1. Khoan các lỗ mìn: gây ồn, phát thải bụi và khí độc hại (từ nhiên liệu
điezen) vào không khí.
2. Nổ chất nổ: gây bụi, phát thải khí độc, gây chấn động mặt đất, tạo các sóng va đập không khí, gây tiếng động lớn.
3. Xúc bóc: gây ồn, phát thải bụi vào không khí, tạo các bề mặt thoáng để đất đá và quặng tiếp tục với không khí, mưa, nắng, tạo điều kiện để các phản
ứng ôxy hóa xẩy ra nhanh chóng, dẫn đến sự phát thải các chất độc hại vào nước, đất và không khí. Nếu là máy xúc chạy điêzen thì hoạt động xúc bóc còn phát thải vào không khí các chất độc hại như hydrocacbon, Co, So2, muội khói, …
4. Khai thác dưới hầm lò gây phát sinh dịch động và biến động đất đá, gây nứt nẻ, sụt lún mặt đất dẫn đến phá huỷ các công trình công nghiệp và dân dụng, đồng thời cũng gây sự sập lởđất đá trong các công trình hầm lò.
5. Vận tải: gây ồn, phát thải các chất khí độc hại (tương tự như máy xúc chạy dầu điêzen) và bụi vào không khí.
6. Thải đá: gây ồn, phát thải bụi vào không khí, đất đá thải trôi lấp lòng sông suối làm biến đổi chếđộ thủy văn, làm hoang hóa đất đai canh tác vùng hạ
lưu và đe dọa các công trình xây dựng xung quanh, làm ô nhiễm đât, làm háng các nguồn nước.
7. Thoát nước: làm biến đổi chế độ thủy văn, ô nhiễm nguồn nước, trôi lấp và hoang hóa các vùng đất hạ lưu.
8. Các hoạt động phụ trợ (trạm điện, trạm khí nén, xưởng cơ khí, trạm sửa chữa, …): làm ô nhiễm đất và các nguồn nước bởi các chất thải rắn (các vật không hoà tan như kim loại, cao su, thủy tinh, chất dẻo, …) dầu mỡ, axit và các chất khác