Văn hóa Phật giáo kết hơ ̣p với văn hóa tín ngưỡng Việt Nam , tạo nên sự độc đáo và đa dạng trong văn hóa Việt Nam. Khi được truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng bản địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này.
Tín ngưỡng có thể hiểu là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân, cộng đồng. Tín ngưỡng Việt Nam còn được gọi là tín ngưỡng truyền thống hay tín ngưỡng dân gian. Đây là tín ngưỡng của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, vì
40
vậy, cũng giống như các bộ phận khác của văn hóa Việt Nam, nó đều mang những đặc trưng của văn minh nông nghiệp. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam chủ yếu dựa trên sự tôn sùng các lực lượng siêu nhiên, lòng biết ơn và ngưỡng mộ với anh hùng dân tộc, người có công với nước... Có một số loại hình tín ngưỡng dân gian như sau: tín ngưỡng thờ vật tổ, tín ngưỡng phổn thực, tín ngưỡng thờ thần, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên...
Tuy nhiên, về mối tương quan giữa văn hóa Phật giáo với văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thì điều đó được thể hiện rõ nhất thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
* Với tín ngƣỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp bởi các lớp tín ngưỡng thờ Nữ Thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu - đấng sáng tạo, bảo trợ cho sự tồn tại, sinh thành của tự nhiên, xã hội và con người.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một sắc thái đặc biệt của dân tộc Việt Nam được bắt nguồn từ chế độ mẫu hệ. Ở Việt Nam, chế độ mẫu hệ có sức mạnh ưu việt và tồn tại lâu dài, đặc biệt trong các dân tộc thiểu số miền núi, kể cả ở dân tộc Chăm. Vai trò của người phụ nữ Việt Nam chiếm vị trí rất quan trọng, người phụ nữ Việt Nam từ lâu đã đảm đang mọi công việc trong đời sống xã hội, từ bếp núc, nuôi con đến kinh tế chính trị, quân sự, ngoại giao và cả tín ngưỡng, tôn giáo. Với thực tế ấy, nên trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “Cái” khá phổ biến, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ sinh hoạt thường nhật cho đến lĩnh vực tri thức và văn hóa. Không những vậy, nó còn làm biến dạng không ít danh từ giống đực như “Bố Cái Đại Vương” hay được chuyển nghĩa để thành lớn như “sông cái”, “ ngón tay cái”... Hơn nữa, vai trò của người phụ nữ truyền thống còn xác định được cả quyền uy và giá trị của mình, chẳng hạn “ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, “lệnh ông không bằng cồng bà” ...
41
Do có vị trí quan trọng như vậy nên trong đời sống dân dã Việt Nam, Mẫu có mặt khắp nơi, đồng thời Mẫu cũng trở thành một triết lý về thế giới và con người. Tâm lý của người dân Việt Nam có lẽ tin vào sự bổ sung cho nhau giữa Phật và Mẫu. Phật cứu nhân độ thế, Mẫu giúp những việc cụ thể, thiết thực. Chính vì vậy, trong quá trình du nhập vào nước ta, Phật giáo đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu, có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau.
Điều dễ nhận biết nhất là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay đều có điện thờ Mẫu. Trong đó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Thánh”. Ngoài ra, với hệ thống tín ngưỡng Tứ Pháp Việt Nam, chúng ta có thể thấy sự dung hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng Thờ Mẫu và thờ thần tự nhiên. Trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ Mẫu, Phật giáo và đạo Mẫu dân gian luôn luôn gắn bó và có mối quan hệ tương giao với nhau, cùng nương tựa, dung hoà, bổ sung cho nhau. Phật giáo đã nhanh chóng thu nạp các yếu tố có lợi cho mình trong hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa; đặc biệt là trong các tín ngưỡng nông nghiệp như tục thờ Mẹ hay tục thờ Nữ thần và tục thờ Tứ Pháp để cho ra một hình thức Phật mới là Phật Mẫu và Phật Tứ Pháp. Đó là các vị Nữ thần hoá thân thành Phật Bà Quan Âm hay Phật Bà Tứ Pháp. Theo quan niệm dân gian thì hình tượng Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp (là 4 người con gái của Bà: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện) ứng với hiện tượng: Mây - Mưa - Sấm - Chớp trong tín ngưỡng nông nghiệp cổ, được thờ ở chùa Dâu, nằm gần trung tâm Phật giáo cổ nhất và lớn nhất nước ta - đó là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Như vậy hiện tượng tôn thờ Tứ Pháp trong Phật điện là kết quả của mối “kết duyên” giữa Phật giáo với tín ngưỡng nông nghiệp bản địa. Trước khi có sự du nhập của Phật giáo vào nước ta thì các vị Nữ thần này được thờ ở các đền miếu dân gian, và được tôn vinh là các vị thần nông nghiệp trông coi về Nước – là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp lúa nước.
42
Sự ảnh hưởng của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Nữ thần còn được biểu hiện ở không gian ngôi chùa Tứ Pháp. Khi Phật giáo vào đã nhanh chóng dân gian hoá, thu nhận tín ngưỡng thờ Tứ Pháp của người Việt cổ, dẫn đến các ngôi đền (miếu) này chuyển hoá thành chùa chiền. Qua những kết quả khảo sát tại chùa Dâu và chùa Đậu cho thấy lớp kiến trúc khá độc đáo vào buổi đầu công nguyên. Đó là kiến trúc kiểu tu viện bao quanh một ngọn tháp ở trung tâm mà phổ biến còn lại cho đến ngày nay là hệ thống chùa thời Trần (thờ Thánh thuộc dạng nhân thần) và thờ thần Tứ Pháp. Hiện nay, tại một số chùa Tứ Pháp vẫn còn các thành bậc cửa bằng đá chạm rồng và sấm mang đậm phong cách kiến trúc thời Trần. Một số bộ chạm khắc gỗ với các đề tài rồng, nhạc công, vũ nữ, hoa lá, mây, sóng… phong cách thời Trần hiện còn tại chùa Dâu và chùa Thái Lạc. Nhìn chung, kiến trúc các chùa Tứ Pháp thường là chùa lớn kiểu chùa Trăm Gian, nội công ngoại quốc như chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Nành (Hà Nội), chùa Đậu (Hà Tây)...
Các ngôi chùa Tứ Pháp thường tọa lạc trên diện tích rộng, thoáng đãng, địa thế đẹp, tụ thủy. Giữa các khối nhà bố trí vườn hoa, cây cảnh. Các khu vực nhà phụ làm nơi sinh hoạt của Tăng, Ni và thờ Tổ thường được bố trí xung quanh ẩn nấp vào cây xanh tạo nên cảnh sắc thiên nhiên giữa đạo với đời. Trong mặt bằng kiến trúc đó, có những công trình kiến trúc tạo thành điểm nhấn, ví dụ như tháp Hòa Phong tại chùa Dâu (giờ còn lại là kiến trúc cao 3 tầng), gác chuông tại chùa Đậu, gác chuông gác khánh trên nóc nhà Tiền đường của chùa Nành…
Nếu như với các công trình kiến trúc Phật giáo thờ các nhân thần như Không Lộ thiền sư (Nguyễn Minh Không) thời Lý, Nguyễn Bình An thời Trần thì thường tồn tại kiểu thờ “Tiền Phật hậu Thánh”, Thánh được thờ sau điện thờ Phật… Thì ngược lại, trong các ngôi chùa thờ Tứ Pháp (những vị Thánh có nguồn gốc tự nhiên) thì hệ thống tượng thờ kiểu “Tiền Thánh hậu
43
Phật”, đẩy hệ thống tượng Tứ Pháp lên trên hệ thống tượng Phật. Tuy nhiên, hiện nay, các công trình được trùng tu lại đều được bố trí theo kiểu “Tiền Phật hậu Thánh”. Vì vậy, ta gặp hầu hết các tòa cung cấm là nơi thờ Thánh, căn trước thượng điện mới là nơi thờ Phật.
Ngoài ra, sự tương đồng của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu còn được thấy qua các tác phẩm điêu khắc khi các pho tượng của bốn vị thần đã được "Phật hóa" này trên thực tế là các tượng hoàn toàn được điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẻ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn, và khuôn mặt đầy lòng từ mẫn...
Sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu theo khuynh hướng dân gian hóa là điều dễ hiểu bởi lẽ nó hoàn toàn phù hợp với tâm lý của người dân Việt Nam, mong muốn hướng về cái từ bi, bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện trừ ác vốn là nền tảng trong nguyên tắc ứng xử của xã hội cổ truyền.
* Với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên:
Ngay từ buổi đầu du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng kết hợp với các tín ngưỡng bản địa. Không chỉ với tín ngưỡng thờ Mẫu, Phật giáo còn dung hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nếu như ở thờ cúng tổ tiên, khái niệm tổ tiên là dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ... - những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đang sống. Thì đối với đạo Phật, thờ cúng tổ tiên trong Phật giáo cũng được hiểu chính là thờ Phật (người sáng lập ra Phật giáo); các vị Bồ Tát, La Hán… những người hộ trì Pháp và các vị Tổ sư là những người sáng lập ra các tông phái, các thiền tự… Chính vì vậy, giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có những điểm tương đồng trong ý nghĩa văn hóa, giáo dục. Đây là cơ sở cho sự sát nhập giữa đạo Phật với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
44
Có thể thấy sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ tổ tiên trong kiến trúc và cách bài trí thờ tự. Khi nhìn sự kết hợp giữa kiến trúc bài trí của chùa với kiến trúc bài trí của hệ thống thờ tự: từ đường, bàn thờ gia tiên và đình, đền Hùng trong tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên của người Việt Nam có sự dung hợp, tương hỗ với nhau về nhiều mặt, từ phong thủy, cách lựa chọn vị trí xây dựng đến lối kiến trúc đậm chất dân gian làng xã, hợp với văn hóa lúa nước, chuộng kiểu xây dựng các gian thờ bè chiều ngang, theo số lẻ… Qua đó cũng thể hiện sự hài hòa, đăng đối âm dương, hòa quyện giữa con người với trời đất, con người với tổ tiên, thần thánh. Khảo sát một số chùa ở Hà Nội, đặc biệt là chùa Lý Triều Quốc sư, Chùa Bồ Đề, chùa Pháp Vân… cho thấy, ngoài những đặc trưng riêng của chùa còn toát lên sự dung hợp với văn hóa tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên thể hiện qua việc bài trí tượng thờ trong Phật điện. Cách bài trí, thờ tự ở trong chùa được sắp xếp theo một trật tự từ trên cao xuống. Chùa có nhiều tượng Phật, Bồ Tát cùng với tượng các thiên thần Phật giáo khác rất đa dạng và phong phú.
Cách bài trí thường tuân thủ như sau: ở tầng cao nhất của ban thờ giữa, ở chính điện, sát vách tường, thường có ba pho tượng gọi là “Tam thế” tức các vị Phật ở ba thời gian là quá khứ - hiện tại - tương lai. Dưới ba pho Tam thế là ba pho “Di Đà tam tôn” gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa, tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ở bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên phải. Dưới ba pho tượng này lại là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni ở giữa, tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải. Trên bàn thờ chính của Thượng điện, ngoài tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, ở một số chùa còn có tượng Phật Di Lặc. Ngoài tiền đường thường có hai tượng Hộ Pháp, những thiên thần bảo vệ Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí trông rất oai phong lẫm liệt. Hoặc ở một số chùa, ở nhà tiền đường còn bầy tượng Bát bộ kim cương, tức tám vị thần bảo vệ của Phật. Còn ở hai bên dãy hành lang, thường bày tượng mười tám vị La Hán, mỗi bên chín tượng.
45
Cách bài trí ở một số chùa Hà Nội thể hiện sự ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên do có cách thức bài trí là thờ “hậu” (có nghĩa là thờ cúng sau khi chết, thay cho những người hậu tự, tức là con cháu nối dõi). Qua cách thức bài trí này đã nói lên ảnh hưởng của tín ngưỡng tâm linh của người Việt, họ luôn nghĩ về sự thờ cúng sau cái chết. Mặt khác, với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, do ảnh hưởng của Phật giáo nên cách bài trí bàn thờ tổ tiên trong mỗi gia đình người Việt cũng được sắp xếp một cách bài bản và rất hệ thống theo một tôn ti trật tự chặt chẽ, tuy có đơn giản hơn vì không gian thờ cúng ở phạm vi gia đình, dòng họ. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt giữa nhà, là vị trí trang trọng nhất để trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày tết hay khi có hiếu hỷ… con cháu làm lễ, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, tổ tiên, mong gia tiên phù hộ.
Khi Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì ngày giỗ Tổ Hùng Vương, thờ anh hùng dân tộc, người có công với đất nước, làng xã cũng chính là ngày lễ của Phật giáo. Trong những ngày lễ này, nhà chùa tổ chức các khóa lễ cầu an, cầu siêu tưởng nhớ đến công ơn của vị Vua Hùng, ông tổ của dân tộc và những anh hùng dân tộc, những người có công lao trong việc dựng nước và giữ nước. Ở đây, một số yếu tố của văn hóa Phật giáo được xuất hiện như treo cờ Phật, tụng kinh niệm Phật… để cầu mong quốc thái dân an.
Ngoài ra, trong nghi lễ thờ cúng sự gắn kết ấy cũng được biểu hiện qua các ngày đại lễ, đặc biệt là Lễ Vu Lan, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Lễ Vu Lan vừa là một nghi lễ truyền thống của Phật giáo nhưng cũng vừa là nghi lễ thể hiện điểm tương đồng giữa giáo lý Phật giáo với ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Phần lớn trong các gia đình người Việt, vào ngày lễ Vu Lan đã diễn ra những nghi lễ cúng bái để dâng lễ chư Phật, chư vị Bồ Tát, cầu nguyện giải thoát cho vong linh tổ
46
tiên, ông bà, cha mẹ, họ coi đây chính là ngày xá tội vong nhân. Hơn nữa, có thể nhận thấy nếu như trong lễ Phật, người ta chỉ dâng cúng với nghi thức lục cúng: hương, hoa, đăng (đèn, nến), trà, quả thực (xôi, oản), tức là các đồ chay; thì trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, ngoại trừ những ngày chay tịnh theo Phật giáo, thì ngày giỗ kỵ tổ tiên, người ta làm cả cỗ chay lẫn mặn để cúng. Đây cũng chính là sự ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt với Phật giáo. Qua đó, có thể khẳng định giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Hội nhập với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, văn hóa Phật giáo phát huy được giá trị trong việc gìn giữ cội nguồn và lưu giữ những nét đẹp trong phong tục, tập quán của người dân Việt Nam. Văn hoá Phật giáo dung hòa với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, dựa trên nền tảng của hiếu đạo Phật giáo, cũng như một đời sống nhân quả thuần thiện. Có thể lấy minh chứng cho điều này qua lĩnh vực thực hành tín ngưỡng chính là việc bày tỏ lòng tôn kính, thể hiện đạo hiếu, trong những ngày giỗ, kỵ tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhiều gia đình mời cả các vị sư về làm lễ tại nhà; hay có nhiều gia đình đưa vong cha mẹ, ông bà, tổ tiên lên nhờ nhà chùa thờ tự và cúng vong, cầu cho người đã khuất được siêu thoát.
Sự dung hòa giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã thể hiện tinh thần và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của người Việt. Qua đó,