1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu

88 725 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận văn “Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu Dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu” được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lự

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu Dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu” được

hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt

tình của các Thầy, Cô, cơ quan, bạn bè và gia đình

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS-TS Lê Đình Thành đã

tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm theo dõi, gợi ý các ý tưởng khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn tới Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đã giúp

đỡ cũng như cung cấp các số liệu trong luận văn

Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường- Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện Luận văn này

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp cao học 19

MT động viên tác giả rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 2 năm 2014

Tác giả

Cao Thị Tú Trinh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Cao Thị Tú Trinh Mã số học viên: 118608502015

Lớp: 19MT

Chuyên ngành : Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02

Khóa học: 19

Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng

dẫn của PGS.TS Lê Đình Thành với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu Dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu”

Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn

Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Cao Thị Tú Trinh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐƯỜNG VEN BIỂN VĨNH HY – NINH CHỮ TỈNH NINH THUẬN 4

1.1 TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN 4

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 4

1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 6

1.2 BỐI CẢNH VÀ CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ ÁN 8

1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN 10

1.3.1 Quy mô công trình 10

1.3.2 Các phương án tuyến và giải pháp thiết kế công trình 12

1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CẦN QUAN TÂM 15

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 16

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN 16

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 17

2.1.2 Đặc điểm về tài nguyên sinh vật 22

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ KHU VỰC DỰ ÁN 25

2.2.1 Các ngành kinh tế chính 25

2.2.2 Đặc điểm hệ thống giao thông 26

2.3 ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI 27

2.3.1 Dân cư và nghề nghiệp 27

2.3.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội 27

2.4 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG 27

2.4.1 Môi trường tự nhiên 28

2.4.2 Các nguồn có tiềm năng gây ô nhiễm 32

2.4.3 Các vấn đề môi trường cần quan tâm 33

Trang 4

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI

VỚI MÔI TRƯỜNG 34

3.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG VEN BIỂN VĨNH HY – NINH CHỮ 34

3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị và thi công 34

3.1.2 Giai đoạn vận hành, quản lý 34

3.2 XÁC ĐỊNH CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BẤT LỢI 34

3.2.1 Phân tích, nhận dạng các tác động đối với môi trường 35

3.2.2 Đối với môi trường tự nhiên 36

3.2.3 Đối với hệ sinh thái Vườn quốc gia Núi Chúa 39

3.2.4 Đối với môi trường kinh tế - xã hội 42

3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG 43

3.3.1 Mức độ tác động đến môi trường tự nhiên 44

3.3.2 Mức độ tác động đến hệ sinh thái 54

3.3.3 Mức độ tác động đến môi trường xã hội 56

3.4 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC TÁC ĐỘNG 57

3.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU 60

4.1 CÁC CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 60

4.2 GIẢI PHÁP TỔNG HỢP TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG VÀ VẬN HÀNH TUYẾN 60

4.2.1 Giai đoạn tiền thi công 60

4.2.2 Giai đoạn thi công 62

4.2.3 Giai đoạn sau thi công 68

4.3 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỤ THỂ 69

4.3.1 Giảm thiểu tác động do xói mòn, sạt lở 69

4.3.2 Hạn chế tác động đến dòng chảy trong khu vực 72

4.4 ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 73

4.4.1 Chương trình quản lý môi trường 73

4.4.2 Chương trình giám sát môi trường 74

4.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 79

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.Bản đồ địa hình tỉnh Ninh Thuận 5

Hình 1.2 Mặt cắt ngang điển hình tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ 11

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Ninh Hải 16

Hình 2.2 Vị trí tuyến đường ven biển Vĩnh Hy-Ninh Chữ dự kiến 17

Hình 2.3 Bản đồ địa hình Vườn quốc gia Núi Chúa 22

Hình 3.1 Các thành phần tài nguyên và môi trường bị tác động khi thực hiện dự án 36

Hình 3.2 Suối Lồ Ô trong vườn quốc gia Núi Chúa 40

Hình 3.3 Bản đồ hiện trạng rừng – Vườn quốc gia Núi Chúa 41

Hình 4.1 Một số hình ảnh ví dụ về sử dụng cỏ vetiver chống sạt lở đất mái taluy đường giao thông 72

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường 12

Bảng 2.1 Cơ cấu tổng sản phẩm của các ngành trên địa bàn trong những năm gần đây 27

Bảng 2.2: Kết quả quan trắc không khí khu vực thực hiện dự án 29

Bảng 2.3: Kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực thực hiện dự án 29

Bảng 2.4: Chất lượng nước suối của dự án 30

Bảng 2.5: Chất lượng nước biển ven bờ 31

Bảng 3.1 Những tác động môi trường do ảnh hưởng từ hoạt động của dự án 35

Bảng 3.2 Mức tiêu hao nhiên liệu của máy thi công 44

Bảng 3.3 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong quá trình thi công 45

Bảng 3.4 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm khí từ khí thải 2 máy phát điện 46

Bảng 3.5 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm khí trong quá trình thi công tuyến 46

Bảng 3.6 Nồng độ chất ô nhiễm so với quy chuẩn cho phép 47

Bảng 3.7 Dự báo về số phương tiện giao thông lưu thông trên toàn tuyến tính quy đổi về xe con tương đương (CPU) 48

Bảng 3.8 Kết quả dự báo tải lượng khí thải ô nhiễm do dòng xe 48

Bảng 3.9 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 50

Bảng 3.10 So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của dự án với QCVN 51

Bảng 3.11 Lượng mưa trung bình tháng của khu vực dự án 52

Bảng 3.12 Ma trận tác động môi trường định lượng cho dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ 58

Trang 7

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTDUL Bê tông dầm ứng lực

dBA Đơn vị đo mức áp suất âm thanh decibel-A

VQGNC Vườn Quốc gia Núi Chúa

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững cho bất kỳ quốc gia hay địa phương nào đều phải đảm bảo một hệ thống hạ tầng thống nhất và toàn diện, từ giao thông, thủy lợi, năng lượng, thông tin và các lĩnh vực khác Trong đó giao thông là đặc biệt quan trọng, nó đóng vai trò quyết định trong giao thương hàng hóa, trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các vùng miền Ngoài ra giao thông còn là yếu tố đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh, quốc phòng

Hiện nay phát triển hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế của đất nước Ninh Thuận là một trong những tỉnh còn nhiều khó khăn, những năm gần đây Nhà nước và địa phương đã có nhiều quan tâm trong xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi và năng lượng Những công trình thủy lợi như sông Sắt, Tân Mỹ đã và đang được xây dựng nhằm phục vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân

Trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, Ninh Thuận đang chuẩn bị một dự án mạng lưới giao thông lớn dọc ven biển “Dự án đường ven biển Bình Tiên – Cà Ná” với chiều dài khoảng 109,7km bắt đầu từ QL1A tại lý trình khoảng Km1524+400 gần cầu Mỹ Thanh thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa và kết thúc tại QL1A với lý trình khoảng 1598+000 địa phận Cà Ná, xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận và được chia thành 8 dự án thành phần Trong đó dự án thành phần “Đường Vĩnh Hy - Ninh Chữ” được nghiên cứu trong luận văn này

Tuy nhiên phát triển hệ thống giao thông ngoài những lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, xã hội thì những tác động bất lợi là không thể tránh khỏi, đặc biệt là những dự án giao thông trong những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng ven biển Ninh Thuận Nhằm nâng cao hiệu quả của dự án, khắc phục những tác động bất lợi do xây dựng đường giao thông ven biển Vĩnh Hy - Cá Ná, giảm thiểu những tác động đến môi trường, việc nghiên cứu những tác động bất lợi của

dự án là rất cần thiết Vì vậy trong luận văn này với mục tiêu vận dụng kiến thức đã học vào thực tế một dự án cụ thể và từ đó đóng góp một phần vào các giải pháp bảo

Trang 9

vệ môi trường khu vực dự án được thực hiện với tên đề tài: “Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu Dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu”

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: tuyến đường thành phần Vĩnh Hy - Ninh Chữ thuộc dự án đường ven biển Bình Tiên - Cà Ná

Phạm vi: khu vực ven biển huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận, nơi dự kiến thi công tuyến đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận

Tiếp cận nghiên cứu này theo quan điểm tổng hợp và nguyên nhân - kết quả, tức là từ điều kiện tự nhiên, môi trường cụ thể và các hoạt động của dự án để xác định các tác động chủ yếu

4.2 Phương pháp nghiên cứu và công cụ sử dụng:

Phương pháp nghiên cứu:

Với phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống, kế thừa để đánh giá xu thế biến đổi môi trường Trên cơ sở đó với các phương pháp kỹ thuật cụ thể để xác định và đánh giá mức độ tác động mang tính định lượng bao gồm:

(1) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tổng hợp ý kiến các chuyên gia để xác định những tác động môi trường chính khi tiến hành dự án

(2) Phương pháp thống kê: thu nhập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực thực hiện dự án

Trang 10

(3) Phương pháp khảo sát thực địa: xác định vị trí, phạm vi dự án qua đó sơ bộ đánh giá những tác động, ảnh hưởng của dự án khi tiến hành thi công đến môi trường hiện tại

(4) Phương pháp ma trận môi trường: để đánh giá tác động môi trường do tiến hành

dự án

(5) Phương pháp sơ đồ mạng lưới: phân tích các tác động song song và nối tiếp do các tác động gây ra

Công cụ sử dụng

- Máy tính: sử dụng để tính toán thống kê…

5 Cấu trúc của Luận văn

Với nội dung như trên, cấu trúc Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung

sẽ gồm 4 chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Giới thiệu chung về dự án đường ven biển Vĩnh Hy – Ninh Chữ

- Chương 2: Tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực thực hiện dự án đường ven biển Vĩnh Hy – Ninh Chữ

- Chương 3: Nghiên cứu những tác động chính của dự án ảnh hưởng tới môi trường khu vực xung quanh

- Chương 4: Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án

Trang 11

Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện Tp Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh

tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60km, cách Tp Nha Trang 105km và cách Tp Đà Lạt 110km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội

Địa hình

Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích toàn tỉnh

Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha; đất làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng

Trang 12

Hình 1- 1: Bản đồ địa hình tỉnh Ninh Thuận

Khí hậu, thủy văn

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi, độ

ẩm không khí từ 75-77% Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2 Tổng lượng nhiệt 9.500– 10.0000C Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau

Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước

Trang 13

Tài nguyên biển

Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại Ngoài ra, còn có

hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành thủy sản

Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc Titan tại khu vực ven biển với trữ lượng nhiều triệu tấn

- Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét gốm…

- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng khoảng 850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san hô tập trung vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng

- Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ lượng bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra, thăm dò và khai thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm ngâm chữa bệnh

Ít mưa, nhiều nắng, Ninh Thuận được coi là vùng sa thảo độc nhất Đông Nam Á và Vườn quốc gia Núi Chúa là đại diện cho hệ sinh thái rừng khô hạn này

Ở đây có xương rồng là loài thực vật đặc hữu

1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

1) Tình hình phát triển kinh tế

Ninh Thuận được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực như: năng lượng, du lịch, công nghiệp chế biến, thủy sản, nông

Trang 14

nghiệp… và thời gian qua lợi thế to lớn này đã được tỉnh chủ động khai thác hiệu quả Trong năm 2012, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,1 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách đạt 1.320 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán Quí I năm 2013, tổng sản phẩm nội tỉnh ước đạt 761,8 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 10,4 triệu USD, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 245 tỷ đồng, đồng thời giải quyết việc làm mới cho 3.455 lao động…

2) Điều kiện xã hội

Dân số và nguồn lao động:

Dân số trung bình năm 2010 có 571 ngàn người Mật độ dân số trung bình

170 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Chăm chiếm 11,9%, dân tộc Raglai chiếm 10,4%, còn lại là các dân tộc khác

Dân số trong độ tuổi lao động có 365.700 người, chiếm khoảng 64%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 40% Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 51,99%, công nghiệp xây dựng chiếm 15%, khu vực dịch

vụ chiếm 33,01% Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh

Giáo dục- đào tạo:

Toàn tỉnh có 308 trường/2.721 phòng học phổ thông các cấp học, trong đó có

17 trường THPT/415 phòng học, có 27 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 12,1%),

có 85 trường mẫu giáo, nhà trẻ /531 phòng học Hệ thống giáo dục phổ thông và nội trú đã hình thành ở tất cả các huyện, thành phố Hệ thống các trường đào tạo gồm: Phân hiệu Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận, Trường Cao đẳng

Sư phạm, Trường Chính trị, Trung tâm ĐH2- Đại học Thủy lợi, Trường Trung cấp Nghề, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề các huyện, thành phố có nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động

Y tế:

Toàn tỉnh có 84 cơ sở y tế khám chữa bệnh với 1.585 giường bệnh, đạt tỷ lệ 27,8 giường bệnh/vạn dân, trong đó: Tuyến tỉnh có 8 cơ sở - 810 giường bệnh,

Trang 15

Tuyến huyện, xã có 73 cơ sở - 705 giường bệnh (trong đó 65 trạm y tế xã, phường -

325 giường bệnh) Tổng số y bác sỹ 798 người Hiện đang đầu tư xây mới bệnh viện tỉnh có quy mô 500 giường bệnh, bệnh viện các huyện Thuận Bắc, Thuận Nam, quy mô 100 giường bệnh; nâng cấp bệnh viện huyện Ninh Phước, bệnh viện khu vực Ninh Sơn và các phòng khám đa khoa khu vực; xây dựng Trường trung cấp

Y tế

Giao thông:

Mạng lưới giao thông Ninh Thuận khá thuận lợi, có quốc lộ 1A chạy qua, quốc lộ 27A lên Đà Lạt và Nam Tây Nguyên, quốc lộ 27B chạy qua địa phận huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đến thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đường sắt Bắc Nam và 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã Ngoài ra, sân bay quốc tế Cam Ranh và cảng hàng hóa Ba Ngòi (một trong 10 cảng biển lớn của cả nước) thuộc tỉnh Khánh Hòa khá gần tỉnh Ninh Thuận (phạm vi khoảng 45km đến 60km), là một trong những điều kiện thuận lợi về giao thông để đến với Ninh Thuận

Hệ thống cảng biển: gồm có 3 cảng cá: Đông Hải với cầu tàu dài 265m, Cà

Ná dài 200m, cụm cảng Ninh Chữ với cầu tàu dài 120m và Bến cá Mỹ Tân, là nơi trú đậu cho 2.000 tàu thuyền đánh cá trong tỉnh và các tỉnh vào trú bão an toàn, có khả năng tiếp nhận tàu có qui mô công suất đến 500CV Cảng hàng hóa Dốc Hầm –

Cà Ná là một trong cảng biển miền Trung được quy hoạch phát triển thành cảng nước sâu, qui mô công suất hàng hóa qua cảng 15 triệu tấn/năm

1.2 BỐI CẢNH VÀ CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ ÁN

Trong tình hình phát triển chung của đất nước, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối các tuyến đường huyết mạch dọc miền đất nước là một việc làm vô cùng quan trọng Dự án đường ven biển Ninh Thuận nằm trong hành lang đường ven biển quốc gia có tầm quan trọng trong việc kết nối các tuyến đường huyết mạch ven biển các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận Tuyến đường ven biển Bình Tiên-Cà Ná là tuyến đường “huyết mạch” quan trọng tạo động lực để kinh tế - xã hội tỉnh nhà tăng trưởng nhanh, bền vững

Dự án đường ven biển hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh

tế Tuyến đường có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển

Trang 16

kinh tế - xã hội, nhất là du lịch biển, sinh thái Bờ biển Ninh Thuận dài, đẹp, rừng núi, đồi cát bao quanh tạo nên những thắng cảnh độc đáo, thu hút du khách Khi đường ven biển hoàn thành, sẽ kết nối với các tua du lịch trọng điểm như Bình Thuận, Khánh Hòa… trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư và du khách Chỉ riêng lĩnh vực du lịch, bờ biển Ninh Thuận là sự nối dài của các vũng, vịnh của

bờ biển cực Nam Trung Bộ từ vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh đến tỉnh Bình Thuận, với các bãi biển tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng như Bình Tiên, Vĩnh

Hy, Ninh Chữ, Phú Thọ, Mũi Dinh…Dự kiến, tổng quỹ đất sẽ được “đánh thức” sau khi tuyến đường này được hoàn thành là trên 8.700 ha Từ đất hoang hóa, sa mạc ven biển trở thành đất kinh tế đã là một “lợi nhuận” rất lớn Khi đã có quỹ đất, góp phần đẩy nhanh việc hình thành các khu du lịch biển và phát triển các khu đô thị, khu dân cư mới Căn cứ vào đặc điểm địa lý và thế mạnh của từng vùng, dựa trên tuyến đường ven biển, các địa phương ven biển sẽ quy hoạch phát triển những mô hình đô thị phù hợp Như mô hình khu đô thị du lịch sinh thái hướng biển; đô thị sinh thái; khu du lịch sinh thái; đô thị lấn biển và đô thị sinh thái biển đảo Tuyến đường ven biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch hệ thống giao thông bàn cờ, mở hệ thống đường ngang phục vụ giao thương, phát triển kinh tế, sắp xếp,

bố trí quy hoạch lại khu dân cư, đô thị mới của các huyện ven biển, khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của địa phương

Bên cạnh đó, tuyến đường ven biển này còn làm nhiệm vụ kết nối giao thương Với chiều dài 116 km, có thể nói, việc đầu tư triển khai thi công tuyến đường ven biển có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung Đây là tuyến đường bộ đi sát biển, nối liền các đô thị ven biển, các khu kinh

tế ven biển thành một dải, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có biển Tuyến đường này được đầu tư xây dựng, khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đảm bảo cho các dự án, các ngành công nghiệp dọc trên tuyến biển của tỉnh nhà được triển khai Đó là 2 dự án trọng điểm năng lượng của quốc gia: dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 Hệ thống các cảng vận chuyển hàng hóa Ninh Chữ,

Trang 17

Dốc Hầm-Cà Ná; các dự án du lịch biển của tỉnh: Bình Tiên-Vĩnh Hy-Ninh Nam Cương-Mũi Dinh-Cà Ná; kết nối du lịch 2 vùng trọng điểm Bình Thuận và Khánh Hòa Ngoài ra, tuyến đường này còn giúp Ninh Thuận tiếp tục kết nối tốt

Chữ-hơn với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Trung, với các thị trường lớn trong cả nước Tuyến đường ven biển còn là một mắt xích quan trọng nối liền tuyến quốc lộ ven biển trong tương lai của cả nước

1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

1.3.1 Quy mô công trình

Căn cứ vào địa hình khu vực được dựa trên cơ sở độ dốc ngang phổ biến của sườn đồi, sườn núi (như: đồng bằng và đồi ≤ 30%; núi > 30%), dự án thành phần đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ có qui mô, thiết kế dự kiến như sau:

- Cấp IV miền núi, vận tốc thiết kế 40km/h áp dụng cho đoạn tuyến từ Km0+0.00 đến Km 13+0.00

- Cấp III miền núi (tương đương với cấp IV đồng bằng), vận tốc thiết kế 60km/h áp dụng cho đoạn tuyến còn lại từ Km13+0.00 đến Km22+138.194 và đoạn

Trang 18

Hình 1- 2: Mặt cắt ngang điển hình tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ

(Nguồn: Ban quản lý dự án đường ven biển Vĩnh Hy – Ninh Chữ)

- Công trình cầu:

+ Khổ cầu phù hợp với khổ đường

+ Tải trọng thiết kế HL93, người đi bộ 300kG/m2

Trang 19

Bảng 1-1 Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường

2 Quy mô

4 Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất (Rmin) m 125 60

5 Bán kính đường cong nằm không siêu cao m 1500 600

7 Bán kính đường kính cong lồi tối thiểu m 2500 700

8 Bán kính đường kính cong lõm tối thiểu m 1000 450

+ Bề rộng phần xe chạy m 2x3,5= 7,0 2x3,5= 7,0 + Bề rộng lề gia cố m 2x2,0= 4,0 2x2,0= 4,0

+ Dốc ngang mặt đường và lề gia cố % 2 2

11 Cường độ mặt đường (áo đường mềm) Mpa 140 140

13 Tần suất thiết kế cầu nhỏ, cống, nền đường % 4 4

14 Tần suất thiết kế cầu lớn, cầu trung % 1 1

1.3.2 Các phương án tuyến và giải pháp thiết kế công trình

1) Giải pháp lựa chọn tuyến

a Các nguyên tắc lựa chọn phương án vị trí tuyến và công trình

- Căn cứ đặc điểm địa hình khu vực, lựa chọn phương án tuyến có tính khả thi

- Hạn chế thấp nhất việc đền bù, giải phóng mặt bằng và việc chia cắt các thôn buôn, khu dân cư, ảnh hưởng đến tập quán sinh hoạt của dân cư

- Không ảnh hưởng đến công trình quốc phòng, an ninh, bảo vệ các công trình văn hoá, di tích lịch sử và các công trình quan trọng khác

Trang 20

- Tận dụng các công trình đã được xây dựng nhưng chưa được khai thác có

hiệu quả

- Hạn chế khối lượng và phạm vi cần giải tỏa, đền bù

- Đảm bảo tổ chức giao thông trong quá trình thi công

- Thuận lợi cho công tác quản lý sau này

b Lựa chọn phương án tuyến

Đoạn Vĩnh Hy – Ninh Chữ là một phần của Dự Án Đầu tư Xây dựng Đường hành lang ven biển Bình Tiên – Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận

Tuyến được triển khai dựa trên cơ sở tuyến đường tỉnh lộ 702 bắt đầu từ khoảng Km38 ĐT702 (thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) tuyến bám theo đường cũ (ĐT702) vượt qua đèo Núi Cọc (khoảng Km36 - Km33 ĐT702), qua rạch Thái An (Km33+00 ĐT702), tuyến đi sát biển và đi ngang qua vị trí đặt nhà máy hạt nhân nằm ở xã Vĩnh Hải (tuyến cách nhà máy điện hạt nhân khoảng 1km –

trong phạm vi an toàn) Tuyến vượt đèo Núi Láng Chổi (khoảng Km28-Km26 ĐT702) sau đó bám sát biển đi qua Mỹ Tân và kết thúc tại Km15+500 ĐT702 (điểm cuối dự án ADB5)

2) Giải pháp thiết kế tuyến

f Các công trình phòng hộ trên tuyến

g Thiết kế công trình thoát nước

h Thiết kế nút giao và tổ chức giao thông

i Thiết kế cầu, cống, rãnh thoát nước

3) Rà phá bom mìn

Tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ chủ yếu bám theo hướng tuyến và tận dụng hầu hết nền đường tỉnh lộ 702, vì vậy khối lượng rà phá bom mìn chuẩn bị thi

Trang 21

công không lớn Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho việc thi công công trình, nhất là đối với những đoạn chỉnh nắn tuyến hoặc làm đường dẫn thi công thì việc thực hiện công tác rà phá bom mìn sẽ được Chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện để tránh gặp phải những tai nạn rủi ro đáng tiếc do bom mìn còn sót lại gây ra

4) Giải pháp phá đá

Như đã trình trong nội dung các phần trên, toàn tuyến dự án đường thành phần Vinh Hy – Ninh Chữ chủ yếu bám theo hướng tuyến và tận dụng hầu hết nền đường tỉnh lộ 702, do đó khối lượng đá không lớn phá đá, ước tính khối lượng đá cần phá khoảng 105385,99m3 Vì tuyến đi qua khu vực rừng thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa, nên việc thực hiện công tác nổ mìn sao cho đảm bảo tiến độ thi công của

dự án nhưng không làm hư hại nặng nề các thảm thực vật và gây các tiếng nổ lớn ảnh hưởng không tốt đến đời sống của các động vật

5) Đền bù và giải phóng mặt bằng

Khối lượng đền bù và giải phóng mặt bằng cụ thể như sau:

Tuyến đường du lịch sinh thái Vĩnh Hy – Bình Tiên có chiều dài 29,33Km, hầu hết đều đi trong khu vực Vườn Quốc gia Núi Chúa thuộc địa phận các xã Vĩnh Hải, xã Nhơn Hải và xã Tri Hải, trong đó có đoạn tuyến (khoảng 6Km) đi qua tiểu khu 162 - thuộc phân khu hành chính dịch vụ, một phần đi qua tiểu khu 168 - thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Núi Chúa và một phần (đoạn Mỹ Tân – Ninh Chữ) nằm ngoài ranh giới Vườn Quốc gia Núi Chúa thuộc xã Nhơn Hải và xã Tri Hải

Phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án được xác định bằng hệ thống cọc giải phóng mặt bằng, phạm vi cắm cọc giải phóng mặt bằng bao gồm phạm vi chiếm dụng đất vĩnh viễn và phạm vi đất mượn tính từ chân đường thiết kế được duyệt ra mỗi bên 1,5m để phục vụ thi công Trong phạm vi hai cọc giải phóng mặt bằng được xem xét thu hồi đất và lập phương án bồi thường như sau:

- Thu hồi đất vĩnh viễn đến chân đường thiết kế mới của công trình: toàn bộ các công trình nhà cửa, vật kiến trúc và cây cối hoa màu sẽ phải di chuyển để xây

dựng đường

- Phần đất mượn (trong thời gian thi công) 1,5m tính từ chân đường thiết kế

ra mỗi bên như sau:

Trang 22

+ Khu vực đất nông nghiệp: Bồi thường thiệt hại cây cối hoa màu trong

thời gian mượn đất để thi công

+ Khu vực có đất thổ cư, nhà cửa công trình và hạ tầng kỹ thuật khác thì không lập phương án thu hồi và bồi thường Nhà thầu xây lắp có biện pháp thi công thích hợp để không ảnh hưởng đến công trình lân cận

1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CẦN QUAN TÂM

Tuyến đường ven biển mở ra sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển tiềm lực kinh tế Nhưng bên cạnh đó, việc thi công tuyến đường này sẽ tạo ra nhiều tác động tới môi trường và xã hội

1 Tác động tới môi trường

Tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ được quy hoạch trong phạm vi của vườn Quốc gia Núi Chúa Vì vậy, khi tuyến đường này được xây dựng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới không nhỏ tới hệ sinh thái vườn quốc gia Việc thi công tuyến đường này sẽ làm thay đổi tập tính, nơi cư trú của động vật, côn trùng… gây nhiễu loạn hệ sinh thái, thay đối về số lượng loài trong khu vực trong thời gian dài

Ngoài việc ảnh hưởng tới hệ sinh thái vườn quốc gia, việc thi công tuyến đường Vĩnh Hy - Ninh Chữ còn gây ảnh hướng không nhỏ tới môi trường không khí, nước và đất của khu vực dự án Môi trường không khí chịu tác động do bụi và khí thải của các phương tiện thi công xây dựng, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu chất thải xây dựng, việc nổ mìn phá đá… Nước thải của công nhân mang theo các chất ô nhiễm về lý hóa và sinh học, khi xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây

ra tăng ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực

2 Tác động đến xã hội

Dự án tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ sẽ ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư của người dân nằm trong quy hoạch của dự án Nhưng việc xây dựng tuyến đường đã tạo ra nguồn lao động cho người dân địa phương góp phần ổn định tình hình an ninh – trật tự xã hội, giảm các tệ nạn xã hội Đồng thời khi đi vào vận hành, tuyến đường sẽ góp phần thúc đẩy phát triền thương mại, du lịch khu vực trong và ngoài tỉnh

Trang 23

CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN

Theo dự kiến, tuyến đường giao thông ven biển Vĩnh Hy-Ninh Chữ sẽ bám theo tuyến ĐT702 trước đây, đi qua 3 xã Vĩnh Hải, Nhơn Hải và Tri Hải của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Huyện Ninh Hải và huyện Thuận Bắc (trước đây là một phần nằm ở phía Tây

- Tây Bắc của huyện Ninh Hải cũ, tách ra từ năm 2004) nằm ở phía Đông tỉnh Ninh Thuận Hai huyện đều có đường bờ biển là ranh giới ở phía Đông Có địa hình nửa đồng bằng, trung du và một phần là miền núi Có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa;

Phía Tây giáp huyện Ninh Sơn;

Phía Đông giáp biển Đông;

Phía Nam giáp thành phố Phan Rang - Tháp Chàm;

Hình 2-1: Bản đồ hành chính huyện Ninh Hải

Trang 24

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

1 ) Vị trí tuyến đường

Đoạn Vĩnh Hy – Ninh Chữ là một phần của Dự Án đầu tư xây dựng đường hành lang ven biển Cà Ná – Bình Tiên, tỉnh Ninh Thuận Đoạn Vĩnh Hy – Ninh Chữ bắt đầu từ thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (khoảng Km38 ĐT702)

và kết thúc tại xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (khoảng Km15+500 ĐT702) Tổng chiều dài dự án khoảng 29,33 KM, đi qua các xã Vĩnh Hải, xã Thanh Hải, xã Tri Hải và xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Hình 2-2 Vị trí tuyến đường ven biển Vĩnh Hy-Ninh Chữ dự kiến

2 ) Đặc điểm địa hình, địa mạo

Đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ theo quy hoạch đi gần sát bờ biển, tận dụng tối

đa các đoạn đường đã có và đi bám theo địa hình, phù hợp với địa hình núi ven biển nhằm giảm diện tích chiếm rừng, giảm khối lượng đào đắp Tuyến đường này có vị

Trang 25

trí hết sức quan trọng về bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ rừng và là tuyến đường

du lịch đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, nhằm khai thác khác các khu du lịch ven biển như khu du lịch Bình Tiên, Bãi Thùng, khu du lịch sinh thái ven biển chân núi Chúa,… đặc biệt tuyến đi ngang qua vị trí đặt nhà máy hạt nhân nằm ở xã Vĩnh Hải (tuyến cách nhà máy điện hạt nhân khoảng 1Km – trong phạm vi an toàn)

Tuyến đường 702 trước khi đầu tư xây dựng băng qua 02 phân khu chức năng của Vườn Quốc gia núi Chúa là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu dịch vụ hành chính thuộc các tiểu khu 162 và 168 Khu vực này tập trung chủ yếu

là loại rừng khô hạn trên núi đá Các loại đất chủ yếu ở đây là đất Feralit (Fa), đất cát và đất xám bạc màu

Tuyến Vĩnh Hy – Ninh Chữ được triển khai bám theo tuyến đường 702 cũ hiện hữu, nên nhìn chung địa tuyến có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có một số

vị trí thuộc phân đoạn Vĩnh Hy – Mỹ Tân, tuyến vượt qua đèo Núi Cọc có độ cao nhất là 77m, độ dốc đoạn tuyến khoảng 9 – 11%

3) Điều kiện về khí tượng thủy văn và hải văn

Về khí tượng:

Khu vực Dự án có chế độ khí hậu, thời tiết của tỉnh Ninh Thuận với đặc điểm thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, đặc trưng khí hậu là khô nóng và gió nhiều với chế độ bức xạ dồi dào, rất nhiều nắng, ít mây, chỉ có 2 mùa đó là mùa mưa và mùa khô Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa nhỏ nhất trong cả nước Mùa khô kéo dài 9 tháng từ tháng 12 đến tháng 8 lượng mưa trung bình thấp, chỉ chiếm 15-20% lượng mưa cả năm Trong khi đó, lượng bốc hơi rất cao, chiếm 80-85% tổng lượng bốc hơi cả năm Mùa mưa Kéo dài 3 tháng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng

11, với lượng mưa lớn và tập trung, chiếm 80-85% lượng mưa trong cả nước

Khí hậu nơi đây khô hạn với nắng nóng vào loại cao nhất so với cả nước, nhiệt độ trung bình mùa hè 28-36oC Đây là vùng có lượng mưa thấp nhất trong cả nước, nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 21-25o

C Ninh Thuận có bão xảy ra vào tháng 10; 11 Bão thường kết hợp với dông gây ra mưa lớn và lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng

Trang 26

 Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27oC Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 14,4o

C Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 41,7oC Biên độ nhiệt ngày từ 7,6 – 9,6oC, cả năm là

8oC

 Nắng – Mây – Bức xạ

Khu vực dự án là một trong những khu vực ít mây nhất nước ta, lượng mây trung bình năm đạt khoảng 6,0 – 6,1/10 bầu trời Các tháng giữa mùa mưa có nhiều mây hơn, tuy nhiên cũng chỉ đạt khoảng 7,1 – 7,7/10 bầu trời Ngược lại vào 3 tháng giữa mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 3 lại có rất ít mây, chỉ dao động trong khoảng 3,5 – 4,8/10 bầu trời

Về bức xạ: khu vực dự án có lượng bức xạ tổng cộng năm đạt trên 160 – 165 kcal/cm2.năm, phân bố tương đối đều trong các tháng và trung bình là 10 kcal/cm2.tháng Vào thời kỳ nửa cuối mùa khô (tháng 1 – 4) lượng bức xạ tổng cộng đạt giá trị cao hơn cả, khoảng 14 – 18 kcal/cm2.tháng Trong đó, hai tháng 2 và tháng 3 có lượng bức xạ tổng cộng lớn nhất, đạt 16 – 18kcal/cm2

.tháng, tháng có bức xạ ít nhất cũng đạt 9,1 kcal/cm2

 Gió

Mùa đông gió chủ yếu từ hướng Đông và Đông Bắc và gió Tây, mùa hè gió

từ hướng Tây và Tây Nam Tốc độ gió trung bình 2,5m/s, lớn nhất 25m/s

- Vào mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) gió thổi trên khu

vực dự án chủ yếu theo hướng Đông với tần suất dao động trong khoảng 26 – 44%; sau đó là các hướng Đông Bắc, Bắc và Đông Nam với tần suất 10 – 20%

- Vào mùa hè hướng gió chủ đạo là hướng gió Tây với tần suất lớn, 4 tháng giữa mùa hè (tháng 6 – tháng 9), tần suất gió dao động trong khoảng 37 – 68%; sau đó là các hướng Tây Nam và Tây Bắc với tần suất mỗi hướng khoảng 10 – 15%

Tần suất lặng gió đạt trị số thấp, khoảng 2 – 15% Tốc độ gió vừa phải, tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng 3 – 3,2m/s và ít thay đổi trong năm Tốc độ gió cực đại đạt trị số từ 14 – 24m/s và thường quan trắc được trong các cơn dông

Trang 27

 Dông – bão

Dông trên khu vực dự án xuất hiện tương đối nhiều, trung bình có 85 ngày dông/năm, tập trung chủ yếu vào thời kỳ mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), với khoảng 4 – 7 ngày dông/tháng Mùa dông bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng

10 Cá biệt có năm dông xuất hiện vào tháng 1 và dông muộn vào tháng 11 Dông thường kèm theo mưa rào, trong nhiều cơn dông có gió mạnh đạt trên 20m/s

Khu vực dự án cũng có chịu ảnh hưởng của Bão, nhưng với tần suất thấp, thường xảy ra vào tháng 10 đến tháng 12, nhờ ảnh hưởng của dạng bờ biển và đặc trưng địa hình khu vực đã làm cho sức gió trong bão giảm, có thể gây mưa lớn và gió mạnh, nhưng không dữ dội như các vùng ven biển Bắc – Trung Bộ của nước ta Theo thống kê bão thường xuất hiện chủ yếu vào 3 tháng cuối năm (từ tháng 10 đến tháng 12) với tần suất khoảng từ 3 – 5 cơn bão/30 năm

Về thủy văn

 Lượng mưa

Do địa hình đồi núi dày đặc che chắn các thung lũng kín làm hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, nguyên nhân dẫn tới lượng mưa thấp trong khu vực Lượng mưa trung bình năm rất thấp (ở Phan Rang là 691,9mm), lượng mưa phân bố không đồng đều Lượng mưa thấp nhất là 272,2mm, cao nhất là 1.231,2mm

 Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm là 71%, mức thấp nhất trong tỉnh và cả nước Mùa khô hanh (tháng 1; 2) độ ẩm trung bình <65%, mùa mưa (tháng 9, 10, 11) độ ẩm trung bình khoảng 80%

 Lượng bốc hơi

Khu vực dự án có lượng bốc thoát hi tiềm năng PET rất lớn, đạt từ 1520 – 1720mm/năm, là một trong những địa điểm có lượng bốc thoát hơi tiềm năng lớn nhất cả nước Trị số bốc hơi của tất cả các tháng trong năm đều vượt 100mm/tháng

Từ tháng 5 đến tháng 8 lượng bốc hơi đạt 180 – 190mm/tháng Hai tháng 11 và tháng 12 có lượng bốc hơi thấp nhất, tuy nhiên vẫn đạt khoảng trên dưới 110mm/tháng

Trang 28

 Dòng chảy trong khu vực

Đối với đoạn qua núi, dọc tuyến đường có nhiều khe suối (khoảng 60 cái), đa

số chỉ có nước chảy vào mùa mưa lũ Trong đó đáng chú ý có suối Đá Hang là có diện tích lưu vực lớn khoảng 30,3 Km2, lưu lượng dòng chảy bình quân là 0,131m3/s và có độ dốc lớn khoảng 9 – 11% Dòng chảy suối Đá Hang được điều tiết bởi hồ chứa Nước Ngọt có diện tích mặt khoảng 27,81ha với dung tích chứa toàn bộ khoảng 1,81*106

m3 Suối Đá Hang chảy cắt ngang qua tuyến đường hiện hữu tại 3 vị trí tràn Km4+819.63, Km4+600 và Km5+115.14, sau đó theo rạch Thái

An chảy ra biển Nhìn chung do sườn núi dốc nên nước tập trung nhanh đòi hỏi khấu độ công trình thoát nước lớn

Đối với đoạn tuyến đồng bằng thì lưu vực các khe suối nhỏ nhưng do độ dốc

ra biển lớn nên khấu độ thoát nước cần thiết kế đủ lớn để tránh ngập cục bộ khi mùa

lũ về Chế độ thủy văn đoạn này ít bị phụ thuộc vào thủy triều biển Đông

Về hải văn

Về chế độ hải văn dòng chảy sóng ven bờ của khu vực thường chảy theo hướng Bắc – Nam vào mùa gió mùa Đông Bắc và có hướng chảy ngược lại vào mùa gió Tây Nam Ở phía Bắc kín gió, cường độ sóng thấp, không có dòng chảy sóng Càng xuôi về phía Nam, cường độ sóng tăng dần lên, độ cao của sóng có thể đạt tới

70 – 80 cm, bước sóng ngắn

Ngoài ra còn có hiện tượng nước trồi ở ngoài xa, trên sơ đồ phân vùng nước trồi, khu vực Bình Tiên (vùng gần bờ Phan Rang ra đến bắc Khánh Hòa) là nơi có cường độ rất mạnh trên 20*10-3cm/s Các kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy vào thời

kỳ gió mùa Tây Nam, sự biểu hiện của nước trồi thường rõ rệt hơn cả

Thủy triều trong khu vực mang tính bán nhật triều không đều, trong ngày có hai lần triều lên và hai lần triều rút Độ lớn của thủy triều trong kì nước cường khoảng 2 – 3,5m Sóng biển từ:

- Tháng 1 đến tháng 4: sóng biển có hướng Đông Bắc – Đông, độ cao trung bình 0,9 – 1m, cực đại 2,5m

- Tháng 5 đến tháng 9: sóng biển hướng Tây – Tây Nam, độ cao trung bình 1 – 1,1m, cực đại 2 – 2,5m

Trang 29

- Tháng 10 – 12: sóng biển hướng Đông Bắc, độ cao trung bình 1,2m, cực đại 2,5m

Nhiệt độ trung bình nước biển trong các tháng khoảng 25oC, độ mặn trung bình năm khoảng 31 – 330

/00

2.1.2 Đặc điểm về tài nguyên sinh vật

Phần lớn chiều dài tuyến đường Vĩnh Hy-Ninh Chữ chạy ven theo khu vực VQG Núi Chúa phía giáp với biển

Hình 2-3: Bản đồ địa hình Vườn quốc gia Núi Chúa

1 Đặc điểm về thực vật

Theo kết quả điều tra, thống kê nguồn tài nguyên động thực vật rừng dọc tuyến Vĩnh Hy – Ninh Chữ do Vườn Quốc gia Núi Chúa thực hiện năm 2009, đặc

Trang 30

điểm tài nguyên sinh vật dọc tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ chủ yếu tập trung dọc tuyến từ Vĩnh Hy – chạy qua Núi Cọc đến Thái An khoảng 6km thuộc phân đoạn tuyến Vĩnh Hy – Mỹ Tân và thuộc lâm phần tiểu khu 162 – phân khu hành chính của dịch vụ Vườn Quốc gia Núi Chúa và một phần tuyến chạy qua khu vực đèo Láng Chổi đi qua tiểu khu 168 – vùng đệm Vườn Quốc gia với chiều dài đoạn tuyến khoảng 4,25km Tổng diện tích đất dự kiến là 512877,31m2 (dự kiến tính toán trung bình lấy vào mỗi bên 25m)

Đặc điểm rừng của VQG Núi Chúa là rừng lùn trên núi đá, rụng lá vào mùa khô, thân thấp, lùn, vỏ dày hoặc có gai, lá nhỏ dày và mộc trên đất khô cằn, số ít diện tích cây dọc theo suối nước thân cây cao, to, thường xanh Có tầng đất mặt mỏng, đá lộ đầu nhiều, độ che phủ rất lớn từ 70-80%

Cấu trúc rừng chỉ có một tầng, chủ yếu các loài cây thích nghi với điều kiện khắc nghiệt, nắng hạn, tầng đất mặt rất mỏng Thực vật chủ yếu ở đây gồm:

- Các loài cây gỗ lớn: Cầy (Irvingia malayana Oliv, ex Benn, Cóc chuột (Lannea coromandelica (Houtt.) Merr), Ngũ liệt trung bộ (Pentapadon annamensis (Evr & Tard.) Phamhoang), Cóc rừng (Spondias pinnata (Koenig & L.f.) Kurz), Cồng chang (Swintonia minuta Evr.), Bằng lăng ổi (Langerstroemia calyculata Kurz), Bằng lăng Nam Bộ (Lagerstroemia cochinchinnensis Pierre) Bằng lăng láng (Largerstroemia dupperreana Pierre ex Gagn), Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jcck)

- Các loài cây gỗ nhỏ: Quần đầu trái tròn (Polyalthia cerasoides (Roxb.) Benth & Hook.), Quần đầu nhiều bông (Polyalthia floribunda Ast), Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinensis (Lour.) Bl), Thị đen (Diospyros rhodocalyx Kurz), Chùm ngày (Moringa pterygosperma (Gaertn.)), Bồ đề (Bụp vảy) (Hibissquamosus Gagn ),

- Các loài cây bụi: Ngái phún (Ficus hirta varl var bresipila Corner ), Duối nhám (Strelus taxoides (Heyne) Kurz), Chòi mòi mảnh (Antidesma gracile Hemsl),

Cù đèn Cubi (Croton cubiensib Gagn),

- Các cây cỏ: Vừng đất (Artanema longifolia (L.) Benth.), Cò cứt lợn (Ageratum conyzoides L.)

Trang 31

- Các loài cây khí sinh và phụ sinh: Hồ đa kí sinh (Carmone microphylla (Lam.) Don.), Lan giáng hương (Aerides falcate Lindl),

2 Đặc điểm động vật

Nơi đây có hệ sinh cảnh phù hợp với một số loài thú như:

- Họ Gấu Ursidae: Gấu chó (Ursus malayanus)

- Họ rắn nước Colubridae: Rắn ráo thường (Ptyas korros)

- Họ Khỉ Cercopithecidae: Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes)

- Họ Dơi Quạ (Pteropodidae): Dơi chó tai ngắn (Cnopterus brechyotis), Doi chó (Cynopterus sphinx),

- Họ Chồn (Mustelidae): Chồn bac má Nam (Melodale personata), Chồn vàng (Martes flavigula),

- Họ Mèo (Falidae): Mèo rừng (Felis bengalensis), Mèo gấm (Pardofelis marmorata),

- Họ Chuột (Muridae): Chuột đất bé (Bandicota savilei), Chuột nhắt cây (Chiromyscus chiropus), Chuột bụng bạc (Rattus argentiventer),

- Họ Thỏ (Leporidae): Thỏ rừng (Lepus Nigricollis),

- Khu vực tuyến đường du lịch gần biển nên hệ sinh cảnh nơi đây có sự phân bố rất cao các loài chim:

- Họ Diệc (Ardeidae): Diệc xám (Ardae cinerrea), Diệc lửa (Ardae purpurea),

- Họ Ưng (Accipitridae): Diều trắng (Elanus caeruleus), Diều hâu (Milvus migrans), Ưng xám (Accipiter badius),

- Họ Trĩ (Phassanidae): Gà rừng (Gallus gallus),

- Họ Bồ Câu (Columbidae): Cu gáy (Streptopelia chinensis), Cu luồng (Chalcophaps indica),

- Họ Vẹt (Psittacidae): Vẹt đầu hồng (Psittacula roseata), Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri),

- Họ Yến (Apodidae): Yến hông trắng (Apus pacificus), Yến cằm trắng (Apus afinis),

Trang 32

- Ngoài ra dọc tuyến khảo sát chúng tôi nhận thấy có dự xuất hiện của một

số loài động vật rừng và biển phổ biến như các loài tắc kè, thằn lằn bóng đốm, nhông xám, rắn leo cây Dọc bờ biển có các loài tôm, cua, ghẹ và các loài ốc

3 Sinh vật dưới nước

Vùng biển xã Vĩnh Hải dọc tuyến phân bố nhiều loài động vật biển, quan trọng nhất trong khu vực dự án là san hô và các loài rùa biển Về san hô dọc bờ biển Đông chủ yếu là phân bố rạn san hô chết, phần từ núi đá Vách đến phía Ninh Thuận xuất hiện rạn san hô sống Về rùa biển, vùng biển xã Vĩnh Hải là vùng biển có nhiều rùa biển thứ hai ở Việt Nam (sau Vườn Quốc gia Côn Đảo), với 3 loài: Rùa xanh (Chelonia mydas), Đú olive ridley (Lepidochelys olivines), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata)

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ KHU VỰC DỰ ÁN

2 V ề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản: Tôm thẻ chân trắng, tôm hùm lồng thu được 55tấn/100tấn; tôm thẻ chân trắng thu được 54 tấn; tôm hùm thu được 1 tấn (72 lồng) hiện nay đang thả nuôi

Tổng số tàu thuyền toàn xã hiện nay có 157 chiếc với tổng công suất khoảng 2.802CV, đa số là đánh bắt gần bờ chủ yếu là cá cơm

Trang 33

3 Tình hình chăn nuôi

Toàn xã hiện có khoảng 4625 con gia súc (bò 850 con, dê 2925 con, cừu 850 con), gia cầm có khoảng 2500 con

4 Dịch vụ - thương mại- du lịch

Trong 9 tháng đầu năm 2013 lượng khách du lịch về Vĩnh Hy vào các ngày

lễ tết, ngày nghỉ cuối tuần rất đông Dịch vụ tàu đáy kính chở khách du lịch tham quan xem san hô Vịnh Vĩnh hy Dịch vụ ăn uống, có khoảng 45 ngàn lượt người tham quan du lịch

Tạp hóa vừa, nhỏ tổng cộng 58 dịch vụ giải quyết được 210 lao động

Sử dụng bản đồ và các thông tin tính toán xác định được diện tích các lưu vực bộ phận và lưu vực khu giữa

2.2.2 Đặc điểm hệ thống giao thông

Tổng chiều dài 3 đường quốc lộ chạy qua tỉnh là 180km, bao gồm Quốc lộ 1A dài 64k, QL 27 dài 68km và QL 27B dài 48km Hiện tại, chưa có tuyến Quốc lộ nào đi dọc theo bờ biển

Tỉnh lộ có 3 tuyến là các đường 702, 703 đều đạt tiêu chuẩn cấp IV, láng nhựa với tổng chiều dài 53,9km, nối trung tâm tỉnh lỵ với các huyện trong tỉnh Hệ thống đường huyện và đường liên xã có gần 300km, hầu hết đã được đầu tư tương đương với cấp IV – VI miền núi, cơ bản đảm bảo giao thông cơ giới quanh năm

Hiện tại mạng lưới giao thông của tỉnh còn khá ít, mật độ đường giao thông chỉ chiếm 0,24km đường/km2 đất tự nhiên thấp hơn nhiều so với bình quân trong cả nước là 0,68km/km2, do vậy chưa đảm bảo giao thông xuyên suốt và chưa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đã

đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Trong đó xác định kinh

tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn bao gồm thủy sản, du lịch biển và công nghiệp hóa chất sau muối Với định hướng như vậy, tỉnh Ninh Thuận đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường ven biển Ninh Thuận mà trong đó đoạn Vĩnh Hy-Ninh Chữ là một tiểu dự án góp phần làm tuyến đường ven biển được thông suốt

Trang 34

2.3 ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI

2.3.1 Dân cư và nghề nghiệp

Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn 2006 - 2010: 1,2-1,3%, quy

mô dân số đến năm 2010 đạt 630 nghìn người

Giải quyết thêm việc làm hàng năm cho 12-13 ngàn lao động

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 13% đến năm 2010 (theo chuẩn mới)

Có 90% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được dùng nước sạch

Đến năm 2010 có 40% lao động được qua đào tạo (từ sơ cấp trở lên), trong

đó có 25% lao động qua đào tạo nghề

Hoàn thành phổ cập THCS trước năm 2010 Đến năm 2010 có 20% số trường học 2 buổi/ngày, 20% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia

2.3.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

Nền kinh tế tỉnh Ninh Thuận trong những năm gần đây vẫn chủ yếu dựa vào nông-lâm nghiệp và thủy sản; các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã có nhưng chưa phát triển Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đang cố gắng tăng dần tỷ lệ công nghiệp và nông-ngư nghiệp làm ăn theo kiểu công nghiệp nhằm tạo cân đối giữa các lĩnh vực kinh tế, phù hợp với xu thế “mở cửa – hội nhập” của cả nước

Bảng 2-1 Cơ cấu tổng sản phẩm của các ngành trên địa bàn trong những năm gần đây

Đơn vị: %

2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 45,7 44,4 40,9 43,8 44,6 45,6 Câng nghiệp và xây dựng 18,6 19,0 20,4 19,0 19,5 20,0

2.4 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG

Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án, cần thực hiện chương trình quan trắc, lấy mẫu và phân tích hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực dự án làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng môi trường khu vực trong gian đoạn thi công và vận hành dự án Các điểm lấy mẫu quan trắc môi trường tự nhiên được lựa chọn như sau:

Trang 35

2.4.1 Môi trường tự nhiên

1) Môi trường không khí

 Lựa chọn điểm và số lượng điểm quan trắc

Với đặc điểm tuyến đường đi gần sát biển và đi xuyên qua Vườn Quốc gia Núi Chúa, khu vực dọc tuyến vẫn còn hoang sơ, dân cư phân bố thưa thớt và dải rác, khu vực xung quanh chưa chịu tác động nhiều bởi các yếu tố nhân tạo, không các các hoạt động sản xuất công nghiệp Vì vậy có thể đánh giá rằng, khu vực có chất lượng môi trường rất tốt, thoáng đãng, không khí trong lành

Để có cơ sở đánh giá các tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn thi công và vận hành dự án, các điểm lấy mẫu khí hiện trạng không trường dự án như sau:

Điểm A1 – Tại K0+000, điểm đầu dự án tại Vĩnh Hy, gần Trạm Kiểm lâm Vĩnh Hy

Điểm A2 – Thôn Đá Hang Khu B tai vị trí bãi đá Bãi Rạng

Điểm A3 – Khu dân cư thôn Thái An

Điểm A4 – Thị trấn Mỹ Tân

Thông số quan trắc, phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Các thông số quan trắc bao gồm: bụi, SO2; CO; NO2 Trong đó, bụi TSP được lấy mẫu theo TCVN 5067-1995; khí SO2 theo TCVN 5971-1995; khí CO theo TCVN 5972-1995; khí NO2 theo TCVN 6137-1995

Mẫu khí được thu thập và phân tích bằng các phương pháp theo tiêu chuẩn hiện hành trong phòng thí nghiệm Tiếng ồn được đo đạc tại hiện trường bằng thiết

bị đo thiếng ồn

Kết quả quan trắc không khí và tiếng ồn

Kết quả quan trắc không khí và tiếng ồn được thể hiện trong bảng 2-2 và bảng 2-3 sau đây:

Trang 36

Bảng 2-2 Kết quả quan trắc không khí khu vực thực hiện dự án

Bảng 2-3 Kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực thực hiện dự án

nhẹ từ khí thải của các phương tiện giao thông thuỷ đang hoạt động Tuy nhiên, do

mặt bằng thoáng và có gió biển nên các tác nhân ô nhiễm trong khí thải rất thấp, dưới tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Không khí trong lành và đảm bảo tốt cho các

hoạt động kinh doanh thương mại - du lịch

2) Môi trường nước

 Lựa chọn điểm và số lượng điểm quan trắc

Dọc tuyến có khoảng 60 khe suối khô và chỉ có nước vào mùa lũ, trong đó duy nhất có suối Đá Hang có nước chảy quanh năm, dòng chảy được điều tiết bởi

Hồ Nước Ngọt Suối đá Hang chảy cắt qua tuyến hiện hữu (ĐT702) và theo rạch

Thái An chảy ra biển, do đó để đánh giá chất lượng nước mặt lục địa khu vực thực hiện dự án, Chủ dự án phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường Ninh Thuận thực hiện lấy mẫu nước mặt tại 3 điểm:

Trang 37

Điểm M1 - suối Đá Hang tại đập tràn K4+600;

Điểm M2 – Suối Đá Hang tại đập tràn Km5+115.14

Điểm M3 – Rạch Thái An

Còn đối với quan trắc nước biển ven bờ, thực hiện lấy 01 mẫu:

Điểm M4 – Rạch Thái An chảy ra biển (khu vực núi Một)

 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu được thực hiện trong phòng thí nghiệm và được tiến hành theo các quy định của TCVN và của ISO hiện hành Thiết bị quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước được trình bày trong phần phần phương pháp lập báo cáo ĐTM

 Kết quả quan trắc nước mặt lục địa và nước biển ven bờ:

Kết quả quan trắc nước mặt lục địa và nước biển ven bờ được thể hiện trong bảng 2-4 và bảng 2-5 sau đây:

Bảng 2-4 Chất lượng nước suối của dự án

08:2008/BTNMT

4 Hàm lượng hữu cơ

Trang 38

Bảng 2-5 Chất lượng nước biển ven bờ

TT Thông số phân tích Đơn vị Kết quả (M4) Cột A-QCVN

Nước mặt khu vực dự án lấy theo chiều dài ven biển khoảng 5km So sánh

kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hoá của môi trường với QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ cho thấy các chỉ tiêu phân tích của các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn nước áp dụng cho bãi tắm, chưa có

biểu hiện về ô nhiễm môi trường nước tại mặt bằng khu vực dự án cũng như các hoạt động khác mang lại Chỉ lưu ý tại khu vực có hoạt động khai thác titan nên hàm lượng titan trong nước cũng như một số thông số do chất thải sinh hoạt của tàu thuyền, chất thải của hoạt động khai thác, phương tiện vận tải thuỷ ở đây cao hơn so với các khu vực khác nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT Vì vậy các hoạt động khai thác cần chú trọng hơn về công tác bảo vệ môi trường cũng như xử lý các chất thải sinh hoạt

3) Môi trường đất

Chất lượng đất của toàn bộ khu vực trong dự án được lấy mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng đất đều nằm trong giới hạn

về các thông số ô nhiễm qui định tại QCVN 03:2008/BTNMT Khu vực này chủ yếu

là cát hàm lượng chất mùn và hữu cơ và chất dinh dưỡng trong đất thấp, độ muối cao, nên chỉ có một số loài thực vật có thể phù hợp Vì vậy đất này không phù hợp cho

Trang 39

trồng trọt hoặc sản xuất nông nghiệp mà chỉ dùng cho các mục đích khác như xây

dựng các khu vui chơi giải trí và dịch vụ thương mại du lịch là phù hợp, cũng là để khai thác hiệu quả cho vùng đất nghèo dinh dưỡng nhưng giàu tiềm năng này

2.4.2 Các nguồn có tiềm năng gây ô nhiễm

1) Các nguồn gây ô nhiễm liên quan đến chất thải

Khí thải: trong các giai đoạn tiền thi công, thi công và vận hành tuyến của dự

án đều tạo ra một lượng bụi và khí thải lớn từ các hoạt động nổ mìn, phá đá, thi công, hoạt động của các máy phát điện, hoạt động của các máy thi công

Nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt: nước mưa chảy tràn trên diện tích khu vực dự án và nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình thi công dự

án là một nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho nguồn nước

Chất thải rắn: nguồn chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân, hoạt động thi công, xây dựng

2) Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

 Giai đoạn tiền thi công:

- Ồn, rung do máy thi công

- Tác động đến đời sống xã hội do tập trung công nhân

- Nguy cơ cháy rừng

 Giai đoạn vận hành tuyến

Trang 40

Trong giai đoạn vận hành tuyến, nguồn tác động không liên qua đến chất thải chủ yếu là:

- Bồi lắng, sạt lở bờ mương, sạt lở đoạn đường thi công qua ao hồ

- Tiếng ồn và rung động do hoạt động của các phương tiện giao thông

- Những rủi do, tạn nạn giao thông tại những điểm có tầm nhìn hạn chế

hoặc có độ dốc lớn

2.4.3 Các vấn đề môi trường cần quan tâm

Việc thi công tuyến đường ven biển Vĩnh Hy – Ninh Chữ tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái, không khí, nước và đất của khu vực dự án

Môi trường sinh thái sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến Khi thi công và vận hành tuyến, sự xuất hiện của con người cùng với các loại phương tiện thi công, vận hành sẽ đem lại nhiều thay đổi cho tập tính sinh hoạt của một các loài động vật sống trong khu vực dự án Các loài động thực vật sẽ bị thay đổi ít nhiều về số lượng và chất lượng do bị thay đổi tập tính sinh hoạt

Môi trường không khí có thể bị ảnh hưởng do bụi và khí thải trong quá trình hoạt động của các phương tiện cơ giới, các hoạt động thi công, khí thải từ các máy phát điện, khí thải từ các máy thi công

Môi trường nước bị tác động bởi nước mưa chảy tràn, về cơ bản, nước mưa

là nước sạch nhưng khi chảy qua lớp địa chất bị bóc tách trong quá trình thi công chất lượng nước mưa sẽ bị biến đổi Nước thải từ các hoạt động thi công, nước thải sinh hoạt do lao động trong thời gian xây dựng tuy ngắn nhưng cũng cần quan tâm

xử lý, tránh xả thải trực tiếp vào môi trường

Bên cạnh đó, chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân trên công trường, từ các hoạt động thi công cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong quá trình xây dựng tuyến đường Vĩnh Hy – Nĩnh Chữ, vì nếu không được xử

lý thì lượng chất thải rắn này sẽ tồn dư trong môi trường đất, làm biến đổi thành phần lý hóa của địa chất khu vực dự án

CHƯƠNG 3

Ngày đăng: 13/03/2015, 13:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Sở NN&amp;PTNT Ninh Thuận (2009), Báo cáo tổng kết Lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết Lâm nghiệp tỉnh "Ninh Thuận
Tác giả: Sở NN&amp;PTNT Ninh Thuận
Năm: 2009
5. Nguyễn Văn Thắng, Lê Đình Thành và Nguyễn Văn Sỹ (2002), Giáo trình Môi trường &amp; đánh giá tác động môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường & đánh giá tác động môi trường
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng, Lê Đình Thành và Nguyễn Văn Sỹ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2002
6. Lê Đình Thành (2010), Đánh giá tác động môi trường chiến lược, Bài giảng cao học Trường Đại Học Thủy Lợi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động môi trường chiến lược
Tác giả: Lê Đình Thành
Năm: 2010
1. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII (2012), Luật TNN Khác
2. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ Môi trường Khác
4. Sở TNMT Ninh Thuận (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Ninh Thuận năm 2010 Khác
7. Chi cục thống kê Ninh Thuận (2000-2010), Niêm giám thống kê tỉnh Ninh Thuận Khác
8. Chi cục thống kê Khánh Hòa (2000-2010), Niêm giám thống kê tỉnh Khánh Hòa Khác
9. Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận (2007), Dự án đường ven biển Vĩnh Hy – Ninh Chữ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w