TRANG TRÍ NỘI THẤT TRUNG NAM
3.2.3/ Giải pháp tổ chức cấu trúc lại bộ máy
Tái cơ cấu tổ chức các bộ máy tổ chức ở các Phòng ban theo đúng thứ tự các bước lý thuyết trong tiến trình thực hiện công tác tổ chức bộ máy.
Một trong những hạn chế của công ty đó là bộ máy tổ chức cấp đơn vị chưa đủ mạnh. Vậy tái cơ cấu tổ chức những đơn vị này là một trong những giải pháp cần xem xét. Nhưng công ty nên thực hiện việc này đúng theo các bước lý thuyết quản trị học về tiến trình tổ chức bộ máy. Tái cơ cấu tổ chức hành chính là việc cấu trúc và thiết kế lại cơ cấu tổ chức theo định hướng hoàn thiện để trở nên gọn nhẹ, linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi, dựa trên cơ sở khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém. Tái cơ cấu tổ chức là một việc tất yếu khi công ty có quan điểm phát triển “theo hướng tăng tốc, đột phá phát triển đến 2018”
Tuân theo đúng đúng thứ tự và nội dung các bước lý thuyết trong tiến trình thực hiện công tác tổ chức bộ máy sẽ tạo ra bộ máy tổ chức hữu hiệu cho công ty.
Đồng thời công ty cần hoạch định công tác này một cách cụ thể, rõ ràng và khoa học, có thể nhờ sự hỗ trợ của các chuyên viên tư vấn. Tránh trường hợp tái cơ cấu tổ chức nhiều lần trong một thời gian ngắn. Có như vậy, tình hình tài chính của công ty sẽ được cải thiện.
+ Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho những công ty hoạt động có hiệu quả cao.
Đối với những bộ phận nào yếu kém và hoạt động chưa ổn định thì phải có phương án chấn chỉnh, sắp xếp lại, khi tình hình có chuyển biến tốt thì sẽ mở rộng phạm vi phân cấp. Thực tế đã cho thấy quyền lực tập trung - tập quyền chỉ thực sự phù hợp khi quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, việc giải quyết các vấn đề tập trung còn dễ dàng, nhanh chóng. Còn khi quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên, các đầu mối quản lý mở rộng thì tất yếu phải phân cấp, phân quyền. Công ty cũng vậy, cần căn cứ vào tình hình cụ thể trên cơ sở xem xét, phân tích lại các chỉ tiêu sau:
-Quy mô của hoạt động sản xuất kinh doanh: Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn thì phân cấp càng mạnh, quyền ra quyết định của các bộ phận công ty càng lớn.
-Năng lực của cấp dưới: đòi hỏi phải đánh giá đúng trình độ, năng lựccủa cán bộ cấp dưới để phân quyền ra quyết định cho phù hợp.
-Khả năng kiểm tra, kiểm soát của công ty: Việc phân cấp cho các bộ phận đòi hỏi công ty phải có biện pháp kiểm soát được, đảm bảo cho việc phát triển đúng định hướng chiến lược của công ty, nhanh chóng phát hiện ra những sai sót có thể ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.