Giai đoạn sau thi công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu (Trang 75 - 76)

1) Các biện pháp giảm tiếng ồn, chấn động, khí thải động cơ

Khi đi vào vận hành tuyến đường, các phương tiện lưu thông sẽ gây ra tiếng ồn, khí thải đối với môi trường xung quanh, để giảm thiểu những tác động này, các biện pháp được đề xuất như sau:

- Thực hiện lắp đặt các biển báo qui định về tốc độ trên các đoạn tuyến. - Thực hiện các chương trình về an toàn giao thông và tuân thủ Luật giao thông đường bộ cho người; phương tiện tham gia giao thông, phối hợp với lực lượng công an giao thông trong việc tăng cường công tác kiểm tra liên ngành, xử phạt đối với các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ, trong đó có các hành vi như chạy quá tốc độ, rồ ga, phóng nhanh, vượt ẩu có thể gây ồn, gia tăng phát thải khí thải động cơ.

2) Hoàn nguyên môi trường

Các công việc khôi phục lại môi trường bao gồm: khôi phục lại cảnh quan tại các khu vực đất bị chiếm dụng làm lán trại kho tàng, công trường tạm; nạo vét lòng suối tại vị trí xây dựng cầu, cống; san lấp mặt bằng những khu vực đào đắp, khai thác vật liệu. Những công việc hoàn nguyên môi trường sẽ được thực hiện như sau:

- Phá bỏ, thu gom và vận chuyển toàn bộ vật tư thi công đường ra khỏi khu vực dự án, khơi thông dòng chảy tại các cống rãnh, dọn sạch sắt thép gỗ ván, đá hộc, vật liệu xây dựng dư thừa còn lại rơi xuống dòng suối.

- Dỡ bỏ toàn bộ các lán trại, thu gom vật liệu thừa đá, nhựa đường trên công trường, các thùng chứa dầu, các bộ phận máy bị loại bỏ và các vật liệu rào chắn và trồng cây trở lại để phục hồi nhanh chóng các diện tích thực vật bị mất.

đìa tôm,... phải thu hồi tạm thời phục vụ thi công tuyến, thì sau khi kết thúc thi công tại các vị trí này, các kho bãi tập kết vật liệu thi công, vật liệu hỏng, dư thừa, các lán trại sẽ được nhanh chóng dỡ bỏ và di chuyển khỏi công trường thi công, đồng thời dọn sạch mặt bằng để trả lại đất cho người dân.

- Đối với các khu vực khai thác đất, đá dọc tuyến, sau khi khai thác đất xong sẽ tiến hành san mặt bằng và tiến hành trồng cây để hoàn nguyên môi trường.

3) Biện pháp trồng rừng thay thế

Trước khi hoàn thiện công trình và để khôi phục lại phần thảm thực vật VQG Núi Chúa bị mất đi do xây dựng tuyến đường, đồng thời thực hiện theo yêu cầu tại mục 5 điều 29 nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Dự án sẽ tiến hành trồng rừng thay thế khi tuyến đường chuẩn bị đưa vào vận hành.

Trồng rừng thay thế bên cạnh ý nghĩa hoàn nguyên lại môi trường thảm thực vật bị mất đi của VQG Núi Chúa, chương trình này còn mang ý nghĩa như một giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra lũ quét kéo theo sạt lở trong mùa mưa bão.

Diện tích trồng thay thế tương đương với diện tích mất rừng phục vụ cho dự án là 51,287731 ha. Vì vậy, phương án trồng rừng thay thế cho tuyến đường tại những đoạn tuyến đi qua VQGNC là 51,287731 ha.

Diện tích trồng mới nằm trong diện tích VQG Núi Chúa và vị trí trồng rừng thay thế sẽ do Ban quản lý VQGNC chỉ định. Dự án sẽ tiến hành đầu tư toàn bộ kinh phí cho công tác trồng và chăm sóc rừng đến khi rừng khép tán bàn giao cho VQG Núi Chúa quản lý và bảo vệ.

Thời gian theo dõi, giám sát trồng rừng liên tục trong 4 năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)