Giải pháp bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể của Phật giáo

Một phần của tài liệu Văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay (Trang 84)

Những thành tựu của văn hóa Phật giáo phi vật thể cũng chiếm một vị trí không nhỏ trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Sau nhiều thập niên gặp khó khăn về nhân lực, tài lực, vật lực (nhất là những khó khăn do sự kiểm soát hoạt động Phật sự của chính quyền từ Trung Ương đến các địa

81

phương), từ một thập niên trở lại đây, do chính sách đổi mới và hòa nhập của Nhà nước, Phật giáo miền Bắc đang có những bước tiến đáng mừng. Công tác giáo dục đạo đức Phật giáo cho tầng lớp thanh niên cũng đã thu lại được những kết quả khả quan khi các lớp trẻ, thanh niên là học sinh, sinh viên ngày càng tích cực tham gia và các hoạt động xã hội, từ thiện, văn hóa, giáo dục… của Phật giáo.

Không chỉ chú trọng đến giáo dục tư tưởng, giáo lý và đạo đức Phật giáo mà hiện nay các lễ hội truyền thống của dân tộc cũng dần được phục hồi. Có thể nói rằng từ ngày đổi mới, hội nhập, nhà nước đã cho phép nhân dân phục hồi hàng trăm lễ hội Phật giáo từ nhỏ đến lớn, từ cấp quốc gia đến cấp địa phương như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử, chùa Thầy… Các lễ hội dù là văn hóa, lịch sử hay Phật giáo cũng đều nhận được sự quan tâm, chú trọng. Vì vậy, khi các lễ hội này diễn ra có hàng vạn đến hàng triệu người thành kính và nhiệt tâm tham gia.

Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa phi vật thể mà Phật giáo mang lại thì vẫn còn nhiều vấn nạn gây bức xúc, trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo, trong đó phải kể đến việc nhiều kinh sách được tạo ra nhưng không đảm bảo chất lượng, thậm chí còn sai lệch với chính pháp. Thật khó có thể kể ra hết những hiện tượng xâm phạm văn hóa Phật giáo như băng đĩa, ấn phẩm của cái gọi là “vô thượng sư”, cái gọi là “đạo sư duy tuệ”, của phim “Niết bàn bốc cháy”, của truyện ngắn cùng tên và khá nhiều băng đĩa lậu gồm những bài giảng sai lạc về Phật học, nhiều hiện tượng, nhiều buổi lễ… mang tính dị đoan, mê tín nhưng lại mang danh Phật, danh Thánh. Phong tục tập quán, lối sống bị Tây hóa, văn hóa pha tạp dẫn đến các giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo dần bị lu mờ.

Thêm vào đó, quá trình hội nhập và phát triển đất nước theo xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã kéo theo hệ lụy, làm ảnh hưởng đến

82

những giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc, cụ thể: đạo đức của một bộ phận chức sắc bị suy thoái do sai lệch trong tư tưởng, nhiều hủ tục mê tín xuất hiện với mục đích vụ lợi, mang tính chất kinh doanh. Việc lợi dụng Phật giáo để thực hiện những hành vi mê tín là một thực tế đang diễn ra hiện nay và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Biểu hiện của nó rất đa dạng, phong phú, như tình trạng đốt vàng mã một cách thái quá, cúng sao giải hạn, bói toán, hay buôn bán sách có nội dung mê tín dị đoan. Chẳng hạn với lý luận “trần sao âm vậy”, việc đốt vàng mã trong thời gian gần đây đang bị lạm dụng trên phạm vi cả nước trong dịp tết, hội hè, giỗ chạp, sóc vọng… Theo con số thống kê (năm 2003) của Bộ Văn hóa Thông tin mặc dù số liệu chưa thật đầy đủ, đã có gần 50.000 tấn vàng mã được sử dụng trong một năm và riêng tại Hà Nội Trung bình mỗi năm người dân Thủ đô tiêu tốn mất 400 tỷ đồng cho việc đốt vàng mã. Riêng ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), lượng vàng mã đem "hóa" mỗi ngày lên tới hàng tạ, bằng 80 - 100 triệu đồng tiền thật. Đây là một số tiền không nhỏ mà người sống chúng ta cúng cho người chết chỉ để hy vọng được âm phù, dương trợ. Những hành động đó rõ ràng rất lãng phí và thể hiện những mặt tiêu cực của nạn mê tín dị đoan, ảnh hưởng tới lối sống lành mạnh của người dân, không những thế còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Trong các lễ hội Phật giáo, tình hình an ninh trật tự không được đảm bảo: việc chen lấn, xô đẩy thắp hương tới mức hương châm cả vào áo những người bên cạnh, tạo điều kiện cho kẻ gian móc túi, nhiều người vô ý thức còn xả rác bừa bãi. Hay một số người thích xem bói toán, tạo điều kiện cho mê tín dị đoan lộng hành. Nguyên nhân một mặt là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của người dân, mặt khác là do ban tổ chức lễ hội và chính quyền địa phương làm công tác

tổ chức và quản lý chưa tốt, và do một bộ phận cá nhân, tổ chức lợi dụng các

83

Có biết bao điều diễn ra trong xã hội ngày nay khiến cho những người con Phật, những người luôn vì sự nghiệp giữ gìn đạo pháp, yêu quý nền văn hóa truyền thống của Phật giáo dân tộc phải lo buồn. Nhiều vấn đề còn tồn đọng mà chúng ta cần khắc phục, tệ nạn mà mọi người nhìn thấy trước mắt hàng ngày vẫn còn tiếp diễn. Đó là nạn khất thực phi thời, phi pháp. Một số tu sĩ biến chất sống ngoài khuôn khổ Giáo hội, hoặc một số người không phải là tu sĩ nhưng mượn áo tu sĩ. Họ đã lợi dụng hình thức trì bình khất thực như một nghề để sống. Một bộ phận Tăng ni bị sa sút phẩm hạnh, gây bức xúc trong dư luận…

Chính vì những lý do trên nên việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể của Phật giáo lại càng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi vậy cần phải có những biện pháp rõ ràng và thiết thực để làm tốt công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể của Phật giáo.

Trước hết, với các ấn phẩm văn hóa Phật giáo, kinh sách, giáo lý của đạo Phật có giá trị về lịch sử, văn hóa phải được quản lý theo yêu cầu mà sắc lệnh số 65 ngày 23/11/1945 (về bảo tồn các di sản văn hóa) quy định: “Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính tôn giáo hay không có tính tôn giáo nhưng có ích cho lịch sử thì cũng cần phải bảo tồn”. Về xuất bản và hoạt động liên quan đến Phật giáo phải được kiểm tra, đánh giá tính phù hợp với quy định của luật xuất bản và bản sắc văn hóa Phật giáo trước khi in ấn, xuất bản. [72, tr 136]

Với những vấn nạn suy thoái về giáo lý, đạo đức Phật giáo trong Tăng ni, Phật tử thì Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo cần có sự nhìn nhận và đánh giá lại vai trò quan trọng của giáo lý, đạo đức Phật giáo trong việc định hướng và xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nạn suy thoái đạo đức Phật giáo cần phải được chỉnh đốn thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ chức sắc có ý thức tu dưỡng phẩm hạnh và trình độ Phật học. Giáo hội

84

Phật giáo cần phải tổ chức quy mô các khóa bồi dưỡng, khóa tu ngắn hạn nhằm giáo dục đạo đức, tư tưởng tốt đẹp của đạo Phật cho Tăng ni, Phật tử. Tăng cường phổ biến giáo lý nhà Phật, đặc biệt là đạo đức Phật giáo. Đào thải những Tăng ni, những Phật tử sa sút về phẩm hạnh, đạo đức nhằm giữ gìn bản chất tốt đẹp của đạo Phật.

Khuyến khích, nêu gương nếp sống đẹp, các đức tính tốt của đạo Phật như từ bi, hỷ xả, hòa thuận, hiếu để, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa Phật giáo trên toàn quốc nhằm nâng cao nhận thức, giúp họ thấy rõ tầm quan trọng của những giá trị tinh thần và tư tưởng của văn hóa Phật giáo góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đạo đức, tạo dựng môi trường và lối sống lành mạnh. Phát huy những giá trị đạo đức và truyền thống văn hóa của Phật giáo.

Trong việc bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp của lễ hội Phật giáo thì Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo cần phải có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục người dân tham gia lễ hội phải tuân thủ giáo lý, giáo luật và pháp luật của Nhà nước. Kết hợp hoạt động Phật giáo trong dịp Lễ hội với du lịch nhằm đưa những nét đẹp truyền thống của lễ hội đến gần hơn với du khách trong cũng như ngoài nước để truyền tải giá trị tốt đẹp của văn hóa Phật giáo. Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động lễ hội tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Nghiêm chỉnh chấp hành những chính sách, qui định, quy chế hoạt động của địa phương và cơ sở.

Tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động lễ hội tôn giáo. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có sự quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ, đưa ra những giải pháp kết hợp tăng cường trong công tác tổ chức để giảm bớt những hành vi sai trái, biểu hiện phản văn hóa như lừa đảo, kinh doanh chộp giật, chặt chém... Có hình thức xử phạt đối với những hành vi sai phạm như đốt vàng mã, say bia rượu, làm phá vỡ sự linh thiêng, tốt đẹp của lễ hội nơi công cộng theo quy định. Đồng thời, chính quyền địa phương cần phối hợp

85

với giáo hội đưa ra quy chế hoạt động và lập ban tổ chức điều hành hoạt động lễ hội, phục vụ lễ hội bảo đảm tôn nghiêm, an toàn, tiết kiệm. Đặc biệt phải có kế hoạch, phương án phòng tránh những bất trắc như: cháy, nổ, tai nạn… trong lễ hội.

Những tư tưởng mê tín dị đoan cần phải được loại bỏ. Trong đó, Đảng và Nhà nước cần phải có sự phối hợp với các tổ chức chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với một số tổ chức hay cá nhân trong một số hủ tục mê tín dị đoan như đốt vàng mã, bói toán... góp phần giữ vững trật tự và xây dựng lối sống lạnh mạnh trong cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay (Trang 84)