1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính công ty cơ khí xây dựng trang trí nội thất trung nam

63 651 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 121,59 KB

Nội dung

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1/ Lý do chọn đề tài

Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranhngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thửthách cho các doanh nghiệp Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mìnhmỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó

có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngượclại

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp vẫn là một phần không thể thiếu của trong hoạt độngsản xuất kinh doanh, nhà quản trị tài chínhvà phân tích tài chính tại doanh nghiệp làmột yếu tố không thể thiếu của nhà quản trị Nhận thức được nó là bài học ý nghĩanhất và chúng em đã được học qua các môn mà chúng em yêu thích khi học môn

quản trị tài chinh, phân tích hoạt động kinh doanh và em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính công ty Cơ khí- Xây dựng-Trang trí nội thất Trung Nam” để

làm sáng tỏ

2/ Đối tượng và nội dung nghiên cứu

Nội dung: Phân tích những lý luận cơ bản về phân tích tài chính; Đánh giá

thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cơ khí-Xây dựng-Trang trí nội thất Trung

Trang 2

Nam; Đưa ra giải pháp khắt phục, tăng cường tình hình tài chính tại Công ty Cơ khí-Xây dựng-Trang trí nội thất Trung Nam.

Đối tượng nghiên cứu: phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ năm2011-2013

3/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tại công ty

4/ Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp lấy thông tin; Phương pháp sosánh; Dùng những công thức toán kinh tế để xác định đánh giá những chỉ tiêu, và sựbiến động qua các năm của doanh nghiệp

5/ Bố cục của đề tài

Ngoài lời mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo Nội dung đề tài gồm

3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí-Xâydựng-Trang Trí nội thất Trung Nam

Chương 3:Giải pháp và kiến nghị phân tích tình hình tài chính của Công ty

Cơ khí-Xây dựng-Trang Trí nội thất Trung Nam

Trang 3

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP

1.1/ Khái quát phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1/ Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công

cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lýnhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ vàchất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực củadoanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyếtđịnh quản lý phù hợp

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phásản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánhgiá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanhnghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ranhững dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng củadoanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dựđoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp Phân tích tài chính cóthể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bịcác quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhàphân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp)

1.1.2/ Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phântích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánhcác số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mụcđích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tươnglai Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và

Trang 4

công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanhnghiệp Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời lànguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp Do

đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhaunhư nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các kháchhàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động Mỗi nhómngười này có những nhu cầu thông tin khác nhau

Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tàichính doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bìnhđẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Do vậy

sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủdoanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng kể cả các cơ quan Nhà nước

và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanhnghiệp trên các góc độ khác nhau

1.1.3/ Nhiệm vụ của phân tích tài chính

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tàichính là việc cung cấp những thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanhnghiệp, bao gồm:

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn

cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kếtquả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán

- Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng củadoanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang 5

1.1.4/ Nội dung báo cáo tài chính

1.1.4.1/ Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính củamột doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đấy là một báo cáo tài chínhphản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định,dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản Xét về bảnchất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sởhữu và công nợ phải trả (nguồn vốn)

Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu là bản cânđối kế toán.Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tìnhhình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triểnvọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán có hai hình thức trình bày:

- Hình thức cân đối hai bên: Bên trái là phần tài sản, bên phải là phần nguồnvốn

- Hình thức cân đối hai phần liên tiếp: phần trên là phần tài sản, phần dưới làphần nguồn vốn

Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần luôn luôn bằngnhau

Tài sản = Nguồn vốn

Hay Tài sản = Vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả

Phần tài sản: Bao gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định.

Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyềnquản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tươnglai

Trang 6

Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát vềquy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốncủa doanh nghiệp.

Phần nguồn vốn: Bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, phảnánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp

Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vậtchất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn (Nhà nước, ngân hàng, cổđông, các bên liên doanh ) Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồn vốnthể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đãđăng ký kinh doanh, về sốtài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ( với người lao động,với nhà cung cấp, với Nhà nước )

Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện

có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồng thời phầnnguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán:

+ Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông quacác chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn

+ Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp : tài sảnlưu động, tài sản cố định

+ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và cáckhoản phải trả

+ Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp

1.1.4.2/ Báo cáo kết quả kinh doanh

Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tíchtài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Khác vớibảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự dịch chuyển

Trang 7

của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dự tínhkhả năng hoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai Báo cáo kết quả sản xuấtkinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thựcnhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuấtquỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sảnxuất kinh doanh : lãi hay lỗ trong năm Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phảnánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của mộtdoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp

về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độquản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu,lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanhnghiệp Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánhgiá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệpkinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu Từ

đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăngtrong tương lai

Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước,

ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không Nếu số thuế cònphải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là khôngkhả quan

Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta cónhững nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.1.4.3/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc màbất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin củadoanh nghiệp Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản)

Trang 8

và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập

và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báocáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ratrong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp Những luồng vào

ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm : lưu chuyểntiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bất thường

1.1.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tìnhhình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giảithích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằmgiúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn

cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán

và kết quả hoạt động kinh doanh

Tác dụng của việc phân tích” Thuyết minh báo cáo tài chính”

Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung những thông tinchi tiết, cụ thể hơn về một số tình hình liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳcủa doanh nghiệp

1.1.5/ Phương pháp phân tích tài chính

1.1.5.1/ Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếutrong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi củachỉ tiêu phân tích

Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳ thuộc vàomục đích và yêu cầu của việc phân tích

Trang 9

+ So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định mức.Đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kếhoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra.

+ So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy

sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng củadoanh nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh

+ So sánh các thông số kinh tế- kỹ thuật của các phương án sản xuất kinhdoanh khác nhau của doanh nghiệp

Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể sosánh được của các chỉ tiêu:

+ Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng

+ Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng

+ Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nội dung,

cơ cấu của các chỉ tiêu

+ Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính ra các chỉ tiêu nàybằng những đơn vị tính đổi nhất định

+ Khi không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể so sánh bằngcác chỉ tiêu tương đôí Bởi vì, trong thực tế phân tích, có một số trường hợp, việc sosánh các chỉ tiêu tuyệt đối không thể thực hiện được hoặc không mang một ý nghĩakinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối thì hoàn toàn chophép và phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện tượng nghiên cứu

Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và sốtương đối

Trang 10

Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triểnkhông đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách khác, sốbình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu Số bình quân cóthể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối( tỷ suất) Khi sosánh bằng số bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân chung của tổngthể, của ngành, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.

Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiện tượngkinh tế Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cáchtính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường

Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấucủa hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau đểphân tích so sánh Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trongcũng như quy mô của hiện kinh tế Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cầnkết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối

1.1.5.2/ Phương pháp loại trừ

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độảnh hưởng của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích Khi phân tích, để nghiên cứuảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác

Trong thực tế phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích kinh tếdưới 2 dạng là: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

a/ Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lầnlượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị sốcủa chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính đượcvới trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi cuả nhân tố cần xác định sẽ tính đượcmức độ ảnh hưởng của nhân tố đó

Trang 11

Điều kiện áp dụng phương pháp là mối quan hệ giữa nhân tố cần đo ảnhhưởng và chỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng công thức Ngoài ra việcsắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đối với các chỉtiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhấn tố chất lượng Trình tựthay thế các nhân tố phải tuân theo nguyên tắc nhất định vừa phù hợp với ý nghĩacủa hiện tượng nghiên cứu vừa phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ về thực chất củacác nhân tố.

Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

+ Bước 1: Sơ bộ phân tích về mặt lý luận mối quan hệ giữa các nhân tố vàchỉ tiêu kết quả và phân loại các nhân tố thành nhân tố số lượng và nhân tố chấtlượng

+ Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự: nhân tố đứng sau chất lượng hơnnhân tố đứng trước

Trang 12

Xa=( a1*b0*c0*d0)-(a0*b0*c0*d0)

Xb=( a1*b1*c0*d0)-( a1*b0*c0*d0)

Xc=(a1*b1*c1*d0)-(a1*b1*c0*d0)

Xd=(a1*b1*c1*d1)-(a1*b1*c1*d0)

Như vậy, khi có n nhân tố thì có (n- 1) lần thay thế tức là lập được (n- 1) tích

số trung gian Khi thay đổi trình tự thay thế thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

sẽ thay đổi, còn tổng mức độ ảnh hưởng của chúng thì không đổi

Ưu điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Xác định được mức độ và

chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnhhưởng của chúng, từ đó sẽ có biện pháp nhằm khai thác, thúc đẩy những nhân tốtích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực

Nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn:

- Không có khả năng luận cứ rõ ràng trình tự cụ thể về sự thay thế của cácnhân tố cũng như tính quy ước của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng thành cácnhân tố số lượng và các nhân tố chất lượng Điều này càng trở nên khó khăn khi cónhiều nhân tố trong tính toán phân tích

- Ảnh hưởng của mỗi nhân tố được xem xét tách rời, không tính đến mốiquan hệ qua lại của nó với các nhân tố khác, mặc dù sự thay đổi của một trong các

nhân tố dẫn tới sự thay đổi của các nhân tố khác.

Trang 13

Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đóđối với chỉtiêu tổng hợp được xác định bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với các nhân

tố khác được cố định trong khi lập tích số

Trình tự tiến hành phương pháp số chênh lệch:

- Xác định số chênh lệch tuyệt đối với dấu tương ứng của mỗi một nhân tố

- Nhân số chênh lệch của mỗi một nhân tố với số kế hoạch của các nhân tốkhác chưa đo ảnh hưởng và với số thực tế của các nhân tố khác đãđo ảnh hưởng

1.1.5.3/ Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt,các bộ phận Để lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu,trong phân tích kinh doanh còn phổ biến các cách nghiên cứu liên hệ phổ biến như:liên hệ cân đối, liên hệ thuận nghịch, liên hệ tương quan

a/ Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối thường thể hiện dưới hình thức phương thứctrình kinh tế hoặc bảng cân đối kinh tế

Nội dung chủ yếu của bảng cân đối kinh tế gồm hai hệ thống chỉ tiêu có quan

hệ trực tiếp với nhau về mặt chỉ tiêu Khi thay đổi một thành phần hệ thống chỉ tiêu

đó sẽ dẫn tới sự thay đổi một hoặc một số thành phần khác nhưng sự thay đổi đóvẫn đảm bảo sự cân bằng của bảng cân đối kinh tế Khi phân tích thường dùng đểkiểm tra việc ghi chép hoặc để tính toán các chỉ tiêu

b/ Phương pháp liên hệ thuận nghịch

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố trực tiếp(T)

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ngược chiều(N) đến chỉ tiêu nghiên cứu:

- Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu

c/ Phương pháp liên hệ tương quan

Trang 14

Là phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định sự tồn tại và dạng củamối liên hệ giữa các đại lượng ngẫu nhiên và cho phép đánh giá mức độ chặt chẽgiữa các mối quan hệ đó.

Trình tự tiến hành:

- Phân tích lý luận để giải thích sự tồn tại và bản chất mối liên hệ

- Thăm dò các mối quan hệ đó

- Lập phương trình hồi quy căn cứ vào số tiêu thức, số lần quan sát

- Tính toán các tham số của chương trình

- Giải thích ý nghĩa kinh tế của các tham số

1.1.6/ Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính

1.1.6.1/ Chất lượng thông tin sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính,bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phântích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì Vì vậy, có thể nói thôngtin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đếnnhững thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp,người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ,hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai

Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác độnghàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa, tiền lại có giá trịtheo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai

Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp củathông tin Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điềunày tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang 15

1.1.6.2/ Trình độ cán bộ phân tích

Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đónhư thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điềukhông đơn giản Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích

Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu,thiết lập các bảng biểu Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng

lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắnkết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện,hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp,xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên Hay nóicách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết nói” Chính tầm quantrọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình

độ chuyên môn cao

1.1.6.3/ Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của

hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiếnhành phân tích Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp làcao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệpkhác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây làchỉ tiêu trung bình ngành Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bìnhngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đóđánh giáđược thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mình

1.2/ Tiến hành phân tích tài chính

1.2.1/ Các bước tiến hành phân tích tài chính

1.2.1.1/ Thu thập thông tin

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải vàthuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dựđoán tài chính Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên

Trang 16

ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về

số lượng và giá trị trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báocáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy,phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.2.1.2/ Xử lý thông tin

Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thuthập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu,ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêuphân tích đãđặt ra : Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp các thông tin theo nhữngmục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyênnhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định

1.2.1.3/ Dự đoán và quyết định

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cầnthiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyết định tàichính Có thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính.Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết định liênquan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoálợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp

1.2.2/ Trình tự phân tích tài chính

Trình tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tích thíchứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính theo sơ đồ sau:

Bảng 1.1- Trình tự phân tích tài chính

Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin

- Thông tin kế toán nội bộ

- Thông tin khác từ bên ngoài

áp dụng các công cụ phân tích

- Xử lý thông tin kế toán

- Tính toán các chỉ số

- Tập hợp các bảng biểu

Trang 17

Xác định các biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số,

bảng biểu

- Biểu hiện hoặc hội chứng khó khăn

- Điểm mạnh và điểm yếu

- Cân bằng tài chính

- Năng lực hoạt động tài chính

- Cơ cấu vốn và chi phí vốn

- Cơ cấu đầu tư và doanh lợi

Phân tích thuyết minh

- Nguyên nhân khó khăn

- Phương tiện thành công và điều kiện bất lợi

1.3/ Nội dung cơ bản phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1/ Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính

1.3.1.1/ Phân tích khái quát tình hình tài chính

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, trước tiên phải

so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa kì và đầu năm Qua so sánh, có thể thấyđược sự thay đổi quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả nănghuy động vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên, số tổng cộng của tài sản và nguồn vốntăng giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó cần đi sâu phân tích các mốiquan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán

Trang 18

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định Hailoại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng cân đốinày chỉ mang tính lí thuyết tức là nguồn vốn chủ sở hữu chủ doanh nghiệp đủ trangtrải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếmdụng Thực tế thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:

- Trường hợp doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên sẽ bịchiếm dụng

- Trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn để trang trải tài sản nên doanh nghiệpphải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài

Qua phân tích các mối quan hệ cân đối, cho thấy số vốn doanh nghiệp bịchiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu

và nợ phải trả

Bên cạnh đó, trong phân tích tổng quát ta còn tính toán và so sánh các chỉtiêu tỉ suất tài trợ đẻ thấy được khả năng đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ độngtrong kinh doanh của công ty (phần này được trình bày trong phân tích kết cấunguồn vốn của doanh nghiệp) Bên cạnh đó, về khả năng thanh toán cũng cần đượcquan tâm chú ý (được trình bày ở phần nhu cầu và khả năng thanh toán)

1.3.1.2 Phân tích chi tiết tình hình tài chính

Trong phân tích chi tiết tình hình tài chính ta đi phân tích tình hình phân bổvốn, xem xét doanh nghiệp đã phân bổ vốn hợp lí và phát huy hiệu quả chưa? Đểphân tích, ta tiến hành xác định tỉ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu kì và cuối

kì và so sánh sự thay đổi về tỉ trọng giữa đầu kì và cuối kì nhằm tìm ra nguyên nhâncủa sự chênh lệch này Qua so sánh ta thấy được sự thay đổi về số lượng, quy mô và

tỉ trọng của từng loại vốn Để có thể thấy được tình hình thay đổi của tài sản là hợp

lí hay không cần đi sâu nghiên cứu sự biến động của tài sản Việc đầu tư chiều sâu,mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ để tạo tiền đề tăng năng suất lao động và

sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hoặc đầu tư tài chính dài hạn được xem xét thôngqua các chỉ tiêu: Tỉ suất đầu tư chung, tỉ suất đầu tư tài sản cố định, tỉ suất đầu tư tài

Trang 19

chính dài hạn Bên cạnh đó việc phân tích kết cấu nguồn vốn; phân tích tình hìnhcông nợ và khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả và khả năng sinh lợi của vốn;phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3.2/ Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính

1.3.2.1/ Phân tích các tỷ lệ tài chính

a/ Các tỷ lệ về khả năng thanh toán

Các tỷ lệ về thanh toán bao gồm:

Hệ số thanh toán hiện hành

Công thức của khả năng thanh toán chung như sau:

Hệ số thanh toán hiện hành

mà việc đầu tưđó sẽ kém hiệu quả Vấn đề này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân

bổ vốn như thế nào cho hợp lý

Hệ số thanh toán nhanh:

Hệ số thanh toán nhanh

(thanh toán tức thời) = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu

Nợ ngắn hạnNói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1 Tuy nhiên, cũng giốngnhư trương hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệ số thanhtoán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh

Trang 20

nghiệp Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việcthanh toán nợ.

b/ Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn

Mức độ ảnh hưởng của DFL được xác định như là tỷ lệ thay đổi về doanh lợivốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay phải trả

DLF = Q (P - V) – F

Q (P - V) – F – 1Trong đó : Q là sản lượng

P là giá bán đơn vị sản phẩm

V là chi phí biến đổi mỗi đơn vị sản phẩm

F là chi phí cố định

I là chi phí lãi vay phải trả

Từ công thức trên ta thấy khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đểtrang trải lãi vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút Nhưng khi lợi nhuận

Trang 21

trước thuế và lãi vay đãđủ lớn để trang trải lãi vay phải trả thì chỉ cần một sự giatăng nhỏ về sản lượng cũng mang lại một biến động lớn về doanh lợi vốn chủ sởhữu.

Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi

Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho

lãi tiền vay

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi

Lãi tiền vayKhả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khảnăng trả lãi hàng năm Việc không trả được các khoản nợ này có thể làm cho doanhnghiệp bị phá sản Cùng với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ này giúp ta thấy đượctình trạng thanh toán công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu Một tỷ lệ nợ trên tổngtài sản cao cộng với khả năng thanh toán lãi thấp so với mức trung bình của ngành

sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc muốn gia tăng nợ

Tỷ lệ về cơ cấu tài sản

Tỷ lệ về cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động

Tổng tài sản

Trang 22

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung vàmáy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp Nó cho biết năng lực sản xuất và xuhướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Giá trị của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vàotừng ngành kinh doanh cụ thể.

c/ Các tỷ lệ về khả năng hoạt động

Vòng quay tiền

Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp.Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợithế như chủ động trong kinh doanh, mua hàng trả tiền ngay được hưởng chiết khấu,ngoài ra khi vật tư hàng hoá rẻ doanh nghiệp có thể dữ trữ với lượng lớn tạo điềukiện giảm chi phí sản xuất Tuy nhiên, tiền được lưu giữ ở mức không hợp lý có thểgây ra nhiều bất lợi Thứ nhất, điều kiện thiếu vốn đang phổ biến ở các doanhnghiệp thì việc giữ quá nhiều tiền sẽ gây ứ đọng vốn, hạn chế khả năng đầu tư vàocác tài sản khác, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị giảm Thứ hai, do cógiá trị theo thời gian và do chịu tác động của lạm phát, tiền sẽ bị mất giá Vì vậy,cần quan tâm đến tốc độ vòng quay tiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhấtcho doanh nghiệp

Vòng quay tiền = Doanh thu thuần

Tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bánVòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần

Hàng tồn khoChỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ratrong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển Con sốnày càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ

số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệuquả sử dụng vốn sẽ cao hơn Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến

Trang 23

những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụngphương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh

tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau (đơn vị của công thứcnày là ngày) :

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360

Doanh thu thuầnTrong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năngthu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụthuộc vào nhiều yếu tố:

- Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu: Một số doanhnghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toánhơn các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường

- Tình trạng của nền kinh tế: Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp cókhuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại Nếu chấp nhận tăng thờigian bán chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệuxấu về tình hình kinh doanh Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ đểgiữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Nhưng tình trạng

đó cũng có thể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi trả nhất là ở vào thời kỳkinh tế suy thoái Tình huống đó gây khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệpbán chịu

- Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu: khi lãi suất tín dụng cấp chocác doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướnggiảm thời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tàichính

Trang 24

- Ngoài ra độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trảtrước của doanh nghiệp

Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần

Vốn lưu độngChỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu sốvòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại Chỉ tiêu này cònđược gọi là hệ số luân chuyển Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ góp phần giảiquyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu trong kỳ Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lại tới thờiđiểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn luỹ kế

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần

Giá trị còn lại của tài sản cố địnhHiệu suất sử dụng tổng tài sản

Tỷ lệ này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu Nócũng thể hiện số vòng quay trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong kỳbáo cáo Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh này là yếu tố quan trọnglàm tăng lợi nhận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng

uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sảnd/ Các tỷ lệ về khả năng sinh lời

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm

Trang 25

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuầnChỉ tiêu trên phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanh thu.Chỉ tiêu này có thể tăng giảm giữa các kỳ tuỳ theo sự thay đổi của doanh thu thuần

và chi phí Nếu doanh thu thuần giảm hoặc tăng không đáng kể trong khi đó chi phítăng lên với tốc độ lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm và kết quả là doanhlợi tiêu thụ sản phẩm thấp Khi đó, doanh nghiệp vẫn cần xác định rõ nguyên nhâncủa tình hình để có giải pháp khắc phục

Doanh lợi vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế X Doanh thu thuần x Tổng tài sảnVốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của ba nhân tố:

-Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm

-Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

-Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Vì vậy, khi xem xét sự biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu ta cần phântích sự thay đổi của cả ba yếu tố trên để đưa ra những kết luận đúng đắn

Doanh lợi vốn

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời củamột đồng vốn đầu tư (ROA) Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp đượcphân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế và lãi haylợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản Đối với doanh nghiệp có sử dụng nợtrong kinh doanh, người ta thường sử dụng chỉ tiêu doanh lợi vốn xác định bằngcách chia lợi nhuận trước thuế và lãi cho tổng tài sản

Doanh lợi vốn = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tổng tài sản

Trang 26

1.3.2.2/ Phân tích các hoạt động tài chính

a/ Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng nguồnvốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ) Nó giúp các nhà quản lý xác định rõ các nguồncung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn

Trong phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xemxét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệptrong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán

Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoản mụctrên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ Mỗi sự thay đổi được phân biệt ởhai cột sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc:

Sử dụng vốn : tăng tài sản hoặc giảm vốn.

Nguồn vốn : giảm tài sản hoặc tăng vốn.

Việc thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để tiến hành phântích tình hình tăng giảm nguồn vốn, sử dụng vốn, chỉ ra những trọng điểm đầu tưvốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những đầu tưđó

Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trongdoanh nghiệp

b/ Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn

Vốn lưu động thường xuyên

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có tài sản baogồm tài sản lưu động và tài sản cố định Để hình thành hai nguồn tài sản này phải cócác nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn

Trang 27

Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảngthời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nợ ngắn hạn,

nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ ngắn hạn phải trả khác

Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạtđộng kinh doanh, nó có thời hạn trên một năm và bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu,nguồn vốn vay nợ trung hạn và dài hạn

Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tưđể hình thành tài sản cố định(TSCĐ), phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tưđể hình thành tài sản lưu động(TSLĐ) Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản cố định hay giữa tài sản lưuđộng và nợ ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên Mức độ an toàn củatài sản ngắn hạn phụ thuộc vào độ lớn của vốn lưu động thường xuyên

VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - Nợ ngắnhạn

Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau:

- Vốn lưu động > 0, nghĩa là khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt

- Vốn lưu động = 0, có nghĩa tình hình tài chính như vậy là lành mạnh

- Vốn lưu động < 0, doanh nghiệp phải dùng một phần tài sản cố định đểthanh toán nợ ngắn hạn đến hạn phải trả

c/ Phân tích các dòng ngân quỹ của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, tiền của doanh nghiệp là một yếu tố rất quantrọng Ở một thời điểm nhất định, tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như một hình tháibiểu hiện của tài sản lưu động; nhưng trong quá trình kinh doanh, sự vận động củatiền được xem là hình ảnh trung tâm của hoạt động kinh doanh, phản ánh năng lựctài chính của doanh nghiệp Mặt khác, thông tin về luồng tiền của doanh nghiệp rấthữu dụng trong việc cung cấp cho người sử dụng một cơ sở để đánh giá khả nănghoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra tiền và nhu cầu của doanh nghiệp

Trang 28

trong việc sử dụng luồng tiền đó Ngoài ra, nó còn giúp doanh nghiệp lập kế hoạchtài chính ngắn hạn, dự báo các luồng tiền phát sinh để chủ động trong đầu tư hoặchuy động vốn tài trợ Chính vì thế, trong hệ thống báo cáo tài chính phải có bản báocáo bắt buộc để công khai về sự vận động của tiền thể hiện được lượng tiền doanhnghiệp đã thực thu trong kỳ kế toán.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ

KHÍ-XÂY DỰNG-TRANG TRÍ NỘI THẤT TRUNG NAM

2.1/ Giới thiệu chung về Công ty Cơ khí-Xây dựng-Trang trí nội thất Trung

Nam

Tên công ty: công ty TNHH-CK-TM-XD-TTNT-TRUNG NAM

Trang 29

Địa chỉ tại: 49/3B Khu Phố 2 – P.Tân Thới Nhất– Q1.2

ĐT (08)35920403-fax(84.8)35920403

2.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng

Công ty TNHH-CK-XD-TTNT-TRUNG NAM được thành lập vào năm

1995, do ông Ngô Phi Trung thành lập.

Trải qua hơn 19 năm hoạt đông trong lĩnh vực thi công xây lắp, sản xuất cơkhí và cung ứng vật tư, thiết bị chuyên ngành xây dựng , công ty đã đóng góp đáng

kể vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tếquốc dân trên khắp mọi miền của đất nước

Trong nhiều năm qua, Công ty đã tham gia xây dựng các công trình thuộcnhiều lĩnh vực của nhiều dự án trên phạm vi toàn quốc bằng nhiều nguồn vốn khácnhau

Tất cả các công trình Công ty thi công đều đạt chất lượng và đúng tiến độ,nhiều công trình được tặng huy chương và có chứng chỉ công trình đạt chất lượngcao

Công ty có đủ điều kiện và được phép liên doanh, liên kết với các công tycùng lĩnh vực để triển khai dự án liên quan đến ngành nghề kinh doanh, đảm bảocông trình thi công đúng trình tự theo qui định hiện hành về xây dựng cơ bản củanhà nước nhằm đạt đúng tiến độ và chất lượng

2.1.2/ Đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh của công ty

Tư vấn thiết kế.

Thi công xây dựng

Các công việc xây dựng gồm:

+ Thi công các loại móng công trình các công việc hoàn thiện trong xâydựng

Trang 30

+ Lắp đặt thiết bị xử lý nước sạch, nước thải, lắp đặt đường ống cấp nước,thoát nước trong và ngoài nhà, lắp đặt các đường ống công nghiệp.

+ Trang trí nội ngoại thất công trình.lắp đặt kết cấu các phụ kiện thuộc cácloại công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng

Xây dựng các công trình gồm:

+ Xây dựng các công trình nhà ở,nhà xưởng xây dựng hệ thống ống dẫnnước, hệ thống đường ống nước thải, đường ống công nghiệp

+ Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng

+ Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp

+ Xây dựng các công trình thuỷ điện, đường dây và trạm biến áp

Sản xuất cơ khí, cơ điện

Sản xuất, lắp rắp cấu kiện thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước, thiết bị cơđiện kỹ thuật công trình

2.1.3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.3.1/ Sơ đồ cơ cấu bộ máy Công ty TNHH –XD-TRUNG NAM

Sơ đồ 1.1- Tổ chức bộ máy công ty

Trang 31

KỸ THUẬT

PHÒNG

TƯ VẤN DỊCH VỤ

PHÒNG QUẢN

LÝ DỰ ÁN

PHÒNG KINH

TẾ TÀI CHÍNH

(nguồn phòng tổ chức hành chính công ty)

2.1.3.2/ Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban Công ty TNHH TRUNG NAM

–XD-a/ Giám đốc

b/ Phòng tổ chứchành chính

Chức năng

Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác xây dựng bộ máy

tổ chức, hành chính, điều chỉnh quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty

Nhiệm vụ

Giúp Giám đốc tổ chức bộ máy, sắp xếp, quản lý nhân sự nhằm hoàn thànhtốt nhiệm vụ chính trị của Công ty Bố trí sắp xếp thời gian làm việc cho Ban Giámđốc và các phòng ban của Công ty Giúp việc lập quy hoạch nhân sự, bồi dưỡng đàotạo đội ngũ kế cận, giúp Giám đốc nhận xét cán bộ hàng năm Theo dõi, giải quyết

và quản lý hồ sơ các vụ việc khen thưởng và kỷ luật ở Công ty

Ngày đăng: 12/03/2015, 08:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w