Nét đặc trưng của Giáo hội Phật giáo

Một phần của tài liệu Văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay (Trang 65)

Từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Phật tồn tại và phát triển theo truyền thống sơn môn. Các sơn môn sinh hoạt độc lập, ít có sự liên hệ và chịu sự chi phối của các sơn môn khác. Khi thực dân Pháp đem quân xâm lược nước ta, cũng là lúc Pháp mang theo văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo phương Tây truyền

62

bá vào Việt Nam, mặt khác ra sức kỳ thị, chèn ép Phật giáo với mưu đồ xoá dần tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá truyền thống của người dân Việt. Trong nước, Phật giáo không còn được sự ủng hộ như trước đây... Bản thân Phật giáo lúc này nặng về tín ngưỡng hơn tư duy. Từ bối cảnh đó, một số Tăng Ni, Cư sĩ có tâm huyết và tinh thần đạo pháp, dân tộc đã quyết tâm chỉnh đốn lại bằng cách mở trường Phật học, dịch kinh điển sang chữ quốc ngữ cho Tăng Ni, Phật tử dễ học, dễ hiểu, xây dựng các cơ sở xã hội, ra các tờ tạp chí với mục đích giúp đỡ nhau cùng học Phật và hoằng pháp, nêu cao tinh thần dân tộc. Chương trình học văn hoá cũng được đưa vào giáo dục cho Tăng Ni.

Đến thế kỷ thứ XX, Phật giáo Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, dồn nén, mâu thuẫn, tạo thành động lực thúc đẩy Phật giáo Việt Nam tiến tới thống nhất. Phong trào “Chấn hưng Phật giáo” ở cả 3 miền Trung - Nam - Bắc trong những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX đã thổi bùng lên truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với Dân tộc và Đạo pháp của Tăng Ni, Phật tử, nhất là sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.

Phật giáo Việt Nam đã ý thức được rằng muốn có sức mạnh thật sự phải cùng nhau đoàn kết, tập hợp nhau trong một tổ chức để chấn hưng đạo pháp, bảo vệ văn hoá truyền thống, góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là lý do để Phật giáo tiến hành các cuộc vận động thống nhất Phật giáo trong cả nước: Cuộc vận động thống nhất Phật giáo lần thứ nhất (năm 1951) với sự tham dự của 6 đoàn thể Phật giáo ở 3 miền; Cuộc vận động thành lập Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ở các tỉnh, thành phố phía Bắc (năm 1957, 1958); Cuộc vận động thống nhất Phật giáo năm 1964 tại miền Nam để thành lập nên "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất". Tuy nhiên, sự thống nhất của 3 cuộc vận động này chưa được trọn vẹn vì đây không phải là sự thống nhất của Phật giáo trên toàn quốc mà chỉ là sự thống nhất của một số tổ chức Phật giáo hay của một miền.

63

Đến đầu năm 1980, thể theo nguyện vọng của toàn thể Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử, các vị Giáo phẩm đại diện cho các tổ chức hệ phái lớn của Phật giáo họp tại thành phố Hồ Chí Minh và quyết định thành lập “Ban Vận động thống nhất Phật giáo” để xúc tiến cuộc vận động trong phạm vi cả nước, bao gồm đại diện của 9 tổ chức, hệ phái:

- Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam (ở miền Bắc); - Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang); - Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh; - Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam;

- Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam;

- Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ (Phật giáo Khmer); - Giáo phái Khất sĩ Việt Nam;

- Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông; - Hội Phật học Nam Việt.

Ngày 7 tháng 11 năm 1981, với mục đích thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, Đại hội thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội với sự tham dự của 168 vị Giáo phẩm, Tăng Ni, Cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái nói trên để thành lập nên một tổ chức chung của Phật giáo cả nước lấy tên là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" (viết tắt GHPGVN). Đây là Giáo hội Phật giáo duy nhất được chính phủ Việt Nam công nhận hiện nay và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tại Lời nói đầu của Hiến chương, GHPGVN đã khẳng định: Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam đặt trên nguyên tắc: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ phái và phương tiện tu hành đúng chính pháp vẫn được duy trì”, và xác định “Phương châm hoạt động của GHPGVN là: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, “GHPGVN là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt

64

Nam trong và ngoài nước”. Hiến chương GHPGVN đã khẳng định: "Mục đích của GHPGVN là điều hoà, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an lạc cho thế giới”.

Như vậy, Phật giáo Việt Nam đã thể hiện nét đặc trưng rõ rệt đó chính là sự thống nhất và xác quyết đồng hành cùng dân tộc.

Trước hết, sự thống nhất của Giáo hội Phật giáo được thể hiện trong công tác quan hệ Phật giáo quốc tế, GHPGVN luôn rất tự hào khi khẳng định với các nước và các tổ chức Phật giáo bạn trên thế giới rằng: nét đặc trưng của ngôi nhà chung GHPGVN hôm nay chính là sự dung hợp giữa các truyền thống Phật giáo Bắc tông, Nam tông và hệ phái Khất sĩ thành một khối đại đoàn kết dựa trên tinh thần thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, cũng như sự tôn trọng và duy trì các pháp môn truyền thống tu tập của các hệ phái theo đúng chánh pháp. Lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa hợp chúng sinh, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật, nhằm phục vụ Dân tộc, Tổ quốc và nhân loại chúng sinh là lập trường của GHPGVN. Phương châm hoạt động của GHPGVN là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”. GHPGVN là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.

Hơn nữa, trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn có sự dung hoà với các thế hệ chính trị xã hội. Phật giáo tuy là một tôn giáo xuất thế, nhưng Phật giáo Việt Nam có chủ trương nhập thế, tinh thần nhập thế sinh động nổi bật nhất là thời Đinh, Lý - Trần. Trong các thời kỳ này các vị cao tăng có học thức, có giới hạnh đều được mời tham gia vào việc triều chính hoặc làm cố vấn trong những việc trọng đại của quốc gia như: Thiền sư Ngô Chân Lưu thời vua Đinh Tiên Hoàng, Quốc sư Vạn Hạnh thời Tiền Lê, thời Trần có các thiền sư Đa Bảo, Viên Thông… đều được các vua tin dùng trong bàn bạc

65

quốc sự và cố vấn triều đình. Đến thế kỷ XX trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Phật tử Việt Nam rất hăng hái tham gia các hoạt động đấu tranh đòi hoà bình và độc lập dân tộc.

Thứ hai, Phật giáo luôn đồng hành cùng với dân tộc, điều đầu tiên phải kể đến là việc Phật giáo đã góp phần đào tạo nên một tầng lớp tri thức cho xã hội, mà tầng lớp tri thức đầu tiên của người Việt chính là các tri thức Phật giáo. Ở thế kỷ VII - VIII, nhiều tăng sĩ Việt Nam vừa uyên thâm Phật giáo lại giỏi tiếng Phạn và tiếng Hán đã tham gia chú giải kinh Phật. Từ buổi đầu dựng nước, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý - Trần, ở mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có sự thay đổi để phù hợp và đáp ứng nhu cầu lịch sử của dân tộc ta đặt ra, từ một nền Phật giáo theo xu hướng hội nhập thời đại dần dần chuyển sang một nền Phật giáo thế sự. Điều đó không khó để nhận thấy, khi trong các triều đại phong kiến, nhiều vị thiền sư như: Đại sư Khuông Việt, thiền sư Pháp Thuận, Vạn Hạnh… đã sát cánh cùng các vị vua và quan lại triều đình để hoạch định chính sách quốc gia với hai nhiệm vụ chiến lược: tái thiết đất nước và đối phó với giặc ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc. Với giáo lý từ bi - trí tuệ; vô ngã - vị tha; yêu chuộng hòa bình; tôn trọng đạo đức và bảo vệ sự sống muôn loài của đạo Phật đã trở thành hệ tư tưởng chính thống trong một số triều đại phong kiến, nhất là thời Lý - Trần. Phật giáo đã thể hiện sự hòa mình với đất nước với truyền thống văn hóa, đạo đức của người dân Việt Nam và mau chóng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt.

Nếu như trong chiến tranh, nhiều Tăng sĩ sẵn sàng cởi áo cà sa, sẵn sàng nhập thế cầm vũ khí cùng dân tộc đánh giặc giữ nước thì trong thời bình, họ lại là những người nhiệt thành và mẫn cán, cống hiến trọn đời mình để hướng dẫn tu tập, giảng dạy, phổ biến giáo lý Phật giáo giúp cho Phật tử tạo lập được lối sống văn hóa lành mạnh, sống có đạo đức và thiện tâm, giúp họ

66

nhận thức được giá trị của cuộc sống và đạt được hạnh phúc, an vui. Với giá trị nhân văn sâu sắc, Phật giáo đã có nhiều đóng góp cho xã hội, hình thành và giáo dục đạo đức, lối sống cho mỗi người dân Việt Nam.

Cho đến ngày nay, GHPGVN vẫn luôn là một tôn giáo đi đầu trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, xây dựng đời sống mới cho nhân dân. Những hoạt động của Phật giáo cũng luôn hướng đến các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra như kinh tế, xã hội, giáo dục, tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, tương trợ cho con người và xã hội. Hầu hết Tăng ni và đồng bào Phật tử đã tích cực tham gia lao động sản xuất; ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt và dịch bệnh; ủng hộ người nghèo khó; tham gia công tác từ thiện xã hội và giáo dục với nhiều ý nghĩa sâu sắc, xuất phát từ tư tưởng từ bi, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật.

Tinh thần nhập thế của GHPGVN ngày càng được phát huy rõ rệt. Có thể nói, GHPGVN luôn mãi thắp sáng tinh thần:“Phật giáo đồng hành cùng

với dân tộc”, đã và đang tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trong lòng

dân tộc và Tăng ni, Phật tử Việt Nam. Phật giáo Việt Nam cũng đã trải qua những bước thăng trầm cùng vận mệnh đất nước, đồng thời hòa quyện vào văn hóa dân tộc như một thực thể không thể tách rời, tạo nên một đặc trưng riêng, một dấu ấn riêng của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam. Từ đó, góp phần giữ gìn và bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

2.2.2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với bảo tồn văn hóa Phật giáo

Kể từ khi thành lập cho đến nay, GHPGVN đã thể hiện tinh thần gắn bó, luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong mọi hoàn cảnh lịch sử. GHPGVN cùng với phương châm hoạt động là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng dân tộc. Tất cả những hoạt động Phật sự đều dựa trên nguyên tắc thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức từ Trung ương đến địa phương;

67

Tỉnh, Thành hội Phật giáo, thể hiện nhuần nhuyễn tinh thần đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội. Qua đó, GHPGVN đã vững bước đi lên, lớn mạnh theo uy tín và niềm tin của Tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước, phát huy được ảnh hưởng sâu rộng đối với cộng đồng Phật giáo Quốc tế. GHPGVN đã đạt được những thành tựu Phật sự không nhỏ trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển trên các lĩnh vực, nổi bật nhất là kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và ngoại giao, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng dân giàu, nước mạnh, hòa hợp và hữu nghị với cộng đồng các nước trên thế giới. Những thành tựu ấy, một lần nữa khẳng định GHPGVN là một tổ chức Giáo hội duy nhất, vững mạnh và không ngừng phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhất là trên lĩnh vực văn hóa. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của GHPGVN trong công cuộc giáo dục đạo đức, bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc. Trong đó bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam được xem là nhiệm vụ cấp thiết. Chính vì vậy, GHPGVN với tư cách là một tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Tăng ni, Phật tử trên cả nước, nên trách nhiệm của Giáo hội chính là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo, góp phần giữ gìn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Đối với vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam, GHPGVN đã đề ra những phương hướng và có những hoạt động thiết thực. Thông qua các kỳ Đại hội, GHPGVN đã khẳng định và chứng tỏ vai trò của mình. Có thể kể đến những thành tựu mà Giáo hội đã đạt được trong công tác bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam như sau:

* Đối với công tác bảo tồn văn hóa vật thể của Phật giáo

Từ khi GHPGVN ra đời và trở thành người đại diện cho toàn bộ các công trình kiến trúc Phật giáo trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Giáo hội đã

68

cùng với chính quyền địa phương tôn tạo, sửa chữa, xây dựng mới để tạo cảnh quan di tích, vừa đánh dấu những bước thăng trầm của lịch sử Việt Nam, vừa là những thắng địa thu hút du khách. Được sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan, trong thời gian qua các cơ sở của Giáo hội từ các Chùa, Tự viện, Tổ đình, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường… đã từng bước được trùng tu, kiến tạo góp phần trang nghiêm hàng ngàn cơ sở, danh lam cổ tự trong cả nước, trong đó ở khu vực phía Bắc có thể kể đến một số cơ sở như: Xây dựng khang trang cơ sở Học viện Phật giáo Việt Nam tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội; xây dựng Trung tâm Văn hóa Thiên Trường ở Nam Định. Hoàn thành công tác đúc lại Chùa Đồng trên núi Yên Tử và một số công trình trong quần thể khu di tích danh thắng Yên Tử. Xây dựng khu du lịch Tâm linh chùa Bái Đính và nhiều cơ sở đã được trùng tu tại tỉnh Ninh Bình.

Ngoài ra, ở một số tỉnh thành khác như: Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… cũng có nhiều cơ sở được trùng tu, tôn tạo khang trang và bề thế hơn. Nhờ đó, một mặt đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân, mặt khác đã giúp nâng cao đời sống nhân dân địa phương nhờ nguồn thu nhập dịch vụ, đóng góp đáng kể vào nguồn thu nhập quốc gia qua ngành du lịch.

GHPGVN cũng gấp rút trong việc kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý Giáo hội, trong đó tổ chức và thành lập một bộ phận chuyên trách về xây dựng kiến trúc chùa cũng như đặc trách về bảo tồn, bảo tàng các di sản văn hóa Phật giáo. Giáo hội cùng các cơ quan quản lý Nhà nước bảo tồn, bảo tàng lập lại trật tự trong kiến trúc, xây dựng cơ sở tín ngưỡng. Ban văn hóa Trung ương Giáo Hội cũng như ban văn hóa các tỉnh, thành hội Phật giáo phối hợp cùng các ban ngành quản lý di tích sở tại để thường xuyên kiểm tra, phát hiện những dấu hiệu vi phạm về bảo quản, trùng tu, sửa chữa di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc Phật giáo, nhất là di sản văn hóa Phật giáo bị mất cắp.

69

Việc thành lập Ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phần nào thể hiện vai trò của Giáo hội trong việc xây dựng và tổ chức một

Một phần của tài liệu Văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay (Trang 65)