Mức độ tác động đến môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu (Trang 51 - 61)

3.1.2.1. Môi trường không khí

Môi trường không khí của khu vực dự án chủ yếu bị ảnh hưởng do giai đoạn thi công, xây dựng và vận hành tuyến. Bụi và khí thải là nguồn gây ô nhiễm không khí có thể phát sinh từ hoạt động của các phương tiện cơ giới như: thiết bị, máy móc thi công khí thải từ máy phát điện, rung ồn do hoạt động thi công và các máy móc thiết bị…

a) Những ảnh hưởng của môi trường không khí trong giai đoạn thi công, xây dựng:

Khí thải từ các máy thi công:

Trong giai đoạn thi công, các máy móc thiết bị thi công là những nguồn phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Khí thải của các phương tiện thi công này chủ yếu phát sinh từ việc sử dụng nhiên liệu. Mức tiêu hao nhiên liệu (dầu diezel) trung bình ngày của một số máy móc thiết bị thi công cho ở bảng sau:

Bảng 3-2: Mức tiêu hao nhiên liệu của máy thi công

T

T Thiết bị thi công

Mức tiêu hao nhiên liệu (kg/ngày) (*) Số lượng thiết bị (cái) Khối lượng nhiên liệu tiêu hao

(kg/ngày) 1 Máy ủi 100CV 48,6 12 583,2 2 Máy lu bánh sắt 46,0 6 276,0 3 Máy lu rung 47,0 6 282,0 4 Máy đào 1m3 64,4 6 386,4 Nguồn (*): WHO,1993.

Tính trung bình khi san ủi, đào đắp 1m3đất đá, các phương tiện máy móc thi công phải tiêu hao trung bình 0,37 kg dầu diezel. Như vậy, để đào đắp một khối lượng đất đá khoảng 611078,5m3 (theo khối lượng đào đắp bảng 2, chương I) thì lượng dầu diezel tiêu thụ là 226,10 tấn dầu. Với thời gian thi công nền đường và kết cấu áo đường dự kiến là 6 tháng và giả sử tất cả các phương tiện như máy ủi (12 cái); xe lu (12 cái); máy đào (6 cái) cùng hoạt động thì trung bình mỗi ngày các

phương tiện thi công tiêu thụ 1264,6 kg/ngày. Khi đó tải lượng các chất ô nhiễm không khí sẽ là:

Bảng 3-3: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong quá trình thi công

TT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/tấn dầu) * Mức nhiên liệu tiêu thụ (kg/ngày)

Tải lượng phát thải (kg/ngày) 1 Bụi TSP 0,94 1264,6 1,19 2 Khí CO 0,05 0,06 3 Khí SO2 2,80 3,54 4 Khí NO2 12,30 15,55 5 VOCs 0,24 0,31 Nguồn (*): WHO,1993.

Khí thải từ máy phát điện:

Trong giai đoạn xây dựng dự án bố trí 02 máy phát điện, khu lán trại trang bị 01 máy phát điện. Loại máy phát điện sử dụng là loại có công suất thấp 15KVA sử dụng dầu DO (hàm lượng lưu huỳnh 0,5%). Máy phát điện được sử dụng để hàn và khoan tại các vị trí cầu và tràn là chủ yếu, tại các vị trí còn lại dọc tuyến không sử dụng máy phát điện. Định mức tiêu hao nhiên liệu là 2,8 kg dầu DO/h/máy. Như vậy định mức tiêu hao dầu DO tính cho 02 máy phát điện (hoạt động liên tục) là 5,6 kg/h.

Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể ước tính tổng tải lượng các chất ô nhiễm.

Bảng 3-4: Tổng tải lượng các chất ô nhiễm khí từ khí thải 2 máy phát điện Chất ô nhiễm Hệ số Kg/tấn (*) Tải lượng Kg/h Kg/ngày Bụi 0,71 0,004 0,069 SO2 10,0 0,056 1,344 NO2 9,62 0,054 1,296 CO 2,19 0,012 0,288 VOCs 0,79 0,004 0,069

Nguồn: (*) theo WHO, 1993

Tổng tải lượng chất ô nhiễm trong quá trình thi công tuyến đường:

Do quá trình thi công kéo dài trên cả tuyến đường dài 29,33 km, rộng 12m coi như lượng bụi được phân bố đều, tải lượng chất ô nhiễm tính trên một đơn vị diện tích:

Bảng 3-5: Tổng tải lượng các chất ô nhiễm khí trong quá trình thi công tuyến

STT Chất ô nhiễm

Tải lượng ô nhiễm trong quá trình thi công

(kg/ngày)

Tải lượng chất ô nhiễm trên một đơn vị diện tích

(mg/m2.s) 1 Bụi 1,26 0,00004 2 SO2 4,884 0,0002 3 NO2 16,846 0,0006 4 CO 0,3512 0,00001 5 VOCs 0,369 0,00001

Nếu coi khu vực tuyến đường là một nguồn mặt với chiều dài 29,33 km; nồng độ các chất ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu được tính bằng công thức Gauss sau:

Ci = Bi + ( Qi * L) / ( U * H)

Ci: nồng độ chất ô nhiễm i trong khu vực nghiên cứu (mg/m3

)

Bi : nồng đồ chất ô nhiễm i trong dòng không khí trước khi đi vào khu vực nghiên cứu (mg/m3

)

Qi : tải lượng phát thải chất ô nhiễm i của nguồn mặt (mg/m2

L : chiều dài khu vực nghiên cứu L = 29,33 m U : tốc độ gió khu vực (m/s) U = 2,5 m/s H : độ cao lớp xáo trộn của khí quyển H = 10m Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3-6: Nồng độ chất ô nhiễm so với quy chuẩn cho phép

STT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm Q (mg/m2.s) Hiện trạng môi trường khu vực (mg/m3) Nồng độ chất ô nhiễm trong khu vực dự án (mg/m3 ) QCVN 05:2009/BTNMT 1 Bụi 0,00004 0,14 0,14 0,30 2 SO2 0,0002 1,18 1,18 30,0 3 NO2 0,0006 0,017 0,018 0,35 4 CO 0,00001 0,02 0,02 0,20 5 VOCs 0,00001 << << -

Môi trường không khí chịu tác động chính do bụi và khí thải của các phương tiện thi công xây dựng, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu chất thải xây dựng…

Theo tính toán ở trên cùng với việc thi công trên khu vực thuộc lâm phần Vườn Quốc gia Núi Chúa, là khu vực ít chịu tác động của con người thì có thể đánh giá rằng quy mô tác động do bụi và khí thải động cơ máy thi công là nhỏ và không đáng kể.

b) Những ảnh hưởng của môi trường không khí trong giai đoạn vận hành tuyến:

Chuyển động của dòng xe trên mặt đường sẽ tạo ra ma sát và có thể làm phát sinh một lượng bụi hoặc cuộn bụi từ mặt đường theo bánh xe và phát tán vào môi trường xung quanh. Tuy nhiên, có thể thấy sau khi hoàn thành, với chất lượng mặt đường nhẵn và kết cấu tốt, do đó lượng bụi phát sinh trong trường hợp này là không đáng kể. Do đó tác động này có thể đánh giá là không đáng kể.

Lượng khí thải trong giai đoạn này chủ yếu do sự phát thải của dòng xe lưu thông trên tuyến đường.

Giả thiết hệ số gia tăng phương tiện bình quân tính từ năm 2015 – 2020 là 1,5 lần và từ năm 2020 – 2030 là 1,5 lần. Khi đó, dự báo nhu cầu phương tiện lưu thông trên toàn tuyến sẽ là:

Bảng 3-7: Dự báo về số phương tiện giao thông lưu thông trên toàn tuyến tính quy đổi về xe con tương đương (CPU)

Năm

Số PCU 2015 2020 2030

xe/ngàyđêm 6446 9669 14503

Nguồn: Theo thống kê của Cục Đường bộ Việt Nam

Các hoạt động giao thông vận tải sẽ phát sinh ra một lượng khí thải có thành phần chủ yếu là: bụi, SOx, NOx, VOC, CO ... Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng kỹ thuật xe qua lại và tình trạng đường giao thông. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh của Việt Nam (QCVN 05:2009 và QCVN06:2009) được tham chiếu để tính toán định lượng các chất gây ô nhiễm môi trường không khí và mức độ ô nhiễm.Kết quả dự báo khí ô nhiễm do dòng xe được trình bày trong bảng sau, trong đó, nồng độ các chất ô nhiễm được tính ở độ cao 1,5m so với mặt đường.

Bảng 3-8: Kết quả dự báo tải lượng khí thải ô nhiễm do dòng xe

Năm Khoảng cách SO2 (µg/m3) CO (µg/m3) NOx (µg/m3) VOC (µg/m3) 2015 10m 40,374 608,1877 93,74776 65,38889 20m 14,26768 214,893 33,12405 23,10138 30m 8,336746 125,5853 19,35797 13,50135 40m 5,656912 85,24381 13,13908 9,163454 50m 4,166051 62,76014 9,674341 6,748352 2020 10m 74,28118 1118,932 172,4759 120,3017 20m 26,24503 395,352 60,94271 42,50477 30m 15,34017 231,0454 35,61261 24,84244 40m 10,41255 156,8292 24,17366 16,85886 50m 7,66312 115,467 17,79702 12,41425 2030 10m 96,51662 1453,847 224,1032 156,3066 20m 34,10266 513,6856 79,18431 55,22931 30m 19,92844 300,2037 46,27522 32,27747 40m 13,52867 203,7707 31,409 21,90688 50m 9,961897 150,0276 23,12368 16,12945 QCVN 05:2009 350 30000 200 - QCVN 06:2009 - - - 5000

Nồng độ lớn nhất của bụi mặt đường và các chất ô nhiễm trong khí thải động cơ do hoạt động của dòng xe trong quá trình khai thác gây ra về mùa hè cách tim đường khoảng từ 10 - 50m đều thấp hơn giá trị qui theo QCVN05:2009 đối với bụi và các chất khí vô cơ và QCVN06: 2009 đối với nồng độ chất hữu cơ. Mặt tuyến đường chủ yếu đi qua VQGNC và đi gần sát biển có điều kiện không khí trong lành, thoáng đãng nên các tác động do khí thải của động cơ đến môi trường xung quanh sẽ được giảm bớt đáng kể nhờ sự pha loãng không khí được diễn ra mạnh và liên tục.

c) Tiếng ồn do phương tiện giao thông gây ra

Tuyến đường hoàn thành sẽ thu hút một lượng lớn các phương tiện giao thông hoạt động, đồng nghĩa với mức độ tiếng ồn do lượng phương tiện này gây ra sẽ tăng lên.

Tác động của tiếng ồn trong quá trình vận hành được xem là đáng kể nhất vì nó diễn ra trong suốt khoảng thời gian khai thác công trình. Nguồn ồn của dòng xe mang đặc điểm dạng tuyến, không ổn định và luôn luôn thay đổi. Nó phụ thuộc vào chủng loại phương tiện, lưu lượng xe, tốc độ dòng xe, chất lượng mặt đường, công trình kiến trúc hai bên đường và khoảng cách từ dòng xe tới đối tượng chịu ảnh hưởng. Trong đó, các đối tượng được quan tâm nhiều nhất là các khu vực dân cư sinh sống dọc theo tuyến đường và người tham gia giao thông.

3.1.2.2. Môi trường nước

1) Nước thải sinh hoạt

• Giai đoạn giải phóng mặt bằng

Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính như sau: Q = N * q * α

Với: N: số người

q : định mức cấp nước (m3/người.ngày) α : hệ số xả thải (0,75 ÷ 0,85)

Với chiều dài toàn tuyến khoảng 29,33 km, dự kiến số công nhân làm việc trên toàn tuyến trong giai đoạn này khoảng 50 người với thời gian kéo dài trong 2 tháng, với định mức cho một người là 120 lít/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân ước tính bằng 80% lượng nước cấp sinh hoạt (lấy chỉ tiêu sử dụng nước trung bình 120 lít/người.ngày) là:

Q = 50 * 120 * 0,75= 4500 lít/ngày = 4,5 m3/ngày

• Giai đoạn thi công

Về khối lượng nước thải:

Theo dự kiến, tổng số lượng công nhân làm việc trên toàn tuyến vào thời điểm tập trung cao nhất là 200 người, khi đó lượng nước thải phát sinh sẽ là:

Q = 200 * 120 * 0,75 = 18000 lít/ngày = 18 m3/ngày

Giai đoạn giải phóng mặt bằng diễn ra trong 3 tháng, giai đoạn thi công diễn ra trong 15 tháng, vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt trong toàn bộ quá trình xây dựng tuyến sẽ là:

W = 4,5 * 3 * 30 + 18 * 15 * 30 = 8,505 m3 Lượng nước thải sinh hoạt trung bình một ngày 18,9 m3

/ngày.

Về chất lượng nước thải:

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải được đối chiếu theo bảng nghiên cứu sau:

Bảng 3-9: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Thông số

Tải lượng chất ô nhiễm theo WHO (g/người.ngày)

Tải lượng chất ô nhiễm thực tế (mg/l) Không xử lý Đã xử lý bằng nhà vệ sinh tự hoại 2 ngăn Không xử lý Đã xử lý bằng nhà vệ sinh tự hoại 2 ngăn BOD5 COD TSS ∑N NH4+ ∑P 45 – 54 (49,5) 72 – 102 (87) 70 – 145 (107,5) 6 – 12 (9) 2,3 – 4,8 (3,55) 0,8 – 4,0 (2,4) 10 – 20 (15) 18 – 36 (27) 8 – 16 (12) 2 – 4 (3) 0,5 – 1,5 (1) 0,2 – 1,2 (0,7) 654,76 1147,19 1417,52 118,7 71,2 31,65 198,42 357,13 158,73 39,7 13,23 9,3 Tổng Coliform (MPN/100ml) Feacal Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 (108) 105 – 106 (*) (*) 1,2 * 109 1,2 * 107 (*) (*)

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, WHO 1993

Đối với tuyến đường, các tính toán cụ thể như sau: Nồng độ chất ô nhiễm thực tế có trong nước thải:

C = (C0 * N) / V (mg/l)

Trong đó: C0 : tải lượng chất ô nhiễm theo WHO (g/người.ngày) N : số người = 250 người

V : thể tích nước sử dụng trong một ngày (l) Như vậy, nồng độ thông số ô nhiễm chính trước xử lý như sau:

- BOD5 = (49,5 * 250) / 18,9 = 654,76 mg/l - COD = (87 * 250)/ 18,9 = 1147,19 mg/l - TSS = (107,5 * 250)/ 18,9 = 1417,52 mg/l - ∑N = (9 * 250) / 18,9 = 118,7 mg/l - NH4+ = (5,4 * 250)/ 18,9 = 71,2 mg/l - ∑P = (2,4 * 250)/ 18,9 = 31,65 mg/l - Tổng Coliform = (108 * 250 )/ 18,9 = 1,2 * 109(MPN/100ml) - Feacal Coliform = (106 * 250)/ 18,9 = 1,2 * 107 (MPN/100ml) So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt với QCVN 14: 2008/ BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt (nồng độ cho phép tối đa tính theo cột B bảng 1 và k = 1,2 theo bảng 2 QCVN 14: 2008/ BTNMT)

Bảng 3-10: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của dự án với QCVN TT Thông số Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT Chưa xử lý Đã xử lý 1 BOD5 654,76 198,42 60 2 COD 1147,19 357,13 (-) 3 TSS 1417,52 158,73 120 4 ∑N 118,7 39,70 60 5 NH4+ 71,2 13,23 12 6 ∑P 31,65 9,3 12 7 Tổng Coliform (MPN/100ml) 1,2 * 109 (*) 6000 8 Feacal Coliform (MPN/100ml) 1,2 * 107 (*) (-)

Ghi chú: (*): Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều lần so với TCVN.

Nước thải của công nhân mang theo các chất ô nhiễm về lý hóa và sinh học, khi xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực, tạo môi trường phát tán mầm bệnh, gây tác động đến sức khỏe con người. Theo tính toán cho thấy, nước thải sinh hoạt của công nhân dù đã qua xử lý nhà vệ sinh tự hoại hai ngăn vẫn không đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường, cần có biện pháp xử lý tiếp theo.

2) Nước mưa chảy tràn

Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm của khu vực dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3-11: Lượng mưa trung bình tháng của khu vực dự án

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lượng

mưa TB (mm)

26.4 9.98 39.8 17.9 95.9 32.9 29.3 40.9 219.8 305.4 282.6 184.8

Dự án triển khai thi công trong thời gian không quá dài (18 tháng), dự kiến bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 8 năm tiếp theo. Vì vậy khi tính toán phương án xử lý và thoát nước mưa chảy tràn phải sử dụng lượng mưa của tháng có lượng mưa lớn nhất.

Lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được xác định: Q = 0,287 * k * I * F (m3)

Trong đó: k : hệ số dòng chảy (k = 0,6; đối với be tông k = 1)

I : lượng mưa của tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm (m) ( I= 0,3054 m – lưu lượng nước mưa trung bình tháng 10)

F : diện tích khu vực tuyến

Do đó: Q = 0,278 * 0,6 * 0,3054 * (29330 * 12) = 17930,86 (m3)

Theo nghiên cứu, lượng nước mưa đổ xuống trong 15 phút đầu cơn mưa được tính là nước thải và phải đưa vào hệ thống xử lý nước thải, còn sau đó có thể thải ra môi trường bình thường. Nhưng lượng nước mưa của 15 phút đầu trong khu vực không lớn, việc thu gom để xử lý tương đối phức tạp và khó khăn, có thể để thải trực tiếp ra môi trường và để môi trường tự phục hồi.

3.1.2.3. Môi trường đất

1) Giai đoạn giải phóng mặt bằng: trượt lở và xói mòn đất đá

Do lớp bề mặt bị tác động, thay đổi do quá trình giải phóng mặt bằng làm giảm khả năng giữ nước và cản trở dòng chảy.

Khi mưa lớn, với địa hình có độ dốc lớn, hình thành các dòng chảy rất mạnh làm cho lực kết dính đất đá không còn bền chắc, khi đó nguy cơ về sạt lở, lũ quét là rất lớn, đặc biệt nguy cơ sạt lở dễ xảy ra tại các vùng sườn núi, bờ vực. Thường phạm vi tác động do trượt lở, xói mòn lũ quét là lớn và khó kiểm soát, mức độ và hậu quả khó lường.

Hoạt động nổ mìn thường gây ra các hiện tượng đứt gãy trong các lớp địa tầng và là nguyên nhân gây ra các hiện tượng sạt lở, đá văng,… mức độ và phạm vi tác động do trượt lở đất nổ mìn thường kiểm soát được và không lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)