.2.4.1 Môi giới chứng khoán đại diện cho CTCK cũng như cho khách hàng

Khi khách hàng muốn tìm hiểu về hoạt động của TTCK, tiếp xúc và giaodịch trên TTCK, khách hàng phải thông qua tổ chức trung gian của TTCK làCTCK Tại CTCK, các nhân viên môi giới có thể giúp khách hàng đưa ra các quyếtđịnh đầu tư qua các hoạt động tư vấn, giải thích, giới thiệu cụ thể hơn cho kháchhàng Do vậy, việc đánh giá ban đầu của nhà đầu tư đối với hoạt động của mộtCTCK sẽ thông qua việc xem xét hoạt động của bộ phận môi giới Nói cách khác,hoạt động môi giới chính là bộ mặt của CTCK Môi giới chính là đại diện cho Công

ty khi tiếp xúc với khách hàng Và môi giới cũng chính là đại diện cho khách hàngtrong việc giao dịch mua, bán chứng khoán sau khi đã thực hiện việc tư vấn chokhách hàng

1.2.4.2 Môi giới chứng khoán giúp giảm chi phí giao dịch

5 Quốc hội khóa XI (2007), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ban hành ngày 12/07/2006, Điều 81.

Trang 17

Khi tham gia vào TTCK, để có một giao dịch thành công, khách hàng cần

có hiểu biết cơ bản về hàng hóa định mua và phải chấp nhận bỏ ra một số chi phínhất định TTCK là thị trường bậc cao với sản phẩm là những công cụ tài chính, dovậy cần một khoản chi phí khổng lồ để phục vụ cho việc thu thập, xử lý thông tin,đào tạo kỹ năng phân tích nhằm thẩm định chứng khoán và tiến hành quy trình giaodịch trên một thị trường đấu giá tập trung Nhưng với CTCK thì khác, với hoạt độngchuyên nghiệp trên một quy mô vốn lớn, CTCK có thể trang trải được khoản chi phínày Thêm vào đó, với vai trò là một tổ chức trung gian chuyên nghiệp trên TTCK,CTCK là cầu nối để bên mua và bên bán gặp nhau, do đó sẽ làm giảm đáng kể chiphí tìm kiếm đối tác, chi phí soạn thảo và giám sát thực thi hợp đồng Nhà đầu tưcòn giảm được phần nào chi phí thu thập, xử lý thông tin; các chi phí liên quan đếntìm kiếm thông tin sản phẩm và khách hàng; và được giúp đỡ từ những sản phẩm,dịch vụ của hoạt động môi giới Qua đây, ta có thể thấy rõ được vai trò của MGCKqua việc tiết kiệm chi phí giao dịch, xét trên từng giao dịch cụ thể cũng như trêntổng thể thị trường, nhờ đó nâng cao tính thanh khoản của thị trường

1.2.4.3 Môi giới chứng khoán hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm và dịch vụ trên thị trường

Trong quá trình tiếp xúc, làm việc với khách hàng, nhân viên môi giới có thểhiểu được tường tận thái độ, quan niệm, nhu cầu của những khách hàng về sảnphẩm, dịch vụ của CTCK Đó chính là những thông tin quý báu dành cho công tyhay các doanh nghiệp trong quá trình thiết kế và triển khai sản phẩm mới Có thểnói, hoạt động môi giới chính là một trong những nguồn cung cấp ý tưởng thiết kếsản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng Kết quả của quá trình đó trongdài hạn sẽ là cải thiện được chất lượng và tính đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ,nhờ đó mà đa dạng hóa được cơ cấu khách hàng, thu hút được ngày càng nhiềunguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để phục vụ cho đầu tư và tăng trưởng

Có thể nhận thấy kết quả này không chỉ ở hàng hóa đơn lẻ như cổ phiếu, tráiphiếu, hay bất kỳ một công cụ tài chính nào khác mà trong cả ý tưởng về danh mụcđầu tư, về sự phối hợp các sản phẩm nhằm vào những lợi ích nhất định Chẳng hạn,

Trang 18

ngày nay, hàng hóa trái phiếu từ những đặc trưng cơ bản như thời hạn, mệnh giá, lãisuất cuống phiếu đã được đa dạng hóa kèm theo những đặc tính bổ sung, như tráiphiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, tráiphiếu kèm theo quyền mua lại hoặc bán lại, trái phiếu có đảm bảo hoặc không cóđảm bảo, tùy theo nhu cầu cụ thể của các bên tham gia vào từng giao dịch.

1.2.4.4 Môi giới chứng khoán góp phần hình thành nền văn hóa đầu tư

Trên TTCK, hoạt động môi giới chứng khoán khi đã thâm nhập sâu rộng vàocộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư là yếu tố quan trọng góp phần hình thànhnền văn hóa đầu tư Nhân viên môi giới tiếp cận và mang theo những sản phẩm tàichính phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của khách hàng thì hoạt động này lâu dần sẽhình thành nên thói quen đầu tư vào tài sản tài chính của các khách hàng

1.2.4.5 Môi giới chứng khoán góp phần tăng chất lượng và hiệu quả của dịch

vụ nhờ cạnh tranh

Một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng, năng lực của một CTCK,người ta thường nghĩ ngay đến hoạt động môi giới của CTCK đó Số lượng tàikhoản, giá trị giao dịch, doanh thu môi giới, sự phát triển của các sản phẩm, dịchvụ… sẽ giúp ta xác định được vị thế của CTCK Vậy nên, áp lực của nhân viên môigiới là làm thế nào để thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty mình, sử dụngnhiều sản phẩm, dịch vụ của công ty, giữ chân khách hàng lâu dài… và tạo đượcniềm tin, tăng cường khối tài sản mà khách hàng ủy thác cho họ quản lý Chính điềunày sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các CTCK và giữa các nhân viên môi giới với nhau,

từ đó, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ

1.2.4.6 Môi giới chứng khoán hình thành những dịch vụ mới trong nền kinh tế, tạo thêm việc làm và làm phong phú thêm môi trường đầu tư

Hoạt động môi giới luôn phải chủ động tìm kiếm khách hàng và cung cấpcho họ những dịch vụ tài chính tốt nhất, do đó, thu hút rất nhiều nhân lực Ví dụ nhưcông ty Merrill Lynch ở Mỹ có tới 13.000 nhân viên môi giới; các CTCK vừa vànhỏ của Mỹ có không dưới 1.000 nhân viên môi giới Nhưng để hoạt động hiệu quả,nghiệp vụ MGCK cần tới sự hỗ trợ rất nhiều từ các nghiệp vụ khác như phân tích

Trang 19

chứng khoán, tư vấn đầu tư, marketing… Chính sự phối hợp giữa các nghiệp vụ sẽgiúp tạo ra các nghiệp vụ mới như hỗ trợ việc xây dựng cơ sở khách hàng của ngườimôi giới, dịch vụ nghiên cứu thị trường nhằm phân loại khách hàng thành từngnhóm theo tiêu chí mà người môi giới đưa ra… Dịch vụ mới, việc làm mới được tạo

ra sẽ giúp môi trường kinh doanh trở nên đa dạng và phong phú hơn

1.2.5 Rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động Môi giới chứng khoán

Nhà môi giới chứng khoán chuyên nghiệp, ngoài những kiến thức chuyênmôn, để có thể thực hiện thành công hoạt động môi giới của mình nên biết và hìnhdung trước những rủi ro sẽ gặp phải cũng như có những biện pháp để quản lý nhữngrủi ro đó

1.2.5.1 Những loại rủi ro trong hoạt động MGCK

Rủi ro về luật pháp

Môi giới là một công việc liên quan đến khách hàng và các tổ chức liên quankhác như CTCK, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, Ngânhàng chỉ định thanh toán… Với một công việc liên quan đến nhiều đối tượng nhưvậy đòi hỏi sự chính xác trong tuân thủ luật pháp và các quy định về Chứng khoán

và TTCK; và các luật lệ liên quan khác Những rủi ro này có thể phát sinh từ nhữngvăn bản như Hợp đồng mua bán chứng khoán, Hồ sơ thanh toán tiền mua bán chứngkhoán, Hồ sơ chuyển giao chứng khoán, các giấy tờ cá nhân của khách hàng… Chẳng hạn như, một nhà đầu tư đến ký kết hợp đồng mua bán cổ phiếu vớimột Công ty chứng khoán A Trong Hợp đồng lại không ghi rõ thời hạn thanh toán

cụ thể Hợp đồng đã được ký kết giữa các bên, công ty chứng khoán A đã giao cổphiếu cho nhà đầu tư, nhưng nhà đầu tư kia không trả tiền, và viện cớ là hợp đồngchưa có quy định thời hạn thanh toán rõ ràng, do đó chưa có cơ sở để nhà đầu tư trảtiền ngay

Rủi ro về đối tác kinh doanh

Ví dụ: Hai công ty chứng khoán A và B có hoạt động kinh doanh với nhau.Nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh, tranh chấp giữa hai bên xảy ra Cả haicông ty lại không phải là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, nên cơ chế giải

Trang 20

quyết tranh chấp theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán sẽ không được ápdụng Do đó, hai bên sẽ phải nhờ đến toà án với những thủ tục rất rắc rối và phứctạp

Quan hệ đối tác kinh doanh được chia thành: nhà môi giới – nhà môi giới vànhà môi giới – khách hàng cá nhân Lúc đó, rủi ro về thanh toán giữa 2 nhà môi giớivới nhau sẽ được giảm thiểu nếu họ đều là thành viên của Sở Giao dịch chứngkhoán Và rủi ro về thanh toán giữa nhà môi giới và khách hàng cũng gần như bịloại trừ do quy định khách hàng khi muốn đặt lệnh mua bán phải ký quỹ trước100% tiền hoặc chứng khoán

Rủi ro về hoạt động

Rủi ro về hoạt động là những sai sót trong quá trình tác nghiệp hàng ngàycủa công ty liên quan đến công việc mua bán chứng khoán như thực hiện lệnh giaodịch, thanh toán, ký quỹ…

1.2.5.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động MGCK

Những nhà môi giới chứng khoán giỏi luôn lường trước những rủi ro, để từ

đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro Chỉ có như vậy họ mớitránh phải mất những khoản tiền không đáng mất

Trang 21

Những biện pháp cơ bản trong quản lý 4 loại rủi ro trên bao gồm:

- Quy định rõ chính sách và phương pháp giải quyết từng loại rủi ro

- Chỉ định cá nhân hoặc nhóm người có quyền xét duyệt đến phạm vi từngloại rủi ro

- Quy định rõ qui trình giải quyết, xử lý các công việc liên quan đến rủi ro

- Chỉ định cá nhân theo dõi giám sát hoạt động và thực hiện việc kiểm soátnội bộ

Quản lý rủi ro về luật pháp

- Kiểm tra lại tính đúng đắn, hoàn chỉnh của các văn bản trước khi đem ra ápdụng Việc này tốt nhất là thông qua một tổ chức tư vấn pháp luật có uy tín

- Các giấy tờ cá nhân của khách hàng phải được khách hàng xác nhận tínhchính xác và đầy đủ

- Hồ sơ phải chính xác và cập nhật thường xuyên

Quản lý rủi ro đối các kinh doanh

- Tiến hành phân cấp, xét duyệt hạn ngạch giao dịch một cách cụ thể

- Xây dựng quy trình rõ ràng, chặt chẽ cho các bước mở tài khoản giao dịchnhư kiểm tra hồ sơ, xin ý kiến cấp có trách nhiệm, đánh giá tình hình tài chính củakhách hàng

- Theo dõi giám sát việc sử dụng hạn ngạch giao dịch đã được duyệt

- Hàng năm cần đánh giá và quy định lại hạn ngạch giao dịch

Quản lý rủi ro thị trường

- Có các quy định phù hợp về tổng số hạn ngạch giao dịch, hạn chế mức thua

lỗ cụ thể

- Đặt mức an toàn cho mỗi loại cổ phiếu

- Quy định về phương pháp giám sát, đặt ra các quy định về ngưỡng rủi rophải thông báo hoặc qua xét duyệt

Quản lý rủi ro về hoạt động

Trang 22

- Quy định về hệ thống tác nghiệp rõ ràng, trong đó nêu rõ những nghiệp vụnào phải tuyệt đối tuân thủ theo các bước đã đề ra.

- Thiết lập quy trình luân chuyển, giải quyết hồ sơ, tài liệu chứng từ một cáchchặt chẽ, nhất là trong khâu thanh toán tiền và nhận chuyển giao chứng khoán

- Có hệ thống kiểm tra lại tính chính xác của việc truyền lệnh mua bán và hệthống phân cấp thẩm quyền rõ ràng, hợp lý

- Có hệ thống báo cáo tốt

1.3 Hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán

Hoạt động MGCK ra đời từ rất sớm, song song với sự ra đời của TTCK.Hoạt động này ra đời xuất phát từ đòi hỏi khách quan của thị trường và đóng vai tròquan trọng trong quá trình vận hành của thị trường Vì vậy, hiệu quả của hoạt độngmôi giới chính là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của TTCK nói riêng và nềnkinh tế nói chung

Xét về góc độ khách hàng:

Hoạt động MGCK được đánh giá là có hiệu quả cao khi:

- Thông qua các dịch vụ môi giới mà khách hàng có được cơ hội đầu tư, tìmkiếm them được lợi nhuận đồng thời cũng phòng ngừa được rủi ro

Một CTCK có hoạt động môi giới hiệu quả khi:

- Làm tăng vị thế và uy tín của công ty ở cả trong và ngoài nước

- Đem lại doanh thu ổn định và ngày càng tăng cho công ty

Trang 23

Để đạt được những hiệu quả trên, CTCK phải cung cấp các sản phẩm, dịch

vụ môi giới thỏa mãn nhu cầu khách hàng, có sức cạnh tranh lớn, song vẫn đảm bảotính an toàn, sinh lời và tuân thủ đúng các quy định về chứng khoán và TTCK

Xét về góc độ nhân viên môi giới:

- Nhân viên môi giới được nhận thù lao xứng đáng và được hưởng những chế

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động môi giới của CTCK

Việc đánh giá hiệu quả dịch vụ môi giới của CTCK không chỉ giúp CTCKtìm ra thế mạnh của mình mà còn giúp họ phát hiện ra những hạn chế cần khắcphục Công ty cần đánh giá cả những lợi ích do hoạt động môi giới có thể mang lại

cả trong hiện tại và tương lai Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú trọng tới việc thỏamãn lợi ích của khách hàng, đồng thời cũng phải quan tâm tới vai trò của hoạt độngmôi giới đối với nền kinh tế Do đó, những chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng củahoạt động môi giới không chỉ gồm những chỉ tiêu xét trên lợi ích mà công ty đạtđược từ hoạt động môi giới mà còn bao gồm cả những chỉ tiêu phản ánh lợi ích màhoạt động môi giới đem lại cho khách hàng và nền kinh tế

Tại Việt Nam hiện nay, chưa có một hệ thống chỉ tiêu thống nhất nào phảnánh hoàn toàn chính xác hiệu quả hoạt động môi giới Tuy nhiên, ta có thể dựa vàomột số tiêu chí sau đây để đánh giá hiệu quả hoạt động môi giới của CTCK

1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính được thể hiện ở khả năng hoạt động, tính chuyên nghiệpcủa sản phẩm dịch vụ, mức độ tác động của hoạt động MGCK tới các hoạt độngkhác

Trang 24

- Khả năng hoạt động: Khả năng hoạt động của dịch vụ môi giới thể hiện ở việc

một CTCK có thể cung cấp các dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của bất kỳ đối tượngkhách hàng nào; quy mô khách hàng; tính chuyên nghiệp của nhân viên môi giới,quy mô không gian sàn giao dịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ phần mềm màcông ty đang sử dụng…

- Tính chuyên nghiệp của sản phẩm dịch vụ: CTCK cung cấp các sản phẩm trọn

gói, từ việc đưa ra các kết quả nghiên cứu, phân tích, tư vấn cho khách hàng, theodõi và kịp thời đưa ra các khuyến nghị cần thiết cho khách hàng…

- Mức độ tác động của hoạt động môi giới tới các hoạt động khác: Khi hoạt động

môi giới hoạt động có hiệu quả cao thì sẽ kéo theo các hoạt động như phân tích, tưvấn, lưu ký… phát triển và ngược lại Bởi lẽ, các hoạt động này thực hiện một sốnghiệp vụ bổ trợ cho hoạt động môi giới, giúp cho sản phẩm của môi giới hoànthiện hơn

1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

- Sự phát triển các sản phẩm dịch vụ: Sự phát triển của hoạt động MGCK được

phản ánh qua việc hoàn thiện, cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm mangđến cho khách hàng những tiện ích tốt nhất, hiệu quả nhất Thông qua quá trình tiếpxúc, chăm sóc khách hàng; phân tích nhu cầu thị trường, nắm bắt được các nhu cầucủa khách hàng, CTCK sẽ tạo ra nhiều và ngày càng nhiều hơn nữa các sản phẩm,tiện ích sao cho phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau Hiểu để đáp ứng tốthơn các nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho mối quan hệ của khách hàng với công

ty ngày càng trở nên mật thiết hơn, qua đó, giữ chân khách hàng để gắn bó lâu dàihơn với công ty, và thu hút được thêm nhiều khách hàng mới, từng bước nâng caođược uy tín và vị thế của công ty trên thị trường

- Số lượng tài khoản giao dịch: Số lượng tài khoản được mở và giao dịch tại

CTCK là chỉ tiêu phản ánh mức độ thành công trong việc thu hút khách hàng củanhân viên môi giới Nó cũng thể hiện được uy tín, vị trí của công ty trên TTCK Khikhách hàng đến mở tài khoản tại công ty có nghĩa là họ đã tin tưởng vào chất lượngcũng như độ tin cậy của công ty đó Do vậy, nếu như số lượng tài khoản giao dịch

Trang 25

mở tại CTCK tăng lên liên tục trong điều kiện thị trường ổn định, chứng tỏ hoạtđộng thu hút khách hàng tốt Không chỉ thế, việc thu hút được một lượng lớn nhàđầu tư tham gia giao dịch tại công ty còn đóng góp rất nhiều vào doanh thu môi giới– mục đích chủ yếu của hoạt động môi giới.

Tuy nhiên, số lượng tài khoản không quyết định hoàn toàn đến doanh thu từhoạt động môi giới Do nhiều khách hàng mở tài khoản nhưng không tiến hành giaodịch mua/bán hoặc có giao dịch nhưng rất ít, chính vì thế không đóng góp đượcnhiều vào doanh thu môi giới

- Giá trị chứng khoán giao dịch: Giá trị chứng khoán giao dịch bao gồm cả giá

trị chứng khoán mua và bán, được tính bằng công thức:

Giá trị chứng khoán giao dịch = (số lượng từng loại chứng khoán mua/bán xgiá giao dịch của từng loại chứng khoán)

Giá trị chứng khoán giao dịch thay đổi qua từng phiên và chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố như môi trường kinh tế, biến động thị trường, tâm lý của nhà đầu tư,tình hình hoạt động của công ty Chỉ tiêu này phản ánh tần suất giao dịch của mộtnhà đầu tư và qua đó có thể tính được phí môi giới mà công ty thu được Giá trịchứng khoán giao dịch càng lớn thì phí thu được càng cao

- Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới: chủ yếu là khoản thu từ phí

môi giới của CTCK Phí môi giới được tính bằng giá trị chứng khoán giao dịchnhân với biểu phí môi giới

Doanh số từ hoạt động môi giới tăng lên qua các năm thể hiện quy mô củahoạt động môi giới tăng lên Hoạt động môi giới đang trong giai đoạn phát triển vàviệc nâng cao hiệu quả dịch vụ môi giới sẽ góp phần gia tăng doanh thu cho côngty

Doanh thu từ hoạt động môi giới được phân tích bằng cả số tuyệt đối và sốtương đối trong mối quan hệ với các doanh thu từ những hoạt động khác trongCTCK Chỉ tiêu tương đối cho ta biết khả năng sinh lời của hoạt động môi giới vàđược tính bằng công thức sau:

Doanh thu từ hoạt động môi giới

Trang 26

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới =

Tổng doanh thu

- Biểu phí môi giới: Phí môi giới là một yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa

chọn CTCK để mở tài khoản Biểu phí cao sẽ làm giảm đáng kể tính cạnh tranh củamột CTCK, đồng thời cũng ảnh hưởng tới vị thế và lợi nhuận của công ty Mức phímôi giới thấp sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư đến mở tài khoản và tiến hành giaodịch chứng khoán

- Thị phần trong hoạt động MGCK: Thông qua thị phần giá trị giao dịch

MGCK của một CTCK sẽ đánh giá được uy tín và chất lượng, cũng như mức độphát triển hoạt động môi giới của CTCK đó so với các CTCK khác trên TTCK

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới của CTCK

- Sự phát triển của nền kinh tế, thị trường tài chính và TTCK

Là một bộ phận của TTCK, thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nóichung, hoạt động môi giới chịu ảnh hưởng lớn bởi những yếu tố này

Trang 27

Sự cạnh tranh giữa các CTCK sẽ tạo ra động lực giúp các công ty hoàn thiện

và phát triển hoạt động môi giới để tồn tại và thu hút được nhiều khách hàng vềmình nhưng cũng tạo ran guy cơ bị sáp nhập, phá sản cho các công ty nếu năng lựccạnh tranh không tốt

- Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đối với hoạt động môi giới, cơ quan quản lý và giám sát hoạt động kinhdoanh chứng khoán đề ra quy tắc và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với cácnhà môi giới và cấp giấy phép hành nghề cho họ Cơ quan này còn giám sát việctuân thủ pháp luật của các đối tượng tham gia thị trường, theo dõi và phát hiện cáchành vi giao dịch nội gián, thao túng thị trường… nhằm đảm bảo thị trường côngbằng, hiệu quả và đảm bảo an toàn cho công chúng đầu tư

b Trình độ dân trí và nhu cầu khách hàng

Khi trình độ dân trí càng phát triển, nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng đốivới hoạt động môi giới cũng ngày một cao hơn Vì thế hoạt động môi giới buộc phảiđược phát triển ở một mức độ tương ứng cho phù hợp

1.3.3.2 Các nhân tố chủ quan

- Bản thân nhân viên môi giới

Đây là nhân tố có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động môi giới Trình độchuyên môn nghiệp vụ, tài năng và phẩm chất đạo đức của nhà môi giới sẽ quyếtđịnh tới chất lượng của hoạt động môi giới

- Phong cách làm việc và chính sách đãi ngộ của công ty

Phong cách làm việc của công ty sẽ hình thành nên phong cách làm việc chocác nhân viên môi giới Và một chế độ đãi ngộ quan tâm hợp lý sẽ giúp thu hútđược nhiều nhân viên môi giới và tạo ra động lực làm việc cho họ

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ thông tin

Đây là những nhân tố phụ trợ rất đắc lực trong việc triển khai nghiệp vụ môigiới, tạo ra nhiều thuận lợi, tiện ích cho khách hàng, từ đó góp phần nâng cao năng

Trang 28

lực phục vụ, tăng uy tín và hình ảnh của công ty, thu hút thêm nhiều khách hànghơn.

- Các hoạt động kinh doanh khác

Các hoạt động kinh doanh khác của CTCK sẽ giúp bổ trợ và hoàn thiện thêmcho hoạt động môi giới

- Uy tín và quy mô hoạt động của CTCK

Công ty có uy tín và quy mô hoạt động rộng lớn sẽ dễ dàng hơn trong việcthu hút khách hàng đến với mình

Tiểu kết:

Chương 1 đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK thông qua các nội dung chính sau: khái quát chung về CTCK với các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu theo quy định của pháp luật; tính tất yếu khách quan hình thành nghề môi giới chứng khoán, khái niệm, các hình thức, vai trò, một số rủi ro thường gặp và quản lý những rủi ro đó trong hoạt động Môi giới chứng khoán; đưa ra quan niệm về hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán, các chỉ tiêu định tính, chỉ tiêu định lượng nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động, và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động môi giới chứng khoán.

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VNDIRECT

2.1 Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán của các CTCK ở Việt Nam

10 năm tồn tại và phát triển, TTCK Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí,vai trò và tính hấp dẫn của mình đối với nền kinh tế đất nước TTCK thu hút đượcngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanhnghiệp cũng thấy được nhiều cơ hội hơn khi huy động vốn qua TTCK Năm 2010 lànăm kỷ lục của doanh nghiệp huy động vốn qua TTCK với tổng giá trị huy độngvốn lên tới 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm

2008 Cùng với sự phát triển của các môi trường kinh tế, xã hội và pháp lý, số lượngCTCK thành viên cũng theo đó tăng lên đáng kể, từ 14 công ty năm 2005 lên đến

105 công ty năm 2009, và hiện nay có 102 công ty có giấy phép kinh doanh tronglĩnh vực chứng khoán Trong đó, có 30 công ty vốn điều lệ nhỏ hơn 100 tỷ đồng,khoảng 41 công ty vốn điều lệ từ 100- 400 tỷ đồng Đối với 31 công ty còn lại hoặc

là vốn điều lệ trên 500 tỷ, hoặc là CTCK của các ngân hàng, tập đoàn lớn6

Bảng 2.1: Số lượng CTCK ở Việt Nam qua các năm

2005 với 24.000 tài khoản, đến năm 2010 đã tăng lên hơn 1.000.000 tài khoản

6 Tổng hợp từ HOSE và HNX

Trang 30

Bảng 2.2: Số lượng tài khoản giao dịch của các CTCK qua các năm

Số tài

khoản 29.065 110.652 303.980 531.428 822.914 1.100.000

(Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước)

Hoạt động môi giới cũng là một trong những hoạt động đem lại doanh thulớn cho các CTCK, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm 2006, đầu năm 2007 Trong

cơ cấu doanh thu của một số CTCK có hoạt động môi giới phát triển được lấy ví dụdưới đây như: CTCK Thăng Long (TLS), CTCK FPT (FPTS), CTCK VNDirect(VNDS), CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), CTCK SàiGòn – Hà Nội (SHS), CTCK Rồng Việt (VDSC) đều có tỷ trọng doanh thu môi giớikhá cao, đóng góp một phần quan trọng vào tổng doanh thu hoạt động kinh doanhcủa công ty

Bảng 2.3: Đóng góp của doanh thu hoạt động MGCK vào tổng doanh thu của

Doanh thu từ MGCK

Tổng doanh thu

(Nguồn: Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán của các CTCK)

Trang 31

nay, thì có lẽ nó đã trở thành “con dao hai lưỡi” gây hại cho cả nhà đầu tư và cả cácCTCK

Từ ngày 01/04/2011, Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàntài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đápứng chỉ tiêu an toàn tài chính sẽ chính thức áp dụng Vì thế, nhiều công ty đã đưa rachính sách giảm dần tỷ trọng tự doanh để đáp ứng những yêu cầu của thông tư 226,cũng là cách tránh nguy cơ bị đưa vào diện kiểm soát nếu tỷ lệ an toàn tài chínhkhông đảm bảo Giảm hoạt động tự doanh, các CTCK tập trung đầu tư vào hoạtđộng môi giới, tư vấn doanh nghiệp và một số hoạt động khác Nhưng với diễn biếnbất ổn, nhiều rủi ro như các thị trường vàng, bất động sản và chứng khoán cuối năm

2010, đầu năm 2011 này; cộng thêm sự ra đời ồ ạt và cạnh tranh mạnh mẽ của cácCTCK thì việc duy trì và mở rộng, phát triển thị phần của các CTCK thực sự vôcùng khó khăn 10 công ty dẫn đầu thị phần môi giới đã chiếm 50% thị phần, 50%còn lại dành cho 92 công ty Cuộc đua giành thị phần khốc liệt cũng có thể khiếnmột số CTCK phải bỏ cuộc trong thời gian tới

2.2 Tổng quan về Công ty chứng khoán VNDirect

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (gọi tắt là Công ty chứng khoánVNDirect) là công ty thành viên của Tập đoàn đầu tư IPA, một tập đoàn hoạt độngtrong lĩnh vực dịch vụ tài chính và đầu tư bất động sản

Tên công ty : Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT

Tên tiếng Anh: VNDIRECT Securities Corporation

Tên viết tắt : VNDS

Website : www.vndirect.com.vn

Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103014521 ngày 07 tháng 11 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư Thành phố HàNội cấp Sau khi Luật Chứng khoán ra đời, quy định hoạt động của các công tychứng khoán chịu sự kiểm soát của Ủy ban Chứng khoán, Công ty đã tiến hành đổimới giấy phép kinh doanh UBCK đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty

Trang 32

chứng khoán số 22/UBCK-GPHĐKD cho VNDS vào ngày 16/11/2006 với số vốnđiều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng (năm mươi tỷ đồng).

Tháng 04/2007: Thành lập chi nhánh TP Hồ Chí Minh theo Quyết định số294/UBCK-GP ngày 08/05/2007 của UBCKNN

Tháng 11/2007: Công ty tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng theo Quyết định số87/UBCK-GP ngày 19/11/2007 của UBCKNN

Tháng 12/2008: Công ty thay đổi địa điểm trụ sở chính: Số 1 NguyễnThượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội theo Quyết định số 177/UBCK-GP ngày08/12/2009 của UBCKNN

Năm 2008, VNDirect là 1 trong 4 công ty chứng khoán lọt vào danh sách

500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do báo Vietnamnet và Công ty cổphần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn

Năm 2009, VNDirect nhận giải thưởng Thương hiệu Chứng khoán Uy tín

2009 do Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước (SSC), Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam (CIC), và các tổ chức uy tín khác phối hợp tổ chức

Tháng 12/2009, VNDirect lọt vào danh sách Top 200 thương hiệu “Tin &Dùng 2009” của chương trình Tin và Dùng 2009 do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổchức CTCK VNDirect được xếp thứ hạng cao nhất trong số các CTCK được bìnhchọn, và xếp thứ 2 trong khối tài chính ngân hàng

Tháng 02/2010, theo Quyết định số 301/UBCK-GP ngày 08/02/2010 củaUBCKNN về việc điều chỉnh Giấy phép hoạt động với vốn điều lệ là 450 tỷ đồng Ngày 30/3/2010: CTCK VNDirect chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giaodịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là VND

Tháng 8/2010, CTCK VNDirect phát hành thành công thêm 54.999.000 cổphiếu để tăng vốn điều lệ, thì hiện nay công ty đang hoạt động với số vốn điều lệmới là 999, 99 tỷ đồng (chín trăm chín mươi chín tỷ chín trăm chín mươi triệuđồng), gồm đầy đủ các hoạt động: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán;

Trang 33

Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán; Lưu kýchứng khoán.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự

Mô hình tổ chức của CTCK VNDirect bao gồm 9 phòng ban, đứng đầu mỗiphòng ban là các Trưởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng giám đốc, giúpviệc cho Tổng giám đốc là 1 Phó Tổng giám đốc

Biểu đồ 2.1 Mô hình tổ chức của CTCK VNDirect

2.2.3 Các sản phẩm, dịch vụ

* Dịch vụ tài khoản

VNDirect cung cấp cho khách hàng các dịch vụ và loại hình tài khoản môi

giới sau đây:

Nguồn: Công ty chứng khoán VNDirect

Trang 34

- Tài khoản giao dịch cá nhân: Giúp nhà đầu tư cá nhân đặt lệnh chứng khoán

niêm yết hoặc OTC, nhà đầu tư có thể ủy quyền cho người thân thực hiện giaodịch

- Tài khoản câu lạc bộ đầu tư: dành cho một nhóm các nhà đầu tư cá nhân muốn

góp vốn đầu tư chung

- Tài khoản tổ chức: dành cho Quỹ và các Tổ chức có nhu cầu đầu tư tài chính

cần một đối tác tin cậy và chuyên nghiệp

* Kênh đặt lệnh đa phương thức

Với chiến lược đầu tư chiều sâu vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin,

đội ngũ dịch vụ khách hàng có kiến thức sâu rộng về thị trường và nhu cầu của cácnhà đầu tư, VNDirect hiện là công ty duy nhất cung cấp giải pháp giao dịch từ xatoàn diện cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước từ bước mở tài khoản,chuyển tiền thanh toán, cho đến đặt lệnh và tra cứu kết quả khớp lệnh

* Dịch vụ Giao dịch OTC

VNDirect hiện đang là nhà môi giới OTC chuyên nghiệp cho rất nhiều địnhchế đầu tư và các quĩ đầu tư lớn Đội ngũ nhân viên kinh doanh luôn hoạt động trênnguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cao nhất Ngoài ra, VNDirect cũng tập trung cungcấp dịch vụ giao dịch thoả thuận, giao dịch lô lớn, giao dịch đối với các chứngkhoán hạn chế chuyển nhượng

* Đấu giá IPO

VNDirect cung cấp dịch uỷ thác đấu giá IPO các cổ phiếu của các công tynhà nước cổ phần hoá lần đầu Mọi quyết định đầu tư và đặt giá đấu giá đều tuânthủ theo quy trình thẩm định và phân tích đầu tư cẩn trọng của đội ngũ phân tíchđầu tư VNDirect chỉ nhận uỷ thác đấu giá cho những giao dịch mà chính công tycũng bỏ vốn đầu tư cùng các nhà đầu tư

* Hỗ trợ vốn đầu tư

Trang 35

Vốn tăng sức mạnh cho nhà đầu tư, VNDirect phối hợp với các đối tác tàichính đem đến cho nhà đầu tư sức mạnh cộng hưởng thông qua các sản phẩm hỗ trợvốn đa dạng với tỷ lệ hỗ trợ vốn cao, thời gian hỗ trợ dài và lãi suất hợp lý.

* Phân tích và Tư vấn đầu tư

Sản phẩm báo cáo thị trường của VNDirect hiện tập trung chủ yếu vào cáchoạt động sau: Phân tích nền kinh tế, Phân tích ngành, Phân tích chiến lược thịtrường, Nghiên cứu chuyên sâu thị trường và Phân tích cổ phiếu VNDirect cungcấp sản phẩm nghiên cứu và tư vấn đầu tư dưới các hình thức như thảo luận trựctiếp, qua điện thoại và hội thảo đầu tư

* Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp

Khách hàng doanh nghiệp tin tưởng vào VNDirect và tìm kiếm lời khuyêntrong các dịch vụ tư vấn về cổ phần hoá, tăng vốn từ cả hai nguồn chào bán ra côngchúng và phát hành riêng lẻ, dịch vụ tư vấn niêm yết, mua bán & sáp nhập doanhnghiệp và giải pháp tái cấu trúc

* Tư vấn và Bảo lãnh phát hành

VNDirect thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và đồng bảo lãnh cho các hoạt độngphát hành cổ phiếu và trái phiếu; cung cấp dịch vụ bảo lãnh ở các mức độ dịch vụkhác nhau, từ hình thức “Bảo lãnh cố gắng hết khả năng có thể” đến hình thức “Bảolãnh cam kết” Ngoài ra, với lợi thế về quan hệ với các doanh nghiệp và các địnhchế ngân hàng đầu tư trong và ngoài nước, VNDirect giới thiệu cho khách hàng củamình với các nhà đầu tư tài chính và đầu tư chiến lược

* Niêm yết

Sau khi doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu, VNDS cung cấp dịch vụ tư vấnniêm yết theo cách nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp thamgia thị trường VNDS tập trung vào những doanh nghiệp với tiềm lực mạnh và khảnăng tăng trưởng tốt – nhân tố quyết định thành công sau khi niêm yết Mục tiêucủa chúng tôi là duy trì mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp thông qua việc cungcấp các dịch vụ tư vấn sau niêm yết và các dịch vụ giá trị gia tăng

* Tái cấu trúc

Trang 36

Với các dịch vụ chính như:

 Khảo sát và đánh giá tổng thể tình hình của doanh nghiệp;

 Tư vấn kiện toàn phương thức quản trị doanh nghiệp;

 Tư vấn bán bớt hoặc sáp nhập, giải thể các bộ phận kinh doanh kém hiệuquả;

 Đổi mới, sắp xếp lại các bộ phận kinh doanh; bán hàng, tiếp thị và kênh phânphối;

 Thuê đơn vị bên ngoài thực hiện một phần sản xuất;

 Tìm địa điểm phù hợp để tổ chức sản xuất kinh tế hơn;

 Cơ cấu lại tình hình công nợ nhằm giảm lãi suất phải trả;

 Tổ chức chiến dịch quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp với công chúngnhằm tái khẳng định vị trí thị trường của doanh nghiệp;

* Tư vấn Cổ phần hóa

VNDirect cung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa trọn gói cho khách hàng làcác doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân bao gồm: tư vấn trước cổ phần hoá, thựchiện cổ phần hoá và sau cổ phần hoá

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của VNDS

 Hoạt động môi giới: Môi giới là một trong những hoạt động chính, có đóng

góp quan trọng vào doanh thu và lợi nhuận của VNDS Năm 2010, doanh thu từhoạt động môi giới đạt 105,23 tỷ đồng, chiếm 22,35% tổng doanh thu và tăng65,32% so với năm 2009 Năm 2011 được dự báo với những biến động của nềnkinh tế toàn cầu, của chính sách vĩ mô, và bất ổn của thị trường chứng khoán trongnước, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu hoạt động môi giới củaVNDS

Trang 37

Bảng 2.4: Doanh thu hoạt động kinh doanh của CTCK VNDirect

trong giai đoạn 2007-2010

đầu tư chứng khoán

 Hoạt động tư vấn: so với hoạt động môi giới và hoạt động tự doanh thì doanhthu mà hoạt động tư vấn đem lại cho Công ty là không đáng kể Trong năm 2009,doanh thu hoạt động tư vấn chỉ đạt 2,651 tỷ đồng, chiếm 0,74% tổng doanh thu Và

Trang 38

đến năm 2010, con số này nhích lên 0,91%, đạt khoảng 4,25 tỷ đồng, tăng lênkhoảng 60,49% so với năm 2009 Khi hai hoạt động môi giới và hoạt động tự doanhgặp phải không ít khó khăn trong năm 2010, thì thời gian tới đây, hoạt động tư vấnđược kỳ vọng sẽ phát triển và đóng góp một phần quan trọng hơn vào hiệu quả kinhdoanh của công ty.

Các hoạt động khác như kế toán, lưu ký, kiểm tra kiểm soát, văn phòng đượcCông ty thực hiện chuẩn xác, đảm bảo an toàn và hỗ trợ hiệu quả cho các mảng hoạtđộng chính của Công ty

2.3 Thực trạng hoạt động Môi giới chứng khoán của CTCK VNDirect

2.3.1 Quy mô hoạt động của khối Môi giới chứng khoán

Khối kinh doanh môi giới là bộ phận hoạt động chính và cốt lõi củaVNDIRECT và hoạt động theo nguyên tắc trung tâm lợi nhuận Với định hướng trởthành công ty chứng khoán bán lẻ, VNDIRECT đã tập trung xây dựng hệ thốngcông nghệ phù hợp giúp Công ty có thể mở rộng mạng lưới khách hàng rộng khắp,thông qua tiện ích dịch vụ trực tuyến và call center

Hiện nay, khối môi giới được chia ra làm 5 bộ phận:

 Phòng dịch vụ Direct cung cấp nghiệp vụ giao dịch cơ bản (Direct account)phục vụ nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư độc lập, có kinh nghiệm và chỉ sử dụngdịch vụ giao dịch của CTCK

 Phòng dịch vụ Quản lý tài khoản riêng (Prime account) phục vụ nhóm nhàđầu tư có nhu cầu sử dụng chuyên viên giao dịch riêng

 Phòng dịch vụ đặc biệt: bộ phận chuyên biệt được thiết kế để phục vụ nhómnhà đầu tư có nhu cầu giao dịch lớn, và sử dụng các dịch vụ tài chính phức tạp hơn  Phòng dịch vụ khách hàng: hỗ trợ các phòng kinh doanh giao dịch Direct vàphòng quản lý tài khoản riêng, chăm sóc quan hệ khách hàng, cập nhật thông tindịch vụ mới, kiểm soát chất lượng dịch vụ của các bộ phận và hỗ trợ phát triểnkhách hàng mới cho Công ty

Trang 39

 Phòng phát triển kinh doanh chịu trách nhiệm đánh giá thị trường, mở rộngmạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch.

Ngoài khối môi giới hoạt động mạnh tại trụ sở chính Hà Nội, VNDS còn mởrộng chi nhánh Hồ Chí Minh tại 51 Bến Chương Dương, Quận 1, Thành phố HồChí Minh và các đại lý nhận lệnh tại Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Cần Thơ,Vũng Tàu, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc

Những ngày đầu thành lập, hoạt động Môi giới của VNDS vẫn còn rất đơngiản, nhân viên có trình độ chuyên môn chưa cao, ít kinh nghiệm thực tế Sau hơn 4năm phát triển, nhân sự của VNDS đã có nhiều thay đổi Hiện khối Môi giới ở HàNội có 50 nhân viên, ở Tp Hồ Chí Minh có 30 nhân viên với tỷ lệ chất lượng nhân

(Nguồn: Công ty chứng khoán VNDirect)

Cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt động, yếu tố cơ sở vật chất – kỹ thuậtluôn được VNDS quan tâm Công ty đã xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hữuhiệu phục vụ hoạt động môi giới chứng khoán Hiện tại, trong giao dịch với VNDS,nhà đầu tư có thể thực hiện tất cả các nghiệp vụ từ xa, bao gồm từ bước mở tàikhoản, chuyển tiền, đặt lệnh, thực hiện quyền, tới tra cứu thông tin tài khoản và truy

Trang 40

cập trao đổi với đội tư vấn đầu tư VNDIRECT đã xây dựng mạng lưới trung tâmdịch vụ khách hàng ở 8 tỉnh trên toàn quốc, với hệ thống giao dịch đặt lệnh củaCông ty được thiết kế kỹ lưỡng giúp nhà đầu tư có thể yên tâm đặt lệnh qua 3 kênh:

- Hệ thống tổng đài Call Center tại số điện thoại 1900- 545- 409

- Trực tuyến qua website : www.vndirect.com.vn

- Điện thoại di động đã cài đặt GPRS hoặc có kết nối wifi tại website :

www.mobile.vndirect.com.vn

Lượng khách hàng mà khối Môi giới quản lý tăng lên qua các năm Năm 2010,

số lượng khách hàng đã tăng lên hơn 28.000, gấp hơn 2,5 lần so với năm 2007

Bảng 2.5: Số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch của CTCK VNDirect

Nguồn: Phòng môi giới CTCK VNDirect

VNDS cung cấp các sản phẩm trọn gói, từ việc đưa ra các kết quả nghiêncứu, phân tích, tư vấn cho khách hàng, theo dõi và kịp thời đưa ra các khuyến nghịcần thiết cho khách hàng… Từ đó, đặt ra yêu cầu buộc các hoạt động khác nhưphân tích, tư vấn, lưu ký phát triển, nhằm hỗ trợ cho chất lượng hoạt động của khốiMôi giới tại Công ty

2.3.2 Nội dung hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCK VNDirect

Hoạt động môi giới bắt đầu từ việc nhân viên môi giới tìm kiếm và tiếp xúcvới những khách hàng có tiềm năng, sau đó bằng kỹ năng của mình sẽ thu hút họđến với VNDS, mở tài khoản, thực hiện lệnh giúp khách hàng Phải thường xuyênchăm sóc khách hàng, tìm hiểu và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhucầu của khách hàng

2.3.2.1 Tiếp cận, thu hút khách hàng

Với định hướng trở thành CTCK bán lẻ, và trong bối cảnh số lượng CTCKnhiều, các môi giới cạnh tranh gay gắt để mở rộng thị phần như hiện nay thì các môigiới VNDS luôn phải chủ động, tích cực tìm kiếm khách hàng, phát triển cơ sởkhách hàng cho Công ty Để làm được điều đó, các nhân viên môi giới phải gọi điện

Ngày đăng: 14/03/2015, 21:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán – UBCKNN, trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán, Th.s Lê Mai Linh chủ biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán
2. Cẩm nang ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê, tác giả: Mạc Quang Huy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang ngân hàng đầu tư
Nhà XB: NXB Thống kê
3. Giáo trình môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán – NXB Thống kê, chủ biên:TS. Bùi Thị Thanh Hương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán – NXB Văn hóa – Thông tin, chủ biên: TS. Đào Lê Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
5. Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2001, tác giả: Nguyễn Hải Sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Thống kê
6. Fundamentals of the stock market, Ebook, tác giả: B. O’neill Wyss Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of the stock market
7. Essentials of Financial Risk Management, Ebook, tác giả: Karen A. Horcher Sách, tạp chí
Tiêu đề: Essentials of Financial Risk Management
8. Trang web của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các trang web kinh tế, tài chính khác như:www.ssc.gov.vn www.saga.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w