3.2.2.1 Môi trường không khí
Môi trường không khí có thể chịu tác động bởi bụi, khí thải và tiếng ồn của các giai đoạn thi công:
Giai đoạn giải phóng mặt bằng: trong giai đoạn này, bụi và khí thải có thể phát sinh từ các hoạt động như sau
- Bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện cơ giới. - Bụi phát sinh do hoạt động nổ mìn tách đá
- Bụi bề mặt từ hoạt động phát quang cây cối, làm sạch thảm thực vật - Tiếng ồn, rung do hoạt động máy thi công
- Tiếng ồn, rung do nổ mìn tách đá - Rà phá bom mìn
Giai đoạn thi công
Bụi và khí thải là nguồn gây ô nhiễm không khí có thể phát sinh từ hoạt động của các phương tiện cơ giới như: thiết bị, máy móc thi công; phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị; khí thải từ máy phát điện, rung ồn do hoạt động thi công và các máy móc thiết bị…
Giai đoạn vận hành tuyến
Khi dự án đi vào hoạt động, nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải là hoạt động của dòng xe trên đường gây ra, đó là ô nhiễm bụi và khí thải của dòng xe. Với nguồn nhiên liệu sử dụng là xăng, dầu diêzen, dầu DO vì vậy khí thải chủ yếu gồm: bụi, NO2, HC, CO2, SO2.
3.2.2.2 Môi trường nước
Môi trường nước trong khu vực dự án chủ yếu bị ảnh hưởng bởi nước mưa chảy tràn và nước thải. Về nguyên tắc, nước mưa chảy tràn được quy ước là sạch, không chứa các chất ô nhiễm. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc phát quang thực vật, vét lớp đất mùn hữu cơ sẽ làm diện tích bề mặt bị tác động thay đổi, nước mưa chảy tràn qua khu vực sẽ cuốn trôi theo đất mùn hữu cơ gây tác động đến nguồn nước mặt khu vực. Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và giai đoạn thi công, môi trường nước khu vực này còn phải tiếp nhận nước thải sinh hoạt của công nhân tại
công trường.
3.2.2.3 Môi trường đất
Hoạt động giải phóng mặt bằng, thi công, vận hành tuyến sẽ làm cho môi trường đất biến đổi do bị bóc tách bề mặt và thay thế bằng các lớp vật liệu xây dựng khác (nhựa đường, bê tông…). Lớp bề mặt bị tác động, thay đổi làm cho khả năng giữ nước và cản trở dòng chảy sẽ giảm đi, lực kết dính đất đá không còn bền chắc, khi đó nguy cơ về sạt lở, lũ quyét là rất lớn, đặc biệt nguy cơ sạt lở dễ xảy ra tại các vùng sườn núi, bờ vực.
Ngoài ra theo thống kê từ các dự án đường giao thông trước đây, chất thải rắn trong quá trình tiến hành dự án cũng sẽ gây ra tác động đến môi trường đất. Chất thải rắn có thể phát sinh từ các hoạt động như sau:
Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng
- Thực vật như lá, cành cây, dây leo… phát sinh từ phát quang thực vật - Vét bỏ lớp đất mùn hữu cơ
- Đất đá phát sinh từ quá trình nổ mìn tách đá
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân trên công trường - Chất thải rắn nguy hại như: giẻ lau dính dầu mỡ, dầu thải từ máy thi công Trong giai đoạn thi công
Trong giai đoạn thi công xây dựng, các loại chất thải rắn có thể phát sinh từ các hoạt động như sau:
- Chất thải rắn là rác thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân trên công trường.
- Chất thải rắn xây dựng bao gồm: đất đá, xi măng, bê tông nhựa đường dư thừa, sắt thép, gỗ thừa từ xây dựng đường và cầu cống được tận dụng san nền đường và sử dụng cho mục đích khác, trong đó lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh chủ yếu là phần đá dư thừa từ quá trình phá đá và san gạt tạo mặt bằng.
- Chất thải rắn là bùn đất thải phát sinh từ quá trình thi công cầu: hoạt động thi công cầu có thể phát sinh một khối lượng đất thải từ cọc khoan nhồi như dung dịch khoan bentonit để ổn định ống vách khoan (chủ yếu thành phần là sét) khối
lượng khoảng 250m3
(cầu Đá Hang).
- Chất thải nguy hại: dầu mỡ, dầu phanh của các thiết bị kích, chất phụ gia bê tông, giẻ lau dầu, bao bì đóng gói hóa chất phụ gia.
Lượng thải này tuy không quá lớn nhưng nếu không được thu gom và quản lý chặt chẽ sẽ gây tác động không nhỏ tới môi trường đất của khu vực.