Khôi phục cải tạo mỏ sau khai thác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò (Trang 118)

Việt Nam hiện nay đang trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, do đó vấn đề khai thác các tiềm năng khoáng sản phục vụ cho sự phát triển của đất nước là vụ cùng cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế to lớn do ngành công nghiệp khai khoáng mang lại thì chúng cũng tạo ra những tác động tiêu cực không nhỏ, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái. Chính vì vậy, vấn đềđặt ra là cần phải có chiến lược khai thác và phát triển bền vững, hay nói cách khác ngoài các lợi ích trước mắt do khai thác khoáng sản mang lại, cần phải tính đến các lợi ích lâu dài sau đó.

Khi tiến hành khai thác mỏ, một loạt các yếu tố của môi trường sinh thái nhưđất, nước, không khí cũng như các yếu tố về kinh tế, xã hội của khu vực mỏ đã bị tác động, biến đổi đáng kể tuỳ theo qui mô và phương pháp khai thác. Vì vậy sau khi kết thúc khai thác mỏ, các cá nhân và tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản cần có trách nhiệm hoàn thổ và phục hồi môi trường sau khai thác.

Để tiến hành hoàn phục môi trường có kết quả, một công tác rất quan trọng sau khi kết thúc khai thác mỏ là việc khôi phục, cải tạo công trường và quản lý chất thải của mỏ. Khôi phục, cải tạo công trường mỏ bao gồm các công việc chính như sau:

- San lấp mặt bằng công nghiệp;

- Làm thoải bãi thải và các sườn dốc với độ dốc thích hợp để tránh sụt lở

khi mưa gió;

- Bố trí hệ thống thoát nước nhằm bảo vệ địa hình sau khi được khôi phục;

- Lựa chọn loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng đã được cải tạo, khôi phục.

Còn quản lý chất thải trong mỏ bao gồm: - Quản lý các chất thải rắn;

- Quản lý nước thải từ mỏ.

Khôi phục cải tạo công trường mỏ nhằm mục đích khôi phục và cải tạo

địa hình của mỏổn định và phù hợp với cảnh quan cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án hoàn phục môi trường sau đó. Một cách khái quát, công tác này bao gồm các công việc sau:

- San lấp mặt bằng công nghiệp; - Làm thoải các bãi thải và sườn dốc; - Bố trí hệ thống thoát nước hợp lý; - Lựa chọn loại cây trồng phù hợp.

5.2.1. San lp mt bng công nghip

Khai thác hầm lò thường ít ảnh hưởng đến bề mặt quang cảnh và công tác hoàn thổ chỉ giới hạn đối với bãi thải, di chuyển công trình xây dựng và thiết bị,

đảm bảo cho bề mặt an toàn.Trước khi nghiên cứu triển khai các dự án phục hồi môi trường sau khai thác mỏ, cần thiết phải thực hiện công việc đầu tiên và rất quan trọng là san lấp mặt bằng công nghiệp.

Việc san lấp mặt bằng công nghiệp không chỉ đơn thuần là tạo nên sự

bằng phẳng cần thiết trong khu vực mỏ sau khai thác mà nó còn phải đảm bảo những yêu cầu tối thiểu cho những chương trình phục hồi môi trường sau đó. Mục tiêu lâu dài của việc san lấp mặt bằng công nghiệp cho các chương trình phục hồi môi trường phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Phục hồi đất sao cho những điều kiện trước khi khai thác được lập lại như

cũ cùng với những giá trị về môi trường được bảo tồn;

- Cải tạo đất trở về điều kiện bảo tồn ở mức thấp thảm thực vật tự nhiên hoặc là khôi phục sự dựng đất nông nghiệp hoặc trồng rừng;

- Phát triển đất để sử dụng hoàn toàn khác với sự tồn tại trước khi khai thác, tức là cải tạo thành dạng đất mới và sử dụng theo cách mới đểđem lại lợi ích lớn hơn cho cộng đồng;

- Chuyển đất có giá trị bảo tồn thấp trong khu vực với mức sản xuất thấp

đểđạt mức có điều kiện an toàn và bền vững.

Thông thường lập kế hoạch san lấp mặt bằng công nghiệp phục vụ cho các chương trình hoàn phục môi trường bao gồm các vấn đề sau:

- Triển khai các thiết kế cho các hình dạng khi đất thích hợp đối với từng khu mỏ cụ thể;

- Tạo nên hình dạng khi đất phù hợp với mục đích sử dụng; - Thiết lập những hệ thống kinh tế thích hợp và bền vững.

Trong quá trình san lấp cần tính toán, cân đối khối lượng san gạt, cung độ, tính chất vật liệu và mục đích sử dụng sau đó. Trong trường hợp cần tạo thảm thực vật, cần tính đến các phương án vận chuyển đất màu và các loại cây trồng thích hợp. Để tạo sự liên kết chắc chắn của lớp đất bề mặt, tạo điều kiện cho cây cối và thực vật phát triển, chiều dày lớp đất bề mặt này phải dày từ 1÷2 m. Ngoài ra, trong quá trình san lấp mặt bằng công nghiệp cần tính đất các khả

năng phục hồi lại sự tiêu thoát nước tự nhiên, khôi phục lại đất bị xáo trộn do khai thác mỏ với mục đích sử dụng lâu dài và bền vững. Phụ thuộc vào việc sử

dụng đất trong các chương trình hoàn phục môi trường sau khai thác mỏ, cần nghiên cứu lựa chọn các loài sinh thái học tự nhiên, kỹ thuật trồng cây, sự cộng sinh của thực vật và phạm vi thay đổi của các loài khác để đảm bảo sự thành công cho các chương trình hoàn thổ này.

5.2.2. Làm thoi các bãi thi và sườn dc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bãi thải được hình thành bằng cách đổ các lớp đất đá thải và san gạt chúng theo mặt bằng của các tầng thải. Chính vì vậy cùng với quá trình khai thác mỏ, kích thước của bãi thải tăng dần cả về diện tích và cao độ. Đểđảm bảo cho những bãi thải đất đá của mỏ hầm lò ổn định hơn, cần thiết phải làm thoải chúng. Theo một số nghiên cứu của Viện Khoa học Công nghệ mỏ thì góc dốc

ổn định của sườn các bãi thải ngoài nên nhỏ hơn 25o (thực tế góc dốc trung bình của các bãi thải hiện nay đang là 28o, cá biệt có bãi thải lên tới 32o).

Để làm thoải sườn các bãi thải, có thể tiến hành bằng hai cách: làm thoải từ

trên xuống (hình 5.1 a) và từ dưới lên (hình 2.1 b). Các thiết bị để thực hiện công việc này là máy ủi hoặc máy xúc. Ngoài việc làm thoải sườn các bãi thải ở

γ

phục môi trường, cần thiết phải tạo các bậc thang đối với các sườn dốc có độ

dốc lớn và kém ổn định (hình 5.2). H0 αb α0 H0 αb α0 (a) (b)

Hình 5.1: Các sơđồ làm thoải sườn bãi thải (a- từ trên xuống, b- từ dưới lên)

0

<55

h < 15m

§Êt tråNG c¢y

Hình 5.2: Sơđồ tạo bậc thang làm thoải sườn dốc 5.2.3. B trí h thng thoát nước hp lý

Đặc thù của khai thác mỏ là chiếm dụng một diện tích lớn đất đai để làm khai trường và bãi thải, do đó bên cạnh lợi ích về kinh tế, xã hội mà nó mang lại thì nó cũng có những mặt trái ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Việc làm thay đổi mạng thuỷ văn khu vực; ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt là một trong những tác hại đó. Chính vì vậy, một công việc quan trọng trong hoàn phục môi trường sau khai thác mỏ là cần phải bố trí, cải tạo hệ thống thoát nước hợp lý cho mỏ, đảm bảo giảm thiểu tối đa ô nhiễm do nước thải và các nguồn nước mặt chảy qua khu vực mỏ cũ sinh ra, đồng thời phải phù hợp với những công trình và dự án mới của chương trình phục hồi môi trường mỏ sau đó.

Để có thể bố trí được một hệ thống thoát nước hợp lý cần nghiên cứu kỹ điều kiện thực tế của mỏ sau khai thác và các hệ thống thoát nước đã có trước

đây với các yêu cầu và mục đích mới cho những công trình, những dự định trong tương la1. Nói cách khác, cần phải quản lý được toàn bộ nước của mỏ trên cơ sở hai hệ thống công việc chính sau:

a. Hệ thống kiểm tra và tính lượng nước: việc kiểm tra và tính lượng nước trong hoạt động khai thác mỏ cho các đối tượng sau:

- Các mỏ lộ thiên, hầm lò;

- Các bãi thải đất đá và quặng đuôi;

- Các nền đất cứng ở các khu vực xưởng tuyển, phân xưởng cơ khí, khi hành chính, khi bãi và các khu vực phụ trợ ít thấm hoặc không thấm; - Hệ thống cống rãnh ở trên mặt đất;

- Hệ thống khí, sân, bãi;

- Các khu vực có liên quan đến việc cung cấp nước và quản lý môi trường;

- Hệ thống cung cấp nước mặt và nước ngầm; - Hệ thống nước thải.

b. Hệ thống chuyển tải nước: hệ thống chuyển tải nước bao gồm hệ thống các kênh, rạch, hồ lắng, hố ga, đường ống, bơm, van, hệ thống đo lường, kiểm tra và điều khiển.

Khối lượng nước được sử dụng trong khai thác và làm giàu quặng tính toán ở

trên cần được giảm đến mức tối thiểu nhằm giảm lượng nước thải và như vậy sẽ

hạn chế được mức độ ô nhiễm. Nước bị ô nhiễm cần được gom vào một nơi thích hợp và thuận tiện cho việc xử lý.

Đối với khai thác hầm lò, hệ thống thoát nước trong mỏ là bơm cưỡng bức và ngoài mỏ (mặt bằng công nghiệp, kho bãi, văn phòng,…) là bằng hệ

thống các rãnh bao. Trong trường hợp, lượng nước trong mỏ có tính axit cao hoặc bị ô nhiễm, cần thiết được tập trung qua hệ thống xử lý trước khi xả ra môi trường.

Hệ thống thoát nước hợp lý cho khu vực mỏ được khôi phục, cải tạo phục vụ cho việc hoàn phục môi trường sau khai thác là một hệ thống thoát nước vừa phải đảm bảo các yếu tố của hệ thống chuyển tải nước vừa phải có chức năng giám sát được chất lượng nước và bảo vệ môi trường của khu mỏ sau khi đó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được hoàn phục và phục vụ cho các mục đích khác nhau sau đó. Chính vì vậy, hệ thống thoát nước mới này có thể tận dụng từng phần hoặc toàn bộ hệ thống

thoát nước trước đây của mỏ, kết hợp với việc xây dựng bổ sung các hệ thống thoát nước mới phục vụ cho các chương trình hoàn phục môi trường sau này.

5.2.4.La chn loi cây trng phù hp

Lập lại thảm thực vật là một công tác quan trọng trong việc khôi phục công trường khai thác mỏ, gồm các bước sau: lựa chọn giống, lựa chọn nơi xuất xứ thực vật và thiết lập lại thảm thực vật.

a. Lựa chọn giống: giống được lựa chọn phụ thuộc vào việc sử dụng đất của khu vực sau khai thác, điều kiện đất mặt và khí hậu. Nếu mục tiêu là khôi phục thực vật tự nhiên thì các giống này phải được định trước. Trong trường hợp một số loài bản xứ không phát triển được tại những vị trí mà điều kiện đất mặt bị

thay đổi do khai thác thì phải nhập các loài đó từ nơi khác. Tuy vậy, cũng cần phải nghiên cứu kỹ tính phù hợp của các điều kiện sau khai thác đối với các loài nhập này. Đặc biệt chú ý tránh đưa vào những loài có thể trở nên nguy hiểm đối với xung quanh hoặc trở thành có hại đối với nông nghiệp địa phương.

b. Lựa chọn nơi xuất xứ: việc chỉ sử dụng các loài thực vật của địa phương có ưu điểm ở chỗ dễ phù hợp với các điều kiện tự nhiên của khu mỏ. Tuy vậy, việc sử dụng các loài thực vật từ nơi khác đến đôi khi cũng hợp lý do sau khi khai thác mỏ các điều kiện có nhiều thay đổi nhất là đất đa1. Khi lựa chọn các loài thực vật nhập từ khu vực, địa phương khác để hoàn thổ thì lựa chọn nơi xuất xứ là rất quan trọng, nên lựa chọn nơi xuất xứ tương tựđiều kiện tự nhiên khu vực hoàn thổ.

c. Thiết lập thảm thực vật: các loại cây được dùng để thiết lập thảm thực vật trên khi đất hoàn thổđược gieo trồng theo các cách sau đây:

- Nhân giống từ các bộ phận của cây, củ, rễ, dây leo,… được giữ lại trên mặt đất;

- Gieo hạt;

- Phủ lại bằng cây cũ có khả năng sinh sản trên khi đất đã hoàn thổ; - Trồng những cây nhỏ;

- Chuyển đến một số loài đặc biệt từ các khu vực tự nhiên; - Chuyển cả “họ“ cây trồng phù hợp;

- Cây mọc và phát triển do tác động của chim muông, gió,...

Ninh, thực vật cần phải có những đặc tính sau:

- Có khả năng nhanh chóng quen với khí hậu và có sức chịu đựng lâu dài với những thay đổi của điều kiện khí hậu như nhiệt độ cao, thời gian khô hạn kéo dài,... và những đặc tính lý hoá không thuận lợi của

đất đá thải.

- Sinh trưởng nhanh chóng, có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng là các chất khó đồng hoá và của sinh vật hút nitơ tự nhiên.

- Có hệ thống rễ mạnh và khó có những biến động lớn khi bị vùi lấp hoặc trôi gốc rễ.

- Có khả năng hình thành rừng trẻ, phát triển nhanh và khả năng tái sinh bằng hạt.

Thực tế cho thấy, trên các bãi thải, bờ mỏ đã ngừng hoạt động của khu vực Hòn Gai, Cẩm Phảđã có nhiều loại thảm thực vật đảm bảo các yêu cầu trên như các loại cây cá mọc tự nhiên: cá le, lau, lách, róc, sim, mua, thanh hao, sắn dây rừng; các loại cây trồng như: phi lao, thông; có thể phát triển các loại cây: keo đậu, keo lá tràm, keo lưỡi liềm, đặc biệt là có thể phát triển tốt cây Kudzu để

phủ xanh sườn dốc, chống sói lở bồi lấp đất đá thải ở vùng Quảng Ninh.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế to lớn do quá trình khai thác khoáng sản mang lại thì chúng cũng tạo ra những tác động tiêu cực không nhỏ, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái. Chính vì vậy, cần thiết phải có những chiến lược khai thác và phát triển bền vững, hay nói cách khác cần phải tính cả đến các lợi ích lâu dài sau đó.

Trong quá trình khai thác mỏ, một loạt các yếu tố của môi trường sinh thái nhưđất, nước, không khí cũng như các yếu tố về kinh tế, xã hội của khu vực mỏ đã bị tác động, biến đổi đáng kể tuỳ theo qui mô và phương pháp khai thác. Chính vì vậy sau khi kết thúc khai thác mỏ, các cá nhân và tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản cần phải có trách nhiệm hoàn thổ và phục hồi môi trường sau khai thác.

Công tác phục hồi môi trường của các loại hình mỏ khai thác khoáng sản khác nhau là không giống nhau về qui mô, khối lượng và cách thức. Một cách khái quát, có thể hiểu công tác phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản bao gồm các công việc đưa môi trường tự nhiên nhưđất, nước, sinh thái - cảnh quan của khu vực mỏ trở lại trạng thái như cũ hoặc chuyển sang một trạng thái

trường văn hoá, kinh tế - xã hội như việc làm của người lao động, điều kiện sinh sống của những gia đình công nhân viên của mỏ thời kỳ sau khi đóng cửa mỏ.

Dựa vào đặc thù của công tác khai thác mỏ, hiện trạng sau khai thác và những yêu cầu đối với công tác khôi phục, cải tạo đất đai, địa hình, cảnh quan và các vấn đề kinh tế, văn hoá - xã hội,… để xây dựng các phương án phục hồi môi trường khả thi cho mỏ. Các phương án này phải tuân thủ một số nguyên tắc chung như sau:

- Phương án phục hồi môi trường phải được đề cập ngay khi nghiên cứu thiết kế mỏ;

- Quá trình phục hồi môi trường phải được tiến hành song song với quá trình sản xuất và tuân thủ các điều luật có liên quan;

- Phải tôn trọng đặc thù phong tục, tập quán văn hoá xã hội của địa phương;

- Phải hạn chế đến mức thấp nhất tác động của chất thải trong quá trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò (Trang 118)