ĐIỀU KIỆN KINH TẾ KHU VỰC DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu (Trang 32 - 88)

2.2.1 Các ngành kinh tế chính

1. Về nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp trồng lúa khoảng 42 ha, với nay sản lượng (bình quân từ 5 tấn/ha), tổng sản lượng thu hoạch 210 tấn/100 tấn.

Diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như nho, hành, tỏi và các loại hoa màu khác khoảng hơn 81 ha.

Sản lượng nho thu hoạch đạt 1030 tấn/1000 tấn, đạt 103% so với cùng kỳ giảm 2%.

Sản lượng tỏi thu hoạch đạt 464 tấn/58 ha (8 tấn/ha), Hành ta tấn 420/35ha. Diện tích cây điều 30 tấn/75 ha (ước đạt 250kg/ha); rau quả các loại hoa màu khác: hành, cà chua, cà rốt, ớt, táo…ước đạt 1.300 tấn ước đạt 6,5 tỷ đồng.

2. Về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản: Tôm thẻ chân trắng, tôm hùm lồng thu được 55tấn/100tấn; tôm thẻ chân trắng thu được 54 tấn; tôm hùm thu được 1 tấn (72 lồng) hiện nay đang thả nuôi.

Tổng số tàu thuyền toàn xã hiện nay có 157 chiếc với tổng công suất khoảng 2.802CV, đa số là đánh bắt gần bờ chủ yếu là cá cơm.

3. Tình hình chăn nuôi

Toàn xã hiện có khoảng 4625 con gia súc (bò 850 con, dê 2925 con, cừu 850 con), gia cầm có khoảng 2500 con

4. Dịch vụ - thương mại- du lịch

Trong 9 tháng đầu năm 2013 lượng khách du lịch về Vĩnh Hy vào các ngày lễ tết, ngày nghỉ cuối tuần rất đông. Dịch vụ tàu đáy kính chở khách du lịch tham quan xem san hô Vịnh Vĩnh hy. Dịch vụ ăn uống, có khoảng 45 ngàn lượt người tham quan du lịch.

Tạp hóa vừa, nhỏ tổng cộng 58 dịch vụ giải quyết được 210 lao động. Sử dụng bản đồ và các thông tin tính toán xác định được diện tích các lưu vực bộ phận và lưu vực khu giữa.

2.2.2 Đặc điểm hệ thống giao thông

Tổng chiều dài 3 đường quốc lộ chạy qua tỉnh là 180km, bao gồm Quốc lộ 1A dài 64k, QL 27 dài 68km và QL 27B dài 48km. Hiện tại, chưa có tuyến Quốc lộ nào đi dọc theo bờ biển.

Tỉnh lộ có 3 tuyến là các đường 702, 703 đều đạt tiêu chuẩn cấp IV, láng nhựa với tổng chiều dài 53,9km, nối trung tâm tỉnh lỵ với các huyện trong tỉnh. Hệ thống đường huyện và đường liên xã có gần 300km, hầu hết đã được đầu tư tương đương với cấp IV – VI miền núi, cơ bản đảm bảo giao thông cơ giới quanh năm.

Hiện tại mạng lưới giao thông của tỉnh còn khá ít, mật độ đường giao thông chỉ chiếm 0,24km đường/km2 đất tự nhiên thấp hơn nhiều so với bình quân trong cả nước là 0,68km/km2, do vậy chưa đảm bảo giao thông xuyên suốt và chưa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó xác định kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn bao gồm thủy sản, du lịch biển và công nghiệp hóa chất sau muối. Với định hướng như vậy, tỉnh Ninh Thuận đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường ven biển Ninh Thuận mà trong đó đoạn Vĩnh Hy-Ninh Chữ là một tiểu dự án góp phần làm tuyến đường ven biển được thông suốt.

2.3 ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI 2.3.1 Dân cư và nghề nghiệp 2.3.1 Dân cư và nghề nghiệp

Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn 2006 - 2010: 1,2-1,3%, quy mô dân số đến năm 2010 đạt 630 nghìn người.

Giải quyết thêm việc làm hàng năm cho 12-13 ngàn lao động.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 13% đến năm 2010 (theo chuẩn mới). Có 90% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được dùng nước sạch.

Đến năm 2010 có 40% lao động được qua đào tạo (từ sơ cấp trở lên), trong đó có 25% lao động qua đào tạo nghề.

Hoàn thành phổ cập THCS trước năm 2010. Đến năm 2010 có 20% số trường học 2 buổi/ngày, 20% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

2.3.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

Nền kinh tế tỉnh Ninh Thuận trong những năm gần đây vẫn chủ yếu dựa vào nông-lâm nghiệp và thủy sản; các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã có nhưng chưa phát triển. Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đang cố gắng tăng dần tỷ lệ công nghiệp và nông-ngư nghiệp làm ăn theo kiểu công nghiệp nhằm tạo cân đối giữa các lĩnh vực kinh tế, phù hợp với xu thế “mở cửa – hội nhập” của cả nước.

Bảng 2-1. Cơ cấu tổng sản phẩm của các ngành trên địa bàn trong những năm gần đây Đơn vị: %

2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 45,7 44,4 40,9 43,8 44,6 45,6 Câng nghiệp và xây dựng 18,6 19,0 20,4 19,0 19,5 20,0 Dịch vụ 35,7 36,6 38,7 37,2 35,9 34,4

2.4 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG

Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án, cần thực hiện chương trình quan trắc, lấy mẫu và phân tích hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực dự án làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng môi trường khu vực trong gian đoạn thi công và vận hành dự án. Các điểm lấy mẫu quan trắc môi trường tự nhiên được lựa chọn như sau:

2.4.1 Môi trường tự nhiên

1) Môi trường không khí

 Lựa chọn điểm và số lượng điểm quan trắc

Với đặc điểm tuyến đường đi gần sát biển và đi xuyên qua Vườn Quốc gia Núi Chúa, khu vực dọc tuyến vẫn còn hoang sơ, dân cư phân bố thưa thớt và dải rác, khu vực xung quanh chưa chịu tác động nhiều bởi các yếu tố nhân tạo, không các các hoạt động sản xuất công nghiệp. Vì vậy có thể đánh giá rằng, khu vực có chất lượng môi trường rất tốt, thoáng đãng, không khí trong lành.

Để có cơ sở đánh giá các tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn thi công và vận hành dự án, các điểm lấy mẫu khí hiện trạng không trường dự án như sau:

Điểm A1 – Tại K0+000, điểm đầu dự án tại Vĩnh Hy, gần Trạm Kiểm lâm Vĩnh Hy.

Điểm A2 – Thôn Đá Hang Khu B tai vị trí bãi đá Bãi Rạng. Điểm A3 – Khu dân cư thôn Thái An.

Điểm A4 – Thị trấn Mỹ Tân.

Thông số quan trắc, phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Các thông số quan trắc bao gồm: bụi, SO2; CO; NO2. Trong đó, bụi TSP được lấy mẫu theo TCVN 5067-1995; khí SO2 theo TCVN 5971-1995; khí CO theo TCVN 5972-1995; khí NO2 theo TCVN 6137-1995.

Mẫu khí được thu thập và phân tích bằng các phương pháp theo tiêu chuẩn hiện hành trong phòng thí nghiệm. Tiếng ồn được đo đạc tại hiện trường bằng thiết bị đo thiếng ồn.

Kết quả quan trắc không khí và tiếng ồn

Kết quả quan trắc không khí và tiếng ồn được thể hiện trong bảng 2-2 và bảng 2-3 sau đây:

Bảng 2-2. Kết quả quan trắc không khí khu vực thực hiện dự án

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 05:2009/BTNMT A1 A2 A3 A4 1 Bụi mg/m3 0,14 0,12 0,13 0,17 0,30 2 CO mg/m3 1,23 1,03 1,14 1,31 30 3 SO2 mg/m3 0,027 0,012 0,018 0,029 0,35 4 NO2 mg/m3 0,021 0,011 0,016 0,025 0,20

Bảng 2-3. Kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực thực hiện dự án

TT Điểm quan trắc Độ ồn, dBA TCVN 5949:2008

1 A1 53,2 50 – 75dBA 2 A2 50,4 3 A3 51,4 4 A4 56,7  Đánh giá

Qua kết quả phân tích mẫu không khí so với tiêu chuẩn TCVN: 5937-2005 cho thấy chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án tuy có bị ảnh hưởng nhẹ từ khí thải của các phương tiện giao thông thuỷ đang hoạt động. Tuy nhiên, do mặt bằng thoáng và có gió biển nên các tác nhân ô nhiễm trong khí thải rất thấp, dưới tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Không khí trong lành và đảm bảo tốt cho các hoạt động kinh doanh thương mại - du lịch.

2) Môi trường nước

 Lựa chọn điểm và số lượng điểm quan trắc

Dọc tuyến có khoảng 60 khe suối khô và chỉ có nước vào mùa lũ, trong đó duy nhất có suối Đá Hang có nước chảy quanh năm, dòng chảy được điều tiết bởi Hồ Nước Ngọt. Suối đá Hang chảy cắt qua tuyến hiện hữu (ĐT702) và theo rạch Thái An chảy ra biển, do đó để đánh giá chất lượng nước mặt lục địa khu vực thực hiện dự án, Chủ dự án phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường Ninh Thuận thực hiện lấy mẫu nước mặt tại 3 điểm:

Điểm M1 - suối Đá Hang tại đập tràn K4+600; Điểm M2 – Suối Đá Hang tại đập tràn Km5+115.14 Điểm M3 – Rạch Thái An

Còn đối với quan trắc nước biển ven bờ, thực hiện lấy 01 mẫu: Điểm M4 – Rạch Thái An chảy ra biển (khu vực núi Một)

 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu được thực hiện trong phòng thí nghiệm và được tiến hành theo các quy định của TCVN và của ISO hiện hành. Thiết bị quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước được trình bày trong phần phần phương pháp lập báo cáo ĐTM.

 Kết quả quan trắc nước mặt lục địa và nước biển ven bờ:

Kết quả quan trắc nước mặt lục địa và nước biển ven bờ được thể hiện trong bảng 2-4 và bảng 2-5 sau đây:

Bảng 2-4. Chất lượng nước suối của dự án

TT Thông số phân tích Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT

M1 M2 M3

1 pH - 6,92 6,96 7,23 6 – 8,5

2 Màu sắc Pt-Co Không Không Không -

3 Mùi vị - Không Không Không -

4 Hàm lượng hữu cơ (COD) mg/l 0,96 1,02 2,36 <4 5 Amoni (NH4+-N) mg/l KPHĐ KPHĐ 0,43 0,1 6 Nitrit (NO2--N) mg/l KPHĐ KPHĐ 0,02 0,01 7 Nitrat (NO3--N) mg/l 0,13 0,21 0,67 2 8 Clorua (Cl-) mg/l 21,3 21,6 34,5 250 9 Sunfat (SO42-) mg/l 1,00 1,26 1,37 - 10 Photphat (PO43--P) mg/l 0,013 0,018 0,14 0,1 11 Sắt tổng số (Fets) mg/l 0,096 0,106 0,112 0,5 12 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 156 173 176 350 13 Mangan (Mn) mg/l 0,001 0,001 0,002 <0,5 14 Coliform MNP/100ml 2100 2300 3600 2500

Bảng 2-5. Chất lượng nước biển ven bờ

TT Thông số phân tích Đơn vị Kết quả (M4) Cột A-QCVN 10:2008/BTNMT 1 Nhiệt độ - 26,5 30 2 pH - 6,77 6,5 đến 8,5 3 DO mg/l 5,2 ≥ 4 4 Độ đục NTU 5 - 5 Độ muối % 3,2 - 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 3,5 25 7 COD (KMnO4) mg/l 2,3 - 8 Amoni (NH4+-N) mg/l 0,05 0,1  Đánh giá

Nước mặt khu vực dự án lấy theo chiều dài ven biển khoảng 5km. So sánh kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hoá của môi trường với QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ cho thấy các chỉ tiêu phân tích của các mẫu đều nằm trong tiêu chuẩn nước áp dụng cho bãi tắm, chưa có biểu hiện về ô nhiễm môi trường nước tại mặt bằng khu vực dự án cũng như các hoạt động khác mang lại. Chỉ lưu ý tại khu vực có hoạt động khai thác titan nên hàm lượng titan trong nước cũng như một số thông số do chất thải sinh hoạt của tàu thuyền, chất thải của hoạt động khai thác, phương tiện vận tải thuỷ ở đây cao hơn so với các khu vực khác nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT. Vì vậy các hoạt động khai thác cần chú trọng hơn về công tác bảo vệ môi trường cũng như xử lý các chất thải sinh hoạt.

3) Môi trường đất

Chất lượng đất của toàn bộ khu vực trong dự án được lấy mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm. Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng đất đều nằm trong giới hạn về các thông số ô nhiễm qui định tại QCVN 03:2008/BTNMT. Khu vực này chủ yếu là cát hàm lượng chất mùn và hữu cơ và chất dinh dưỡng trong đất thấp, độ muối cao, nên chỉ có một số loài thực vật có thể phù hợp. Vì vậy đất này không phù hợp cho

trồng trọt hoặc sản xuất nông nghiệp mà chỉ dùng cho các mục đích khác như xây dựng các khu vui chơi giải trí và dịch vụ thương mại du lịch là phù hợp, cũng là để khai thác hiệu quả cho vùng đất nghèo dinh dưỡng nhưng giàu tiềm năng này.

2.4.2 Các nguồn có tiềm năng gây ô nhiễm

1) Các nguồn gây ô nhiễm liên quan đến chất thải

Khí thải: trong các giai đoạn tiền thi công, thi công và vận hành tuyến của dự án đều tạo ra một lượng bụi và khí thải lớn từ các hoạt động nổ mìn, phá đá, thi công, hoạt động của các máy phát điện, hoạt động của các máy thi công.

Nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt: nước mưa chảy tràn trên diện tích khu vực dự án và nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình thi công dự án là một nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho nguồn nước.

Chất thải rắn: nguồn chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân, hoạt động thi công, xây dựng.

2) Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

 Giai đoạn tiền thi công:

- Nguồn tác động do giải phóng mặt bằng - Tiếng ồn, rung do hoạt động máy thi công - Tiếng ồn, rung do nổ mìn tách đá

- Trượt lở và xói mòn đất đá - Rà phá bom mìn

- Tác động do sự tập trung lao động

- Tác động do đền bù giải phóng mặt bằng  Giai đoạn thi công tuyến đường

- Nguy cơ và sạt lở - Hiện tượng bồi lắng - Ồn, rung do máy thi công

- Tác động đến đời sống xã hội do tập trung công nhân - Nguy cơ cháy rừng

Trong giai đoạn vận hành tuyến, nguồn tác động không liên qua đến chất thải chủ yếu là:

- Bồi lắng, sạt lở bờ mương, sạt lở đoạn đường thi công qua ao hồ. - Tiếng ồn và rung động do hoạt động của các phương tiện giao thông. - Những rủi do, tạn nạn giao thông tại những điểm có tầm nhìn hạn chế hoặc có độ dốc lớn.

2.4.3 Các vấn đề môi trường cần quan tâm

Việc thi công tuyến đường ven biển Vĩnh Hy – Ninh Chữ tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái, không khí, nước và đất của khu vực dự án.

Môi trường sinh thái sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến. Khi thi công và vận hành tuyến, sự xuất hiện của con người cùng với các loại phương tiện thi công, vận hành sẽ đem lại nhiều thay đổi cho tập tính sinh hoạt của một các loài động vật sống trong khu vực dự án. Các loài động thực vật sẽ bị thay đổi ít nhiều về số lượng và chất lượng do bị thay đổi tập tính sinh hoạt.

Môi trường không khí có thể bị ảnh hưởng do bụi và khí thải trong quá trình hoạt động của các phương tiện cơ giới, các hoạt động thi công, khí thải từ các máy phát điện, khí thải từ các máy thi công...

Môi trường nước bị tác động bởi nước mưa chảy tràn, về cơ bản, nước mưa là nước sạch nhưng khi chảy qua lớp địa chất bị bóc tách trong quá trình thi công chất lượng nước mưa sẽ bị biến đổi. Nước thải từ các hoạt động thi công, nước thải sinh hoạt do lao động trong thời gian xây dựng tuy ngắn nhưng cũng cần quan tâm xử lý, tránh xả thải trực tiếp vào môi trường.

Bên cạnh đó, chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân trên công trường, từ các hoạt động thi công cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong quá trình xây dựng tuyến đường Vĩnh Hy – Nĩnh Chữ, vì nếu không được xử lý thì lượng chất thải rắn này sẽ tồn dư trong môi trường đất, làm biến đổi thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu (Trang 32 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)