Đặc điểm về tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu (Trang 29 - 32)

Phần lớn chiều dài tuyến đường Vĩnh Hy-Ninh Chữ chạy ven theo khu vực VQG Núi Chúa phía giáp với biển.

Hình 2-3: Bản đồ địa hình Vườn quốc gia Núi Chúa

1. Đặc điểm về thực vật

Theo kết quả điều tra, thống kê nguồn tài nguyên động thực vật rừng dọc tuyến Vĩnh Hy – Ninh Chữ do Vườn Quốc gia Núi Chúa thực hiện năm 2009, đặc

điểm tài nguyên sinh vật dọc tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ chủ yếu tập trung dọc tuyến từ Vĩnh Hy – chạy qua Núi Cọc đến Thái An khoảng 6km thuộc phân đoạn tuyến Vĩnh Hy – Mỹ Tân và thuộc lâm phần tiểu khu 162 – phân khu hành chính của dịch vụ Vườn Quốc gia Núi Chúa và một phần tuyến chạy qua khu vực đèo Láng Chổi đi qua tiểu khu 168 – vùng đệm Vườn Quốc gia với chiều dài đoạn tuyến khoảng 4,25km. Tổng diện tích đất dự kiến là 512877,31m2 (dự kiến tính toán trung bình lấy vào mỗi bên 25m).

Đặc điểm rừng của VQG Núi Chúa là rừng lùn trên núi đá, rụng lá vào mùa khô, thân thấp, lùn, vỏ dày hoặc có gai, lá nhỏ dày và mộc trên đất khô cằn, số ít diện tích cây dọc theo suối nước thân cây cao, to, thường xanh. Có tầng đất mặt mỏng, đá lộ đầu nhiều, độ che phủ rất lớn từ 70-80%.

Cấu trúc rừng chỉ có một tầng, chủ yếu các loài cây thích nghi với điều kiện khắc nghiệt, nắng hạn, tầng đất mặt rất mỏng. Thực vật chủ yếu ở đây gồm:

- Các loài cây gỗ lớn: Cầy (Irvingia malayana Oliv, ex Benn, Cóc chuột (Lannea coromandelica (Houtt.) Merr), Ngũ liệt trung bộ (Pentapadon annamensis (Evr. & Tard.) Phamhoang), Cóc rừng (Spondias pinnata (Koenig & L.f.) Kurz), Cồng chang (Swintonia minuta Evr.), Bằng lăng ổi (Langerstroemia calyculata Kurz), Bằng lăng Nam Bộ (Lagerstroemia cochinchinnensis Pierre). Bằng lăng láng (Largerstroemia dupperreana Pierre ex Gagn), Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jcck)...

- Các loài cây gỗ nhỏ: Quần đầu trái tròn (Polyalthia cerasoides (Roxb.) Benth. & Hook.), Quần đầu nhiều bông (Polyalthia floribunda Ast), Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinensis (Lour.) Bl), Thị đen (Diospyros rhodocalyx Kurz), Chùm ngày (Moringa pterygosperma (Gaertn.)), Bồ đề (Bụp vảy) (Hibissquamosus Gagn...),...

- Các loài cây bụi: Ngái phún (Ficus hirta varl var bresipila Corner...), Duối nhám (Strelus taxoides (Heyne) Kurz), Chòi mòi mảnh (Antidesma gracile Hemsl), Cù đèn Cubi (Croton cubiensib Gagn),...

- Các cây cỏ: Vừng đất (Artanema longifolia (L.) Benth.), Cò cứt lợn (Ageratum conyzoides L.)...

- Các loài cây khí sinh và phụ sinh: Hồ đa kí sinh (Carmone microphylla (Lam.) Don.), Lan giáng hương (Aerides falcate Lindl),

2. Đặc điểm động vật

Nơi đây có hệ sinh cảnh phù hợp với một số loài thú như: - Họ Gấu Ursidae: Gấu chó (Ursus malayanus).

- Họ rắn nước Colubridae: Rắn ráo thường (Ptyas korros).

- Họ Khỉ Cercopithecidae: Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes).

- Họ Dơi Quạ (Pteropodidae): Dơi chó tai ngắn (Cnopterus brechyotis), Doi chó (Cynopterus sphinx),...

- Họ Chồn (Mustelidae): Chồn bac má Nam (Melodale personata), Chồn vàng (Martes flavigula),...

- Họ Mèo (Falidae): Mèo rừng (Felis bengalensis), Mèo gấm (Pardofelis marmorata),...

- Họ Chuột (Muridae): Chuột đất bé (Bandicota savilei), Chuột nhắt cây (Chiromyscus chiropus), Chuột bụng bạc (Rattus argentiventer),...

- Họ Thỏ (Leporidae): Thỏ rừng (Lepus Nigricollis),...

- Khu vực tuyến đường du lịch gần biển nên hệ sinh cảnh nơi đây có sự phân bố rất cao các loài chim:

- Họ Diệc (Ardeidae): Diệc xám (Ardae cinerrea), Diệc lửa (Ardae purpurea),...

- Họ Ưng (Accipitridae): Diều trắng (Elanus caeruleus), Diều hâu (Milvus migrans), Ưng xám (Accipiter badius),...

- Họ Trĩ (Phassanidae): Gà rừng (Gallus gallus),...

- Họ Bồ Câu (Columbidae): Cu gáy (Streptopelia chinensis), Cu luồng (Chalcophaps indica),...

- Họ Vẹt (Psittacidae): Vẹt đầu hồng (Psittacula roseata), Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri),...

- Họ Yến (Apodidae): Yến hông trắng (Apus pacificus), Yến cằm trắng (Apus afinis),...

- Ngoài ra dọc tuyến khảo sát chúng tôi nhận thấy có dự xuất hiện của một số loài động vật rừng và biển phổ biến như các loài tắc kè, thằn lằn bóng đốm, nhông xám, rắn leo cây... Dọc bờ biển có các loài tôm, cua, ghẹ và các loài ốc.

3. Sinh vật dưới nước

Vùng biển xã Vĩnh Hải dọc tuyến phân bố nhiều loài động vật biển, quan trọng nhất trong khu vực dự án là san hô và các loài rùa biển. Về san hô dọc bờ biển Đông chủ yếu là phân bố rạn san hô chết, phần từ núi đá Vách đến phía Ninh Thuận xuất hiện rạn san hô sống. Về rùa biển, vùng biển xã Vĩnh Hải là vùng biển có nhiều rùa biển thứ hai ở Việt Nam (sau Vườn Quốc gia Côn Đảo), với 3 loài: Rùa xanh (Chelonia mydas), Đú olive ridley (Lepidochelys olivines), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)