Hạn chế sự suy giảm môi trường đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò (Trang 87 - 92)

4.3.1 Chng trôi lp, sa mc hoá đất canh tác

Trôi lấp cây cối ở vùng hạ lưu, sa mạc hoá đất canh tác ở những vùng nước thải từ mỏ chảy qua, bồi cạn lòng sông suối hạ nguồn, làm thay đổi và thu

hẹp bồn thu nước đầu nguồn là những tác hại nghiêm trọng trong quá trình đổ

thải trong khai thác hầm lò. Những biện pháp chủ yếu để hạn chế các tác hại này là:

1. Kết hợp đồng bộ quy hoạch đổ thải và quy hoặch thoát nước không chỉ

trong phạm vi một khai trường, một mỏ mà trong phạm vi toàn vùng.

2. Không đổ đất đá thải xuống sông, suối, các dòng chảy và đầu nguồn của chúng.

3. Không để nước mưa tràn qua mặt bãi thải và sườn dốc bãi thải. Muốn vậy, mặt bãi thải phải có độ dốc 2 ÷ 3 0/00 hướng vào phía trong, nơi có hệ thống rãnh thoát nước (sát sườn nói), phía ngoài mép bãi thải phải có đê chắn cao 0,8 ÷

1,2 m, nhằm đảm bảo an toàn cho ôtô khi dỡ tải, đồng thời không cho nước mưa từ mặt bãi thải tràn xuống sườn bãi thải.

4. Không xả nước từ hệ thống mương rãnh thoát nước của mỏ vào bãi thải hoặc chân bãi thải.

5. Phía dưới chân bãi thải phải xây đê ngăn đất đá thải trôi xuống dưới hạ

lưu. Cần tiến hành thường xuyên việc thu dọn đất đá trôi lấp phía thượng lưu đê chắn, nhất nhất là sau những đợt mưa lũ lớn.

6. Đối với bãi thải đã kết thúc, cần tiến hành kê chắn chân bãi thải bằng đá hộc, phủ kín cây xanh hoặc thảm cỏ trên bề mặt và sườn dốc bãi thải.

7. Đối với bãi thải cao, cần tiến hành thải theo phân tầng 30 ÷ 50 m, nhằm tăng cường hệ sốổn định và giảm nguy cơ lún sụt hay sạt lở bãi thải.

8. Thường xuyên nạo vét lòng sông suối hạ nguồn, làm thông thoáng các dòng chảy và bồn thu nước đầu nguồn.

4.3.2. Chng xói l và làm biến dng mt đất

Hiện tượng xói lở bề mặt đất thường gây ra bởi các dòng chảy tập trung của nước mưa và nước thải thoát từ mỏ ra. Những vết xói lở đất đai, phá huỷ nền móng công trình, đường sá, bồi lấp hoa màu... Ngoài hiện tượng xói lở, các hoạt

động của khai thác hầm lò còn là nguyên nhân phát sinh dịch động và biến dạng

đất đá. Điều này dẫn đến các rủi ro và sự cố môi trường.

1. Hệ thống thoát nước mỏ cần được quy hoạch chung cho toàn vùng,

được xây dựng kiên cố và đảm bảo thoát nước kịp thời cho trận mưa lớn nhất, nước thoát ra từ mỏ phải được hoà mạng với hệ thống thuỷ văn tự nhiên của khu vực.

2. Quy hoạch đổ thải hợp lý. Dùng đất đá bãi thải vào thung lũng hoặc vào vị trí không gây ảnh hưởng đối với mạng thuỷ văn khu vực, đổ bãi thải cao để

tiết kiệm diện tích, nếu mỏ gần bờ bịển thì có thể dựng đất đá thải để lấn bịển... 3. Áp dụng các giải pháp nhằm ổn định các bờ dốc như chọn góc nghiêng và kết cấu bờ hợp lý, gia cố bờ (bằng vì neo, cọc nhồi, phun vữa bê tông, phủ

xanh bề mặt...).

4. Tiến hành lấp, chèn các khoảng trống đã khai thác (lò chợ). 6. Phủ xanh bãi thải và bờ dốc bằng cây xanh hoặc thảm cỏ.

4.3.3. Giữổn định bờ mỏ, mái dốc và nền móng công trình.

Để đảm bảo sự ổn định các bờ dốc người ta tiến hành những giải pháp phòng chống khác nhau, tuỳ theo điều kiện tự nhiên và kỹ thuật cụ thể.

Những giải pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa sự sụt lở bờ dốc, cửa lò như: 1. Phải có đủ các đai bảo vệ trên bờ nhằm ngăn chặn hiện tượng trôi lởđất

đá từ sườn dốc xuống làm sạt lở cửa lò.

2. Hoàn thiện hệ thống thoát nước trên sườn núi và xung quanh mỏ hầm lò nhằm mục đích ngăn chặn sự bào mòn, xói lở của các dòng nước mặt làm phá vỡ bờ dốc và làm yếu độ bền vững của đất đá.

3. Góc nghiêng của các bờ dốc trong mỏ phải chọn sao cho phù hợp với tính chất cơ lý của đất đá trong bờ, cấu tạo địa chất, điều kiện địa chất thuỷ văn khu vực (Bảng 4.1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu các bờ dốc trong mỏ nằm trong khu vực có cấu tạo địa chất phức tạp (đứt gãy, vò nhàu) và bị ảnh hưởng nhiều của nước mặt, nước ngầm thì góc nghiêng của bờ dốc giảm đi 30 ÷ 40% so với các giá trị trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Góc nghiêng và chiều sâu mỏ phụ thuộc vào độ cứng của đất đá

Đặc tính của đất đá Độ cứng f

Góc nghiêng

Góc nghiêng của bờ (độ) khi chiều sâu mỏ, m

sườn tầng 90 180 240 300

Rất cứng 15÷20 75÷85 60÷68 57÷65 53÷60 48÷45 Cứng và hơi cứng 8÷14 65÷75 50÷60 48÷57 45÷53 42÷48 Cứng trung bình 3÷7 55÷65 43÷50 41÷48 39÷45 36÷43 Hơi mềm và mềm 1÷2 40÷55 30÷43 28÷41 26÷39 24÷36

4. Đối với những sườn dốc có đất đá mềm, chiều cao không lớn thì có thể

dựng phương pháp kè đá để bảo vệ sườn dốc khái bị phá huỷ bởi nước ngầm và các tác động của ngoại lực khác, hoặc dùng phương pháp xây tường chắn ở chân sườn dốc để hạn chế sự sụt lở của đất đá trong sườn dốc.

5. Phủ kín các sườn dốc bằng thảm thực vật như lau, sậy, cá, cây cối, nhằm chống sự phong hoá bờ mỏ do tác động của không khí, nhiệt độ, xói lở bờ

mỏ do nước mưa, nước mặt (Hình 4.1).

Đối với độổn định của nền móng công trình thì hoạt động nổ mìn trên mỏ

hầm lòcó ảnh hưởng khá lớn. Khi nổ mìn, phần lớn năng lượng chất nổ sinh ra

được dùng để sinh công phá vì đất đá vây quanh, một phần nhỏ truyền vào môi trường xung quanh và tạo nên các sóng chấn động trong đất đá và trong không khí. Các sóng này lan truyền rất xa và có khả năng làm hư hại các công trình, nhà cửa xây dựng quanh vùng.

Hình 4.1 - Phương pháp trồng cây cải tạo bờ dốc

Nổ mìn vi sai là giải pháp kỹ thuật tối ưu để khắc phục tác hại này. Ngoài những hiệu quả to lớn về hiệu quả đập vì đất đá nổ mìn vi sai giảm được một cách đáng kể hậu xung, cường độ sóng chấn động và sóng va đập không khí

điều đó được thể hiện trong các biểu thức xác định khoảng cách an toàn chấn

động đối với nhà cửa, công trình và khoảng cách an toàn súng va đập không khí.

3

. . c t

c K Q

R =α và Rk =Kk.3 Qt

Trong đó: Ql - khối lượng thuốc nổ tập trung. Bởi vì khi nổ mìn vi sai thì lượng thuốc nổ tập trung trong một lỗ mìn hoặc một số lỗ mìn (nổ đồng thời) nhỏ hơn nhiều so với tổng số lượng thuốc nổ toàn bãi mìn.

Để thay thế cho dây nổ, trong những năm gần đây người ta đã chế tạo loại dây dẫn sóng nổ. Dây dẫn sóng nổ có đặc điểm là lừi rỗng, trong chứa một loại bột hoạt tính để dẫn sóng nổ, đường kính dài 3mm.

Để thuận lợi cho việc đấu nối mạng nổ, hóng DynWesfarmers đã chế tạo sẵn các ngòi nổ bao gồm dây dẫn súng lắp sẵn kớp nổ và kẹp nối ở hai đầu và gọi là ngòi nổ phi điện. Bao gồm một số loại như:

- Ngòi nổ Noel super MS, chứa 860 mg PETN, đi với dây dẫn sóng màu

đá, với giãn cách thời gian 25; 50 và 100ms, chiều dài chuẩn của dây là 3,6; 4,8; 5; 7,2; 9; 12; 15 và 18m.

- Ngòi nổ Noel super snapline, chứa 90 mg PETN, đi với dây dẫn sóng màu hồng, một đầu có kẹp nối plastic có thể nối với 4 dây dẫn sóng khác. Loại này có 6 khoảng dón cách thời gian: 17 ms (kẹp nối màu vàng); 25 ms (kẹp nối màu đá); 35 ms (kẹp nối màu hồng); 42 ms (kẹp nối màu trắng); 67 ms (kẹp nối màu xanh và 109 ms (kẹp nối màu đen). Chiều dài chuẩn của dây dẫn sóng là 2,4; 3,6; 4,8; 6; 7,2; 9; 12 và 15m.

- Ngòi nổ Nonel super LP, chứa 860 mg PETN, đi với dây dẫn sóng màu vàng, với các giãn cách thời gian ∆t: 300; 400; 500; 600; 700; và 800 ms, mỗi ngòi có một kẹp nối plastic có màu quy ước theo khoảng giãn cách thời gian để

tiện khi lắp kíp vi sa1. Chiều dài chuẩn của loại ngòi này là 3,6; 4,8 và 6m. - Ngòi nổ Nonel super snapdet gồm hai loại, loại mạnh nạp 860 mg PETN và có ∆t = 500 ms dùng để kích nổ trong lỗ khoan; loại yếu nạp 90 ms PETN có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

∆t = 17; 25; 35 và 42 ms dùng để kích nổ trên mặt đất. Dây dẫn sóng màu đá, có kiẹp nối plastic cho 4 day dẫn sóng khác. Chiều dài chuẩn là 10,8 m.

Thông thường các dây rải mặt thường dùng loại ngòi có thời gian giãn cách (∆t) nhỏ, 17 ÷ 100 ms, còn dây xuống lỗ dựng loại ngòi có thời gian giãn cách lớn 300 ÷ 600 ms, nhằm đảm bảo tín hiệu nổ truyền khắp hết các lỗ mìn trước khi lỗ mìn nổ sớm nhất hoạt động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tac đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò (Trang 87 - 92)