Giải pháp bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể của Phật giáo

Một phần của tài liệu Văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay (Trang 79)

Trên phương diện văn hóa vật thể, Phật giáo đã đóng góp cho văn hóa Việt Nam những công trình kiến trúc, điêu khắc và hệ thống tượng thờ mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Riêng ở khu vực miền Bắc, các công trình kiến trúc và điêu khắc Phật giáo, từ lâu đã được nhân dân ta biết đến như một biểu tượng của văn hóa dân tộc. Những giá trị ấy luôn được Đảng, Nhà nước, GHPGVN cũng như cộng đồng đề cao và có ý thức gìn giữ, bảo vệ.

Công tác bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể của Phật giáo đã có những thành tựu đáng kể, trong đó việc xây dựng mới nhiều ngôi chùa khang trang và độ sộ trong những năm gần đây như chùa Bái Đính (Ninh Bình), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), chùa Thiên Phúc (Phú Thọ)… hay một số ngôi chùa cũng được trùng tu, tôn tạo như: chùa Phật tích (Bắc Ninh), Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Nội), chùa Thầy (Hà Nội)… trở nên mới, đẹp đẽ đã góp phần tạo nên diện mạo mới, làm tăng thêm những giá trị của văn hóa vật thể của Phật giáo cho nền văn hóa nước nhà.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vấn đề bảo tồn văn hóa vật thể Phật giáo vẫn còn những hạn chế như: trong nhiều năm trở lại đây, việc xâm lăng văn hóa, các di tích Phật giáo “kêu cứu” đang trở nên cấp

76

thiết đối với các nhà chức trách tại địa phương trên cả nước nói chung và tại các địa phương nói riêng. Vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo vẫn còn nhiều thiếu sót, cần phải xem xét. Trước hết là hoạt động bảo tồn văn hóa Phật giáo hiện nay còn rất sơ sài, khiêm tốn qua một số thống kê tư liệu, theo dõi việc in ấn kinh sách, báo chí Phật giáo, việc trùng tu chùa chiền và một số danh lam được xếp hạng là di sản tinh thần của địa phương, của quốc gia để báo cáo và nêu nhận định trình lên Trung ương Giáo hội. Công việc này cũng thiếu sự thường xuyên, chưa đầy đủ, chưa có chiều sâu.

Nạn xâm hại di tích văn hóa Phật giáo, việc xâm hại các di tích thường diễn ra, nhưng chính quyền địa phương không giải quyết ngay từ đầu, để sự việc kéo dài ngày một nghiêm trọng. Thậm chí, có những hộ dân chiếm diện tích đất chùa cũng được cấp sổ đỏ. Việc bức bách về vấn đề nhà ở khi dân số tăng khiến các số dân ngụ cư trong khu di tích phải tự cơi nới, sửa chữa, lấn chiếm thêm diện tích đất để sinh sống lại thêm sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với di tích đã dẫn đến việc các di tích bị lấn chiếm là không thể tránh khỏi.

Thêm vào đó, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo đang xuống cấp nghiêm trọng hay bị phá hủy, trùng tu và xây dựng lại một cách tùy tiện, vi phạm nguyên tắc về bảo quản, trùng tu, sửa chữa di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc Phật giáo, làm mất đi kiến trúc truyền thống vốn có trong văn hóa vật thể. Gần đây, xây cất, tu bổ, sửa chữa cơ sở thờ tự Phật giáo diễn ra như một phong trào. Hầu hết đều xuất phát từ nhu cầu của dân, nhưng điều đáng tiếc là nhiều công trình tu tạo không những không khôi phục, bảo lưu được giá trị truyền thống mà còn phá vỡ cảnh quan, làm mất mát, thất truyền. Ngay cả việc bài trí, xếp đặt tượng Phật trong một số ngôi chùa cũng dễ dãi, tùy tiện. Người ta lạm dụng cái gọi là trùng tu, sửa chữa di tích chùa để làm mới và chạy theo nhu cầu „„thời thượng‟‟. Từ kiến trúc bên ngoài cho đến trang trí

77

bên trong, đều bị hiện đại hóa pha tạp, làm mất đi vẻ cổ kính linh thiêng của một ngôi chùa và nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa Phật giáo truyền thống. Công tác giữ gìn, bảo vật Phật giáo còn đơn giản và lỏng lẻo dễ gây thất thoát. Tại Hà Nội, có nhiều di tích chùa Phật giáo đang “kêu cứu”. Trong đó, có thể kể đến Chùa Một Cột – Diên Hựu, một trong những chùa được xếp hạng "Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia". Thế nhưng trải qua thời gian, năm tháng, chùa đã có dấu hiệu xuống cấp: phía bên ngoài chùa và cột chùa đã xuất hiện nhiều vết nứt, rêu phong theo năm tháng. Mái ngói, các cột trụ mục nát do ẩm ướt, các cảnh quan có dấu hiệu xuống cấp không còn được nguyên vẹn… Nếu không được trùng tu, tôn tạo kịp thời thì ngôi chùa sẽ có nguy cơ bị hư hại, tổn thất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới giá trị của di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Tuy nhiên, đứng trước tình trạng như vậy thì điều đáng nói là trách nhiệm của các cấp quản lý khi họ thờ ơ và không có động thái gì để bắt tay vào trùng tu, tôn tạo.

Việc sai phạm trong công tác trùng tu, tôn tạo không tuân theo quy định làm phá vỡ đi yếu tố nguyên gốc của di sản Phật giáo. Chẳng hạn, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử - văn hóa, cũng đã có nhiều công trình Phật giáo bị xuống cấp và hư hại. Trong công tác tu bổ, tôn tạo những công trình ấy đã có nhiều sai phạm dẫn đến việc làm biến dạng nguyên gốc ban đầu. Đình Phù Lão, xã Đào Mỹ (Lạng Giang), một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia là một ví dụ điển hình. Với việc tu bổ, tôn tạo các hạng mục: Đại đình, tiền tế, nghi môn, nhà bia và một số công trình phụ trợ khác. Sau khi hoàn thành, người dân phát hiện di tích này bị biến dạng, nhiều giá trị văn hoá, kiến trúc cổ không còn nguyên vẹn. Trong đó có 2 bức chạm khắc trái với thuần phong mỹ tục mà khi tu sửa người thi công đã tự ý đưa vào, đó là bức cốn có nhiều người thể hiện sự dung

78

Trong những năm gần đây, đoàn Thanh tra Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã kiểm tra việc thực hiện Luật Di sản văn hoá đối với các di tích lịch sử tại 4 tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang và Nam Định.

Các di tích được thanh tra là di tích cấp quốc gia đang trong quá trình tu bổ, sửa chữa và đã được báo chí phản ánh về tình trạng vi phạm các yếu tố gốc làm ảnh hưởng đến kiến trúc nghệ thuật của di tích. Trong đó có 15 di tích đang trong quá trình trùng tu, tôn tạo:

Hà Nội (6 di tích): chùa Trăm Gian, đền Và, chùa Bối Khê, đình Mông Phụ, đình Thụy Phiêu, chùa Kim Liên.

Bắc Ninh (4 di tích): đình Đình Bảng, đền Đô, chùa Dâu, đền Rồng.

Bắc Giang (2 di tích): chùa Bổ Đà, đình Thổ Hà.

Nam Định (3 di tích): đình Sùng Văn, chùa Keo, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

Theo kết quả đánh giá sơ bộ, các dự án trùng tu thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đều tuân thủ quy định của Luật Di sản văn hoá, thực hiện tốt quy trình đầu tư, xây dựng và các quy định về tu bổ di tích, kỹ thuật được bảo đảm như đình Đình Bảng, chùa Kim Liên, đình Sùng Văn, chùa Keo, chùa Dâu, chùa Bổ Đà, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền...

Tuy nhiên, vẫn có tới hơn một nửa trong số 15 di tích được kiểm tra có vi phạm, chủ yếu là ở các dự án thực hiện bằng nguồn vốn địa phương hay nguồn công đức.

Những vi phạm thường thấy là: việc tu bổ không theo đúng quy trình kỹ thuật, thi công không đảm bảo, các yếu tố nguyên gốc của di tích ít được coi trọng. Một số vi phạm còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kiến trúc nghệ thuật của di tích.

79

Ở chùa Trăm Gian (Hà Nội), việc trùng tu, tôn tạo được thực hiện trong khi hồ sơ thiết kế chi tiết chưa được Bộ VHTTDL thông qua. Một số hạng mục được làm mới thêm (như tả vu, hữu vu, nhà ngự, kè hồ, bệ tượng) không đảm bảo yếu tố gốc, đã che toàn bộ những bức phù điêu đất nung quý, tiêu biểu cho nghệ thuật gốm không men của Việt Nam cuối thế kỷ XVI... Do đó phá vỡ bố cục di tích, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan di tích. [xem 92]

Như vậy, xét trên phương diện văn hóa Phật giáo vật thể thì việc xây cất những ngôi chùa mới và cả những vấn đề liên quan đến việc trùng tu, tôn tạo di tích thì các cấp quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hành các thủ tục cũng như kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện để đảm bảo việc trùng tu đúng quy định. Bởi vậy, để làm tốt công tác bảo tồn văn hóa vật thể Phật giáo hiện nay thì cần phải có những giải pháp như sau:

Trước hết, muốn bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể Phật giáo Việt Nam thì phải quan tâm bảo tồn không gian văn hóa Phật giáo – là những ngôi chùa thờ Phật, nơi thường xuyên diễn ra những sinh hoạt Phật giáo. Những công trình xây dựng kiến trúc chùa Phật giáo mới hay các di tích trùng tu, tôn tạo cần thiết phải có sự tham gia, hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ và sự giám sát thi hành của các cơ quan quản lý sở tại để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định. Xây cất mới phải tuân thủ theo những giá trị truyền thống, không được phá vỡ quy tắc, cấu trúc một cách tùy tiện. Với những di tích Phật giáo được trùng tu, tôn tạo cần phải có sự kiểm tra, theo dõi để tránh tình trạng phá vỡ, làm mất đi nguyên gốc ban đầu. Trùng tu, tôn tạo phải tôn trọng nguyên tắc bảo tồn, giữ nguyên yếu tố gốc của di tích, nhằm trả lại diện mạo ban đầu của di tích. Với việc bài trí, sắp xếp sai các pho tượng Phật tại một số ngôi chùa thì cần có sự tư vấn, bài trí lại cho đúng trật tự.

Đối với công tác quản lý di tích Phật giáo, cần phải thành lập các tổ quản lý tại các địa bàn có chùa, di tích Phật giáo để chống lại sự xâm hại, xâm

80

lấn di tích, trộm cắp các di vật, ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như an ninh, trật tự xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý của Đảng và Nhà nước, Giáo hội Phật giáo, các ban ngành có liên quan như Bộ VHTTDL qua các hình thức như: tăng cường công tác quản lý, thường xuyên thanh tra di tích, kiểm kê, phân loại đánh giá các di sản văn hóa Phật giáo để từ đó có các chính sách, chủ trương đúng đắn, kịp thời đảm bảo việc lưu giữ tốt hơn tại chùa.

Với những việc xâm lấn, chiếm di tích Phật giáo làm nơi sinh sống phải khảo sát, điều tra tình hình vi phạm, cần di dời những hộ dân sinh sống và làm việc trong không gian di tích để trả lại cảnh quan vốn có của di tích. Với những di tích đã được xếp hạng cần nhanh chóng lập hồ sơ, xác định vị trí ranh giới di tích, khu vực bảo vệ di tích trên bản đồ và ngoài thực địa. Qua đó, đẩy mạnh xã hội hóa đối với việc cắm mốc giới di tích và thực hiện sớm hành lang pháp lý cho việc bảo vệ di tích.

Thực hiện công tác tuyên truyền về giá trị lịch sử cũng như hiện tại của các di tích, di vật văn hóa Phật giáo một cách thường xuyên hơn nhằm nâng cao ý thức bảo vệ của người dân. Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ khoa học, có sự hiểu biết về giá trị lịch sử của các di tích Phật giáo để có thể làm tốt công tác tu bổ.

Ngoài ra, để đảm bảo ngân sách đối với các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích những ngôi chùa bị hư hỏng, thiệt hại thì việc kêu gọi các tổ chức và cá nhân đã quyên góp, công đức tiền của để khôi phục, tôn tạo chùa chiền, xây cất tịnh xá, niệm Phật đường, đúc chuông, đắp tượng, dựng tháp cũng là một trong những việc làm thiết thực.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay (Trang 79)