1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò

158 887 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 3,89 MB

Nội dung

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN ---Ë--- NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ Cơ

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

Trang 2

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

-Ë -

NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ

Cơ quan thực hiện đề tài Chủ nhiệm đề tài

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

ThS Mai Thế Toản

HÀ NỘI - NĂM 2010

Trang 3

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA

1 ThS Mai Thế Toản, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường – Tổng cục Môi trường, Bộ TNMT (Chủ nhiệm đề tài)

2 TS Mai Trọng Tú, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản - Bộ TNMT (Phó chủ nhiệm đề tài)

3 PGS.TS.Hồ Sĩ Giao, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm khai thác mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội

4 PGS.TS.Trần Xuân Hà, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm khai thác mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội

5 ThS.Nguyễn Cao Khải, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm khai thác mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội

6 Phạm Thanh Hải, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm khai thác mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội

Trang 4

BẢNG THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Diễn giải

ANFO Ammonium Nitrate Fuel Oil (thuốc nổ ANFO)

BOD5 Bịochemical Oxygen Demand (Yêu cầu oxy cho quy trình

sinh hoá trong 5 ngày) BVMT Bảo vệ môi trường

CNH Công nghiệp hóa

CHLB Cộng hòa Liên bang

CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

COD Chemical Oxygen Demand (Yêu cầu oxy cho phản ứng hóa)

DO Dissolved oxygen (Oxy hoà tan)

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

HĐH Hiện đại hoá

TLGN Thuỷ lực gàu ngược

TLGT Thuỷ lực gàu thuận

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TKV Tập đoàn Công nghiệpThan – Khoáng sản Việt Nam

TVĐT Tư vấn đầu tư

TNKS Tài nguyên khoáng sản

UBND Uỷ ban Nhân Dân

VLXD Vật liệu xây dựng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 11

1.1 Khái quát chung 11

1.2 Tình hình khai thác một số tài nguyên khoáng sản chính 12

1.3 Hiện trạng môi trường trên các mỏ hầm lò 23

1.4 Công tác bảo vệ môi trường trên ba mỏ khảo sát 31

CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN 58

2.1 Luật Khoáng sản (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2005) 58

2.2 Luật Bảo vệ môi trường (năm 2005) [7] 59

3.3 Tình hình thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và Luật Khoáng sản .62

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ TỚI CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÔI TRƯỜNG 68

3.1 Phân loại tác hại của khai thác hầm lò .68

3.2 Các hoạt động gây ô nhiễm từ các mỏ hầm lò .71

3.3 Các tác động chính của khai thác hầm lò tới môi trường .71

CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT TRONG KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 86

4.1 Hạn chế sự chiếm dụng đất đai của khai thác mỏ hầm lò 86

4.2 Tiết kiệm tài nguyên lòng đất 86

4.3 Hạn chế sự suy giảm môi trường đất 86

4.4 Phục hồi chức năng trồng trọt cho đất .91

4.5 Hạn chế việc xả bụi, khí độc và tiếng ồn vào không khí .93

4.6 Xử lý nước thải trên mỏ hầm lò .103

4.7 Xử lý quặng đuôi tuyển nổi và bùn tại hồ thải 110

4.8 Tận dụng công trình mỏ cũ vào mục đích dân sinh khác 111

CHƯƠNG V: PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHAI THÁC 113

5.1.Công tác chuẩn bị 113

5.2 Khôi phục cải tạo mỏ sau khai thác 117

5.3.Dự toán chi phí phục hồi môi trường [27] 124

5.4 Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 127

Trang 6

CHƯƠNG VI: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ 1326.1 Các phương pháp được khuyến cáo áp dụng .1326.2 Phương pháp liệt kê danh mục (checklist methodologies) 1336.3 Xây dựng ma trận môi trường dùng trong ĐTM các dự án khai thác hầm lò 134CHƯƠNG VII: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẦM LÒ CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 139KẾT LUẬN 151TÀI LIỆU THAM KHẢO 156

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong suốt thời gian qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành quả đáng kể góp phần bảo đảm tính hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Việc quy định về ĐTM đã luôn luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế biến đổi mạnh mẽ ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhiệm vụ đặt ra cho công tác ĐTM là tạo sự thông thoáng tối đa cho môi trường đầu tư và đảm bảo được yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường Vì vậy, trong 15 năm qua, các văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ đã liên tục được sửa đổi, bổ sung và thay thế lẫn nhau Kết quả mang lại của công tác ĐTM trong thời gian qua là rất quan trọng, tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn, thảo luận rộng rãi hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới của Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần đáng kể trong giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống cho hầu hết mọi người dân Nhu cầu tăng trưởng kinh tế đòi hỏi nhanh chóng mở rộng các vùng đô thị, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tăng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và tạo sức ép lớn lên môi trường Trong khi đó, trình độ công nghệ và sản xuất trong nước vẫn còn khá lạc hậu Đây chính là thách thức rất lớn đối với hoạt động quản lý bảo vệ môi trường Khi đánh giá về công tác phòng chống ô nhiễm, trong đó nội dung đánh giá tác động đúng vai trò quan trọng bậc nhất, cho thấy còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới của Việt Nam

Trong ngành khai thác mỏ, cho đến nay, nhiều báo cáo ĐTM của dự án khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò đã được lập, thẩm định và phê duyệt, song do chưa có được hướng dẫn cụ thể về chuyên ngành, nên trong quá trình thực hiện ĐTM các Dự án đã gặp nhiều khó khăn vướng mắc, trong khi nội dung đánh giá tác động môi trường cho các dự án khai thác khoáng sản thường

là rộng lớn và phức tạp

Khai thác mỏ bằng phương pháp hầm lò ở nước ta, ngoài mỏ Chì-Kẽm Chợ Điền và 2 dự án bắt đầu triển khai là Ni ken Bản Phúc và Vonfram Núi

Trang 8

Pháo, chủ yếu tập trung vào hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh với 8 mỏ hầm lò lớn và trên 20 mỏ hầm lò vừa và nhỏ, 4 nhà máy tuyển lớn cùng các cụm sàng ở mỏ Để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành than là rất đáng khích lệ Năm 2005 sản lượng than đã đạt trên 31 triệu tấn, năm 2007 đã đạt 43,2 triệu tấn và dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 54.755 ÷59.655 triệu tấn (cả lộ thiên và hầm lò) Tổng diện tích sử dụng cho sản xuất than là 17.220,7 ha trong tổng số diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh là 593.858 ha Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động sản xuất than thì hàng loạt tác động tiêu cực cũng kèm theo Đó là làm thay đổi cảnh quan, địa hình khu vực; làm suy giảm tài nguyên rừng; gây hiện tượng trôi trượt, sạt lở đất, bồi lấp sông suối, bờ biển; làm ô nhiễm môi trường không khí do khí độc và bụi, ô nhiễm nước bởi nước thải axít và chất rắn lơ lửng; Trong tương lai, cường độ sản xuất than tiếp tục tăng lên, thì những tác động xấu của nó đối với môi trường sẽ còn nặng nề hơn

Khai thác than hầm lò là nguyên nhân phát sinh dịch động và biến dạng đất

đá Điều này dẫn đến các rủi ro và sự cố môi trường như nứt nẻ, sụt lún mặt đất làm phá huỷ các công trình công nghiệp và dân dựng, đồng thời cũng gây sự sập

lở đất đá trong các công trình hầm lò

Khí mêtan là chất khí thường gặp ở các mỏ than hầm lò, là chất khí cực kỳ nguy hiểm vì tính chất cháy nổ và gây hậu quả nghiêm trọng về tiền của và người không thể lường hết được Để loại trừ hữu hiệu khả năng cháy nổ khi mê tan cần phải áp dụng hàng loạt các giải pháp tổ chức và kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng thật tốt giải pháp thông gió để chống bụ1 Hệ thống thông gió của các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh nhìn chung bước đầu đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, song cũng còn nhiều bất cập, đặc biệt các mỏ vừa và nhỏ Đó là phải nhanh chóng đầu tư đúng mức về xây dựng và trang bị thiết bị cho các trạm quạt, hoàn thiện các công trình thông gió để chống rò rỉ gió Đồng thời hàng quý, hàng năm phải tính toán điều chỉnh mạng gió cho phù hợp với tiến độ sản xuất Các sự cố bục nước thường xẩy ra trong khai thác hầm lò cũng là một thách thức đối với công tác bảo vệ môi trường mà khi ĐTM cần đưa ra được những giải pháp phòng chống hữu hiệu

Trang 9

Ngoài ra, phòng chống bụi và xử lý nước thải mỏ trong khai thác hầm lò là vấn đề cần quan tâm rong nội dung ĐTM

Riêng đối với ngành khai thác khoáng sản, Báo cáo ĐTM phải bảo đảm cung cấp các thông tin về hoạt động của quá trình khai thác mỏ, hiện trạng môi trường nền khu vực khai thác mỏ, các nguồn gây ô nhiễm từ các khâu xây dựng

cơ bản mỏ, nổ mìn, bốc xúc quặng, đất đá, vận chuyển, đánh giá định lượng mức

độ ô nhiễm và đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm, phòng chống sự cố môi trường và chương trình quản lý môi trường (quan trắc môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ…) Trên cơ sở phân tích các đặc điểm mỏ, quy trình khai thác, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực hoạt động mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường phải đưa ra được những thông tin cần thiết để đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản một cách hiệu quả gắn liền với các giải pháp bảo vệ môi trường Các đánh giá định tính và định lượng về tác động môi trường phải dựa trên cơ sở khoa học có xét đến các khía cạnh về quốc phòng, an ninh trật tự, du lịch, tôn giáo; đảm bảo tính hợp lý giữa trữ lượng và khai thác, giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường Vì vậy, việc lập báo cáo ĐTM (với đầy đủ nội dung chứa đựng hàm lượng khoa học và thực tiễn) của các dự án khai thác mỏ nói chung và khai thác hầm lò nói riêng là nội dung quan trọng, là công cụ kỹ thuật, pháp lý không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Nội dung chủ yếu mang tính nguyên tắc đối với Báo cáo ĐTM đã được nêu tại Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và sau đó được phát triển chi tiết hơn tại Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 (thay thế Thông tư

số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006) của Bộ Tài nguyên và Môi trường Các quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), thẩm định, phê duyệt các báo cáo ĐTM hoặc CKBVMT trong hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể trong Luật BVMT năm 2005, Nghị định 80/2006/NĐ-CP và Thông

tư số 05/2008/TT-BTNMT

Trong quá trình thực thi Luật BVMT đã nảy sinh nhu cầu về việc cần có những hướng dẫn chi tiết về lập báo cáo ĐTM riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động kinh tế, năm 1999 Cục Môi trường thuộc Bộ KHCN và MT đã ban hành “hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác

Trang 10

chế biến đá và sét” là một trong 8 lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau có bản hướng dẫn lập báo cáo ĐTM Tuy nhiên, do khai thác đá và sét không đại diện cho công nghệ khai thác các khoáng sản khác, đặc biệt là công nghệ khai thác các khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, nên trong các báo cáo ĐTM của các

dự án khai thác mỏ hầm lò vẫn còn tồn tại những nội dung về công nghệ trình bày còn hời hợt, những giải pháp để xuất về BVMT chưa sát thực hoặc ít tính khả thi, Để tiếp cận đúng đắn vấn đề về tác động môi trường trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trước hết cần nhận diện đầy đủ các hoạt động phát triển của loại hình dự án này, các nguồn phát thải chất gây ô nhiễm từ các hoạt động phát triển đó, đặc biệt là các tác động không liên quan đến chất thải, các tai biến và sự cố môi trường, nhằm từ đó đề xuất được những giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thích hợp, có tính khả th1

Từ những vấn đề nêu trên, việc tiến hành đề tài này nhằm xây dựng bản hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác hầm lò (bao gồm cả Quy trình thực hiện ĐTM) là thực sự cần thiết và có ý nghĩa đối với nhu cầu phát triển hiện tại cũng như lâu dài của ngành khai thác mỏ hầm lò

Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

- Thu thập, phân tích và đánh giá chung về công tác lập và thẩm định báo cáo ĐTM với các dự án khai thác hầm lò

- Khảo sát thực tế: thu thập các số liệu quan trắc và phân tích các thông số môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ồn và chất thải rắn tại một số mỏ khai thác hầm lò

Trang 11

- Phương pháp so sánh: Đối chiếu và so sánh kết quả điều tra và phân tích với Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

- Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu độc lập về các vấn đề liên quan đến khai thác mỏ, bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ, các chính sách pháp luật, tổ chức lấy ý kiến chuyên gia thông qua tham vấn, hội thảo,…

Trong khuôn khổ của bản báo cáo này, các vấn đề được trình bày là:

1 Hiện trạng khai thác hầm lò đối với các khoáng sàng quặng kim loại và than

2 Các văn bản pháp quy về môi trường có liên quan đến ngành khai thác khoáng sản

3 Hiện trạng ĐTM trong ngành KTHL: triển khai thực hiện giải pháp BVMT trên các mỏ hầm lò, công tác quản lý môi trường trên các mỏ hầm lò

4 Những giải pháp công nghệ kỹ thuật trong KTHL nhằm bảo vệ môi trường

Báo cáo không đi sâu vào vấn đề ô nhiễm môi trường trên các mỏ hầm lò

mà chỉ lồng ghép vấn đề này để làm sáng tỏ các mục tiêu trình bày trong các phần thích ứng

Trang 12

CHƯƠNG I:

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

1.1 Khái quát chung

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, công nghiệp

mỏ giữ vị trí quan trọng, tạo ra nguồn nguyên, nhiên, vật liệu cơ bản cho sự phát triển của các ngành kinh tế như năng lượng, xi măng và vật liệu xây dựng, luyện kim đen và luyện kim màu, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Công nghiệp mỏ Việt Nam bao gồm: ngành than (khai thác chế biến than antraxit, than nâu, than mỡ, diệp thạch chảy); ngành quặng (khai thác chế biến

quặng kim loại: kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại như sắt, mangan, titan, crôm, bauxit, pyrit, đồng, chì, kẽm, thiếc, nikel, antimoan, moliđen, uranium,

vàng, bạc, đá quý, apatit, graphit, đất hiếm, thuỷ ngân); ngành vật liệu xây

dựng (khai thác chế biến các loại khoáng sản để làm vật liệu xây dựng như đá

vôi làm xi măng, sành sứ, vật liệu chịu lửa, cao lanh, thạch anh, amiăng, cát xây dựng, cát làm thuỷ tinh, cát cuội, sỏi…)

Các khoáng sàng được khai thác chủ yếu là than antraxit, than mỡ, than nâu, quặng sắt, và kim loại màu; đá cát sỏi làm vật liệu xây dựng; hoá chất công nghiệp như apatit, pyrit,… Số lượng mỏ đang được khai thác một số khoáng sản chủ yếu bao gồm: Than (53), than bùn (21), sắt (22), thiếc (12), vàng (11), mangan (10), chì kẽm (8), inmênít (17), đá vật liệu xây dựng thông thường (433), đá xi măng (37), đá ốp lát (27), đá phụ gia xi măng (5), sét gạch Ngãi (88), cát, sỏi xây dựng (81), sét xi măng (13), đôlômít (8), cao lanh (14),

Về quy mô khai thác khoáng sản, các mỏ có công suất lớn tập trung trong ngành công nghiệp than, năm 2004 có 15 mỏ than đạt sản lượng > 1 triệu tấn nguyên khai/năm; đá vôi phục vụ sản xuất xi măng (sản lượng > 1 triệu tấn /năm, cát sỏi (>1 triệu m3/năm); apatít (> 500 nghìn tấn quặng/năm) Còn lại các

mỏ khoáng sản có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ (5.000 ÷ 10.000 tấn/năm) Từ góc

độ quy mô sản lượng có thể phân ra các doanh nghiệp như sau:

- Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản quy mô lớn (> 1 triệu tấn /năm sản phẩm) có thể kể tới một số công ty khai thác than trong thành phần Tổng

Trang 13

công ty than Việt Nam, một số công ty khai thác đá vôi cho xi măng và khai thác vật liệu xây dựng trong thành phần Tổng công ty xây dựng Việt Nam, xí nghiệp liên doanh hoặc đầu tư nước ngoài 100%, công ty khai thác apatit trong thành phần Tổng công ty hoá chất Việt Nam

- Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản quy mô nhỏ và vừa bao gồm phần lớn các công ty khai thác khoáng sản kim loại và phi kim loại trong thành phần Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty khoáng sản Việt Nam, các công ty khoáng sản địa phương

- Khai thác quy mô có thể, tự phát và thủ công tại những vùng có quặng là hiện trạng rất phổ biến và mang tính hai mặt trong hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam

1.2 Tình hình khai thác một số tài nguyên khoáng sản chính

+ Quặng sắt: Số lượng quặng sắt khai thác và chế biến của Việt Nam giai

đoạn từ 1995 ÷ 2002 rất ít, chỉ khoảng 300.000 ÷ 450.000 tấn/năm, trong đó các doanh nghiệp của Nhà nước chiếm khoảng 80%, doanh nghiệp tư nhân và các địa phương là 20%

Công suất thiết kế khai thác mỏ ở quy mô công nghiệp không lớn, cao nhất chỉ 350.000 tấn/năm Thực tế sản lượng khai thác lớn nhất một mỏ đạt 250.000 tấn/năm Chất lượng quặng sắt sau khi khai thác, chế biến không ổn định, có xu hướng giảm dần theo chiều sâu khai thác

Các mỏ khai thác tận thu thường không có thiết kế hoặc có nhưng khai thác không tuân theo thiết kế Nhiều doanh nghiệp khai thác tận thu đó khai thác bừa bãi làm tổn thất tài nguyên (không thu được quặng cám có cỡ hạt từ 0 ÷ 20 mm) và làm suy giảm môi trường

+ Quặng Crômit: Cho tới thời điểm hiện nay, công nghiệp khai thác, chế

biến quặng crômit tại mỏ Cổ Định tồn tại ở 2 dạng: khai thác quy mô công nghiệp (sức nước, tàu cuốc) và khai thác thủ công (sức nước) Theo kết quả thống kê, sản lượng quặng khai thác quy mô công nghiệp đạt cao nhất trong giai đoạn những năm 1960 ÷ 1964 Trong những năm từ 1995 trở lại đây, sản lượng quặng khai thác quy mô công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng sản lượng tinh quặng crômit hàng năm

Trang 14

Mặc dù khai thác thủ công đem lại sản lượng đáng kể nhưng hậu quả để lại cho môi trường, môi sinh là đáng kể và đó gây tổn thất tài nguyên khoáng sản (không khai thác hết tầng quặng lớp dưới, hệ số thu hồi khi tuyển thủ công thấp…)

+ Quặng Bauxit: Công nghiệp khai thác bauxit và luyện nhôm ở nước ta

hiện nay chưa phát triển Hiện chỉ có mỏ bauxit Bảo Lộc đang khai thác bằng ôtô, máy xúc kết hợp với máy gạt và máy xúc tải, tuyển trọng lực rửa bằng nước với quy mô vài chục nghìn tấn bauxit mỗi năm để cấp cho Công ty hóa chất Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh làm phèn chua Dự kiến trong thời gian tới, tổ hợp

này sẽ tăng công suất lên gấp đô1

Dự án khả thi xây dựng tổ hợp khai thác bauxit, sản xuất alumin và nhôm Tân Rai Lâm Đồng với công suất 300.000 tấn/năm alumin và 72.000 tấn/năm nhôm kim loại đó hoàn thành và đang trong giai đoạn phê duyệt Dự án tiền khả thi liên doanh với nước ngoài khai thác bauxit và sản xuất alumin Daknông Daklắc với công suất 1.000.000 ÷ 2.000.000 tấn/năm alumin đang được triển kha1

+ Quặng kẽm chì: Hiện nay việc khai thác quặng và luyện kẽm chì ở quy

mô công nghiệp tập trung ở Công ty LKM Thái Nguyên Quặng ôxyt kẽm chủ yếu được khai thác để sản xuất bột ôxyt kẽm với sản lượng 4.000 ÷ 5.000 tấn/năm Quặng sunphua kẽm chì khai thác ở quy mô nhỏ với sản lượng 10.000 tấn/năm quặng nguyên khai và được làm giàu bằng công nghệ tuyển nổi cho tinh quặng tinh kẽm đạt 50 ÷ 52 % Zn và tinh quặng chì đạt 60% Pb Sản lượng tinh quặng kẽm chì hiện nay đạt 2.000 tấn/năm Thực thu tuyển nổi kẽm chì hiện nay đạt khoảng 75% với tinh quặng kẽm, chì cao Hàm lượng kẽm chì quặng vào là 10 ÷ 12%, nếu hàm lượng vào < 10%, thì thực thu sẽ giảm

+ Quặng Titan: Giai đoạn đầu quặng titan được tận thu từ các xí nghiệp

sản xuất thiếc như là một sản phẩm phô cộng sinh, tập trung ở các xí nghiệp thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang) Những năm 1978 ÷

1984 sản lượng quặng tinh inmenhit tận thu đạt ~ 500 ÷ 600 tấn/năm với hàm lượng 46 ÷ 48% TiO2

Vào cuối những năm 80, hình thành xí nghiệp khai thác - tuyển quặng titan ở Xương Lý - Bình Định, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận chế biến

Trang 15

quặng titan cung cấp quặng tinh cho sản xuất que hàn ở trong nước và xuất khẩu Hiện nay có hàng chục công ty suốt dọc bờ bịển từ Thanh Hoá tới Thuận Hải đang khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng tinh titan Các Công ty lớn là MITRACO Hà Tĩnh, HUMEXCO Huế, BIJMAL Bình Định Sản phẩm chính hiện nay là tinh quặng inmenhit trên 52% TiO2, tinh quặng zircon trên 57% ZrO2, tinh quặng rutin trên 82% Gần đây Công ty MITRACO Hà Tĩnh và HUMEXCO Huế đó nhập công nghệ và thiết bị để sản xuất sản phẩm zircon siêu mịn chứa trên 65% ZrO2 Tổng sản lượng các sản phẩm từ khai thác quặng titan hiện nay đó vượt trên chục vạn tấn/năm

Công nghệ khai thác sa khoáng titan ven bịển phát triển theo các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn trước năm 1990: Chưa hình thành ngành khai thác - chế biến

sa khoáng titan, trừ một số địa phương khai thác thủ công quặng giàu > 85% khoáng vật nặng cung cấp cho sản xuất que hàn ở trong nước

- Giai đoạn 1990 ÷ 1995: Hình thành nhiều xí nghiệp, công ty khai thác chế biến quặng titan Tốc độ phát triển nhanh Chủ yếu là khai thác, tuyển thu hồi quặng tinh inmenhit, zircon và rutin, đáp ứng nhu cầu sản xuất que hàn trong nước Công nghệ khai thác chủ yếu bằng thủ công chọn lọc những lớp quặng giàu 80÷85% khoáng vật nặng Một số cơ sở khai thác thủ công đưa về tuyển bằng bãi đãi, máng thủ công tách cát và thu hồi khoáng vật nặng Tiếp đó tuyển tinh bằng máy tuyển từ, tuyển điện - bàn đãi thu các loại quặng tinh inmenhit > 52% TiO2, zircon 55 ÷ 60% ZrO2, rutin đạt > 85% TiO2

- Giai đoạn 1995 đến nay: Đối với các mỏ lớn như Cẩm Hoà, Kỳ Khang,

Đề Di, Bàu Dòi, Chựm Găng đó áp dụng công nghệ khai thác cơ giới bằng máy xúc - máy gạt, máy bốc, tập trung quặng về các cụm tuyển thô Công nghệ tuyển thô sử dụng phân li cụm, vít đứng, 5.5 tuyển tinh bằng tuyển từ, tuyển điện, bàn đã1 Đó hình thành bãi thải trong, có quy trình hoàn thổ và sử dụng lại nước tuần hoàn Đối với những mỏ nhỏ nằm phân tán thì được khai thác bằng cơ giới kết hợp thủ công Công nghệ tuyển thô sử dụng các cụm vít đứng di động hoặc máng đãi di động

Trang 16

+ Quặng thiếc: Việt Nam đó từng bước tiếp thu công nghệ của Liên Xô

(cũ) để khai thác và luyện quặng thiếc ở quy mô công nghiệp như hiện nay Về quy mô khai thác kết hợp hình thức khai thác tập trung và phân tán, kết hợp quy

mô lớn, vừa và nhỏ, kết hợp với cơ giới, bán cơ giới và thủ công trong cả các công đoạn khai thác - tuyển khoáng và luyện kim Cho tới nay quặng thiếc ở Việt Nam được khai thác chủ yếu bằng phương pháp lộ thiên ở các mỏ sa khoáng và luyện thiếc bằng công nghệ lò phản xạ và lò điện hồ quang

Khai thác, tuyển quặng thiếc tự phát thủ công là một đặc điểm nổi bật của ngành thiếc Việt Nam Nhược điểm lớn của loại hình khai thác này là hủy hoại môi trường, lãng phí tài nguyên, không an toàn

Hiện nay ngành thiếc đang đứng trước khó khăn lớn là tình hình cạn kiệt tài nguyên Quặng sa khoáng, quặng giàu và chất lượng quặng nói chung đang ở

xu thế giảm Do vậy cần đầu tư tìm kiếm phát hiện bổ sung tài nguyên, khai thác

và xử lý quặng gốc, quặng nghèo, quặng kém chất lượng, tăng thực thu kim loại, tăng mức xử lý tổng hợp tài nguyên, tăng các biện pháp bảo vệ môi trường

+ Quặng đồng: Mỏ đồng Sin Quyền đang khai thác quy mô nhỏ, cho sản

phẩm cuối cùng là tinh quặng đồng với sản lượng 2.500 ÷ 3.000 tấn/năm Dự án đầu

tư xây dựng liên hợp mỏ tuyển luyện đồng Sin Quyền quy mô lớn đang được thực hiện công nghệ khai thác là kết hợp khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò, áp dụng công nghệ tuyển nổi để cho tinh quặng đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng inmenhit

+ Quặng vàng: Hiện nay một số xí nghiệp khai thác vàng trong nước và

liên doanh với nước ngoài quy mô nhỏ đang hoạt động, sản lượng khoảng 70 kg/năm Công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ khí Các xí nghiệp khai thác vàng quốc doanh thường bị lỗ vì công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, thiết bị không đồng bộ, công tác quản lý kém Hiện nay khai thác thủ công là chủ yếu, chỉ khai thác quặng giàu, không có khả năng thu hồi được các nguyên

tố đi kèm và gây ô nhiễm môi trường

+ Quặng antimon: Được khai thác ở mỏ Làng Vài - Tuyên Quang từ năm

1969 Sản lượng khai thác 50 ÷ 200 tấn/năm để sản xuất Sb kim loạ1 Tổng số quặng đó khai thác khoảng 8000 tấn Đến năm 1990 các thân quặng giàu đó khai thác hết Trữ lượng còn lại có hàm lượng dưới 5% Sb, nên sản xuất không có lãi

Trang 17

phải tạm ngừng Hiện tại xí nghiệp khai thác, tuyển, luyện antimon Hà Giang của Công ty khoáng sản Hà Giang đó đi vào hoạt động vào đầu năm 2003 Công suất thiết kế là 1000 tấn/năm antimon kim loạ1

Nhu cầu antimon ở nước ta hiện nay khoảng 1000 tấn/năm chủ yếu dùng làm hợp kim chì - antimon, dựng trong công nghiệp sản xuất ắc quy, hợp kim chữ in, hợp kim chịu mài mòn và một phần nhỏ sunphát atimon dựng trong công nghiệp thuốc nổ

+ Quặng mangan: Được sử dụng chủ yếu cho sản xuất feromangan trong

ngành luyện kim và sản xuất pin Mỏ mangan Tốc Tác, Trà Lĩnh - Cao Bằng hiện đang khai thác hầm lò thân quặng deluvi, công nghệ thủ công, khai thác tận thu với công suất 12.000 ÷ 15.000 tấn/năm dùng cho sản xuất feromangan Ngoài ra mỏ Làng Bài - Tuyên Quang cũng được khai thác với sản lượng 2000 ÷ 2500 tấn quặng tinh năm để phục vụ cho sản xuất pin

+ Quặng đất hiếm: Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ xử lý quặng

đất hiếm ở trong nước đó được triển khai từ cuối những năm 60 Ở quy mô phòng thí nghiệm và pilot, đó có công nghệ xử lý quặng đất hiếm để cho các sản phẩm như tinh quặng đất hiếm trên 30% ReO, tổng oxyt đất hiếm trên 90% tổng ReO, các oxyt đất hiếm riêng rẽ trên 90% ReO, hợp kim trung gian đất hiếm, fero đất hiếm và một số kim loại đất hiếm Tuy nhiên do chưa có thị trường nên các sản phẩm nêu trên chưa có điều kiện trở thành thương phẩm Đất hiếm là một thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của Việt Nam Tuy nhiên tiềm năng này còn chưa được khai thác ở mức cần thiết, thực chất, ở Việt Nam chưa có khai thác và chế biến đất hiếm ở quy mô công nghiệp

+ Quặng Apatit: Mỏ Apatit Lào Cai bắt đầu khai thác từ 1957 theo đề án

thiết kế của Liên Xô với công suất 500.000 tấn/năm quặng loại I, Quặng III thu hồi nhân thể trong biên giới khai thác chưa có điều kiện sử dụng được về lưu kho ở các bãi chứa Năm 1981, để đáp ứng yêu cầu quặng apatit cho sản xuất phân bón ngày càng lớn, đó tiến hành thiết kế mở rộng mỏ và xây dựng nhà máy tuyển để làm giàu quặng 3

Tổng sản lượng apatit trong một số năm lại đây ổn định ở mức 580.000 tấn/năm, trong đó 260.000 tấn/năm là quặng tinh, chủ yếu cho nhu cầu nội địa

Trang 18

Hiện tại, các khu vực khai thác thuận lợi đó dần hết quặng, số còn lại điều kiện khai thác khó khăn hơn

+ Quặng cao lanh: Ở Việt Nam, do chưa có công nghệ chế biến cao lanh,

nên chỉ xuất khẩu cao lanh loại tốt, được lựa chọn ra từ cao lanh nguyên kha1 Loại kém chất lượng phải thải bỏ, gây lãng phí tài nguyên Trong khi đó, phải nhập cao lanh đó chế biến với giá cao hơn 3 ÷ 4 lần so với giá xuất

Khai thác cao lanh phát triển ở vùng Đông Nam Bộ và Lâm Đồng Năm

1999, có gần chục cơ sở khai thác cao lanh ở các mỏ Đất Quốc, Chành Lưu, Lái Thiêu thuộc Sông Bé, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, sản lượng của các mỏ này đạt 375 ngàn tấn/năm

Ngoài hai vùng trên, cao lanh còn được khai thác ở Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hoà, Lâm Đồng Tổng sản lượng khoảng trên 100 ngàn tấn/năm

Sản lượng khai thác tự do trong dân chúng hàng năm cũng vào khoảng

500 ngàn tấn, tập trung ở Đồng Nai, Sông Bé, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phú, Yên Bái, Quảng Nam

Riêng quặng kaolin - pyrophilit khai thác ở mỏ Tấn Mài - Quảng Ninh Đến năm 1994 đạt 27 ngàn tấn/năm Từ năm 1997 trở lại đây, sản lượng tăng lên tới 35 ÷ 50 ngàn tấn/năm, chủ yếu khai thác chọn lọc lấy quặng tốt để xuất khẩu hoặc bán trong nước

+ Quặng graphit: Nhu cầu sử dụng graphit ở nước ta còn nhỏ, chủ yếu

chỉ để sản xuất pin và điện cực Dự báo năm 2005, nhu cầu graphit trong nước

sẽ có thể vượt trên 5.000 tấn/năm

Các mỏ đang khai thác - chế biến graphit là Mậu A - Yên Bái, Nậm Thi (Lào Cai), Hưng Nhượng - Quảng Ngã1 Công nghệ khai thác được cơ giới hoá bằng ôtô - máy xúc kết hợp thủ công chọn lựa trong khai thác để bóc đất đá vách

và đá kẹp như ở Mậu A Làm giàu quặng graphit bằng tuyển nổ1 Sản lượng graphit các năm gần đây (1995 ÷ 1998) đạt từ 1.450 ÷ 1.850 tấn Mỏ Nậm Thi (Lào Cai) từ trước năm 1996 đó liên doanh với Công ty Paslsa (Australia) Trong nước hiện chưa có công nghệ tuyển để đưa hàm lượng cacbon lên > 95%

Trang 19

Việc khai thác graphit cần tính đến công nghệ tận thu các khoáng sản có ích đi kèm để tăng thêm giá trị kinh tế

+ Quặng Barit: Barit được khai thác từ năm 1939 ÷ 1942 ở khu núi chúa

Hà Bắc với 3.000 ÷ 4.000 tấn, năm 1965 ÷ 1978 xí nghiệp barium thuộc sở Công nghiệp Bắc Giang khai thác barit được 9588 tấn, trung bình 685 tấn/năm

Từ năm 1939 đến năm 1982, sản lượng nâng lên trung bình 2000 tấn/năm Năm

1983 chuyển sang khai thác ở khu Làng Cao với sản lượng 2000 tấn/năm Mỏ Sơn Thành khai thác từ năm 1980 - 1981 với sản lượng 2.400 ÷ 2.600 tấn/năm, tổng cộng đến năm 1996 đã khai thác 14.500 tấn

Ngoài ra, từ năm 1989 đó tiến hành khai thác barit tại các mỏ Đại Từ (Bắc Thái), Tân Trào (Tuyên Quang), sản lượng trung bình vài nghìn tấn/năm Tính tổng cộng từ thời Pháp thuộc đến nay đã khai thác khoảng 200.000 ngàn tấn quặng barit, trong đó lượng khai thác năm 1954 được khoảng 100.000 ngàn tấn

+ Quặng Pyrit: Hiện tại giá lưu huỳnh nguyên tố ngày càng giảm, vì vậy

từ nay đến 2010, không có kế hoạch đầu tư khai thác, chế biến quặng pyrit Các nhà máy hoá chất - supe phốt phát Lâm Thao, Long Thành, Thủ Đức đó và sẽ không sử dụng pyrit để sản xuất axit sunfuric Mỏ pyrit Giáp Lai đã đóng cửa Khi tổ hợp Đồng Sin Quyền Lào Cai đi vào sản xuất thì sản lượng axit sunfuric của tổ hợp theo sẽ đạt trên 40 ngàn tấn/năm Sản lượng tinh quặng lưu huỳnh có

S > 38% đạt khoảng 18 ngàn tấn/năm sẽ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước

+ Quặng Bentonit: Bentonit được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp

của nền kinh tế quốc dân Tuy vây, hiện tại sản lượng khai thác - chế biến còn rất thấp Theo niên giám thống kê 1998, sản lượng các năm chỉ đạt dưới 5.000 tấn Trong tương lai, việc sử dụng bentonit sẽ được mở rộng do nhu cầu làm dung dịch khoan dầu khí, chất tẩy lọc trong công nghiệp và công nghệ lọc dầu Hiện tại, các lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm (như làm bịa, nước chấm,…) còn phải nhập ngoại bentonit chất lượng cao

Công nghệ chế biến bentonit của Việt Nam chưa đạt được sản phẩm cao cấp đáp ứng mọi yêu cầu của nền kinh tế quốc dân

+ Khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Ngành công nghiệpVLXD gồm hai

mảng: khai thác và chế biến trực tiếp tạo ra VLXD như đá xây dựng, cát vàng,

Trang 20

cát đen xây dựng, sỏi cuội xây dựng; khai thác, chế biến và nung luyện tạo ra sản phẩm VLXD như đá làm xi măng, đá làm kính xây dựng

Trước thời kỳ đổi mới, khai thác và chế biến TNKS làm VLXD đều có trang bị kỹ thuật kém, chủ yếu làm thủ công, tỷ trọng thiết bị máy móc trong các

mỏ vật liệu chỉ đạt < 50% và phần lớn là không đồng bộ

Từ năm 1986 việc khai thác và chế biến tài nguyên làm VLXD bắt đầu phát triển mạnh: từ chỗ khai thác TNKS làm VLXD thông dựng như xi măng, gạch, Ngãi, đá, cát sỏi, vôi xây dựng,… đến nay chúng ta đó sản xuất được cả các chủng loại VLXD cao cấp như gạch ceramic, gạch granit nhân tạo, sứ vệ sinh, kính xây dựng, đá ốp lát,… Một số loại nguyên liệu và sản phẩm VLXD đó được xuất khẩu ra nước ngoài như cát trắng, cát vàng, đá ốp lát, gạch Ngãi nung, kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ceramic và một số loại vật liệu trang trí hoàn thiện khác

- Đá vôi làm xi măng: Xi măng là chủng loại VLXD quan trọng nhất của ngành xây dựng, do vậy việc khai thác và chế biến đá làm xi măng được quan tâm số một của lĩnh vực xi măng

- Đá vôi làm xi măng đòi hỏi hàm lượng: CaCO3 ≥ 96%; MgCO3 ≤ 1,5% Hiện nay, cả nước có 63 mỏ đá vôi với khả năng khai thác 16 ÷ 17 triệu

m3/năm để đảm bảo cho năng lực sản xuất 15,73 triệu tấn xi măng/năm Trong

đó có 9 mỏ đá lớn với năng lực khai thác và chế biến 14 triệu m3/năm, phục vụ cho 9 nhà máy xi măng lò quay (năng lực sản xuất 12,73 triệu tấn/năm) và 55

mỏ nhỏ năng lực khai thác 3 triệu m3 đá/năm, phục vụ cho 55 nhà máy xi măng

lò đứng của địa phương là chủ yếu (năng lực sản xuất 30 triệu tấn/năm)

- Đá xây dựng và làm đường giao thông: Cho tới thời điểm 1997 cả nước

có khoảng 100 cơ sở khai thác, chế biến đá làm đường do cấp Trung ương và tỉnh quản lý, nhưng chỉ có 28 xí nghiệp được đầu tư thiết bị hiện đại, trong đó có

5 xí nghiệp liên doanh với nước ngoài và chiếm 1/3 sản lượng (52 triệu tấn), số lượng còn lại do 70 xí nghiệp với thiết bị đã cũ của Liên Xô (cũ), Ba Lan và khoảng 200 cơ sở khai thác của tư nhân (hoặc địa phương cấp huyện quản lý) sử dụng máy nghiền loại nhỏ đảm nhận

Trang 21

- Cát sỏi xây dựng: Trong tự nhiên cát và sỏi thường tồn tại xem lẫn nhau Những mỏ có nhiều sỏi, lắng đọng thành lớp ở dưới tầng cát, thì có thể khai thác cát riêng, khai thác sỏi riêng Hiện nay, khai thác cát tự nhiên là chính vì có trữ lượng rất lớn Còn sỏi thì đã có đá thay thế, nên khai thác sỏi riêng chỉ khi có đủ điều kiện, còn lại chỉ là sàng lọc tận dụng các loại sỏi ở trong cát

Khai thác sỏi ở miền Bắc đã được tiến hành ở Sông Lô bằng tàu cuốc sỏi, mỗi năm vài chục ngàn khối, còn lại chủ yếu là lượng sỏi do tư nhân xúc chọn ở các lòng suối cạn Cả nước ước tính một vài triệu m3/năm

Cát xây dựng, đặc biệt là cát đen, phân bố tương đối rộng dọc các triền sông suố1 Năm 2001 cả nước đã khai thác 24,8 triệu m3 cát vàng cho xây dựng (chưa kể lượng cát cho ngành giao thông làm đường) Cát đen làm vữa xây và

để san lấp có số lượng lớn gấp 2 ÷ 4 lần số lượng cát vàng

- Cát trắng (cát thủy tinh): Cát trắng ở Việt Nam dùng để sản xuất thủy tinh có trữ lượng lớn, song loại có thành phần hóa học tốt nhất (không phải điều chỉnh lại thành phần hóa học) có thể sản xuất được thủy tinh cao cấp là mỏ cát trắng Vân Hải ở Miền Bắc và mỏ cát trắng ở Cam Ranh, Miền Trung

- Đất sét phục vụ sản xuất xi măng: Đất sét là nguyên liệu cho sản xuất xi măng chiếm khoảng 24% tổng số các nguyên liệu Hiện nay có 64 mỏ sét được khai thác phục vụ sản xuất xi măng Các mỏ này có năng lực khai thác trên 7,65 triệu tấn/năm Trong đó có 9 mỏ sét lớn phục vụ các nhà máy xi măng lò quay với tổng năng lực khai thác trên 5,76 triệu tấn/năm và 55 mỏ sét nhỏ phục vụ các nhà máy xi măng lò đứng có tổng năng lực khai thác trên 1,35 triệu tấn/năm Theo nhu cầu sản xuất xi măng, các mỏ sét năm 2002 đã cung cấp đủ với khối lượng đạt 9,313 triệu tấn sét

- Đất sét làm gạch Ngãi nung: Gạch Ngãi nung là loại VLXD thông dụng

từ lâu đời và nhu cầu cho xây dựng các công trình công cộng và cho nhân dân ngày càng phát triển, chỉ tính năm 2001 cả nước sản xuất được 8,471 tỷ viên gạch và 467 triệu viên ngói và đã phải khai thác tổng cộng là 17,123 triệu m3 đất gạch ngó1

Trang 22

- Cao lanh: Ở Việt Nam có tới 203 mỏ cao lanh lớn, nhỏ nhưng theo thống kê hiện mới có 17 mỏ được cấp giấy phép hoạt động Sản phẩm cao lanh dùng làm sứ vệ sinh, gạch men sứ, sứ cách điện cung cấp cho ngành y tế và các ngành khác

- Sét chịu lửa: Chủ yếu được khai thác tại mỏ sét trắng Tuyên Quang và

mỏ sét trắng Trúc Thôn

Mỏ sét trắng Tuyên Quang được khai thác từ năm 1931 và liên tục cho đến nay Tính đến năm 1996 mỏ đã bóc được 203.353 m3 đất phủ và lấy được 385.897 tấn sét Sản lượng sét hàng năm khai thác dao động từ 1217 tấn (1969) đến 18.379 tấn (1988) đến 20.000 tấn (2000) Hệ số bóc đất dao động từ 0 ÷ 1,8

m3/tấn sản phẩm, trung bình 0,61 m3/tấn Hiện tại, đã khai thác hết sét ở các khu Tân Phủ, Gốc Si, Đầm Chàng, Ao Ấn, Nói Đá, Đường Hiên Đầm Sen, Hưng Kiều, Bắc Đầm Thắm Trong những năm tới sẽ khai thác ở Bắc Đầm Sen, và Nghiêm Sơn Trữ lượng sét còn lại khoảng 730.000 tấn chất lượng có thể xấu hơn

Mỏ sét trắng Trúc Thôn được khai thác từ những năm 1965 đến nay để cung cấp sét cho nhà máy gạch chịu lửa Cầu Đuống và khu gang thép Thái Nguyên Sản lượng của mỏ lên xuống thất thường: 1965 ÷ 1966 là 3.500 tấn/năm, năm 1973 chỉ đạt hơn 1.000 tấn, đến năm 1975 tăng lên 10.750 tấn sau

đã giảm dần đạt trung bình 3.200 ÷ 5.600 tấn/năm Những năm sau này sản lượng tăng nhanh 1.700 tấn (1993) và 16.000 tấn (1997) Tính đến 1992 mỏ đã khai thác tổng cộng 132.445 tấn, bóc đất 373.356 m3 Trữ lượng còn lại hiện nay 8.338.890 tấn Hệ số tổn thất tài nguyên của mỏ là 5%

- Đá ốp lát: Hiện nay, sản xuất đá ốp lát của nước ta được tiến hành trên

15 tỉnh, thành phố, gồm 35 cơ sở với năng lực sản xuất đạt 1.260 ngàn m2

Trong giai đoạn vừa qua, đã xuất khẩu đá ốp lát ra một số nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Ả Rập Xêút, Canađa…, song với khối lượng chưa nhiều do thiết bị sản xuất thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu

kỹ thuật của khách hàng

+ Tình hìnhkhai thác than: Ở Việt Nam khai thác than là ngành sản xuất

có quy mô công nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và tập

Trang 23

trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh, ngoài ra khai thác than còn được tiến hành ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung

Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác than dao động từ 7,1% đến 37%, trung bình 15% năm Năm 2004, toàn ngành than đã khai thác 27,3 triệu tấn than nguyên kha1 Trong khai thác than sử dụng hai công nghệ là hầm lò và lộ thiên

Đối với công nghệ khai thác lộ thiên, các thiết bị công nghệ tương đối đồng bộ và hiện đại, đạt được sản lượng cao Hiện nay sản lượng than lộ thiên chiếm khoảng 64% tổng sản lượng khai thác than

Theo dự báo hiện nay, nhu cầu than thương phẩm cho nội địa và xuất khẩu đến năm 2010 khoảng 39 ÷ 42 triệu tấn, 2015: 48 ÷ 51 triệu tấn và 2020:

53 ÷ 56 triệu tấn Để đạt được mục tiêu và đáp ứng nhu cầu trên, ngành than đang tiếp tục quy hoạch mở rộng các mỏ hiện đang khai thác và xây dựng các

mỏ mới theo hướng mở rộng tối đa biên giới các mỏ lộ thiên (cả chiều rộng lẫn chiều sâu)

Tóm lại, bên cạnh công nghệ khai thác mỏ lộ thiên, khai thác mỏ hầm lò

là một hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản từ lòng đất thông qua hệ thống các công trình ngầm như giếng nghiêng, giếng đứng, lò bằng, lò chợ, Những phần trữ lượng khoáng sản phân bố nông gần mặt đất có thể khai thác bằng phương pháp lộ thiên ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu khoáng sản của các ngành trong nền kinh tế quốc dân thì ngày một cao hơn, thực tế đó trở thành cơ hội để ngành khai thác mỏ hầm lò phát triển và đóng góp Bên cạnh những tác động tích cực như hàng năm đóng góp vào GĐP gần hàng chục ngàn tỷ đồng; tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cũng như trình độ dân trí cho một số cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa,… góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thì các tác động xấu của KTHL tới môi trường cũng rất đáng kể: chiếm dụng đất đai canh tác và trồng trọt dẫn đến thu hẹp thảm thực vật và làm thay đổi vi khí hậu; làm nhiễm bẩn đất, nước ngầm, nước mặt của khu vực; xả bụi và khí độc hại vào không khí;

Trang 24

gây tổn thất tới tính đa dạng sinh học của hệ động thực vật; gây ra sự dịch động

và biến dạng đất đá xung quanh, dẫn đến những rủi ro và sự cố môi trường; nổ khí mêtan, bục khí, bục nước mỏ gây thiệt hại người và tài sản ;

Như vậy, với những đặc điểm riêng về công nghệ khai thác, điều kiện làm việc, khai thác khoáng sản theo phương thức hầm lò đã gây ra những tác động đối với môi trường đặc trưng, khác so với các loại hình khai thác khoảng sản khác và nó đòi hỏi phải có những giải pháp đối phó phù hợp

Tình hình khai thác một số khoáng sản chính trong nước được giới thiệu ở bảng 1.1

Nguồn : Niên giám thống kê Việt nam 2001-2007 và các báo cáo hàng năm TKV 2001-2007

1.3 Hiện trạng môi trường trên các mỏ hầm lò

Quá trình khai thác hầm lò xảy ra hầu hết ở mọi loại khoáng sản từ nhiều năm nay, trước khi xuất hiện các Luật và văn bản pháp quy dưới luật về môi

Trang 25

trường Những hậu quả để lại của khai thác hầm lò đối với môi trường nhìn chung là nặng nề và khá trầm trọng Dưới đây trình bày một số tình trạng cụ thể

về ô nhiễm môi trường gây ra do một số hoạt động khai thác hầm lò

1.3.1 Hiện trạng môi trường trên các mỏ than

* Môi trường không khí

a) Bụi: ở tất cả các công đoạn sản xuất mỏ đều sinh ra bụ1

- Khoan nổ mìn ở các mỏ hầm lò: Khi phá nổ 1m3 đất đá tạo ra từ 0,0027÷0,17kg bụ1 Ở khoảng cách gương lò khoảng 30-40m có hàm lượng bụi

từ 800÷5000mg/m3, trong khi bình thường nồng độ bụi chỉ có 18,5 mg/m3

- Việc tồn tại nhiều mỏ nhỏ, lộ vỉa (của các mỏ hầm lò), vận tải than bằng ô

tô qua khu vực dân cư đã gây ô nhiễm thêm về bụ1 Bụi sinh ra từ các hoạt động quy mô nhỏ tuy ít, nhưng do nhiều cơ sở nên tổng lượng bụi và nồng độ bụi đủ

để gây tác hại và tàn phá môi trường Theo các số liệu thống kê khai thác 1000 tấn than khai thác ở các mỏ hầm lò tạo 6÷10 kg bụ1

Tổng lượng bụi sinh ra trong các công đoạn sản xuất chính (khai thác, vận chuyển, sàng tuyển) năm 2007 với sản lượng than hầm lò chiếm 45% sản lựơng toàn ngành, ước tính khoảnửơtên 300 tấn bụ1 Với tốc độ gia tăng sản lượng than hàng năm trên 10%, tổng lượng bụi và nồng độ bụi chung của vùng than Quảng Ninh cũng sẽ tăng nhanh theo thời gian và làm suy giảm chất lượng không khí toàn vùng

Những tác hại do bụi gây ra đối với môi trường vùng Quảng Ninh gồm:

- Tác hại về sức khoẻ: gây ra bệnh phổi và bệnh về đường hô hấp Theo số liệu thống kê, tỉnh Quảng Ninh hiện nay có khoảng 4000 người mắc bệnh phổi, chiếm gần 50% con số toàn quốc Tỷ lệ thợ lò bị bệnh silicosis chiếm tới 80% tổng số công nhân ngành than bị bệnh này

- Tác hại đến các công trình, máy móc và vật liệu: Do bụi có chứa các chất hóa học, ăn mòn kim loại, làm xuống cấp chất lượng các công trình, máy móc, nhất là trong điều kiện nước ta độ ẩm cao

Trang 26

- Tác hại đến hệ thực vật: sự tích tụ bụi trên các lá cây làm giảm khả năng quang hợp, trong đó bụi có chứa các chất độc tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cố1

Trong thời gian qua đã áp dụng nhiều giải pháp để hạn chế bụ1 Phương pháp tưới nước dập bụi là phương pháp chủ yếu được áp dụng với các quy mô khác nhau tại các mỏ hầm lò, theo đó các mỏ đã nâng cấp đường mỏ, áo đường bằng bê tông hay bê tông asphan và trồng cây xanh hai bên đường vận tải chính

để ngăn ngừa bụi lan toả Hiệu quả của công tác tưới nước chống bụi bị giảm xuống trong mùa hè và mùa khô vì tốc độ bay hơi của nước cao, đòi hỏi lượng nước tưới lớn, số lần tưới tăng lên Hệ thống phun nước áp suất cao, tạo ra sương mù được lắp đặt tại một số địa điểm trên đường giao thông, khu vực nhà máy tuyển than, trạm trung chuyển than Ngoài ra việc sử dụng chế độ thông gió hợp lý, cụ thể là sử dụng phương pháp thông gió đẩy nhờ quạt cục bộ và ống gió cũng có tác dụng rất lớn trong việc chống bụ1 Nói chung các giải pháp trên đã làm giảm được lượng bụi bay lơ lửng, cần phải mở rộng áp dụng và lựa chọn hệ thống làm việc chắc chắn, dễ bảo quản

Khi so sánh với các thành phố công nghiệp và ven biển khác ở Việt Nam, vấn đề chống bụi ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và các mỏ than vùng Quảng Ninh được xem xét là trầm trọng do các hoạt động khai thác than quy mô ngày càng lớn, khu vực bị ảnh hưởng rộng Những giải pháp chống bụi đang được áp dụng trong nhiều trường hợp chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về sức khoẻ

và môi trường hiện có

Những số liệu về bụi, nhất là bụi lắng đọng chưa đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể xây dựng một chiến lược giảm thiểu bụi cho các mỏ cũng như việc đánh giá mức độ ô nhiễm bụi do hoạt động khai thác mỏ so với các hoạt động khác xảy ra trong khu vực

b) Khí độc: Khí độc trong mỏ hầm lò tồn tại ở hai dạng: khí tự nhiên và khí phát sinh trong quá trình sản xuất Các chất khí độc hại hoặc cháy nổ có thể phát sinh là: CH4, CO, CO2, NOx (NO, NO2…), SOx (SO2, SO3…), H2S 5.5 phát sinh do các nguồn sau:

- Thoát ra từ trong mỏ theo luồng gió thải ở trạm quạt Các khí thải ở đây sinh

ra do nổ mìn, do hô hấp của con người, do sự oxy hoá của than và đặc biệt xuất ra từ

Trang 27

đất đỏ, than xung quanh đường lò Khí Mêtan (CH4) là khi đi kèm, chứa trong các vỉa than, trong quá trình khai thác than, lượng khí này thoát ra và lan toả vào không khí

- Phát sinh do hoạt động của ôtô máy xúc ở trên mặt bằng sân công nghiệp và trên khu vực đường ôtô vận tải

Trong một năm mỗi xe ô tô loại tải trọng 30÷35 tấn, thải ra khoảng

100÷150kg các chất khí hydrô cácbon, mỗi mỏ sử dụng hàng trăm xe ô tô như vậy lượng khí độc thải ra sẽ rất lớn

Khí độc thải ra do nổ mìn cũng rất lớn: sau vụ nổ 38 giây, ở khoảng cách 50m hàm lượng CO có trong không khí là 0,1%, khí NO2 là 0,2%, Ở các mỏ hầm lò, các cửa lò, khu sàng than, khu kho than, đường ôtô, vận tải không khí đều chịu ảnh hưởng của khí thải, song phần lớn chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép

c) Vi khí hậu: Trong điều kiện mỏ hầm lò cần nghiên cứu điều kiện vi khí hậu mỏ, trong đó lưu ý đến nhiệt độ và khí độc

- Các mỏ hầm lò ngày càng xuống sâu Mỏ ngày càng sử dụng thiết bị cỡ lớn: máy xúc, ô tô, máy gạt, máy khoan, máy bơm nước v5 Các loại thiết bị này làm việc ở đáy mỏ thoát nhiệt vào môi trường rất lớn Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt mỏ hầm lò:

+ Năng lực bức xạ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất do nước ta vùng nhiệt đới Bảng 1.2 giới thiệu kết quả đo đạc thời gian chiếu sáng trong ngày và lượng bức

Trang 28

Trong những ngày mặt trời chiếu sáng, bề mặt lớp đất đá hấp phụ một phần năng lượng làm tăng nhiệt độ đất đá, một phần phản xạ lại không gian, một phần truyền cho các lớp không khí nằm gần đó

+ Áp suất còn có ảnh hưởng lớn đến trạng thái của khí quyển trên công trường nhất là trong những ngày lặng gió hay tốc độ gió dưới 2m/giây

Do các yếu tố đó tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ ở đáy mỏ bao giờ cũng cao hơn bề mặt từ 3-8oC Lượng khí độc thường tích tụ ở đáy mỏ, đã xảy ra một số trường hợp khi nổ mìn bị nổ và cháy khí

Do nghiên cứu về khí hậu và tìm biện pháp cải thiện môi trường là một nội dung quan trọng khi khai thác hầm lò Vấn đề này đã được đề cập đến từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, nhưng chưa được quan tâm đúng mức và chưa thu được các kết quả khả th1

d) Tiếng ồn và độ rung: Trong sản xuất than, tiếng ồn và độ rung do hoạt động của máy móc và thiết bị là không thể tránh khỏ1

- Tiếng ồn: ở các mỏ hầm lò, tiếng ồn do các thiết bị khoan, xúc, các loại xe ôtô vận chuyển đất đá, do các máy nén khí, hệ thống sàng tại mỏ, các phân xưởng cơ khí, bảo dưỡng xe máy mỏ v5 Nhìn chung các thiết bị mỏ hoạt động sinh ra tiếng ồn đều cao hơn mức tiêu chuẩn: máy xúc là 92dB, ôtô là 97- 104dB, sàng mỏ là 85- 95dB

Tiếng ồn có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ công nhân, đặc biệt là đối với những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao, ảnh hưởng đến thính giác và các cơ quan khác, gây buồn nôn, chóng mặt, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi toàn thân, tâm lý khó chịu, bực bội, mất tập trung vào công việc

- Độ rung: Chủ yếu do thiết bị làm việc, đều vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép: Đường ôtô (cách 50m) 1,4; đường tàu hoả (cách 50m) 1,4; trạm quạt gió 1,3- 1,6

- Độ rung là một trong những yếu tố có tác động đến máy móc và sức khoẻ của người lao động Máy càng rung càng nhanh chóng hỏng Độ rung cũng gây

ra các loại bệnh cho con người như bệnh tiêu hoá, đau ngực, đau lưng, rối loạn thần kinh, mất phản xạ, mất thăng bằng, thị lực giảm sút, triệu trứng về tim mạch, suy nhược cơ thể, v5

Trang 29

* Môi trường nước

Hoạt động của sản xuất than có tác động mạnh mẽ đến chất lượng và lưu lượng của nước mặt, nước ngầm và nước bịển

a) Suy giảm lưu lượng nước

b) Hệ thống thuỷ văn ở các khu vực có sản xuất than ở các khu vực có hoạt động sản xuất than đã bị biến dạng mạnh mẽ về mọi phương diện: hình dạng, động lực dòng chảy, hệ thống bồn thu nước, mức độ liên tục của dòng chảy v5

Có thể dẫn chứng qua thực tế khảo sát lưu lượng sông Diễn Vọng cũng giảm từ 25.000 m3/ngày xuống còn 6.000 m3/ngày về mựa khô Hồ Bara Đèo Nai, nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho thị xã Cẩm Phả ở độ cao +340, diện tích 50ha có sức chứa 250.000m3, nhưng trong những năm gần đây xảy ra hiện tượng rò rỉ, bồi lắng, có lúc xuống dưới mức tự chảy, phải dùng bơm nước Đập chứa nước Yên Lập xây dựng năm 1980 với sức chứa 118 triệu m3, cung cấp nước tưới cho 10.050ha đất nông nghiệp Sau 10 năm công suất giảm xuống còn 60%, chỉ còn đủ khả năng cung cấp nước tưới cho 5.500ha Hồ chứa Diễn Vọng cung cấp 25.000m3 nước/ngày đêm nước sinh hoạt cho thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả, nay chỉ còn 15.000m3/ngày đêm Thành phố Hạ Long với số dân 150.000 người hiện đang chịu tình trạng thiếu nước

- Về lưu lượng nước ngầm cũng bị suy giảm trầm trọng do thường xuyên bơm hút từ các mỏ hầm lò, cũng như tàn phá thảm thực vật làm cho lưu lượng nước giảm, mực nước bị hạ thấp, chế độ nước ngầm bị phá vỡ

Tài nguyên nguồn nước ngầm ở Quảng Ninh rất hạn chế do tầng chứa nước hoặc nước gần mặt đất hoặc có quan hệ thuỷ lực trực tiếp với nước bịển Nếu thiếu nước mặt, phải khai thác nước ngầm quá mức sẽ rất nguy hiểm Trong 10

lỗ khoan khai thác nước ngầm ở Hòn Gai đã có 4 lỗ bị nhiễm mặn

b) Suy giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm ở Quảng Ninh do nhiều nguyên nhân như nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt mà hầu hết không được xử lý

Nước thải do khai thác than cũng đã góp phần làm ô nhiễm môi trường nước Lượng nước thải tính toán bình quân: Mỏ hầm lò là 2- 51m3/tấn than khai thác

Trang 30

Bảng 1.3: Chất lượng nước thải tại một số mỏ hầm lò (10/1996)

TT Các chỉ tiêu Đơn vị Mỏ than

Thống Nhất

Mỏ than Nam Mẫu

Qua các số liệu đo đạc, có thể thấy khai thác than đã tác động đến chất lượng

nước mặt vùng Quảng Ninh và biểu hiện ở sự gia tăng chất rắn lơ lửng đặc

biệt là huyền phù than

Thay đổi pH của nước làm gia tăng nồng độ kim loại nặng trong nước Như

ở mỏ than Thống nhất, hàm lượng ion sắt trong nước thải trung bình là 11.4

vượt so với tiêu chuẩn là gần 2.5 lần

Dự báo chất lượng nước mặt của vùng than Quảng Ninh trong tương lai sẽ

nhanh chóng suy giảm do gia tăng số lượng nước thải mỏ, diện tích các bãi thải,

diện tích rừng bị thu hẹp, gia tăng mật độ dân cư, các ngành công nghiệp khác

và hạ tầng cơ sở

* Môi trường đất đai và rừng

a) Hiện trạng sử dụng đất: tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Ninh là

594.858ha, đất đã sử dụng 251.301ha chiếm khoảng 42,3% Trong đó đất nông

nghiệp là 41.465ha chiếm 6,65%, đất rừng 153.032ha chiếm 25,77%, đất cho

công nghiệp ngành than theo bản đồ duyệt năm 1993 của tỉnh Quảng Ninh là

17.220,7ha trong đó đất cho khai trường là 11.537,5ha, đất làm bãi thải 1.868ha,

đất làm mặt bằng và vùng đệm là 3.380,8ha, chi tiết cho khu vực xem bảng 1.4

Riêng ở vùng Quảng Ninh ngành than khá tập trung, tuy diện tích đất dùng

cho ngành than chỉ chiếm 2,9% diện tích đất toàn tỉnh Nhưng nó lại nằm gần

Trang 31

thành phố, thị xã, thị trấn, ven bịển, nơi có mật độ dân số cao, đất nông nghiệp rất hiếm Việc khai thác than cũng ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng Khai thác than trực tiếp làm mất 705ha rừng, còn khai thác gỗ không đúng kỹ thuật làm mất 34.135ha rừng

Bảng 1.4: Hiện trạng sử dụng đất

b) Đất đá mỏ và bãi thải

- Hoạt động khai thác than đặc biệt là khai thác than hầm lò đã thải ra một khối lượng đất đá lớn Các bãi thải hình thành xung quanh các mỏ đã ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực nhất là các bãi thải nằm tiếp giáp với khu vực dân

cư, đường giao thông Quá trình khai thác than hàng trăm năm đã để lại hậu quả nặng nề về đổ thải, trôi lấp đất đá thải

- Khối lượng đất đá thải Nếu tính trung bình cho thấy để khai thác 1 tấn than mỏ hầm lò phải bóc 6- 8m3 đất đá Hiện nay mỗi năm vùng than Quảng Ninh lượng đất đá thải khoảng trên 100 triệu m3

- Trôi lấp đất đá thải: Công nghệ đổ thải đất đá áp dụng sơ đồ ôtô kết hợp máy gạt, phương pháp đổ thải theo chu vi: Đất đá được vận tải từ lò ra bãi thải bằng ôtô tự đổ, ôtô đổ xuống sườn tầng với khối lượng từ 60 ÷70% khối lượng đất đá chứa trong thùng xe Khối lượng 30 ÷ 40% còn lại sẽ đổ trên mặt của bãi thải và dùng xe gạt, gạt xuống sườn tầng thải Tiến hành đổ thải tầng cao với chiều cao từ 20÷30 m Dưới tác động bào mòn, xói lở và cuốn trôi của nước mưa, gió bão, các bãi thải luôn bị biến động

Khu vực gần mép trên sườn bãi thải chủ yếu là đất đá có cỡ hạt nhỏ hơn 15mm chiếm khoảng 50%, lúc đầu thường xuyên bị xói mòn nhẹ và sau một

Diện tích, ha STT Vùng

Trang 32

thời gian bị sạt lở từng mảng lớn cho đến khi đạt góc nghiêng ổn định Khu vực giữa của sườn bãi thải do dòng nước tập trung thành dòng chảy lớn cuốn trôi đất

đá, tạo thành các rãnh sâu 2- 3m, rộng 5- 7m, tạo tiền đề hình thành vùng lò bùn phá hoại sườn bãi thải, bồi lấp sông suối, đồng ruộng, đường sá, khu vực dân cư quanh bãi thải Hiện nay các bãi thải không có nhiều hệ thống kênh mương để lái dòng nước, khi mưa bão nước đổ thẳng dọc theo sườn gây xói mòn và xói lở lớn Những giải pháp như hạ thấp góc dốc tự nhiên của sườn bãi thải, đổ thải theo nhiều cấp, xây dựng hệ thống mương rãnh lái dòng mước và thoát nước, trồng nhiều cây trên bãi thải đều chưa thực hiện được

Việt Nam đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về ổn định bờ mỏ ở các

mỏ hầm lò, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về ổn định bãi thải, nhất là trong điều kiện bão hoà nước của mùa mưa bão Trong tương lai, cần ưu tiên xem xét vấn đề quy hoạch đất cho việc đổ thải và xử lý sử dụng bãi thải

1.4 Công tác bảo vệ môi trường trên ba mỏ khảo sát

1.4.1 Bảo vệ môi trường không khí:

Các mỏ đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ môi trường không khí các

mỏ đã tiến hành nâng cấp đường giao thông rải nhựa hoặc bêtông hoá toàn bộ hệ thống đường ngoài mỏ Đường trong mỏ được rải cấp phối và lu lèn, hàng ngày được tưới phun nước luôn giữ độ ẩm bề mặt (bình thường hàng ngày tưới từ 2 ÷

3 lần) Ôtô chở đá hoặc khoáng sản chạy qua khu dân cư đều có che phủ bạt kín Không chở quá tải trọng quy định

Thường xuyên bảo dưỡng xe máy, điều chỉnh máy làm việc ở điều kiện tốt nhất

Lựa chọn các phương pháp, sơ đồ nổ mìn tiên tiến và các loại thuốc nổ, vật liệu nổ ít sinh ra khí độc

Trồng thêm cây xanh tại các vị trí cho phép ở hai bên đường vận chuyển để giảm việc phát tán bụ1

Đã có ý thức giảm thiểu các chất độc hại do thiết bị chạy xăng dầu gây ra như thay đổi nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, thay nhiên liệu có chỉ số octane, cetane thấp bằng nhiên liệu có chỉ số octane, cetane cao phù hợp với tính năng của xe Các nhà xưởng được xây dựng đạt tiêu chuẩn thông thoáng, nhiều cửa sổ, dùng quạt gió công

Trang 33

nghiệp để đẩy mùi ra ngoài, công nhân trực tiếp lao động phải tiếp xúc với các loại sản phẩm có hại như dầu, mỡ được trang bị khẩu trang, gang tay, ủng cao su,

Để giảm các khi CO, CO2, NO, NO2, SO2, gây ra khi nổ mìn, các mỏ đã chỉ sử dụng loại thuốc nổ ANFO đây là loại thuốc an toàn hầm lò và có cân bằng ôxy xấp xỉ không, hoặc ở những trường hợp đất đá và khoáng sản có độ kiên cố lớn thì dùng thuốc nổ AD1

Đối với công tác bảo vệ môi trường không khí thì yếu tố quan trọng trong thời điểm hiện nay là xử lý bụi ở nhiều khâu phát sinh bụi như: Trong lò chợ, lò chuẩn bị, các điểm truyền tải than hay khoáng sản và đất đá trong mỏ và ngoài mặt bằng, đặc biệt là tại trạm sàng tuyển Nhìn chung các mỏ đã có biện pháp xử

lý bụi ngay từ nguồn phát sinh bụi như: phun tưới nước dập bụi tại nguồn phát sinh và che đậy các kho than Nhưng nhược điểm chính ở các mỏ là chưa sử dụng đồng bộ các giải pháp dập bụi tận gốc trong các khâu khoan nổ, xúc bóc, nghiền đập như dùng bua nước, tưới nước làm ẩm khối than và khoáng sản cũng như đất đá trước khi nổ mìn, phun nước trước và trong khi xúc, các giải pháp dập bụi ở trạm nghiền đá chưa đồng bộ như chưa có hệ thống bao che triệt để các băng truyền

Ở một số thiết bị nghiền sàng nhỏ của mỏ được lắp thêm các cơ cấu giảm chấn và lò so chống rung

Việc hạ độ dốc của đường nâng cao chất lượng mặt đường, chở đúng tải trọng của các mỏ cùng có hiệu quả tốt trong việc giảm ồn

1.4.3 Giảm thiểu tác động tới môi trường nước:

Để hạn chế nước mưa chảy tràn qua khu vực xưởng tuyển bãi thải gây cuốn trôi bùn đất và hòa tan các chất độc hại, làm bồi lấp các dòng chảy và đất

Trang 34

đai trồng trọt hạ nguồn, làm giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm, … các mỏ đều có xây dựng hệ thống mương rãnh ngăn nước trên các sân công nghiệp Hệ thống thoát nước mặt đều được xây dựng và củng cố thường xuyên, đảm bảo thoát nước kịp thờ1

Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại mỏ được thu gom và dẫn đến bể sử lý trước khí thải ra ngoài theo phương pháp tự loạ1 Tuy nhiên khối lượng này không lớn

Nước rửa xe máy cũng được thu gom lại theo mương thoát nước chảy vào các bể lắng để tiến hành xử lý Tuy nhiên ở khâu này, việc sử lý của các mỏ chưa triệt để, phần lớn chỉ lắng đọng được các cặn cứng và bùn đất, còn các sản phẩm thừa của dầu mỏ thì chưa thu hồi một cách triệt để

Nước thoát ra từ trong mỏ đều được qua bể lắng để xử lý cặn lơ lửng, đặc biệt là bùn than và quặng Song nhìn chung vấn đề xử lý nước thải mỏ hầu hết là chưa triệt để, như việc xử lý độ pH của nước mỏ ở 2 mỏ than Nam Mẫu và Thống Nhất, phần lớn độ pH còn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép

1.4.4 Các biện pháp bảo vệ môi trường đất và quản lý chất thải rắn:

Để bảo vệ môi trường đất, năm 2007 và năm 2008 mỏ Thống Nhất đầu tư kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ giảm thiểu tác động đến môi trường như sau:

- Trồng cây: 4.081 cây tương ứng 71 triệu đồng

- Xây kè: tổng chi phí trên 400 triệu đồng trong năm 2008

- Nạo vét suối : Tổng kinh phí 100 triệu đồng/năm 2008

- Phí quan trắc môi trường: 120 triệu đồng/năm

- Xây dựng trạm lọc nước: kinh phí 400 triệu đồng/2008

- Thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải mỏ: tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng/năm 2008, chủ đầu tư do Tập đoàn CN than-khoáng sản Việt Nam

Mỏ than Nam Mẫu trong năm 2007 và 2008 đã chi phí đầu tư cho nhiều công trình phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường như:

- Trồng cây năm 2007 và 2008: 4,17 ha tương ứng 190,04 tiệu đồng

- Xây kè: tổng kinh phí 3,9 tỷ đồng/2008

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải mỏ: 2.5 tỷ đồng/2008

- Mua ôtô phun nước dập bụi: 1,1 tỷ đồng/2008

Trang 35

- Chi phí phun tưới dập bụi đường giao thông: nhà sàng 14 triệu đồng, đường giao thông thuê ngoài 1,8 tỷ đồng và phun dập bụi khai trường 54 triệu đồng cho năm 2008

- Quy hoạch bãi thải +200: 120 triệu đồng/2008

- Xây dựng hệ thống rửa xe +30: 30 triệu đồng/2008

- Bể lắng nhà sàng: 20 triệu đồng/2008

- San gạt đắp bù lòng đường: 228 triệu đồng/2008

Các chất thải rắn khác (rác thải sinh hoạt, giẻ lau, túi đựng thuốc nổ, ) được thu gom và chôn giữ (rác thải vô cơ) hoặc đốt (rác thải hữu cơ) như các mỏ khác

Công nghệ đổ thải của các mỏ

Công nghệ đổ thải đất đá áp dụng sơ đồ ôtô kết hợp máy gạt, phương pháp

đổ thải theo chu vi: Đất đá được vận tải từ lò ra bãi thải bằng ôtô tự đổ, ôtô đổ xuống sườn tầng với khối lượng từ 60 ÷70% khối lượng đất đá chứa trong thùng

xe Khối lượng 30 ÷ 40% còn lại sẽ đổ trên mặt của bãi thải và dùng xe gạt, gạt xuống sườn tầng thải

Tiến hành đổ thải tầng cao với chiều cao từ 20÷30 m

Tại mép tầng bãi thải xe gạt tạo đê bao quanh có chiều cao từ 0,5÷0,8m, mặt rộng 1m để đảm bảo an toàn cho ôtô trong quá trình đổ thải

Mặt tầng đổ thải có độ dốc vào trong (3%), nhằm để tránh nước mưa tràn qua sườn tầng thải, gây phá huỷ tầng thải

Đối với các bãi thải nằm gần các đường vận tải, các công trình, để tránh đất

đá trôi xuống làm ảnh hưởng tới các công trình thì cần phải xây dựng tường chắn dọc theo chân bãi thải

Tại chân bãi thải xây dựng các đập lọc môi trường trước khi đổ thải nhằm ngăn đất trôi lấp các suối, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đến các vùng lân cận

Để hạn chế ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường, mỏ Thống Nhất đã tiến hành xây kè với tổng chi phí trên 400 triệu đồng trong năm 2008 và thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải mỏ trên 2 tỷ đồng

Mỏ than Nam Mẫu chi cho xây kè hơn 3,9 tỷ đồng, phun dập bụi khai trường 54 triệu trong năm 2008 Chi cho quy hoạch bãi thải +200: 120 triệu đồng/2008 Các chất thải rắn khác (rác thải sinh hoạt, giẻ lau, túi đựng thuốc nổ, ) được thu gom và chôn giữ (rác thải vô cơ) hoặc đốt (rác thải hữu cơ) như các mỏ khác

Trang 36

1.4.5 Kết quả quan trắc thực trạng môi trường

*Phương pháp quan trắc

Các mỏ đều thiết lập mạng lưới quan trắc theo nguyên tắc lựa chọn các điểm quan trắc và thành lập hệ thống các điểm cố định Các điểm quan trắc là những điểm tác động của vùng khai thác, chế biến và tiêu thô các sản phẩm Tiến hành khảo sát đo đạc và lấy mẫu phân tích ở một số điểm đại diện đặc trưng nhất tại khai trường trong khu vực mỏ, vùng lân cận và trục đường giao thông mà các phương tiện vận chuyển sẽ đi qua

Vị trí quan trắc của mỏ than Thống Nhất như sau:

Quan trắc chất lượng không khí: 9 điểm như bảng 1.8

Quan trắc chất lượng nước thải: 9 điểm như bảng 1.9

Thực hiện công tác quan trắc mỏ than Thống Nhất là Công ty Phát triển Tin học-Công nghệ và Môi trường của Tập đoàn công nghiệp than & khoáng sản Việt Nam, của mỏ than Nam Mẫu là Viện Khoa học và công nghệ mỏ-TKV, của

mỏ Nickel Bản Phúc là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La Tần suất quan trắc của các mỏ là: 4 lần/năm

* Kết quả quan trắc

* Kết quả quan trắc mỏ than Thống Nhất (tháng 7 / 2008)

a Môi trường không khí

Bảng 1.5: Mạng lưới các điểm quan trắc môi trường không khí mỏ Thống Nhất

1 Điểm rót than băng tải 4

2 Cụm sàng 52

3 Búa máy phân xưởng cơ điện

4 Đường vận chuyển than từ mức +110 ÷ 52

5 Mẫu K5: Trạm quạt 2K56-N024

6 Mẫu K6: Máng rót đá +13 sát khu dân cư

7 Mẫu K7: Lò dọc vỉa 42.2 vỉa 13.1 (Thải chung)

8 Mẫu K8: Lò song song 40 vỉa 13.2 lò chợ số 1

9 Mẫu K9: Lò song song 40 vỉa 13.2 lò chợ số 2

Trang 37

Bảng 1.6: Mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước mỏ Thống Nhất

TT Điểm quan trắc

1 Nước cửa lò +13 Lộ Trí

2 Nước ở cửa giếng phụ +41

3 Nước thải nhà tắm khu Lộ Trí

4 Nước văn phòng khu mỏ

5 Nước trạm lọc khu Lộ Trí

6 Nước mương Cầu 2, đoạn sân công nghiệp phía Đông +25

7 Nước thải sinh hoạt khu Lộ Trí

8 Nước thải sinh hoạt của khu vực phòng y tế

9 Nước thải sinh hoạt của khu trại tăng gia

Tổng 9 điểm

Kết quả quan trắc môi trường không khí tháng 7/2008 như trong các bảng sau:

Bảng 1.7: Kết quả phân tích chất lượng không khí tháng 7/2008 mỏ Thống Nhất

Kết quả đo chất lượng không khí

Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Công ty Thống Nhất tháng 7/2008

Bảng 1.8: Kết quả phân tích không khí tháng 7/2008 mỏ than Thống Nhất

Kết quả đo chất lượng không

Trang 38

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3

Hình 1.1 : Sự thay đổi nồng độ bụi theo các vị trí quan trắc tháng7/2008

74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94

K 1 K 2 K 3 K 4 K 5 K 6

Hình 1.2 : Biểu đồ khảo sát biến thiên tiếng ồn mỏ Thống Nhất tháng7/2008

Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường các mẫu không khí khu vực dự án

và so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939-2005 chúng tôi rút ra kết luận sau: Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại thời điểm khảo sát về cơ bản chưa vượt quá giới hạn tối đa cho phép của bụi và chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, cụ thể là:

- Bụi lơ lửng thấp nhất 0,26 cao nhất 2,5 và TCCP: 0,3 mg/m3

- Khí CO thấp nhất 2,64 cao nhất 3,84 và TCCP: 30 mg/m3

- Khí H2S, hơi HC và CH4 có nồng độ nhỏ, có một số vị trí không phát hiện được

Các kết quả cho thấy hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án nhìn chung nằm trong giới hạn cho phép

Kết hợp kết quả đo đạc, phân tích thành phần bụi tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm trong tháng 7/2008 về ô nhiễm không khí và pháng vấn

Trang 39

người dân sinh sống tại phường Cẩm Đông, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

* Những khu vực bị ảnh hưởng bụi

- Khu mỏ than Thống Nhất có cụm sàng than, kho than, xưởng cơ khí, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống công nhân, khu tập thể công nhân mỏ,

là khu vực có nồng độ bụi trung bình thường cao, song chưa vượt giới hạn tối đa cho phép theo TCVN 5937:2005 Trừ nồng độ bụi lơ lửng ở một số vị trí có thiêt

bị làm việc

- Khu vực 2 bên đường ô tô chở đất đá và tuyến đường sắt chở than từ khu

mỏ đến nhà tuyển than Cửa Ông, trong những ngày nắng, hanh, khô và gió (khoảng 212 ngày/năm) và mỗi lần có ô tô chở than đi qua, khu vực này có nồng

độ bụi tương đối cao vượt giới hạn tối đa cho phép

- Vào những ngày mưa, nồng độ bụi giảm xuống đáng kể Mưa kéo bụi than, đất lắng đọng xuống mặt đất, mặt đường và cùng với một lớp bụi đất, than sẵn có trên mặt đường ô tô tạo ra bùn lầy và cũng chính lớp bùn dày này lại là nguồn gây bụi trong ngày nắng, khô ráo

* Những khu vực bị ảnh hưởng khí độc hại

Ở hầu hết các điểm đo và lấy mẫu khí để phân tích cho thấy trên khai trường, khu sàng than, khu kho than, đường ôtô, vận tải không khí đều chịu ảnh hưởng của khí thải, song phần lớn chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép

* Đánh giá chung

Để đánh giá chất lượng không khí của khu vực khai thác mỏ Thống Nhất, các mẫu không khí, hàm lượng bụi và độ ồn của khu vực được quan trắc vào hai đợt tháng 3 năm 2008 Các kết luận dựa trên những số liệu thu được là:

- Hàm lượng bụi tại các khu vực phát sinh bụi lớn như khu sàng tuyển than, kho than, đường chở than tương đối cao, vượt giới hạn tối đa tiêu chuẩn cho phép

- Độ ồn ở các điểm quan trắc nơi có máy móc thiết bị làm việc hoặc đường ôtô vận chuyển, cao hơn tiêu chuẩn cho phép

- Ở hầu hết các điểm đo hàm lượng các chất khí CO, CO2, NO2, SO2, H2S

không vượt quá giới hạn tối đa cho phép không đáng kể

b Môi trường nước

* Nước thải:

Trang 40

- Độ pH: Giá trị nước là chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi giai đoạn trong đánh giá chất lượng nước Theo tiêu chuẩn TCVN 5945 – 1995 (giới hạn B) quy định nước thải có giá trị pH = 5,5 ÷ 9 được đổ vào các vực nước dùng cho các mục đích giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thủy sản, trồng trọt,…

Kết quả khảo sát quan trắc môi trường đợt tháng 7/2008 Các số liệu đo đạc và phân tích được giới thiệu trong bảng 4-6 và bảng 4-7

Phân tích các số liệu trong bảng, ta rút ra các nhận xét sau:

- pH: từ trung tính đến kiềm yếu

- Độ dẫn điện, độ muối rất nhỏ

- Ôxy hoà tan ít dao động (khoảng 8 ÷ 10mg/l)

- BOD, COD tương đối thấp (từ vài đơn vị đến vài chục)

- Hàm lượng các kim loại nặng như Cd, Hg, Pb, As đều không có dấu hiệu của sự ô nhiễm

Bảng 1.9: Kết quả phân tích chất lượng nước thải mỏ Thống Nhất tháng 7/2008

Ngày đăng: 18/04/2014, 14:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] - Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác chế biến đá và sét. Cục Môi trường - Bộ KHCN và MT, Hà nội 1999 Khác
[2] - Hồ Sĩ Giao, Bảo vệ môi trường khai thác mỏ lộ thiên, ĐH Mỏ - Địa chất, HN 2001 Khác
[3] – Hoàng Xuõn Cơ, Đánh giá tác động môi trường, NXB ĐH QG, HN 2001 Khác
[4] - Phạm Khắc Mạnh, Tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, Hà nội 2005 Khác
[5] – Mai Thế Toản, Bảo vệ môi trường trong ngành khai khoáng Việt Nam - Thực trạng và những tồn tại, Tạp chí KHKT Mỏ - Địa chất, số 14 – 4/2006 Khác
[6] - Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản Khác
[8] – Các báo cáo ĐTM của các dự án khai thác khoáng sản rắn trong các năm 2004, 2005 và 2006 Khác
[9] - Alan Gilpin - Environmental Impact Assessment (EIA) Cutting edge for the twenty-first century. Cambridge University Press. 1995 Khác
[10] - Lê Thạc Cán và nnk. Đánh giá động môi trường. Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn. NXB KH và KT. Hà nộ1. 1993 Khác
[11] - Hoàng Xuân Cơ - Đánh giá tác động môi trường. NXB Khoa học Quốc gia. Hà nộ1. 2001 Khác
[12] - Cẩm nang công nghệ thiết bị mỏ. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hầ nộ1. 2006 Khác
[13] - Lê Trình - Lựa chọn phương pháp đánh giá tác động môi trường cho hoạt động khai thác hầm lò. 2006 Khác
[14] - Environmient Australia, clearer production. Best practice environmiental management in Mining, June – 2000 Khác
[15] - Heinz Leuenberger - Sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp: Tiềm năng và hạn chế. TT Công trình KH-ĐHBK, Hà Nội 10/2001 Khác
[16] - Lê Minh Châu, Lê Đăng Hoan – SXSH và khả năng áp dụng trong các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam, TC Công nghiệp mỏ, Số 6/2005 Khác
[17] - Phùng Mạnh Đắc – Nghiên cứu đánh giá tác động của Luật Khoáng sản đối với sự phát triển ngành mỏ Việt Nam. Đề tài của Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam, năm 2005 Khác
[18] - Trần Văn Huỳnh – Nghiên cứu các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản năng lượng. Chương trình nhà nước KC.08 năm 2005 Khác
[19] - Hồ Sĩ Giao - Sử dụng bãi thải tạm - một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao. TC Than VN số 8/1996 Khác
[20] - Lại Hồng Thanh – Tình hình thực hiện quy trình, quy phạm trên các mỏ hầm lò trong nước. TT các báo cáo Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc lần XII-1999 Khác
[21] –Nguyễn Hoàng Sơn - Kỹ thuật môi trường tuyển khoáng. Đại học MĐC - 2001 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
BẢNG THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT (Trang 4)
Bảng 1.1- Sản lượng một số khoáng sản chính từ 2000-2007 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 1.1 Sản lượng một số khoáng sản chính từ 2000-2007 (Trang 24)
Bảng 1.2 giới thiệu kết quả đo đạc thời gian chiếu sáng trong ngày và lượng bức  xạ thực tế ở vùng Quảng Ninh - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 1.2 giới thiệu kết quả đo đạc thời gian chiếu sáng trong ngày và lượng bức xạ thực tế ở vùng Quảng Ninh (Trang 27)
Bảng 1.3: Chất lượng nước thải tại một số mỏ hầm lò (10/1996) - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 1.3 Chất lượng nước thải tại một số mỏ hầm lò (10/1996) (Trang 30)
Hình  1.1    : Sự thay đổi nồng độ bụi theo các vị trí quan trắc tháng7/200 8 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
nh 1.1 : Sự thay đổi nồng độ bụi theo các vị trí quan trắc tháng7/200 8 (Trang 38)
Hình   1.2  : Biểu đồ khảo sát biến thiên tiếng ồn mỏ Thống Nhất tháng7/2008 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
nh 1.2 : Biểu đồ khảo sát biến thiên tiếng ồn mỏ Thống Nhất tháng7/2008 (Trang 38)
Bảng 1.9:  Kết quả phân tích chất lượng nước thải mỏ Thống Nhất tháng 7/2008 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 1.9 Kết quả phân tích chất lượng nước thải mỏ Thống Nhất tháng 7/2008 (Trang 40)
Hình 1.3 Biểu đồ độ pH của các mẫu nước theo kết quả quan trắc quý I/2008 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Hình 1.3 Biểu đồ độ pH của các mẫu nước theo kết quả quan trắc quý I/2008 (Trang 43)
Hình 1.4: Biểu đồ độ pH của các mẫu nước mặt - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Hình 1.4 Biểu đồ độ pH của các mẫu nước mặt (Trang 47)
Bảng 1.15: Kết quả phân tích nước sinh hoạt của mỏ và khu dân cư - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 1.15 Kết quả phân tích nước sinh hoạt của mỏ và khu dân cư (Trang 47)
Hình 1.5: Biểu đồ độ pH nước sinh hoạt tại các điểm quan trắc. - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Hình 1.5 Biểu đồ độ pH nước sinh hoạt tại các điểm quan trắc (Trang 48)
Bảng 1.18: Kết quả phân tích đất tại mỏ than Nam Mẫu tháng 7/2008 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 1.18 Kết quả phân tích đất tại mỏ than Nam Mẫu tháng 7/2008 (Trang 50)
Bảng 1.19: Kết quả phân tích đất tại mỏ than Thống Nhất tháng 7/2008 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 1.19 Kết quả phân tích đất tại mỏ than Thống Nhất tháng 7/2008 (Trang 50)
Bảng 1.20: Kết quả phân tích đất mỏ nickel Bản Phúc tháng 7/2008 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 1.20 Kết quả phân tích đất mỏ nickel Bản Phúc tháng 7/2008 (Trang 51)
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước thải mỏ Thống Nhất tháng 7/2008 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng nước thải mỏ Thống Nhất tháng 7/2008 (Trang 74)
Bảng 3.2: Kết quả phân tích mẫu nước thải mỏ than Nam Mẫu - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 3.2 Kết quả phân tích mẫu nước thải mỏ than Nam Mẫu (Trang 75)
Bảng 3-4: Kết quả phân tích đất tại mỏ than Thống Nhất tháng 7/2008 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 3 4: Kết quả phân tích đất tại mỏ than Thống Nhất tháng 7/2008 (Trang 77)
Bảng 3.5: Kết quả phân tích đất mỏ nickel Bản Phúc tháng 7/2008 - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 3.5 Kết quả phân tích đất mỏ nickel Bản Phúc tháng 7/2008 (Trang 77)
Bảng 3.6- Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực khai trường  mỏ than Nam Mẫu - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực khai trường mỏ than Nam Mẫu (Trang 79)
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất l ượng không khí tháng 7/2008 mỏ nickel Bản Phúc - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất l ượng không khí tháng 7/2008 mỏ nickel Bản Phúc (Trang 80)
Bảng 3-8: Kết quả phân tích chất lượng không khí trong mỏ than Nam Mẫu - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 3 8: Kết quả phân tích chất lượng không khí trong mỏ than Nam Mẫu (Trang 81)
Hình 4.1 - Phương pháp trồng cây cải tạo bờ dốc - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Hình 4.1 Phương pháp trồng cây cải tạo bờ dốc (Trang 90)
Hình 4.4- Thiết bị khử bụi bằng lớp đệm  nước   1- ống Venturi; 2- buồng thu khí; 3- đệm cỏ; - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Hình 4.4 Thiết bị khử bụi bằng lớp đệm nước 1- ống Venturi; 2- buồng thu khí; 3- đệm cỏ; (Trang 99)
Hình 4.9: Sơ đồ cấu tạo hố lắng cặn cứng - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Hình 4.9 Sơ đồ cấu tạo hố lắng cặn cứng (Trang 104)
Hình 4.8- Thiết bị lọc bụi tĩnh  điện dạng  tấm - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Hình 4.8 Thiết bị lọc bụi tĩnh điện dạng tấm (Trang 104)
Hình 4.10: Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn  Bảng 4.3.  Tiêu chuẩn nước thải sau khi xử lý - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Hình 4.10 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn Bảng 4.3. Tiêu chuẩn nước thải sau khi xử lý (Trang 107)
Hình 4.12. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải từ đáy mỏ hầm lò - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Hình 4.12. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải từ đáy mỏ hầm lò (Trang 109)
Hình 5.1: Các sơ đồ làm thoải sườn bãi thải (a- từ trên xuống, b- từ dưới lên) - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Hình 5.1 Các sơ đồ làm thoải sườn bãi thải (a- từ trên xuống, b- từ dưới lên) (Trang 121)
Bảng 6.1. Bảng liệt kê các hoạt động dự án và thành phần môi trường - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 6.1. Bảng liệt kê các hoạt động dự án và thành phần môi trường (Trang 134)
Bảng 6.2: Các hoạt động phát triển của dự án - Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò
Bảng 6.2 Các hoạt động phát triển của dự án (Trang 138)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w