3.3.1 Tình hình chung.
Các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi cả nước đều có hoạt động khai thác khoáng sản với quy mô khác nhau. ở một sốđịa phương, hoạt động khai thác khoáng sản đã góp phần tăng trưởng kinh tế nhưở tỉnh Kiên Giang, Đồng Nai, Nghệ An,…Từ năm 1997 đến năm 2004, sản phẩm từ ngành khai khoáng tỉnh Kiên Giang đạt doanh thu khoảng 7.300 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 1.200 tỷ đồng (không kể Công ty liên doanh Xi măng Holcim Việt Nam); tỉnh Đồng Nai đạt doanh thu khoảng 2.700 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 200 tỷđồng; tỉnh Nghệ An đạt doanh thu khoảng 925 tỷđồng, nộp ngân
sách khoảng 46 tỷđồng; năm 2003, ngành khai khoáng của Bắc Giang đạt giá trị
sản lượng 29,5 tỷđồng, tỉnh Phú Thọđạt giá trị sản lượng 62 tỷ đồng; năm 2004 tỉnh Lâm Đồng đạt doanh thu hơn 60 tỷ đồng,… Tuy nhiên, qua kiểm tra thấy rằng hoạt động khai thác khoáng sản ở địa phương còn chưa được quan tâm đầy
đủ theo quy định của pháp luật, trong đó có việc thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trường trong khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động khoáng sản.
Theo kết quả kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 7 năm 2005 đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép trên địa bàn 9 tỉnh với 67 khu vực khai thác hoặc khai thác tận thu, trong đó số khu vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 09, Phú Thọ 06, Bắc Giang 02, Kiên Giang 05,
Đồng Nai 15, Bắc Kạn 10, Hà Giang 08, Lâm Đồng 04, Nghệ An 08 có thể khái quát như sau:
- Theo quy định tại mục 1.3 của Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư quy định: Quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường là căn cứ
pháp lý về mặt môi trường để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cho phép dự án thực hiện các bước tiếp theo. Tuy nhiên, trong số 67 khu vực
được kiểm tra có:
+ 47 khu vực có báo cáo ĐTM hoặc Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định, trong đó có 03 khu vực đã khai thác vượt sản lượng quy định tại giấy phép nhưng không điều chỉnh báo cáo ĐTM.
+ 20 khu vực chưa có Bản đăng ký hoặc có nhưng chưa đúng quy định (Thanh Hóa 06, Bắc Giang 01, Hà Giang 06, Lâm Đồng 01 và 06 khu vực thuộc tỉnh Nghệ An có Bản kê khai các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường, chưa
đúng quy định của Thông tư nêu trên).
+ Một số khu vực khoáng sản tập trung, có nhiều đơn vị tham gia khai thác nhưng các báo cáo ĐTM hoặc Bản đăng ký lập riêng rẽ không gắn với tổng thể khu vực chung (mỏ crômit Thanh Hóa, mỏ granit làm vật liệu xây dựng thông thường tại Hòn Sóc, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang).
- Việc thực hiện nội dung ĐTM hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trong khai thác khoáng sản:
Một số khu vực đang hoạt động khai thác, khai thác tận thu có ĐTM hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường nhưng chưa thực hiện các nội dung đã
được phê duyệt hoặc đăng ký, như việc không thực hiện các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường về nước thải, tiếng ồn, bụi, trồng cây xanh và quan trắc giám sát môi trường hàng năm. Cụ thể là:
+ 15 khu vực có quan trắc giám sát đúng quy định 6 tháng/lần (Đồng Nai: 13, Kiên Giang: 01, Bắc Cạn: 01).
+ 09 khu vực được quan trắc giám sát chưa đúng quy định, thực hiện 01 năm/lần (Kiên Giang: 02, Bắc Kạn: 06, Nghệ An: 01).
+ 41 khu vực không thực hiện (Thanh Hóa: 09, Phú Thọ: 05, Bắc Giang: 01, Kiên Giang: 02, Đồng Nai: 02, Bắc Cạn: 03, Hà Giang: 08, Lâm Đồng: 04, Nghệ An: 07).
+ 02 khu vực mới cấp giấy phép, chưa đến chu kỳ quan trắc (Bắc Giang 01, Phú Thọ 01).
+ Các đơn vị khai thác và tuyển quặng (thiếc - Nghệ An, mangan - Hà Giang, tuyển quặng chì kẽm - Bắc Kạn) có nước thải ra môi trường đều chưa nộp phí nước thải.
Hầu hết các diện tích đã tiến hành khai thác xong đều không được san ủi hoàn toàn trả mặt bằng kịp thời, làm ảnh hưởng cảnh quan và an toàn cho khu vực.
- Về việc ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản: ngày 22 tháng 10 năm 1999 Bộ Tài chính - Công nghiệp - Khoa học, công nghệ và hướng dẫn việc ký quỹđể phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, qua kiểm tra mới chỉ có 02 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng ban hành hướng dẫn ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản và yêu cầu các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện. Trong số 67 khu vực nêu trên có:
+ 13 khu vực chưa được ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định (Đồng Nai: 08, Lâm Đồng: 03, Nghệ An: 02).
+ 54 khu vực chưa được ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (Thanh Hóa: 09, Phú Thọ: 06, Bắc Giang: 02, Kiên Giang: 05, Đồng Nai: 07, Bắc Kạn: 10, Hà Giang: 08, Lâm Đồng: 01, Nghệ An: 06).
+ Về công tác thanh tra, kiểm tra nội dung bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản đối với các tổ chức cá nhân được cấp phép mới chỉ có tỉnh
Đồng Nai thực hiện, tuy nhiên mức phạt còn nhẹ so với hành vi tái phạm về môi trường.
Qua một số nội dung nêu trên, cho thấy trong thời gian qua việc thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường trong khai thác khoáng sản chưa được các địa phương quan tâm đúng mức, nhiều địa phương chậm triển khai và hướng dẫn thực hiện. Quá trình thẩm định và cấp phép khai thác chủ yếu quan tâm tới báo cáo ĐTM; chưa quan tâm đến Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (nay là bản CKBVMT) dẫn đến nhiều khu vực hoạt động khai thác, đặc biệt là khai thác tận thu còn thiếu nội dung này. Một số tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật về môi trường; công tác quản lý nhà nước chưa có biện pháp đồng bộ, thống nhất; công tác thanh tra, kiểm tra quan tâm phát hiện các vi phạm về bảo vệ môi trường và
đề xuất kịp thờ1.
3.3.2. Tình hình thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và Luật Khoáng sản trên 3 mỏ khảo sát điển hình.
Khu Lộ Trí, Công ty than Thống Nhất đã được thăm dò tỷ mỷ, có điều kiện khai thác rất thuận lợi, than chất lượng tốt, là nguồn nhiên liệu quan trọng của nhiều ngành kinh tế, cho xuất khẩu, cho nhiệt điện. Khu mỏ đã được thiết kế, đầu tư khai thác qua nhiều giai đoạn, sản lượng khai thác hầm lò đạt được khoảng 200 ÷ 350ngàn tấn/năm. Và để nâng cao sản lượng mỏ nhằm đáp ứng chiến lược phát triển ngành trong giai đoạn đến năm 2010, công ty Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi nâng công suất khai thác hầm lò xuống sâu khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất lên 1,5 triệu tấn/năm. Mỏ được vận hành bởi một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý cao và trình độ chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm, theo quy hoạch phát triển do cơ
trí của mỏ thuộc địa bàn phường Cẩm Đông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh với diện tích quản lý khoáng sản rộng.
Về mặt công nghệ, các mỏđều tiến hành khai thác theo đúng thiết kế. Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác luôn được bảo đảm hướng phát triển công trình mỏđược tuân thủ một cách nghiêm túc, thiết bị sử dụng được đầu tư
bổ sung và đổi mới để ngày một hiện đạ1. Việc thực hiện các khâu công nghệ
về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu của các quy phạm, các nghị định,… và các văn bản pháp quy khác dưới luật. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự
tăng trưởng không ngừng về mọi mặt của các mỏ hầm lò trong những năm qua. Về công tác bảo vệ môi trường, các mỏ đều đã có tiến hành ĐTM theo quy định và đã được phê duyệt (như mỏ than Nam Mẫu năm 1998, 2005 cho dự
án mở rộng và năm 2007 cho dự án lò giếng. Mỏ than Thống Nhất năm 1998 cho dự án 500.000 T/năm, năm 2003 cho dự án 900.000T/năm và năm 2007 cho dự án 1,5 triệu T/năm. Mỏ nickel Bản Phúc năm 2006 cho dự án thiết kế mỏ) . Các mỏđều đã có những giải pháp ngăn chặn, hạn chế các tác động xấu của hoạt
động khai thác tới môi trường như sử dụng chất nổ có cân bằng ôxy bằng không, phun tưới nước cho đường vận tải, che chắn thùng xe khi chạy qua khu dân cư, trồng cây xanh ngăn bụi, phủ xanh bề mặt và sườn dốc bãi thải, xây dựng bể
lắng cặn cứng, xử lý trung hòa axít nước thải, xây kè chắn và đập ngăn chống trôi lấp, thu gom xử lý rác thải và các chất thải nguy hạ1.
Về công tác quản lý, quan trắc môi trường - cả 3 mỏ đều có cán bộ
chuyên trách theo dõi quản lý môi trường, việc quan trắc môi trường được tiến hành đều đặn theo định kỳ: 3 tháng/lần. Nội dung quan trắc đối với cả 3 mỏ là chất lượng nước thải, nước sinh hoạt, nước mặt, không khí;
Những tồn tại chung ở 3 mỏ là: Trong khâu khoan nổ mìn tách phá đất đá, than hoặc khoáng sản, chưa quan tâm đúng mức tới các giải pháp hỗ trợ như sử
dụng bua nước, hoặc dùng túi nước treo dập bụi khí nổ mìn, làm ẩm khối đất đá hoặc khoáng sảng trước và sau khi nổ mìn; Trong khâu xúc bốc, việc sử dụng máy xúc chạy điêzen cũng đồng nghĩa với việc phát thải thêm vào môi trường các chất CO, CO2, NO2, SO2, HCCHO, CH2CHCHO... việc dập bụi trong quá trình xúc bốc, sàng tuyển kho bãi cũng chưa được quan tâm một cách triệt để, còn phát sinh bụi nhiều vượt tiêu chuẩn cho phép; Đặc biệt là điều kiện môi
trường làm việc trong mỏ hầm lò còn kém (như bụi nhiều, độ ẩm cao...); Trong khâu vận tải việc giải quyết tận gốc các nguồn phát thải bụi chưa được thực hiện triệt để như chưa rửa sạch các phương tiện vận chuyển khi hòa mạng với đường giao thông công cộng, đường vận tải chưa được tiến hành vệ sinh bề mặt đường còn nhiều bụi và đất vương vã1...; Trong khâu đổ thải, nhìn chung các mỏ còn
để xẩy ra hiện tượng trôi dạt đất đá, bùn cát làm hoang hóa đất trồng, làm cạn dòng chảy các mương suối hạ nguồn.
Về việc ký quỹ môi trường, mặc dù trong các báo cáo ĐTM xây dự trước
đây đều có cam kết ký quỹ môi trường khi đưa dự án vào thực hiện, nhưng cho tới nay vẫn chưa có mỏ nào chấp hành nghiêm túc.
Công tác tập huấn, giáo dục truyền thông về môi trường và bảo vệ môi trường nhìn chung chưa được coi trọng và chưa mỏ nào thực hiện được.
Tóm lại:
1. Các mỏ đã thực hiện đúng những yêu cầu cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường và Luật Khoáng sản trong quá trình hoạt động khoáng sản của mình, mặc dự còn tồn tại không lớn trong từng khâu công nghệ nhưđã nêu trên.
2. Để tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong khai thác chế biến khoáng sản, kiến nghị:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường các bộ ngành có hoạt động khoáng sản và UBND các tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên khoáng sản tăng cường công tác đào tạo quản lý nhà nước, nhất là công tác kiểm tra - thanh tra về môi trường trong hoạt động khoáng sản. - Trên cơ sở các luật và văn bản pháp quy dưới luật, các bộ ngành có hoạt
động khoáng sản và UBND các tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) cần có các quy định chi tiết về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hoạt
động khoáng sản cho các đơn vị, cá nhân hoạt động khoáng sản thuộc mình quản lý.
CHƯƠNG III:
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHAI THÁC MỎ
HẦM LÒ TỚI CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÔI TRƯỜNG. 3.1. Phân loại tác hại của khai thác hầm lò.
Suy giảm môi trường là hậu quả của tập hợp nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân trực tiếp và cũng có nguyên nhân gián tiếp gây tác hạ1. Ví dụ
mở khai trường và đổ thải làm thay đổi địa mạo khu vực và xâm phạm thảm thực vật hoặc diện tích canh tác, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm môi trường thủy văn và môi trường không khí. Nước mưa và nước thải từ hầm lò sẽ không gây tác hại lớn nếu không có sự công hưởng của sự biến
đổi thủy lực dòng chảy, sự thay đổi của địa mạo do khoảng trống khai thác, do
đất đá đổ thải. Những tác hại gây ra do khai thác hầm lò làm suy giảm môi trường khu vực có nhiều dạng khác nhau và mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Theo bản chất lý hoá của chúng có thể phân theo 5 dạng:
1. Các tại hại có tính địa cơ học như làm biến đổi địa hình mặt đất, phát sinh dịch động, biến động đất đá, biến đổi cấu trúc địa chất mỏ, làm bùng nền, biến
đổi nền móng, nứt nẻ, sụt lún mặt đất dẫn đến phá huỷ các công trình công nghiệp và dân dụng, đồng thời cũng gây sự sập lở đất đá trong các công trình hầm lò, tạo nên vùng đất sa mạc hóa, phá hủy cây cối và lớp phủ rừng,… Nguyên nhân là do xây dựng khai trường, đổ đất đá thải và xây dựng các công trình mỏ khác, do tác động của các thiết bị nặng khi hoạt động,…
2. Các tác hại có tính thủy văn như làm thay đổi mực nước ngầm và sự
vận động của nó, làm hỏng chất lượng nước ở tầng chứa nước tương đối nông cũng như hệ sốổn định thủy văn của nền móng và chếđộ nước trong nền; giảm thiểu trữ lượng nước ngầm, gây hiện tượng rắn cơ học của đất, biến đổi hình thái
động lực của sông suối, thay đổi diện tích và hình dạng bồn thu nước đầu nguồn, thay đổi lưu lượng nước trên các sông suối, gây nạn bồi cát ở sông,… Nguyên nhân là do tháo khô và thoát nước mỏ, tháo khô khoáng sàng, di chuyển hồ chứa nước và các công trình thủy khác, xây dựng các công trình khai thác, đổ thải đất
đá.
3. Các tác hại có tính hoá học như làm biến đổi các thành phần hóa học và đặc tính của khí trời, của nước, của nền đất (gây chua, mặn, các thành phần
có hại cho thực vật,…). Nguyên nhân là do khí thải của nổ mìn, của các thiết bị
mỏ thải ra khi hoạt động, do xả bụi có hoạt tính hóa học, do thải nước bẩn từ mỏ
ra,…
4. Các tác hại có tính cơ lý như làm biến đổi các thành phần cơ học và
đặc tính lý học của nước và không khí, biến đổi đặc tính nền móng, tính chất cơ
lý của đất đá, thay đổi lòng sông suối,… Nguyên nhân là do xả bụi, khói, tháo nước và cặn bẩn từ mỏ ra, do các hoạt động của khai thác mỏ.
5. Các tác hại có tính nhiệt như làm biến đổi vi khí hậu, biến đổi quá trình sinh hoá trong nước,… Nguyên nhân là do làm bẩn không khí trong quá trình nổ
mìn, do các thiết bị tỏa nhiệt khi hoạt động, thông gió không tốt,…
Theo cách phân loại trên thì khâu khoan nổ mìn gây ra tác hại tương đối lớn về địa cơ học và hóa học. Khoan nổ mìn gây chấn động đối với độ ổn định