Luật Khoáng sản (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2005)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò (Trang 59 - 60)

Các quy định cơ bản của Luật Khoáng sản [6] tập trung vào các điều nhằm điều chỉnh các hành vi cụ thể trong hoạt động khoáng sản để đưa chúng vào trật tự quản lý đồng thời bảo vệđược môi trường.

Về mặt chính sách, Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đầu tưđối với các dự

án khai thác khoáng sản gắn liền với chế biến tại chỗở vùng có điều kiện kinh tế

- xã hội khó khăn, các dự án áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, bảo đảm môi trường, thu hồi tối đa tài nguyên… (khoản 3 - Điều 5). Điều 9, Điều 10 quy định rõ trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản đối với các cấp chính quyền, nhân dân ở địa phương có khoáng sản cũng như đối với các tổ chức, cá nhân được phép tham gia hoạt động khoáng sản.

Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể

trong Điều 16:

1. Tổ chức cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu và thực hiện các quy định khác của Luật Bảo vệ

môi trường để hạn chế tối đa các tác động xấu đến các thành phần môi trường, môi sinh và đất đai sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc toàn bộ

hoạt động khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải chịu mọi chi phí bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đa1. Chi phí bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai phải được xác định trong báo cáo

đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản hoặc đề án thăm dò khoáng sản. Tổ chức, cá nhân

được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ tại một Ngân hàng Việt nam hoặc Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam để đảm bảo cho việc phục hồi môi trường, môi sinh và đất đa1.

Về vấn đề bồi thường thiệt hại do việc sử dụng đất để hoạt động khoáng sản gây ra được quy định ở khoản 3 Điều 17.

Các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thăm dò khoáng sản có nghĩa vụ

bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động thăm dò (khoản 4 Điều 17).

Về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản được quy định trong Điều 33 có 2 nội dung liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường (khoản 3 và khoản 9):

- Tận thu khoáng sản; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; bảo đảm an toàn lao

động và vệ sinh lao động; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chấp thuận.

- Thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực (Quy định này cũng

được nhắc lại trong mục d - khoản 2 - Điều 40).

Trong công tác chế biến khoáng sản, phải áp dụng công nghệ và thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường, môi sinh theo quy

định của pháp luật về bảo vệ môi trường (khoản 3 - Điều 46). Trong khai thác tận thu, Luật Khoáng sản quy định (Điều 52):

- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra.

- Hạn chế tổn thất tài nguyên khoáng sản và tài nguyên khác; bảo vệ môi trường, môi sinh và các công trình cơ sở hạ tầng.

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác.

- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hộ1. Trong quá trình tham gia hoạt động khoáng sản, các tổ chức, cá nhân có thể bị các cơ quan nhà nước (Thanh tra chuyên ngành về Khoáng sản) đình chỉ

hoạt động khi có nguy cơ gây ra tai nạn nguy hiểm cho người hoặc tổn thất nghiêm trọng tài nguyên, môi trường (khoản 3 - Điều 60).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò (Trang 59 - 60)