1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát

126 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành hoạt động sản xuất.Hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác có ý thức của con người nhằm biếncác vật thể tự nhiên thành các vật phẩm có ích phục vụ cho mình Con ngườikhi tiến hành làm bất cứ việc gì cũng luôn mong muốn đạt hiệu quả cao vớinhững chi phí tối thiểu nhưng đem lại lợi ích tối đa cho mình Một trongnhững hoạt động quan trọng và được con người tiến hành thường xuyên làhoạt động sản xuất kinh doanh Để hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hànhđạt được kết quả như mong muốn thì điều tất yếu là phải thực hiện chức năngquản lý và để có thể thực hiện tốt chức năng quản lý thì không thể thiếu thôngtin Thông tin cung cấp cho quản lý được thu thập từ rất nhiều nguồn khácnhau và bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có các thông tin về hoạt độngtài chính.

Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinhdoanh Nó có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từkhâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhiệm vụ của hoạt động tài chính là phải huy động đủ vốn đáp ứngcho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời phải quản lý và sử dụng vốn cóhiệu quả trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách, chế độquy định về tài chính tín dụng của Nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường, tình hình tài chính của doanh nghiệp làmột vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhất là những người quan tâmđến hoạt động của doanh nghiệp Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chínhlà một việc làm vô cùng cần thiết Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệpnhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình tổ chức, phân phối, sử dụngvà quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ khả năngtiềm tàng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Thôngqua việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn, đề xuất các biện pháp cần thiết và

Trang 2

có hiệu quả để khai thác tới mức cao nhất những khả năng tiềm tàng để nângcao hiệu quả sử dụng vốn phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh.

Tài liệu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chủ yếudựa vào các số liệu trên báo cáo tài chính được lập theo định kỳ trong đóbảng cân đối kế toán được sử dụng nhiều nhất trong việc phân tích vì nóphản ánh khá đâỳ đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp Kết quả của việcphân tích tình hình tài chính cho ta biết thực trạng hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích.

Vì vậy em chọn đề tài tốt nghiệp là: “Hoàn thiện phân tích tình hình tàichính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát” Ngoài mở đầu và kết luậnđồ án gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn giám sát và xây

dựng công trình

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chínhcủa Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát.

Trang 3

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủiro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năngthanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khảnăng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chínhtiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chungvà mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác,phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dựđoán doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiềuhướng khác nhau : với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ),với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trongdoanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp )

1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việcphân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đốichiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trongquá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhưnhững rủi ro trong tương lai Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp

Trang 4

nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quảkinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việcquản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối vớinhững người bên ngoài doanh nghiệp Do đó, phân tích báo cáo tài chính làmối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanhnghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà chovay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động Mỗi nhóm người nàycó những nhu cầu thông tin khác nhau.

Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lýtài chính doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường cósự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khácnhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vựckinh doanh Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, kháchhàng kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quantâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.

1.1.2.1 Đối với người quản lý doanh nghiệp :

Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ làtìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bịcạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa Mặt khác, nếu doanh nghiệpkhông có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động.Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệpphải giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây :

Thứ nhất : Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình

sản xuất kinh doanh lựa chọn Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn củadoanh nghiệp

Thứ hai : Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?

Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ, nghĩa làphải có tiền để đầu tư Các nguồn tài trợ đối với một doanh nghiệp được phảnánh bên phải của bảng cân đối kế toán Một doanh nghiệp có thể phát hành cổ

Trang 5

phiếu hoặc vay nợ dài hạn, ngắn hạn Nợ ngắn hạn có thời hạn dưới một nămcòn nợ dài hạn có thời hạn trên một năm Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệchgiữa giá trị của tổng tài sản và nợ của doanh nghiệp Vấn đề đặt ra ở đây làdoanh nghiệp sẽ huy động nguồn tài trợ với cơ cấu như thế nào cho phù hợpvà mang lại lợi nhuận cao nhất Liệu doanh nghiệp có nên sử dụng toàn bộvốn chủ sở hữu để đầu tư hay kết hợp với cả các hình thức đi vay và đi thuê?Điều này liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phí vốn của doanh nghiệp

Thứ ba : Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày

như thế nào?

Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽđến vấn đề quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạt động tài chính ngắnhạn gắn liền với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ Nhà quản lý tài chínhcần xử lý sự lệch pha của các dòng tiền.

Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanhnghiệp, nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất Phân tích tài chính doanhnghiệp là cơ sở để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó.

Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tàichính và dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra cácquyết định vì lợi ích của cổ đông của doanh nghiệp Các quyết định và hoạtđộng của nhà quản lý tài chính đều nhằm vào các mục tiêu tài chính củadoanh nghiệp : đó là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh được sựcăng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thịphần tối đa trên thương trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận vàtăng trưởng thu nhập một cách vững chắc Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt độngtốt và mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản lýđược đưa ra là đúng đắn Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chínhdoanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những ngườicó nhiều lợi thế để thực hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất.

Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khảnăng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả

Trang 6

chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Từ đó,họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trongcác quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dựbáo tài chính Cuối cùng phân tích tài chính còn là công cụ để kiểm soát cáchoạt động quản lý.

1.1.2.2 Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gianhoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiệntài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởngcủa các doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tưvào doanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro Những rủi ro này liênquan tới việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản củadoanh nghiệp Chính vì vậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắcgiữa mức độ rủi ro và doanh lợi đạt được Vì thế, mối quan tâm hàng đầu củacác cổ đông là khả năng tăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trịchủ sở hữu trong doanh nghiệp Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư vànguồn tài trợ Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, vềkết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinhlợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ra những quyết địnhphù hợp Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự án nếu ít nhất cómột điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương Khi đó lượng tiền của dựán tạo ra sẽ lớn hơn lượng tiền cần thiết để trả nợ và cung cấp một mức lãisuất yêu cầu cho nhà đầu tư Số tiền vượt quá đó mang lại sự giàu có chonhững người sở hữu doanh nghiệp Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tứcvà cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tưhết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác động đến thu nhập của họ Ta biết rằngthu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giátrị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợvà vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực vừa giúp doanhnghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ

Trang 7

phiếu (EPS) Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng quy môdoanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hưởng Bởi vậy, cácyếu tố như tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần,mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thịtrường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệuquả của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thựchiện phân tích tài chính.

1.1.2.3 Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp

Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệpthực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng củadoanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cungcấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năngtrả nợ của doanh nghiệp

Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệpđược xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn Nếu là những khoảncho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toánnhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối vớicác món nợ khi đến hạn trả Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người chovay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp màviệc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này.

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâmcủa họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ chúý đặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thànhtiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tứcthời của doanh nghiệp Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vaytín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này làkhoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro Như vậy, kỹthuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoảnnợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đềuquan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp

Trang 8

Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp,họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hànghay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiệntại và trong thời gian sắp tới.

1.1.2.4 Đối với người lao động trong doanh nghiệp

Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp,người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thôngtin tài chính của doanh nghiệp Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chínhcủa người lao động Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao độngđược tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định Như vậy, họ cũnglà những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn vớidoanh nghiệp

1.1.2.5 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý củaNhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát cáchoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuânthủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạchtoán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và kháchhàng

Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm làphân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông quamột hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sửdụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợpkhái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp,tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính,quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.

Trang 9

1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài

chính là việc cung cấp những thông tin chính xác về moị mặt tài chính củadoanh nghiệp, bao gồm:

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảovốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn - Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh vàkết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán.

- Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnhhưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biệnpháp có hiệu quả để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để nhữngnăng lực tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh.

1.2 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính

Phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những dự báo tài chính giúp choviệc ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dự kiến kết quả tương laicủa doanh nghiệp nên thông tin sử dụng để phân tích tài chính không chỉ giớihạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sangcác lĩnh vực :

- Các thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ.

- Các thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Thông tin chung

Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm Sự suy thoái hoặc tăngtrưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sựbiến động của giá cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầura, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Khi các tácđộng diễn ra theo chiều hướng có lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của

Trang 10

trong năm là khả quan Tuy nhiên khi những biến động của tình hình kinh tếlà bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Chính vì vậy để có được sự đánh giá khách quan và chính xác về tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp, chúng ta phải xem xét cả thông tin kinh tế bênngoài có liên quan.

1.2.2 Thông tin theo ngành kinh tế

Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự pháttriển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngànhkinh doanh

Đặc điểm của ngành kinh doanh liên quan tới:-Tính chất của các sản phẩm.

- Quy trình kỹ thuật áp dụng.

- Cơ cấu sản xuất : công nghiệp nặng hoặc công nghiệp nhẹ, những cơcấu sản xuất này có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn dự trữ

- Nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế.

Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chungvà các thông tin liên quan khác sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xácnhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp Thông tin theo ngành kinh tếđặc biệt là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu để ngườiphân tích có thể đánh giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính doanhnghiệp

1.2.3 Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõmục tiêu của dự đoán tài chính Từ những thông tin nội bộ đến những thôngtin bên ngoài, thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phântích có thể đưa ra nhận xét, kết luận sát thực Tuy nhiên, thông tin kế toán lànguồn thông tin đặc biệt cần thiết Nó được phản ánh đầy đủ trong các báocáo kế toán của doanh nghiệp Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sởcác báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kếtoán.

Trang 11

Các báo cáo tài chính gồm có:

1.2.3.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chínhcủa một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đấy là một báo cáotài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thànhtài sản Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợpgiữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả( nguồn vốn).

Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu làbản cân đối kế toán.Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cáchtổng quát tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụngvốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán có hai hình thức trình bày:

- Hình thức cân đối hai bên: Bên trái là phần tài sản, bên phải là phầnnguồn vốn.

- Hình thức cân đối hai phần liên tiếp: phần trên là phần tài sản, phầndưới là phần nguồn vốn

Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần luônluôn bằng nhau

Tài sản = Nguồn vốn

Hay Tài sản = Vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả

 Phần tài sản : Bao gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định.

Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp cóquyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi íchtrong tương lai

Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổngquát về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độsử dụng vốn của doanh nghiệp.

Trang 12

 Phần nguồn vốn: Bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu,phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp

Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặtvật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn( Nhà nước, ngânhàng, cổ đông, các bên liên doanh ) Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bênphần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đãđăng ký kinh doanh, về số tài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toáncác khoản nợ( với người lao động, với nhà cung cấp, với Nhà nước ).

Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sảnhiện có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồngthời phần nguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính củadoanh nghiệp

Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán:

+ Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thôngqua các chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn.

+ Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp : tàisản lưu động, tài sản cố định.

+ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và cáckhoản phải trả.

+ Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp

1.2.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh

Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trongphân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinhdoanh Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanhcho biết sự dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp; nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiẹptrong tương lai Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp chonhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá,dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh

Trang 13

nghiệp Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh : lãihay lỗ trong năm Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệptrong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tìnhhình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độquản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có 3 phần: + Phần I: Lãi, lỗ.

+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

+ Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, đượcmiễn giảm.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập trêncơ sở các tài liệu:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.

+ Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

+ Sổ kế toán các tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” và tàikhoản 333 “Thuế GTGT phải nộp”.

Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanhthu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước củadoanh nghiệp Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũngcho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳdoanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vàvốn là bao nhiêu Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳtrước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai.

Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhànước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không Nếusố thuế còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh

Trang 14

Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúpta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanhnghiệp

1.2.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộcmà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụngthông tin của doanh nghiệp Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồnlực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quảkinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗtrong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời cácvấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chingắn hạn của doanh nghiệp Những luồng vào ra của tiền và các khoản coinhư tiền được tổng hợp thành ba nhóm : lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sảnxuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiềntệ từ hoạt động bất thường.

1.2.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tinvề tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính,đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưađược trình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báocáo tài chính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi nhữngkhoản mục trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh.

“Thuyết minh báo cáo tài chính” được lập căn cứ vào những số liệu vànhững tài liệu sau:

+ Các sổ kế toán kỳ báo cáo.

+ Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo.

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo + Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước.

Trang 15

“ Thuyết minh báo cáo tài chính” trình bày 7 chỉ tiêu nhằm cụ thể hoácác chỉ tiêu mà bảng cân đối kế toán không thể nêu lên hết được bao gồm:

+ Chỉ tiêu 1: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

+ Chỉ tiêu 2: Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Khi lập hai chỉ tiêu này, phải quán triệt các nguyên tắc chung sau: - Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, dễhiểu.

- Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên cỏc báocáo khác

- Các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệpphải thống nhất trong cả niên độ kế toán d?i với các báo cáo quý Nếu có sựthay đổi phải trình bày rõ ràng những lý do thay đổi.

- Trong các biểu số liệu, cột “số kế hoạch” thể hiện số liệu kế hoạchcủa kỳ báo cáo, cột” số thực tế kỳ trước” thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳbáo cáo.

- Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanhnghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm.

+ Chỉ tiêu 3: “Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính” bao gồm: 3.1 Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: phản ánh toàn bộ chiphí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chiatheo các yếu tố chi phí như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu.- Chi phí nhân công.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định.- Chi phí dịch vụ mua ngoài.

- Chi phí khác bằng tiền.

3.2 Tình hình tăng giảm tài sản cố định: phản ánh tổng số tănggiảm của tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố

Trang 16

định vô hình theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo như nhà cửa, máy móc,thiết bị cả về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảmchủ yếu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 211, 212, 213,214 trong sổ cái.

3.3.Tình hình thu nhập của công nhân viên: phản ánh tổng số thunhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương và các khoản tiền thưởng,các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất luong và các khoản tiền thưởng trướckhi trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo.

3.4.Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu: phản ánh tổng số tănggiảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như nguồn vốn kinh doanh,quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính theo từng loại nguồn vốn vàtheo từng nguồn cấp như ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liêndoanh và lý do tăng giảm chủ yếu.

3.5 Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: phảnánh tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từngloại đầu tư trong kỳ báo cáo như đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanhngắn hạn, dài hạn và lý do tăng giảm chủ yếu.

3.6 Các khoản phải thu và nợ phải trả: phản ánh tình hình tănggiảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán,đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đốitượng cụ thể và lý do chủ yếu.

+ Chỉ tiêu 4: “Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh”.

+ Chỉ tiêu 5: “Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quátthực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ” bao gồm:

- Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn.- Khả năng thanh toán.

- Tỷ suất sinh lời.

Trang 17

+ Chỉ tiêu 6: “ Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu” Đây là phần doanhnghiệp tự đánh giá khái quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong kỳ báo cáocủa mình cùng những khó khăn, thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải trong kỳbáo cáo.

+ Chỉ tiêu 7: “ Các kiến nghị”

Doanh nghiệp đề xuất các kiến nghị với các cơ quan hữu quan về cácvấn đề liên quan đến chế độ, chính sách trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

Tác dụng của việc phân tích” Thuyết minh báo cáo tài chính”

Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung nhữngthông tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hình liên quan đến hoạt động kinhdoanh trong kỳ của doanh nghiệp Cụ thể:

+ Phân tích chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” sẽ chota biết tình hình biến động của chi phí trong kỳ theo từng yếu tố chi phí:nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao.

+ Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm tài sản cố định” sẽ cho tabiết được tình hình biến động của tài sản cố định trong kỳ theo từng loại Quađó, đánh giá được tình hình đầu tư, trang bị tài sản cố định của doanh nghiệpvà xây dựng được kế hoạch đầu tư.

+ Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình thu nhập của công nhân viên” sẽ giúpta có những đánh giá chính xác hơn về sự phát triển của doanh nghiệp bởi vìkhông thể nói một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nếu thu nhập củangười lao đông có xu hướng giảm theo thời gian và thấp so với mặt bằngchung được Thu nhập của công nhân viên phải gắn liền với kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp

+ Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu” đểthấy được tình hình biến động của tổng số nguồn vốn chủ sở hữu cũng nhưtừng loại nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Qua đó, đánh giá đượctính hợp lý của việc hình thành và sử dụng từng nguồn vốn chủ sở hữu.

Trang 18

+ Phân tích “Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vịkhác” để nắm được tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư vào các đơn vị khác + Phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải thu và nợ phải trả” sẽ nắm đượctình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ củadoanh nghiệp

Tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả là mộttrong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực chất lượng hoạt động tài chính.Nếu hoạt động tài chính tốt, lành mạnh doanh nghiệp sẽ thanh toán kịp thờicác khoản nợ phải trả cũng như thu kịp thời các khoản nợ phải thu, tránh đượctình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng như tình trạng công nợ dây dưa kéodài, tình trạng tranh chấp, mất khả năng thanh toán.

+ Phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sẽ phản ánh hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Các tỷ suất lợi nhuận càng lớn so vớitrước thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng tăng.

1.3 Các bước tiến hành phân tích tài chính1.3.1.Các bước tiến hành phân tích tài chính

1.3.1.1 Thu thập thông tin

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải vàthuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quátrình dự đoán tài chính Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến nhữngthông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác,những thông tin về số lượng và giá trị trong đó các thông tin kế toán phảnánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thôngtin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tíchcác báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.3.1.2 Xử lý thông tin

Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tinđã thu thập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độnghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau

Trang 19

phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra : Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp cácthông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích,đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quátrình dự đoán và quyết định.

1.3.1.3 Dự đoán và quyết định

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiệncần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyếtđịnh tài chính Có thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyếtđịnh tài chính Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ranhững quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăngtrưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp

1.3.2.Trình tự phân tích tài chính

Trình tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tíchthích ứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính theo sơ đ sau :ồ sau :

Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin

- Thông tin kế toán nội bộ- Thông tin khác từ bên ngoài

áp dụng các công cụ phân tích

- Xử lý thông tin kế toán- Tính toán các chỉ số- Tập hợp các bảng biểu

Xác định các biểu hiện đặc trưngGiải thích và đánh giá các chỉ số,bảng biểu

- Biểu hiện hoặc hội chứng khó khăn- Điểm mạnh và điểm yếu

- Cân bằng tài chính

- Năng lực hoạt động tài chính- Cơ cấu vốn và chi phí vốn- Cơ cấu đầu tư và doanh lợi

Phân tích thuyết minh

- Nguyên nhân khó khăn

- Phương tiện thành công và điều kiện bấtlợi

Tổng hợp quan sát

Trang 20

1.4 Các phương pháp phân tích tài chính

Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hìnhsử dụng tài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quanhệ và tình hình biến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính vàgiữa các báo cáo tài chính với nhau

Việc phân tích báo cáo tài chính thường được tiến hành bằng haiphương pháp: phương pháp phân tích ngang và phương pháp phân tích dọcbáo cáo tài chính.

Phân tích ngang báo cáo tài chính là việc so sánh đối chiếu tình hìnhbiến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báocáo tài chính, còn phân tích dọc là việc sử dụng các quan hệ tỷ lệ, các hệ sốthể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữacác báo cáo tài chính với nhau để rút ra kết luận.

Cụ thể, trong thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau:

1.4.1 Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương phápchủ yếu trong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướngbiến đổi của chỉ tiêu phân tích.

Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳthuộc vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích.

+ So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc địnhmức Đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ

Trang 21

tiêu kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạchđược đề ra.

+ So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các nămcho thấy sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứngcủa doanh nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh.

+ So sánh các thông số kinh tế- kỹ thuật của các phương án sản xuấtkinh doanh khác nhau của doanh nghiệp

Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện cóthể so sánh được của các chỉ tiêu:

+ Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng + Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng + Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nộidung, cơ cấu của các chỉ tiêu.

+ Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính ra các chỉ tiêunày bằng những đơn vị tính đổi nhất định.

+ Khi không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể sosánh bằng các chỉ tiêu tương đôí Bởi vì, trong thực tế phân tích, có một sốtrường hợp, việc so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối không thể thực hiện được hoặckhông mang một ý nghĩa kinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ tiêutương đối thì hoàn toàn cho phép và phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện tượngnghiên cứu.

Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và sốtương đối.

Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự pháttriển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cáchkhác, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu Sốbình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối(

Trang 22

tỷ suất) Khi so sánh bằng số bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bìnhquân chung của tổng thể, của ngành, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.

Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiệntượng kinh tế Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phảnánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường.

Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kếtcấu của hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giốngnhau để phân tích so sánh Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thựcchất bên trong cũng như quy mô của hiện kinh tế Vì vậy, trong nhiều trườnghợp khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối.

1.4.2 Phương pháp loại trừ.

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mứcđộ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích Khi phân tích, đểnghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng củacác nhân tố khác.

Trong thực tế phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích kinhtế dưới 2 dạng là: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênhlệch.

1.4.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn.

Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thaythế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xácđịnh trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi Sau đó so sánh trị số của chỉtiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi cuả nhân tố cầnxác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.

Điều kiện áp dụng phương pháp là mối quan hệ giữa nhân tố cần đoảnh hưởng và chỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng công thức.Ngoài ra việc sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng củachúng đối với các chỉ tiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đếnnhấn tố chất lượng Trình tự thay thế các nhân tố phải tuân theo nguyên tắc

Trang 23

nhất định vừa phù hợp với ý nghĩa của hiện tượng nghiên cứu vừa phải đảmbảo mối liên hệ chặt chẽ về thực chất của các nhân tố.

Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

+ Bước 1: Sơ bộ phân tích về mặt lý luận mối quan hệ giữa các nhân tốvà chỉ tiêu kết quả và phân loại các nhân tố thành nhân tố số lượng và nhân tốchất lượng.

+ Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự: nhân tố đứng sau chất lượnghơn nhân tố đứng trước.

+ Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách lấytích số thứ hai trừ đi tích số thứ nhất, tích số thứ ba trừ đi tích số thứ hai, tíchsố thứ tư trừ đi tích số thứ thứ ba

Trang 24

n-Ưu điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Xác định được mức độ

và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độảnh hưởng của chúng, từ đó sẽ có biện pháp nhằm khai thác, thúc đẩy nhữngnhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực.

Nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn:

- Không có khả năng luận cứ rõ ràng trình tự cụ thể về sự thay thế củacác nhân tố cũng như tính quy ước của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởngthành các nhân tố số lượng và các nhân tố chất lượng Điều này càng trở nênkhó khăn khi có nhiều nhân tố trong tính toán phân tích.

- ảnh hưởng của mỗi nhân tố được xem xét tách rời, không tính đến mốiquan hệ qua lại của nó với các nhân tố khác, mặc dù sự thay đổi của một trongcác nhân tố dẫn tới sự thay đổi của các nhân tố khác.

1.4.2.2 Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch thực chất là phương pháp rút gọn củaphương pháp thay thế liên hoàn Do vậy, nó cũng đòi hỏi những điều kiện vàcũng có những ưu điểm, hạn chế như thay thế liên hoàn.

Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó đối vớichỉ tiêu tổng hợp được xác định bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân vớicác nhân tố khác được cố định trong khi lập tích số.

Trình tự tiến hành phương pháp số chênh lệch:

- Xác định số chênh lệch tuyệt đối với dấu tương ứng của mỗi một nhântố.

- Nhân số chênh lệch của mỗi một nhân tố với số kế hoạch của các nhântố khác chưa đo ảnh hưởng và với số thực tế của các nhân tố khác đã đo ảnhhưởng.

1.4.3 Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa cácmặt, các bộ phận Để lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp

Trang 25

đã nêu, trong phân tích kinh doanh còn phổ biến các cách nghiên cứu liên hệphổ biến như: liên hệ cân đối, liên hệ thuận nghịch, liên hệ tương quan.

1.4.3.1 Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối thường thể hiện dưới hình thức phươngthức trình kinh tế hoặc bảng cân đối kinh tế.

Nội dung chủ yếu của bảng cân đối kinh tế gồm hai hệ thống chỉ tiêu cóquan hệ trực tiếp với nhau về mặt chỉ tiêu Khi thay đổi một thành phần hệthống chỉ tiêu đó sẽ dẫn tới sự thay đổi một hoặc một số thành phần khácnhưng sự thay đổi đó vẫn đảm bảo sự cân bằng của bảng cân đối kinh tế Khiphân tích thường dùng để kiểm tra việc ghi chép hoặc để tính toán các chỉtiêu.

Để tính mức độ ảnh hưởng của nhiều nhân tố một cách đồng thời đếnmột chỉ tiêu nào đó:

Tổng= 

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố trực tiếp(T).

- Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu:

Trang 26

C= C T+ C N = TNC

(%)Trong đó:

T, N: số chênh lệch tương đối của chỉ tiêu T và N.

CT, CN, C: mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu T, N và của 2 chỉtiêu T, N đến chỉ tiêu cá biệt đang nghiên cứu.

1.4.3.3.Phương pháp liên hệ tương quan

Là phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định sự tồn tại và dạngcủa mối liên hệ giữa các đại lượng ngẫu nhiên và cho phép đánh giá mức độchặt chẽ giữa các mối quan hệ đó.

- Giải thích ý nghĩa kinh tế của các tham số.

1.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp có thể được trình bày theohai cách sau:

- Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính

- Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính

1.5.1 Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính

Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính là nội dungphân tích mà đồ án sử dụng Vì vậy, nội dung phân tích khái quát và phântích chi tiết tình hình tài chính, không được nêu chi tiết ở phần này mà đựơctrình bày chi tiết ở phần sau ( Chương 2).

Trang 27

1.5.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, trước tiênphải so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa kì và đầu năm Qua so sánh,có thể thấy được sự thay đổi quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳcũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên, số tổng cộngcủa tài sản và nguồn vốn tăng giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đócần đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kếtoán.

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định.Hai loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, nhưngcân đối này chỉ mang tính lí thuyết tức là nguồn vốn chủ sở hữu chủ doanhnghiệp đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phảiđi vay hoặc chiếm dụng Thực tế thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:- Trường hợp doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên sẽ bịchiếm dụng.

- Trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn để trang trải tài sản nên doanh nghiệpphải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài

Qua phân tích các mối quan hệ cân đối, cho thấy số vốn doanh nghiệpbị chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sảnphải thu và nợ phải trả.

Bên cạnh đó, trong phân tích tổng quát ta còn tính toán và so sánh cácchỉ tiêu tỉ suất tài trợ đẻ thấy được khả năng đảm bảo về mặt tài chính và tínhchủ động trong kinh doanh của công ty (phần này được trình bày trong phântích kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp) Bên cạnh đó, về khả năng thanhtoán cũng cần được quan tâm chú ý ( được trình bày ở phần nhu cầu và khảnăng thanh toán)

1.5.1.2 Phân tích chi tiết tình hình tài chính

Trong phân tích chi tiết tình hình tài chính ta đi phân tích tình hìnhphân bổ vốn, xem xét doanh nghiệp đã phân bổ vốn hợp lí và phát huy hiệuquả chưa? Để phân tích, ta tiến hành xác định tỉ trọng từng khoản vốn ở thời

Trang 28

điểm đầu kì và cuối kì và so sánh sự thay đổi về tỉ trọng giữa đầu kì và cuối kìnhằm tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch này Qua so sánh ta thấy được sựthay đổi về số lượng, quy mô và tỉ trọng của từng loại vốn Để có thể thấyđược tình hình thay đổi của tài sản là hợp lí hay không cần đi sâu nghiên cứusự biến động của tài sản Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị, đổimới công nghệ để tạo tiền đề tăng năng suất lao động và sử dụng vốn đầu tưcó hiệu quả hoặc đầu tư tài chính dài hạn được xem xét thông qua các chỉtiêu: Tỉ suất đầu tư chung, tỉ suất đầu tư tài sản cố định, tỉ suất đầu tư tài chínhdài hạn Bên cạnh đó việc phân tích kết cấu nguồn vốn; phân tích tình hìnhcông nợ và khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả và khả năng sinh lợi củavốn; phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽđược phân tích một cách cụ thể và được trình bày cụ thể trong Chương 2 củađồ án này.

1.5.2 Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính.

1.5.2.1 Phân tích các tỷ lệ tài chính

Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính chủ yếu thường được phânthành 4 nhóm chính Đó là : nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ vềkhả năng cân đối vốn, nhóm tỷ lệ về khả năng hoạt động, nhóm tỷ lệ về khảnăng sinh lãi Nhìn chung, mối quan tâm trước hết của các nhà phân tích tàichính là tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh không? Liệudoanh nghiệp có khả năng đáp ứng được những khoản nợ đến hạn không?Nhưng tuỳ theo mục đích phân tích tài chính mà nhà phân tích tài chính chútrọng nhiều hơn đến nhóm tỷ lệ này hay nhóm tỷ lệ khác Chẳng hạn, các chủnợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến tình hình khả năng thanh toán của ngườivay Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả nănghoạt động có lãi và hiệu quả sản xuất kinh doanh Họ cũng cần nghiên cứutình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đápứng nhu cầu chi trả hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợcuối cùng của doanh nghiệp Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ lệ cân đốivốn vì sự thay đổi tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ.

Trang 29

Các tỷ lệ tài chính cung cấp cho người phân tích khá đầy đủ các thôngtin về từng vấn đề cụ thể liên quan tới tài chính doanh nghiệp Nhiệm vụ củangười phân tích là phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhóm tỷ lệ để từ đó đưara kết luận khái quát về toàn bộ tình hình tài chính doanh nghiệp Tuy nhiên,trong quá trình phân tích nên lưu ý rằng một tỷ lệ tài chính riêng rẽ thì tự nókhông nói lên điều gì Nó cần phải được so sánh với tỷ lệ ở các năm khácnhau của chính doanh nghiệp đó và so sánh với tỷ lệ tương ứng của các doanhnghiệp hoạt động trong cùng ngành.

Mỗi nhóm tỷ lệ trên bao gồm nhiều tỷ lệ và trong từng trường hợp cáctỷ lệ được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phântích

Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét cả bốn nhóm tỷ lệ thường dùngđể phân tích và đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp

1.5.2.1.1 Các tỷ lệ về khả năng thanh toán :

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tàisản của mình các doanh nghiệp không chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu màcòn cần đến nguồn tài trợ khác là vay nợ Việc vay nợ này được thực hiện vớinhiều đối tượng và dưới nhiều hình thức khác nhau Cho dù là đối tượng nàođi chăng nữa thì để đi đến quyết định có cho doanh nghiệp vay nợ hay khôngthì họ đều quan tâm đền khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chínhgiữa các khoản phải có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phảithanh toán trong kỳ Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán khôngnhững giúp cho các chủ nợ giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảotoàn được vốn của mình mà còn giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy đượckhả năng chi trả thực tế để từ đó có biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnhcác khoản mục tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán.

Các tỷ lệ về thanh toán bao gồm :

Hệ số thanh toán hiện hành

Trang 30

Là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn.Tài sản lưu động thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng,các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm cáckhoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trảnhà cung cấp, các khoản phải trả khác Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạnđều có thời hạn nhất định - tới một năm Tỷ lệ khả năng thanh toán chung làthước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độcác khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thểchuyển thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoảnnợ đó.

Công thức của khả năng thanh toán chung như sau :Hệ số thanh toán hiện

hành(ngắn hạn) =

Tài sản lưu độngNợ ngắn hạn

Tỷ lệ này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp càng tốt và ngược lại Nêú khả năng thanh toán chung nhỏ hơn1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tuy nhiên,nếu con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vàotài sản lưu động so với nhu cầu Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ khôngsinh thêm lợi nhuận Vì thế mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả Vấn đề nàyđòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý.

Hệ số thanh toán nhanh:

Một tỷ lệ thanh toán chung cao chưa phản ánh chính xác việc doanhnghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thờigian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanhkhoản của các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu của các khoảnmục này Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanhnghiệp

Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia tài sản quay vòngnhanh cho nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thểnhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm : tiền, chứng khoán ngắn hạn vàcác khoản phải thu Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong

Trang 31

tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ khi đem bán Do vậy, tỷ lệ khả năng thanhtoán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụthuộc vào việc bán dự trữ (tồn kho).

Hệ số thanh toán nhanh(thanh toán tức thời) =

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn

Nói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1 Tuy nhiên, cũnggiống như trương hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệsố thanh toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinhdoanh của doanh nghiệp Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặpkhó khăn trong việc thanh toán nợ.

1.5.2.1.2.Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn

Tỷ lệ này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữudoanh nghiệp so với phần tài trợ của chủ nợ cho doanh nghiệp Nó còn đượccoi là tỷ lệ đòn bẩy tài chính và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tàichính Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để thểhiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ Nếu chủ sởhữu chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn thì rủi ro trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh là do các chủ nợ gánh chịu Mặt khác, bằng cáchtăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm được quyền kiểmsoát và điều hành doanh nghiệp Ngoài ra, các khoản vay cũng tạo ra nhữngkhoản tiết kiệm nhờ thuế do chi phí cho vốn vay là chi phí trước thuế.

Những doanh nghiệp có tỷ lệ này thấp phải chịu rủi ro lỗ ít hơn khi nềnkinh tế suy thoái đồng thời có lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn so với doanhnghiệp có tỷ lệ này cao trong nền kinh tế bùng nổ Hay nói cách khác, nhữngdoanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao có nguy cơ lỗ lớn nhưng lại có cơ hội nhận đượclợi nhuận cao Tuy lợi nhuận kỳ vọng cao nhưng phần lớn các nhà đầu tư đềurõ´t so? rủi ro Vì thế quyết định về sử dụng nợ phải được cân bằng giữa lợinhuận và rủi ro.

Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm được khảnăng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ chủ động trong sản xuất kinh doanh

Trang 32

hay những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồnvốn.

Mức độ ảnh hưởng của DFL được xác định như là tỷ lệ thay đổi vềdoanh lợi vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi về lợi nhuận trước thuế vàlãi vay phải trả.

DLF = Q (P - V) - FQ (P - V) – F - 1Trong đó : Q là sản lượng

P là giá bán đơn vị sản phẩm

V là chi phí biến đổi mỗi đơn vị sản phẩm F là chi phí cố định

I là chi phí lãi vay phải trả

Từ công thức trên ta thấy khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủlớn để trang trải lãi vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút Nhưngkhi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã đủ lớn để trang trải lãi vay phải trả thìchỉ cần một sự gia tăng nhỏ về sản lượng cũng mang lại một biến động lớn vềdoanh lợi vốn chủ sở hữu.

Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi

Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho

Trang 33

lãi tiền vay.

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi Lãi tiền vay

Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo chokhả năng trả lãi hàng năm Việc không trả được các khoản nợ này có thể làmcho doanh nghiệp bị phá sản Cùng với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nàygiúp ta thấy được tình trạng thanh toán công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu.Một tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao cộng với khả năng thanh toán lãi thấp so vớimức trung bình của ngành sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việcmuốn gia tăng nợ.

Tỷ lệ về cơ cấu tài sản

Đồng thời với việc xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, doanhnghiệp cần phải xem xét việc sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng yêu cầukinh doanh và nâng cao hiệu qủa kinh tế của đồng vốn Việc phân tích tìnhhình phân bổ vốn hay kết cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ cho ta thấy việc sửdụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có phù hợp với đặc điểmloại hình kinh doanh không và sự thay đổi kết cấu tài sản qua từng thời kỳ cóảnh hưởng gì đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ lệ về cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lưu độngTổng tài sảnChỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nóichung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp Nó cho biết năng lực

Trang 34

sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Giá trị của chỉ tiêunày tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.

1.5.2.1.3 Các tỷ lệ về khả năng hoạt động

Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sửdụng nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp được đầu tưcho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động Do đó,các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng củatổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấuthành nguồn vốn của doanh nghiệp

Chỉ tiêu doanh thu thuần được sử dụng chủ yếu trong các tỷ lệ nàynhằm tính tốc độ quay vòng của một số đại lượng rất cần cho quản lý tàichính ngắn hạn Các tỷ lệ này cho ta những thông tin hữu ích để đánh giá mứcđộ cân bằng tài chính và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp

Vòng quay tiền

Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản của doanhnghiệp Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanhnghiệp nhiều lợi thế như chủ động trong kinh doanh, mua hàng trả tiền ngayđược hưởng chiết khấu, ngoài ra khi vật tư hàng hoá rẻ doanh nghiệp có thểdữ trữ với lượng lớn tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất Tuy nhiên, tiền đượclưu giữ ở mức không hợp lý có thể gây ra nhiều bất lợi Thứ nhất, điều kiệnthiếu vốn đang phổ biến ở các doanh nghiệp thì việc giữ quá nhiều tiền sẽ gâyứ đọng vốn, hạn chế khả năng đầu tư vào các tài sản khác, do đó lợi nhuậncủa doanh nghiệp có thể bị giảm Thứ hai, do có giá trị theo thời gian và dochịu tác động của lạm phát, tiền sẽ bị mất giá Vì vậy, cần quan tâm đến tốcđộ vòng quay tiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho doanhnghiệp

Vòng quay tiền = Tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bánDoanh thu thuần

Vòng quay hàng tồn kho

Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động củadoanh nghiệp Vì vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu,

Trang 35

mặt khác tăng vòng quay của chúng Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết đểđảm bảo tính liên tục của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh.Khoản đầu tư này được giải phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ.

Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giáhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được xác định bằng côngthức dưới đây.

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuầnHàng tồn kho

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho đượcbán ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luânchuyển Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn Trên góc độchu chuyển vốn thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầutư vào công việc này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn Tuy nhiên, khi phântích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quayvòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho,thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanhnghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp

Biến động của chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiềuthông tin Việc giảm vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng,quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu Nhưng việc giảmvòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả của quyết định của doanhnghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của chúng sẽtăng hoặc có thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này(có đình công, suy giảm sản xuất) Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồnkho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hoácủa doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý Đây là điều đáng khíchlệ Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ sốquay vòng hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạngthiếu hàng để bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu.

Kỳ thu tiền bình quân

Trang 36

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu làđiều khó tránh khỏi Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm kháchhàng, mở rộng thị trường và duy trì thị trường truyền thống, do đó có thểgiảm hàng tồn kho, duy trì được mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụngmáy móc, thiết bị Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng caohơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu Song việc bán hàng chịu cũngđẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ít với các rủi ro Đó làgiá trị hàng hoá lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn,đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợcho việc bán chịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chiphí đòi nợ Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quantâm đến kỳ thu tiền bình quân và có biện pháp rút ngắn thời gian này.

Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau (đơn vị của côngthức này là ngày) :

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360Doanh thu thuần

Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khảnăng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp Các khoản phải thu lớnhay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố :

- Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu : Một sốdoanh nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạnthanh toán hơn các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường.

- Tình trạng của nền kinh tế : Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệpcó khuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại Nếu chấp nhậntăng thời gian bán chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thìđó là dấu hiệu xấu về tình hình kinh doanh Doanh nghiệp cần phải thay đổichính sách tiêu thụ để giữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh củasản phẩm Nhưng tình trạng đó cũng có thể là do khách hàng gặp khó khăntrong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái Tình huống đó gây khókhăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu.

Trang 37

- Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu : khi lãi suất tín dụngcấp cho các doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp cóxu hướng giảm thời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốnkém về chi phí tài chính.

- Ngoài ra độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoảntrả trước của doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêuđồng doanh thu trong kỳ Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị cònlại tới thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi haomòn luỹ kế.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần

Giá trị còn lại của tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Tỷ lệ này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.Nó cũng thể hiện số vòng quay trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệptrong kỳ báo cáo Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh nàylà yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăngkhả năng cạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuầnTổng tài sản

Trang 38

1.5.2.4 Các tỷ lệ về khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là kết quả tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tốvì thế khác với các tỷ lệ tài chính phân tích ở trên chỉ phán ánh hiệu quả từnghoạt động riêng biệt của doanh nghiệp, tỷ lệ về khả năng sinh lời phản ánhtổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanhnghiệp Mục đích chung của các doanh nghiệp là làm sao để một đồng vốn bỏra mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời nhiều nhất Để đánh giákhả năng sinh lời người ta dùng các chỉ tiêu sau:

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần

Chỉ tiêu trên phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanhthu Chỉ tiêu này có thể tăng giảm giữa các kỳ tuỳ theo sự thay đổi của doanhthu thuần và chi phí Nếu doanh thu thuần giảm hoặc tăng không đáng kểtrong khi đó chi phí tăng lên với tốc độ lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận sau thuếgiảm và kết quả là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm thấp Khi đó, doanh nghiệpvẫn cần xác định rõ nguyên nhân của tình hình để có giải pháp khắc phục.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu

Được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu.Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tưđặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tăngmức doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng là mục tiêu của hoạt động quản lý tàichính doanh nghiệp Ta xét các nhân tố ảnh hưởng đến doanh lợi vốn chủ sởhữu như sau:

Lợi nhuận sau thuế=

Lợi nhuận sau thuếX

Doanh thu thuầnx

Tổng tài sảnVốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở

hữuNhư vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của ba nhân tố :-Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm.

-Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

Trang 39

-Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

Vì vậy, khi xem xét sự biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu ta cầnphân tích sự thay đổi của cả ba yếu tố trên để đưa ra những kết luận đúng đắn.

Doanh lợi vốn

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lờicủa một đồng vốn đầu tư (ROA) Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanhnghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuậntrước thuế và lãi hay lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản Đối vớidoanh nghiệp có sử dụng nợ trong kinh doanh, người ta thường sử dụng chỉtiêu doanh lợi vốn xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi chotổng tài sản.

Doanh lợi

Lợi nhuận trước thuế và lãi vayTổng tài sản

1.5.2.2 Phân tích các hoạt động tài chính

1.5.2.2.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảngnguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ) Nó giúp các nhà quản lý xác định rõcác nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn.

Trong phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thườngxem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của mộtdoanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cânđối kế toán.

Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoảnmục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ Mỗi sự thay đổi đượcphân biệt ở hai cột sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc :

Sử dụng vốn : tăng tài sản hoặc giảm vốn.Nguồn vốn : giảm tài sản hoặc tăng vốn.

Việc thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để tiến hành

Trang 40

điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ chonhững đầu tư đó Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng caohiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.5.2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh

Vốn lưu động thường xuyên

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có tài sảnbao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định Để hình thành hai nguồn tài sảnnày phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn vànguồn vốn dài hạn.

Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trongkhoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồmnợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ ngắn hạn phải trả khác.

Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài chohoạt động kinh doanh, nó có thời hạn trên một năm và bao gồm nguồn vốnchủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung hạn và dài hạn.

Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định(TSCĐ), phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư để hình thành tài sảnlưu động (TSLĐ) Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản cố định haygiữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào độ lớn của vốn lưu độngthường xuyên.

VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - Nợ ngắnhạn

Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau:

- Vốn lưu động thường xuyên > 0, nghĩa là nguồn vốn dài hạn lớn hơntài sản cố định, phần dư thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động Đồng thời, tàisản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của doanh nghiệptốt.

Ngày đăng: 17/11/2012, 10:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

bảng biểu - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
bảng bi ểu (Trang 19)
2.1.5.3. Năng lực tài chớnh của cụng ty: Qua bảng cõn đối kế toỏn của cụng ty trong 3 năm tài chớnh vừa qua - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
2.1.5.3. Năng lực tài chớnh của cụng ty: Qua bảng cõn đối kế toỏn của cụng ty trong 3 năm tài chớnh vừa qua (Trang 54)
Bảng 2.1 – Quy mô vốn của công ty - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.1 – Quy mô vốn của công ty (Trang 57)
Bảng 2.2- Cỏc chỉ tiờu về cơ cấu tài chớnh - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.2 Cỏc chỉ tiờu về cơ cấu tài chớnh (Trang 58)
Với cụng ty tư vấn giỏm sỏt và xõy dựng cụng trỡnh ta lập bảng phõn tớch tỡnh hỡnh đảm bảo tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu: - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
i cụng ty tư vấn giỏm sỏt và xõy dựng cụng trỡnh ta lập bảng phõn tớch tỡnh hỡnh đảm bảo tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu: (Trang 59)
Bảng 2.4.Phõn tớch tỡnh hỡnh đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.4. Phõn tớch tỡnh hỡnh đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay (Trang 60)
Bảng 2.7.Phõn tớch tỡnh hỡnh phõn bổ vốn - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.7. Phõn tớch tỡnh hỡnh phõn bổ vốn (Trang 62)
Bảng 2.8.Cỏc tỷ suất đầu tư - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.8. Cỏc tỷ suất đầu tư (Trang 65)
Với Cụng ty cổ phần Kim khớ Hưng Thịnh Phỏt ta cú bảng tỷ suất đầu tư như sau: - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
i Cụng ty cổ phần Kim khớ Hưng Thịnh Phỏt ta cú bảng tỷ suất đầu tư như sau: (Trang 65)
BảNG 2.9- PHâN TíCH KếT cấu NGUồN vốn CủA CôNG TY - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
2.9 PHâN TíCH KếT cấu NGUồN vốn CủA CôNG TY (Trang 67)
Bảng.2.11.Cỏc khoản phải thu và cỏc khoản phải trả - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
ng.2.11. Cỏc khoản phải thu và cỏc khoản phải trả (Trang 72)
Bảng 2.16 – Bảng phân tích nhu cầu & khả năng thanh toán - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.16 – Bảng phân tích nhu cầu & khả năng thanh toán (Trang 79)
Bảng 2.22. Vốn hoạt động thuần - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.22. Vốn hoạt động thuần (Trang 84)
Bảng 2.23. Hệ số quay vũng hàng tồn kho và số ngày củ a1 vũng quay kho hàng - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.23. Hệ số quay vũng hàng tồn kho và số ngày củ a1 vũng quay kho hàng (Trang 85)
Bảng 2.25.Hiệu quả sử dụng tài sản cố định - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.25. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (Trang 90)
2.6. Đỏnh giỏ cụng tỏc phõn tớch tài chớnh tại cụng ty cổ phần kim khớ Hưng Thịnh Phỏt - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
2.6. Đỏnh giỏ cụng tỏc phõn tớch tài chớnh tại cụng ty cổ phần kim khớ Hưng Thịnh Phỏt (Trang 94)
Bảng 2.1- Bảng cân đối kế toán - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán (Trang 118)
Bảng 2.2- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008 , 2009 Công ty t vấn và XDCT - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Kim khí Hưng Thịnh Phát
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008 , 2009 Công ty t vấn và XDCT (Trang 121)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w