Ngoài nguyên nhân từ sự sụt giảm nhu cầu từ các nước nhập khẩu chính, nguyên nhân một phần cũng xuất phát ngay chính từ hoạt động của ngành thủy sản Việt Nam như nguồn nguyên liệu chế bi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
CHỦ ĐỀ :NHỮNG TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHỦ YẾU NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẦU TRONG 2015-2020
GVHD: TS.TRỊNH QUỐC TRUNG
DANH SÁCH NHÓM:
1/ TRẦN THỊ QUỲNH CHÂU (giới thiệu+phân tích môi trường)
Trang 22/ PHAN NGỌC TRƯỜNG GIANG (tổng hợp+phân tích luật pháp)
3/ TRẦN THỊ HỒNG (phân tích xã hội+kinh tế)
4/ NGUYỄN HIỀN LÊ MAI (giới thiệu+phân tích công nghệ)
5/VÕ THỊ HOÀI THU (phân tích kinh tế +chính trị)
❶Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam hiện nay:
Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương với chiều dài đường bờ biển hơn 3.200 km, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km2,nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi thủy sản dồi dào, ven biển có nhiều eo, vũng, vịnh, đầm, cùng hệ thống sông ngòi dày đặc với diện tích mặt nước hơn 1,4 triệu ha là những điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công
Trang 3nghiệp thủy sản Từ lâu, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan Khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản trở nên quan trọng của nền kinh tế.
Tính đến tháng 11/2009, do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu thủy sản giảm 8,2% so với cùng kì năm ngoái
Ngoài nguyên nhân từ sự sụt giảm nhu cầu từ các nước nhập khẩu chính, nguyên nhân một phần cũng xuất phát ngay chính từ hoạt động của ngành thủy sản Việt Nam như nguồn nguyên liệu chế biến không ổn định, tình hình sản xuất và khai thác không thuận lợi
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2008, tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình 19%/năm Sau mức giảm 5,5% của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng
kỳ năm 2009.
Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
giai đoạn 2005-6 tháng/2010
Trang 4Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô Tuy cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu Công nghệ chế biến của ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới Sau đây là một số mặt hàng hải sản xuất khẩu chính của Việt Nam
Cá các loại: trong 6 tháng/2010, lượng xuất khẩu cá đạt gần 449 nghìn tấn, kim ngạch đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 18,9% về lượng và 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009 Chiếm 66% kim ngạch xuất khẩu cá các loại trong 6 tháng/2010 là nhóm hàng cá tra, basa với lượng xuất khẩu đạt hơn 304 nghìn tấn, tăng 12,3%, trị giá đạt 653 triệu USD, tăng 6% so với 6 tháng/2009 Tiếp theo là cá ngừ đạt hơn 41 nghìn tấn, tăng 66%, trị giá hơn 155 triệu USD, tăng 83,7%; cá khô: 17,2 nghìn tấn, tăng 61,2% với trị giá là 36,2 triệu USD, giảm 6,3%; cá loại khác: 86,2 nghìn tấn, trị giá gần 229 triệu USD, tăng 21% về lượng
và tăng 24,8% về trị giá so với 6 tháng/2009
Tôm các loại: lượng xuất khẩu trong 6 tháng/2010 đạt 87,2 nghìn tấn với trị giá hơn 718 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009 Trong đó, lượng xuất khẩu tôm sú đạt 48,7 nghìn tấn, tăng 93,5%, trị giá đạt 467 triệu USD, tăng 97,5%; tôm chân trắng đạt 22,5 nghìn tấn, tăng 89%, trị giá hơn 144 triệu USD, tăng 96%; tôm loại khác đạt gần 16 nghìn tấn với trị giá là 107 triệu USD, giảm 55,7% về lượng và 63,1% về trị giá so với 6 tháng/2009
Trang 5Mực và bạch tuộc: trong 6 tháng đầu năm 2010, cả nước xuất khẩu 41,7 nghìn tấn với trị giá là 173,4 triệu USD, tăng 0,9% về lượng và 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009 Trong đó, lượng xuất khẩu mực đạt 24,1 nghìn tấn với trị giá là 121 triệu USD, giảm 1,8% về lượng và tăng 9,1% về trị giá; bạch tuộc đạt 17,6 nghìn tấn với trị giá là 52,5 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và 7,3% về trị giá so với 6 tháng/2009
Thuỷ sản loại khác: lượng xuất khẩu thuỷ sản loại khác trong 6 tháng/2010 đạt gần 20,2 nghìn tấn với trị giá đạt 82,6 triệu USD, giảm 26,6% về lượng và giảm 16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009 Trong đó, xuất khẩu cua, ghẹ các loại đạt 5,2 nghìn tấn với trị giá gần 38 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và giảm 13,6% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2009
Thống kê lượng và kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng thủy sản trong 6 tháng
đầu năm 2010:
Trang 6Trong tương lai ngành thủy sản Việt Nam còn phải đương đầu với những tác động từ môi trường bên ngoài, bên trong và nhiều tác động khác Dưới đây là những yếu tố thuộc phân tích PESTLE nhằm để chỉ ra những tác động môi trường chủ yếu mà ngành thủy sản phải đương đầu trong vòng 5-10 năm tới
❷Phân tích bằng công cụ P.E.S.T.L.E:
2.1/Công cụ phân tích P.E.S.T.L.E là gì?
P.E.S.T.L.E là một công cụ phân tích Marketing (Policy - Economic- Social - Technology- Law – Environment) tức là Chính trị - Kinh tế - Xã hội - Công nghệ - Luật pháp - Môi trường Đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp
2.2/Phân tích cụ thể:
2.2.1/Yếu tố chính trị-P(political factors):
-chính sách thuế:
+ Ngày nay, đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua
Trang 7các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá Vì vậy, các vụ kiện bán phá giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngày càng mở rộng phạm vi hàng hoá áp dụng Trong những ngày trung tuần tháng 3/2009, Bộ thương mại Mỹ DOC công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm cá tra fillet đông lạnh tại Việt Nam, theo đó các công ty xuất khẩu thủy sản đều được dỡ bỏ hàng rào thuế chống bán phá giá, điển hình là: Công ty CP thủy hải sản Minh Phú, Công ty Chế biến thủy sản
và XNK Cà Mau, Công ty CP XNK Thủy sản An Giang và Công ty TNHH Phương Nam đều giảm xuống gần bằng 0%
+việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 25% tăng lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận giữ lại cho các doanh nghiệp,đem đến cơ hội đầu tư nhiều hơn.Tuy nhiên mức thuế này so với các nước khác trên thế giới vẫn còn khá cao nên chưa thực sự đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
+Theo Công văn số 97 ngày 11/01/2010 của TCT, mặt hàng thủy sản được sơ chế qua các công đoạn làm sạch, cắt lát, bảo quản lạnh, ở khâu kinh doanh thương mại áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ
- nguồn tài trợ từ chính phủ
+ODA trong giai đoạn 2010 của Việt Nam là 8,063.85 tỷ USD, trong đó hơn 1,4 tỷ USD
là viện trợ không hoàn lại.Tuy nhiên do tình hình kinh tế thế giới trong những năm gần đây lâm vào khủng hoảng mà mở đầu là đế chế kinh tế Mỹ hùng mạnh nên trong 5 năm tới (2010-2015),nguồn viện trợ ODA sẽ giảm đi khá đáng kể
+Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ và tạo thuận lợi để ĐBSCL phát triển: phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025; quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, trong đó xác định ĐBSCL là vùng trung tâm lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản của cả nước, đồng thời, là một trung tâm năng lượng lớn
+ Tổ chức FAO đã tài trợ cho ngành thủy sản Việt Nam 250.000 USD để xóa đói giảm nghèo và nâng cao khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam Đây là nguồn tài trợ quan
Trang 8trọng giúp cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, đáp ứng chỉ tiêu yêu cầu chất lượng của thị trường thế giới
-chính sách đối ngoại,khuyến khích hợp tác đầu tư:
+ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản chính thức có hiệu lực từ ngày
01/10/2009, trong đó, 86% nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản (thị trường tiêu thụ thủy sản lớn và ổn định) được ưu đãi về thuế Thị trường Nga mở cửa trở lại với nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty CP Nam Việt; Công ty CP XNK Thủy sản An Giang v.v Nhờ đó thúc đẩy giá trị xuất khẩu ngành thủy sản nói riêng,giá trị xuất khẩu Việt Nam nói chung,mở rộng thị trường tiềm năng đồng thời tham gia vào thị trường mới
+Quan hệ ngoại giao được tạo lập và củng cố đưa ra nhiều cơ hội hơn cho xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nói riêng và xuất khẩu nói chung,đặt nền tảng cho doanh nghiệp trong nước trong việc tham gia vào thị trường quốc tế
+Xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý
-Sự bình ổn chính trị:thể chế chính trị và an ninh quốc gia luôn được củng cố và giữ vững tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh và đầu tư.Đây là một điểm mạnh của Việt Nam có sức hút đối với nhiều tập đoàn lớn
-Chiến tranh xung đột:tranh chấp khu vực biển Đông với Trung Quốc gần đây gây không
ít khó khăn đến khai thác đánh bắt thủy sản của ngư dân
2.2.2/Yếu tố kinh tế-E(economic factors):
-tỉ giá hối đoái:
+Tỷ giá USD, giá vàng trong năm 2009-2010 liên tiếp biến động,và được dự báo sẽ tiếp tục biến đổi trong những năm tới.Mức giá USD thị trường tự do có lúc lên đến 19.600
Trang 9đồng/USD Mức giá phổ biến trong hệ thống liên ngân hàng đã lên đến mức 18.495 - 18.800 đồng/USD (mua vào và bán ra).Tỷ giá nâng lên ở một mức hợp lý nhằm khuyến khích xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu
+việc tăng tỷ giá sẽ rất có lợi cho các DN xuất khẩu thuỷ sản bởi thông thường có tới 90% các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản được thanh toán bằng đô la
Mỹ Theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào năm 2010 sẽ đạt khoảng 4,7 tỉ đô la Mỹ, nếu nhân với 500-600 đồng/USD chênh lệch tỷ giá thì số tiền các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhận được không hề nhỏ Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cần xem xét khía cạnh lợi ích của người nông dân Tỷ giá tăng đồng nghĩa với việc giá các mặt hàng nguyên liệu đầu vào (đặc biệt là TACN) sẽ tăng mạnh trở lại Nếu giá
cả đầu ra không được đảm bảo, tình trạng bỏ ao, đầm nuôi tôm hay cá tra, basa có thể tiếp diễn trở lại, gây ảnh hưởng lớn tới an toàn nguyên liệu Do vậy, các DN chế biến cần chủ động hơn trong việc gắn kết và hỗ trợ người nông dân nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu trong dài hạn, phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu
-tốc độ tăng trưởng kinh tế(GDP):
+Mức GDP năm 2008 công bố là 6,23,năm 2009 là 5,5% ,dự báo năm 2010 là 8,2% Nguyên nhân là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Mặc dù nền kinh tế đang có những hồi phục nhưng vẫn còn rất chậm
-lạm phát: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng
-khủng hoảng kinh tế thế giới:
+Nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng năm 2008 mở đầu là Mỹ đã ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế Việt Nam Từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đông Âu, đều gặp nạn Giữa tháng 11 vừa qua, “người khổng lồ” Trung quốc cũng phải thừa nhận, khủng hỏang tài chính tòan cầu gây thiệt hại cho kinh tế nước này, việt nam cũng không ngọai lệ, không nằm ngoài vùng gió xóay của “cơn bão khủng hỏang tài chính” Những thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản thể hiện khá rõ nhưng biến động về nhập khẩu trong đó có nhập khẩu thực phẩm Khủng hoảng tài chính đã lan đến Nga, Ucraina và Ba Lan, một số ngân hàng không đủ vốn họăc xiết chặt tín dụng
Trang 10khiến các nhà nhập khẩu không vay được tiền để thanh toán hàng nhập khẩu và đã có nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng
+ Hiện nay đồng Euro và đồng bảng Anh đang mất giá khiến một số nhà nhập khẩu Châu Âu bị thua lỗ Nhiều nhà nhập khẩu Châu Âu yêu cầu thanh toán bằng đồng Euro,
vì vậy càng tăng thêm khả năng mất lãi khi xuất hàng Hàn Quốc – một thị trường tiêu thụ đáng kể thủy sản – đến nay đã cầu cứu FED hỗ trợ Còn Ucraina, nhà nhập khẩu lớn nhất cá tra phi lê Việt Nam, cũng đang trông chờ vào những khoản cứu trợ của EU
+ Như vậy, khủng hoảng kinh tế xảy ra ở các nước phát triển lại là những thị trường tiêu thụ chính sản phẩm xuất khẩu từ các nước đang phát triển, rõ ràng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành sản xuất của nước này Ngành xuất khẩu thủy sản nhiều nước đang dần phải hứng chịu những hậu quả của suy thóai kinh tế và khủng hỏang tài chính
+Ngành thủy sản nước ta đã hòa nhập vào thị trường thế giới từ rất sớm Hiện nay, thủy sản Việt Nam đã có mặt trên hơn 150 thị trường thế giới Mỗi năm, xuất khẩu đều có khó khăn riêng về thị trường, về kiện tụng chống bán phá giá và rào cản VSATTP (dư lượng kháng sinh và hóa chất cấm ) Nhưng tác động khủng hoảng tài chính lan rộng ở các nước phát triển có lẽ là năng nề nhất và bất khả kháng đối với xuất khẩu nói chung
-lãi suất:
+ Lãi suất ngân hàng tuy đã hạ nhiệt(vào khoảng 13%/năm), song vẫn còn rất cao so với khả năng sinh lợi của DN Trong khi đó nguồn hỗ trợ tín dụng của nhà nước không còn Một số đơn vị đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn tín dụng cao trước đây, nay gặp nhiều khó khăn khi nợ đáo hạn.Đối với doanh nghiệp các ngành nông-lâm –ngư được hỗ trợ 2%
-cung-cầu:
+Các doanh nghiệp không ngừng tăng cường củng cố chất lượng sản phẩm,mở rộng diện tích nuôi trồng,đảm bảo nguồn cung cấp dồi dào
+ Theo kết quả nghiên cứu mới đây của FAO cho thấy lượng tiêu thụ mặt hàng thủy sản bình quân đầu người mỗi năm hiện đang ở mức 16Kg và sẽ tăng lên 19Kg vào đầu năm
Trang 112015 Lượng tiêu thụ sẽ tăng mạnh tại các nước đang phát triển với mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm có giá trị thấp và xu huớng tiêu dùng các mặt hàng có giá trị cao sẽ có xu hướng chững lại tại các nước phát triển
+Về dự báo dài hạn, tổng lượng thủy sản, tổng nhu cầu và tổng lượng tiêu thụ mặt hàng này trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong vòng 3 thập niên tới đây, nhưng sau đó sẽ bắt đầu giảm tốc và giữ mức duy trì ổn định
-Cạnh tranh:nhìn chung Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao trong ngành thủy sản,đặc biệt là xuất khẩu cá tra và cá basa đang là thế mạnh.Đứng thứ 6 về xuất khẩu thủy
sản,chúng ta tin tưởng rằng vị trí này sẽ lên cao hơn Cạnh tranh càng cao càng thúc đẩy phát triển chất lượng sản phẩm.Một số doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh gay gắt là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bán phá giá
-xuất nhập khẩu & cán cân thương mại:Do tình hình tỷ giá có những biến động nên thúc đẩy xuất khẩu,hạn chế nhập khẩu,cán cân thương mại được dịch chuyển
2.2.3/Yếu tố xã hội-S(social factors):
Về mặt tôn giáo, đa số các đạo (trừ những người theo đạo Phật và ăn chay trường) đều có thể ăn thủy sản, đó là một thế mạnh của ngành thủy sản
Ở một số nước sử dụng thủy sản làm thức ăn chính của mình như Nhật Bản, có nhu cầu lớn về mặt hàng này nên đây chính là một trong những thị trường trọng điểm của ngành thủy sản Việt Nam Chúng ta chưa chế biến được cá Nóc, nhưng ở một số nước như Nhật, Đài Loan, Trung Quốc thì đây lại được coi là thức ăn rất ngon, nắm được thị hiếu
đó, nước ta cũng đã xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô vào các thị trường tiềm năng này
Văn hóa ăn uống khác nhau của mỗi nước tạo nên một lợi thế riêng cho ngành thủy sản, nếu các nước phương Đông thích cá Nóc thì ở Mỹ lại rất chuộng cá da trơn (cá basa, cá tra), tính đến tháng 6/2010, nước ta đã xuât khẩu hơn 304 ngàn tấn cá basa, cá tra, chiếm 66% kim ngạch xuất khẩu Còn những mặt hàng hải sản như tôm, ghẹ, mực, bạch
tuộc….lại là sự lựa chọn hàng đầu của các nước thuộc khối EU