1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH AN GIANG

81 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau: 1 Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh An Giang.. ý tưởng, hàng hoá,

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH HỮU ĐỨC MSSV: 4115644

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO

05-2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Luận văn này được thực hiện tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía

Trước hết, tôi chân thành cám ơn quý Thầy Cô giảng viên Khoa Kinh tế

và Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn bổ ích trong suốt khoá học tại đây Tôi xin cám ơn các cơ quan đoàn thể, người dân địa phương ở địa bàn nghiên cứu đã hỗ trợ tích cực cho tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ đề tài

Đặc biệt tôi xin gửi cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Bảo Châu là người hướng dẫn trực tiếp về chuyên môn cho luận văn tốt nghiệp Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Cô La Nguyễn Thùy Dung và Thầy Nguyễn Quốc Nghi đã chia sẽ dữ liệu và kinh nghiệm nghiên cứu về chuỗi giá trị Sự hướng dẫn tận tình của quí Thầy Cô góp phần rất lớn vào sự thành công của nghiên cứu này

Ngoài ra, tôi rất biết ơn sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Chân thành cám ơn!

Cần Thơ, ngày 8 tháng 5 năm 2014

Người thực hiện

Huỳnh Hữu Đức

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác Dữ liệu của đề tài được cung cấp bởi ThS La Nguyễn Thùy Dung Tôi được sự đồng ý chia sẽ dữ liệu nghiên cứu trong phạm vi thực hiện luận văn tốt nghiệp từ ThS La Nguyễn Thùy Dung

Cần Thơ, ngày 8 tháng 5 năm 2014

Người thực hiện

Huỳnh Hữu Đức

Trang 5

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

-o0o -

 Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU

 Học vị: Cử nhân

 Chuyên ngành: Quản trị Marketing

 Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD

 Tên sinh viên: HUỲNH HỮU ĐỨC

 Mã số sinh viên: 4115644

 Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

 Tên đề tài: Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

+++ Chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo

2 Về hình thức trình bày:

+++ Hình thức trình bày rõ ràng, đúng theo qui định của Khoa

3 Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài:

+++ Điểm mạnh của đề tài là kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước đây, từ đó tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu đáp ứng mục tiêu đặt

ra Đề tài có ý nghĩa khoa học đối với ngành nông nghiệp tỉnh An Giang

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài:

+++ Với cỡ mẫu lớn và các bước tiến hành thu thập số liệu phù hợp, vì thế số liệu sơ cấp của đề tài mang tính hiện đại và đảm bảo độ tin cậy

5 Nội dung và kết quả đạt được:

+++ Kết quả nghiên cứu giải quyết tốt các mục tiêu đặt ra

6 Kết luận chung:

+++ Đạt yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp đại học

Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2014

Người nhận xét

Nguyễn Thị Bảo Châu

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu 3

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3

1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6

2.1.1 Khái niệm thị trường 6

2.1.2 Các vấn đề về marketing 6

2.1.3 Khái niệm chuỗi giá trị 7

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 12

2.2.2 Phương pháp phân tích 13

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀHOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN ĐỊA BÀN 15

3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG 15

3.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 15

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội năm 2013 20

3.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO Ở TỈNH AN GIANG 28

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠOTỈNH AN GIANG 31

4.1 MÔ TẢ CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH AN GIANG 31

4.1.1 Nông dân trồng lúa 31

4.1.2 Thương lái 37

4.1.4 Cơ sở bán lẻ gạo 40

4.1.5 Công ty lương thực 42

4.2 MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO VÀ SỰ VẬN HÀNH CHUỖI 44

4.3 PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI, PHÂN PHỐI GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở TỈNH AN GIANG 46

Trang 7

4.3.1 Kênh thị trường gạo nội địa: 46

4.3.3 Nhận xét về sự phân phối lợi ích 48

4.3.4 So sánh hai kênh xuất khẩu và nội địa 49

4.4 PHÂN TÍCH SWOT NGÀNH HÀNG LÚA GẠO 50

4.4.1 Phân tích SWOT ngành hàng lúa gạo tỉnh An Giang: 50

4.4.2 Giải pháp 52

CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

5.1 KẾT LUẬN 54

5.2 KIẾN NGHỊ 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC 59

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Ma trận SWOT 12

Bảng 2.2: Phân phối các đối tượng khảo sát 13

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2013 28

Bảng 4.1: Thông tin cơ bản về đáp viên 31

Bảng 4.2: Thông tin mùa vụ sản xuất 32

Bảng 4.3: Chi phí trung bình 3 vụ của nông dân An Giang 33

Bảng 4.4: Hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất lúa ở tỉnh An Giang 37

Bảng 4.5: Thông tin chung về các thương lái 38

Bảng 4.6: Chi phí trung bình cho 1 tháng mua lúa của thương lái 39

Bảng 4.7: Hiệu quả kinh doanh của thương lái 40

Bảng 4.8: Chi phí trung bình 1 tháng bán gạo của cơ sở bán lẻ 41

Bảng 4.9: Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong kênh lúa gạo nội địa ở tỉnh An Giang 46

Bảng 4.10: Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong kênh lúa gạo xuất khẩu ở tỉnh An Giang 47

Bảng 4.11: So sánh giá trị gia tăng và chi phí của các tác nhân trong kênh lúa gạo xuất khẩu và lúa gạo nội địa 49

Bảng4.12: Ma trận SWOT ngành hàng lúa gạo xuất khẩu tỉnh An Giang 50

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1: Mô tả chuỗi giá trị 9

Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi giá trị 10

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 15

HÌnh 4.1: Phân phối lượng lúa đầu ra của nông hộ 36

Hình 4.2: Phân phối lượng lúa đầu ra của thương lái 39

Hình 4.3: Sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh An Giang 44

Hình 4.4: Kênh phân phối gạo nội địa ở tỉnh An Giang 46

Hình 4.5: Kênh phân phối gạo xuất khẩu ở tỉnh An Giang 47

Trang 10

Sản xuất lúa của vùng vượt trên nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia còn mang nhiệm vụ cung cấp lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), tính đến hết năm

2013 Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ Lượng gạo xuất khẩu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2013 đạt 6,681 triệu tấn, trị giá FOB 2,893 tỷ USD, trị giá CIF 3,019 tỷ USD2 Hoạt động xuất khẩu gạo là một hoạt động thương mại quan trọng, đem về ngoại tệ và tăng trưởng kinh tế cho khu vực kinh tế nông nghiệp

An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc ĐBSCL, là vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long Tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn, với sản lượng lúa cả năm đạt gần 4 triệu tấn Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tiếp tục được nhân rộng và đạt trên 32 nghìn ha Lúa gạo là ngành hàng quan trọng đóng góp vào hoạt động thương mại của tỉnh với 2 kênh thị trường là xuất khẩu và bán lẻ nội địa Đối với thị trường xuất khẩu, bên cạnh thuỷ sản, gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, trong năm 2013 gạo xuất khẩu 480 ngàn tấn và kim ngạch 203 triệu USD Tuy nhiên hoạt động ngoại thương trong năm qua tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường sụt giảm, thời gian thanh toán hợp đồng xuất khẩu kéo dài, rào cản thương mại tại một số thị trường trọng điểm gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp; nguồn cung nguyên liệu trong nước giảm mạnh, chi phí sản xuất tăng cao Do đó, hai mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản đã giảm tỷ trọng trên 80% xuống còn 68% trong tổng kim ngạch xuất khẩu3 Ngoài ra, thị trường lúa gạo nội địa cũng là môt kênh thị trường quan trọng và đầy tiềm năng, hạt gạo An Giang được phân phối đến nhiều tỉnh thành với hệ thống các cơ sở bán lẻ rộng khắp Tuy nhiên, kênh thị trường này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức,

1 Tổng cục thống kê (2012), Niên giám thống kê, Hà Nội: NXB Thống kê

2 VFA (2014), Báo cáo tình hình xuất khẩu gạo đến ngày 31/12/2013

3

Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang (2013), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 -Phần thứ nhất Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013

Trang 11

các hình thức kinh doanh hiện nay chủ yếu là theo kiểu truyền thống, chất lượng gạo trên thị trường chưa được đảm bảo

Thời gian qua, An Giang đã có nhiều cố gắng thay đổi tập quán sản xuất của nông dân và thực hiện liên kết trong mua bán lúa gạo, nhưng thị trường lúa, gạo ở An Giang vẫn còn vận hành theo mô hình truyền thống, cấu trúc của

hệ thống phân phối gạo chưa thực sự bền vững: thị trường nội địa chưa được khai thác đúng mức, gạo xuất khẩu cạnh tranh kém, không được giá cao trên trường quốc tế

Trước thực trạng trên, em thực hiện đề tài “Phân tích chuỗi giá trị lúa

gạo tỉnh An Giang”, nhằm phân tích chuỗi giá trị lúa gạo ở An Giang, từ đó

đưa ra các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường lúa gạo, và phát huy thế mạnh của tỉnh

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang, phân tích kinh tế chuỗi giá trị và đề xuất các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau: (1) Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh An Giang (2) Mô tả vận hành chuỗi và phân tích kinh tế chuỗi giá trị và sự phân phối lợi ích của các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh An Giang

(3) Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi

từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho mặt hàng lúa, gạo tỉnh An Giang

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

(1) Đặc điểm các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang như thế nào?

(2) Sự vận hành của chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang hiện tại như thế nào?

(3) Giá trị kinh tế của chuỗi giá lúa gạo tỉnh An Giang và sự phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi như thế nào?

(4) Chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang hiện tại có các điểm mạnh và hạn chế gì?

Trang 12

(5) Để nâng cấp chuỗi giá trịlúa gạo tỉnh An Giang cần các giải pháp gì?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại các huyện: huyện Chợ Mới, huyện Châu Thành, huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên, huyện Châu Phú Đây là các huyện sản xuất lúa truền thống, có diện tích sản xuất lúa lớn, chiếm hơn 50% diện tích trồng lúa cả tỉnh4 Huyện Châu Thành và Châu Phú là hai huyện được đầu

tư phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn Huyện Tịnh Biên, Tri Tôn là khu vực miền núi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo Việc lựa chọn các địa bàn trên đảm bảo thu thập thông tin từ các đối tượng nông hộ trên địa bàn, đảm bảo tính đại diện cho tổng thể

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là: nông dân trực tiếp sản xuất lúa, thương lái thu mua lúa gạo, nhà máy xay xát lúa gạo, cơ sở kinh doanh gạo lẻ và các công ty lương thực, công ty xuất nhập khẩu lúa gạo

1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Nội dung phân tích chuỗi giá trị chủ yếu tập trung ở việc mô tả chuỗi và tính toán lợi ích kinh tế của các tác nhân tham gia chuỗi thông qua việc tính toán chi phí, doanh thu Đề tài phân tích đầu ra của sản phẩm lúa, gạo, phân tích về các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ) Phân tích về lúa gạo xuất khẩu chỉ phân tích đến khi lúa gạo được xuất khẩu, không phân tích về chuỗi giá trị của gạo sau khi xuất khẩu

1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014, sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến cuối năm 2013 và số liệu sơ cấp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ về niên vụ sản xuất lúa năm 2013, các thương lái, nhà máy, hộ bán lẻ và công ty lương thực về tình hình kinh doanh trong năm 2013

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

Trong thời gian qua, đã rất nhiều nghiên cứu về chủ đề nghiên cứu này

đã được thực hiện Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011) tiến

hành nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long” Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn 4 tỉnh trọng điểm về sản xuất

lúa, gạo tại ĐBSCL là Kiên Giang, An Giang, Long An và Sóc Trăng Các tác giả sử dụng các cách tiếp cận tổng hợp của Kaplinsky và Morris (2000),

4

Sở nông nghiệp tỉnh An Giang, Giới thiệu sơ lược về Nông nghiệp tỉnh An Giang

Trang 13

Recklies (2001), GTZ ValueLinks (2007) và M4P (2007) Nghiên cứu mô tả 2

mô hình chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL: chuỗi giá trị lúa gạo nội địa và chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu Kết quả nghiên cứu chỉ ra cả 2 mô hình trên đều có nhiều khâu trung gian, giá trị gia tăng trên toàn chuỗi thấp Người nông dân hưởng lợi ích thấp, do giá trị gia tăng của sản phẩm bị chia sẻ cho các tác nhân trung gian trong chuỗi (hơn 50% giá trị) Trong khâu hậu cần của toàn chuỗi giá trị lúa gạo, nghiên cứu chỉ ra các khó khăn tập trung ở các lĩnh vực như: trang thiết bị phục vụ sản xuất, thiếu công nghệ sau thu hoạch, nhà kho dự trữ lúa gạo còn hạn chế, công nghệ xay xát công suất thấp và chi phí cao Về rủi

ro, có 7 loại rủi ro được nêu ra: rủi ro do thời tiết, do thảm họa thiên nhiên, do

ô nhiễm, do thị trường, do thể chế chính sách, do khâu hậu cần và do quản lý của các tác nhân tham gia Trong đó, rủi ro về mặt thị trường (chủ yếu là giá cả) là tác động lớn nhất đến tất cả tác nhân trong chuỗi ngành hàng, rủi ro này được quản lý tốt hơn đối với Công ty xuất khẩu và nhà máy lau bóng so với các tác nhân khác trong chuỗi Riêng tác động của các chính sách thì nông dân

là người gánh vác lớn nhất từ tất cảcác chính sách chất lượng, tín dụng, xuất khẩu, thuế, khuyến nông, thủy lợi và môi trường

Kế thừa kết quả nghiên cứu trên, Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan

Khôi (2011) đưa ra nghiên cứu “Phân tích tác động các chính sách và chiến lược nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo” Trong nghiên cứu này, 2 tác giả sử

dụng mô hình SWOT phân tích cơ hội và nguy cơ của ngành hàng lúa gạo và phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị đã mô tả ở nghiên cứu trước Từ các phân tích, nhóm chiến lược đưa ra là: (1) chiến lược cắt giảm chi phí toàn chuỗi để tạo ra giá thành cạnh tranh, (2) chiến lược nâng cao chất lượng để có được sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trường, (3) chiến lược đầu tư công nghệ nhằm giảm thất thoát, phát triển liên kết dọc giữa nông dân và công ty để giảm chi phí lưu thông, nâng cao chất lượng, và (4) phát triển và cải tiến chính sách nhằm hỗ trợ tốt hơn và hiệu quả hơn chuỗi ngành hàng

Một nghiên cứu khác, Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm táo tỉnh Ninh Thuận, do 2 tác giả Nguyễn Phú Son Nguyễn Thị Thu An (2013) thực hiện

Nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết về chuỗi giá trị, sử dụng phương pháp phân tích liên kết chuỗi giá trị và phân tích lợi thế cạnh tranh Số liệu được thu

từ 126 tác nhân tham gia chuỗi giá trị tại 3 huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận và các chuyên gia trong lĩnh vực này Nghiên cứu chỉ ra 3 kênh phân phối của chuỗi (2 kênh truyền thống và 1 kênh tiềm năng) Từ phân tích kinh tế chuỗi cho thấy phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi không có lợi cho người trồng Mô hình SWOT được sử dụng để

Trang 14

phân tích chiến lược nâng cấp chuỗi, từ đó 4 nhóm chiến lược bao gồm 8 nhóm hoạt động cần thực hiện để gia tăng lợi nhuận của toàn chuỗi nói chung

và cho người trồng nói riêng đã được đưa ra

Trong mảng đề tài về phân tích cấu trúc thị trường nông sản, Lưu Thanh

Đức Hải và các cộng sự (2008) thực hiện nghiên cứu “Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing cá tra, ba sa tại ĐBSCL - Việt Nam” Nghiên cứu

được thực hiện bằng cách phỏng vấn 40 hộ nuôi cá, và 15 thương lái ở các tỉnh

An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp Các tác giả đã sử dụng cách tiếp cận SCP

để phân tích cấu trúc thị trường, để phù hợp với đối tượng nghiên cứu và phạm

vi đề tài, mô hình các nhân tố về cấu trúc (S) và kết quả thực hiện thị trường (P) đã được hiệu chỉnh cho phù hợp đối tượng nghiên cứu Lợi nhuận biên được tính toán trên các chỉ tiêu kinh tế cơ bản, các tác giả đã hình thành sơ đồ phân phối lợi nhuận để đánh giá giá trị gia tăng của chuỗi và sự phân chia giá trị giữa các tác nhân trong chuỗi Đối với trường hợp cấu trúc thị trường Cam,

Nguyễn Phạm Thanh Nam và các đồng sự (2006) thực hiện nghiên cứu “Phân tích cấu tr c thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam” Trong quá trình thực hiện, 20 nông dân trồng cam và

20 thương lái, người buôn sỉ và bán lẻ cam ở 2 địa bàn Vĩnh Long và Cần Thơ được chọn để phỏng vấn thu thập thông tin Nghiên cứu này cũng sử dụng cách tiếp cận SCP để đánh giá mô hình cấu trúc thị trường Cam Mô hình các nhân tố trong SCP cũng được điều chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu Từ phân tích lợi nhuận biên của các tác nhân, mô hình phân phối lợi nhuận được đưa ra để đánh giá về giá trị gia tăng của chuỗi

Trang 15

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm thị trường

Định nghĩa thị trường đã được nhiều tác giả nêu ra Theo Lưu Thanh Đức Hải (2007) “Thị trường hiểu theo nghĩa đơn giản là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi sản phẩm và dịch vụ Theo quan niệm này thì thị trường bao gồm người mua, người bán, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có giá trị để trao đổi và các phương tiện mua bán” “Thị trường hiện đại theo quan niệm mới phải hội đủ các điều kiện:

có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó”

Theo Bùi Văn Trịnh (2010) “Thị trường bao gồm những người bán và những người mua với các phương tiện để giao tiếp với nhau Thị trường không nhất thiêt là một địa điểm nào đó, mặc dù một số định nghĩa về thị trường bao hàm ý này như thị trường hàng hóa, thị trường đấu giá Thị trường có thể mang tính địa phương, khu vực, quốc gia hay quốc tế Điều kiện cần thiết duy nhất là lực lượng cung cầu quyết định giá cả thị trường thông qua việc giao tiếp giữa người bán và người mua”

2.1.2 Các vấn đề về marketing

2.1.2.1 Khái niệm marketing

Theo Philip Kotler (2003) “Marketing là quá trình quản lý xã hội thông qua sự sáng tạo cá nhân và tập thể thay đổi sự tiêu thụ Là tự do giao dịch trao đổi sản phẩm và các giá trị khác, từ đó biết được nhu cầu xã hội”

Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện các định giá, chiêu thị và phân phối các

Trang 16

ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thoả mãn những mục tiêu của cá nhân, của tổ chức và của xã hội”

Định nghĩa marketing theo quan điểm mới:“ Marketing là thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để làm thoả mãn các mục tiêu của các thành viên này” ( Lưu Thanh Đức Hải, 2007)

2.1.2.2 Đặc điểm Marketing trong nông nghiệp

Đặc điểm chính của hoạt động marketing trong nông nghiệp là rất phức tạp và tốn nhiều chi phí

Tính phức tạp và tốn kém trong hoạt động marketing nông nghiệp là do:

 Nguồn nguyên liệu thô: nơi sản xuất phân tán, nhiều loại nông phẩm rất

đa dạng

 Đặc điểm của nông sản rất mau hỏng, kích cỡ không đồng nhất, sản xuất mang tính thời vụ rất nghiêm ngặt

 Khó khăn trong sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản

 Thực hiện marketing hỗn hợp rất phức tạo và bị động, phụ thuộc vào điều kiện khách quan

2.1.3 Khái niệm chuỗi giá trị

Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị được các nước phát triển áp dụng trong nhiều thập kỷ qua nhằm đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp

2.1.3.1 Định nghĩa chuỗi giá trị

Định nghĩa này có thể được giải thích theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng

- Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Các hoạt động này

có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi,… Tất

cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng

- Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ,…) để sản xuất ra một sản phẩm sau đó bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ( phương pháp tiếp cận toàn cầu)

Trang 17

Nói cách khác, chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là :

- Một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra;

- Một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể;

- Một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tiếp cận thị trường

2.1.3.2 Phương pháp luận chuỗi giá trị

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về phương pháp chuỗi giá trị

Phương pháp Filière (chuỗi, mạch):

Phương pháp filière gồm có nhiều trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp Phân tích chuỗi, chủ yếu là làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các

hệ thống sản xuất nông nghiệp (cao su, bông, cà phê, dừa…) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng

Khung phân tích của Porter

Luồng nghiên cứu thứ 2 có liên quan đến công trình của Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh Michael Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác Trong đó, ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được ông tóm tắt như sau: Một Công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) Hoặc, làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp nhận mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)… Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần ( bên trong & bên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ (lập chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu…)

Trang 18

Nguồn: Micheal Porter, 2005

Hình 2.1 Sơ đồ mô tả chuỗi giá trị

Phương pháp tiếp cận toàn cầu

Gần đây, khái niệm chuỗi giá trị còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu hóa (Gereffi and Kozeniewicz 1994; Kaplinsky 1999) Theo đó, các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các Công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định Nhà cung ứng đầu vào Nhà sản xuất Nhà chế biến, Nhà phân phối, Người tiêu dùng liên quan đến việc phânphối và thu nhập toàncầu.Phân tíchchuỗi giá trị còn giúp làm sáng tỏ việc các Công ty, quốc gia và vùng lãnh thổ được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào

Phương pháp liên kết chuỗi giá trị (ValueLinks)

Phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) cho rằng chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệvới nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng Hay chuỗi giá trị là một loạt quá trình mà các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến, và phân phối một sản phẩm

cụ thể nào đó Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất,

sơ chế ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng Các danh mục của các nhà vận hành trong các chuỗi giá trị và quan hệ của họ

Cung ứng đầu vào

Sản xuất

Chế biến

Phân phối

Tiêu dùng

Trang 19

Nguồn: ValueLinks GTZ, 2007

Hình 2.2 Sơ đồ chuỗi giá trị Kết hợp với cách tiếp cận ValueLinks của GTZ, ngân hàng Phát Triển Châu Á còn giới thiệu cuốn sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị với tựa đề

“Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo” hay “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” (M4P) Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có liên quan đến người nghèo

2.1.3.3 Phân tích kinh tế chuỗi

Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm việc tính chi phí đầu vào (hay chi phí trung gian), chi phí tăng thêm, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận), tổng lợi nhuận và tổng thu nhập của từng tác nhân và của toàn chuỗi

Chi phí đầu vào

Chi phí đầu vào của các tác nhân là giá bán ra của các tác nhân đứng trước Chẳng hạn như chi phí đầu vào của thương lái là giá bán của nông dân Tuy nhiên, trong các chuỗi sản phẩm nông nghiệp, nhà sản xuất ban đầu thường là nông dân hoặc trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất,… vì vậy cần phân biệt chi phí đầu vào và chi phí tăng thêm (chi phí gia tăng) Theo cách tiếp cận phương pháp chuỗi giá trị của GTZ thì chi phí đầu vào của nông dân bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó

Trang 20

Chẳng hạn như chi phí đầu vào của nông dân trồng lúa bao gồm chi phí giống

và chi phí vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, )

Chi phí tăng thêm

Chi phí tăng thêm là chi phí phát sinh của mỗi tác nhân ngoài chi phí đầu vào như chi phí dự trữ, bảo quản; chi phí lưu thông cho việc mua đầu vào và bán đầu ra, chi phí điện, nước; chi phí lao động (lao động nhà và lao động thuê),…

Tổng chi phí

Tổng chi phí của mỗi tác nhân sẽ bằng chi phí đầu vào cộng với chi phí tăng thêm

Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần

Giá trị gia tăng bằng giá bán trừ đi chi phí đầu vào tính trên 1 đơn vị trọng lượng (trên 1kg hay trên1 tấn,…)

Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) bằng giá bán trừ đi tổng chi phí tính trên 1 đơn vị trọng lượng

Tổng lợi nhuận và tổng thu nhập chuỗi

Tổng lợi nhuận bằng lợi nhuận đơn vị nhân với lượng bán ra của mỗi tác nhân rồi tổng hợp lại

Tổng thu nhập chuỗi bằng giá bán đơn vị nhân với lượng bán ra của mỗi tác nhân rồi tổng hợp lại

2.1.3.4 Phân tích SWOT chuỗi ngành hàng

Phân tích SWOT là phân tích được sử dụng rất phổ biến để đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm phát triển sản phẩm/ ngành hàng Trong phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị thì phân tích SWOT là một trong ba cơ sở ( bên cạnh phân tích CGT hiện tại của sản phẩm và nghiên cứu thị trường của sản phẩm đó) để xây dựng chiến lược nâng cấp CGT sản phẩm

Ma trận SWOT trong phân tích chuỗi ngành hàng:

- S: (điểm mạnh) là những yếu tố thuận lợi, nguồn lực bên trong ngành hàng thúc đẩy góp phần phát triển tốt hơn ( xãy ra trong hiện tại)

- W (điểm yếu): là những yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp bên trong ngành hàng làm hạn chế phát triển (xãy ra trong hiện tại)

Trang 21

- O ( cơ hội): là những yếu tố tác động bên ngoài cần được thực hiện nhằm tối ưu hoá sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được ( xãy ra trong tương lai)

- T (nguy cơ): Những yếu tố bên ngoài có khả năng tạo ra những kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển ( xãy

ra trong tương lai)

Đề xuất chiến lược dựa trên phân tích SWOT

Sau khi có được ma trận SWOT, các chiến lược nâng cấp phát triển có thể đề xuất dựa trên sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội ( chiến lược công kích), giữa điểm mạnh và thách thức ( chiến lược đối phó, thích ứng), giữa điểm yếu và cơ hội ( chiến lược điều chỉnh) và giữa điểm yếu và nguy cơ (chiến lược phòng thủ)

Bảng 2.1 Ma trận SWOT

S: Những điểm mạnh Các chiến lược SO:

Sử dụng các điểm mạnh

để tận dụng cơ hội

Các chiến lược ST: Vượt qua các bất trắc bằng cách tận dụng các

cơ hội

W: Những điểm yếu Các chiến lược WO:

Hạn chế các mặt yếu để lợi dụng cơ hội

Các chiến lược WT: Tối thiểu hoá các điểm yếu và tránh khỏi các nguy cơ

Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc (2013)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình

hình kinh tế - xã hội, diện tích canh tác, sản lượng sản xuất, thông tin về thị trường nông sản, tình hình xuất khẩu gạo trong các báo cáo tổng kết của ngành nông nghiệp, Niên giám thống kê tỉnh An Giang, báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Uỷ ban nân dân tỉnh; thông tin thị trường lúa gạo từ Cục Xúc tiến Thương mại, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), báo điện tử An Giang; các báo cáo khoa học, dự án nghiên cứu có liên quan Các thông tin này được tổng

hợp, phân tích phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu

Trang 22

- Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành

thu thập số liệu sơ cấp Tác giả đã khảo sát trực tiếp 439 tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh An Giang, phân phối mẫu được mô tả trong bảng 2.2 Đối với nông hộ, phiếu khảo sát thu thập các thông chung về hộ gia đình, diện tích lúa, chi phí sản xuất, thông tin về tín dụng, hoạt động bán cũng

như doanh thu lợi nhuận của các vụ sản xuất lúa trong năm Các phiếu khảo

sát thương lái thu gom lúa, cơ sơ xay sát gạo, người bán lẻ có nội dung tương

tự nhau như: Thông tin tổng quan, đầu tư kinh doanh, hoạt động thu mua, hoạt động bán, doanh thu lợi nhuận

Bảng phân phối số mẫu như sau:

Bảng 2.2 Phân phối các đối tượng khảo sát

Đối tượng Số quan sát Phương pháp thu thập thông tin

mô tả số năm kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, các loại chi phí…

- Phương pháp phân tích chuỗi được sử dụng để mô tả các tác nhân tham gia chuỗi, vận hành của chuỗi Mô tả kênh phân phối lúa gạo nội địa và xuất khẩu, phân tích mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia

- Phương pháp phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích giá trị gia tăng (Value Added - VA), giá trị gia tăng thuần hay còn gọi là lợi nhuận (Net Value

Trang 23

Added - NVA) Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Giá trị gia tăng (GTGT)

là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ đi chi phí trung gian đó là những chi phí để mua những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung cấp

Giá trị gia tăng = Số lượng * Giá bán - Chi phí trung gian

GTGT thuần (NVA - Net Value Added) được xác định như sau:

Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng - Chi phí tăng thêm

Trong đó, chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, liên lạc, chi phí bán hàng,…

- Ma trận SWOT toàn ngành được sử dụng để phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thánh thức của ngành hàng lúa gạo Từ các phân tích trên, tổng hợp đưa ra các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo ở tỉnh An Giang

Trang 24

CHƯƠNG 3:

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN ĐỊA BÀN

3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 5

Nguồn: Trang thông tin sở Nội Vụ tỉnh An Giang

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Về mặt địa lý tỉnh An Giang nằm tại vĩ tuyến 10-11 Bắc; do vậy những thay đổi nhiệt độ và lượng mưa tương tự như khí hậu xích đạo Hiện trạng sử dụng đất (2009): tổng diện tích tỉnh An Giang là 353,7 nghìn ha, đất nông nghiệp 280 nghìn ha (đất trồng lúa chiếm 82%), đất rừng 14,9 nghìn ha, đất chuyên canh 25,9 nghìn ha, đất ở 15,6 nghìn ha

Khí hậu: An Giang chịu tác động của 2 mùa gió: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Gió mùa tây Nam mát và ẩm, đem lại mùa mưa nơi đây Gió mùa Đông Bắc độ ẩm cao, khô và khá nóng

5 Viện Nước Tưới tiêu và Môi trường - IWE , 2011 Hiện trạng các tỉnh và thành phố Cần Thơ, Dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trang 25

Mặt trời: An Giang có nhiều mùa với cường độ ánh sáng mạnh biến đây trở thành khu vực có giờ nắng kỉ lục Trung Bình, trong mùa khô số giờ nắng

10 giờ/ngày; mùa mưa con số này ít hơn với 7h/ngày Tổng số giờ nắng một năm là 2.400 giờ

Mưa: Trong tỉnh, mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm Do lượng mưa trong mùa mưa lớn và mùa mưa trùng với mùa lũ sông Mekong (nước sông chảy xuống các khu vực hạ nguồn), ngập lụt thường xuyên xảy ra

và tác động vô cùng lớn tới năng suất cũng như các hoạt động hàng ngày

3.1.1.2.Cơ sở hạ tầng

Giang thông vận tải: An Giang có hệ thống giao thông thuận tiện Đường quốc gia 91 với chiều dài 91,3km nối với tuyến đường quốc gia số 2 Campuchia và Thái Lan qua cửa khẩu Tinh Biên và Vĩnh Xương.Có tất cả 14 con đường nhựa với tổng chiều dài 404km trong tỉnh Bên cạnh hệ thống đường này, An Giang cũng có hệ thống sông ngòi với sông Tiền (chiều dài 87km) và sông Hậu (chiều dài 100km) kết nối tỉnh với đồng bằng sông Mekong, Campuchia và Thái Lan Hệ thống kênh cấp 2 và cấp 3 thuận tiện của tỉnh An Giang đáp đảm bảo giao thông cho các thuyền có trọng tải từ 50 đến 100 tấn An Giang có cảng My Thoi với sản lượng bốc dỡ hàng hóa đạt 500.000 tấn/năm

Hệ thống điện: An Giang đầu tư phát triển điện kết nối 100% các xã với tổng chiều dài dây điện áp trung bình là 1.200 km, chiều dài dây điện áp thấp 1.300km, và 1.410 km các trạm truyền tải với tổng điẹn áp 96.242KVA được lắp đặt trong tỉnh

Cung cấp nước: An Giang đang hoạt động 53 hệ thống cung cấp nước trong thành phố, thị trấn, thị xã với tổng lưu lượng đạt 60.000m3/ngày Nhà máy cung cấp nước đang được xây dựng tại thành phố Long Xuyên với tổng lưu lượng đạt 34.000m3/ngày và đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch

Hệ thống thông tin liên lạc: từ năm 1998, ngành công nghiệp thông tin liên lạc của tỉnh đã và đang đầu tư và phát triển hệ thống Internet toàn cầu Mạng Vinaphone và MobiFone đã phủ sóng 100 xã, phường và thị trấn

Hệ thống trường học: Tính đến năm 2009, An Giang đã có 185 trường mầm non với 1.670 lớp học, 393 trường cấp 1 với 6.271 lớp học, 154 trường cấp 2 với 2.950 lớp học và 47 trường cấp 3 với 1.096 lớp học Tỉnh cũng đã có trường đại học An Giang, học viện kinh tế và công nghệ An Giang, học viện công nghệ nông nghiệp, và học viện Y

Trang 26

Hệ thống y tế: An Giang có bệnh viện Đa Khoa An Giang , Bệnh viện

Đa Khoa Châu Đốc, bệnh viện Y dược học cổ triền, trung tâm mắt, tai mũi họng, và nha khoa

3.1.1.3.Các đặc điểm dân cư, y tế và giáo dục

Dân cư: 2.273.150 người, đứng thứ 5 trong tổng số 63 tỉnh và thành phố Việt Nam và đứng đầu khu vực đồng bằng sông Mekong Dân số thành thị là 645.574 người và dân số nông thôn là 1.672.575 nghìn người Tổng số lao động làm việc trong các khu vực kinh tế là 1,39 triệu người, với số lượng lao động có trình độ chiến 29% tính đến năm 2009

Ước tính hàng năm dân số An Giang sẽ tăng khoảng xấp xỉ 20.000 người tương đương với dân số 1 xã Bên cạnh đó, mất cân bằng trong giới tính, dân

số già, di cư tự do, và dân số nghèo là những vấn đề nổi trội cần thiết phải giải quyết Tỷ lệ tăng dân số của tỉnh đạt 1,19% trong năm 2010

Y tế: số lượng giường bệnh tăng từ 4.360 đến 4510 trong giai đoạn

2007-2009 Số lượng nhân viên y tế và nhân viên làm việc tại Sở y tế của tỉnh tăng mạnh Số lượng bác sĩ tăng từ 824 trong năm 2007 đến 916 trong năm 2009 và

số lượng thầy thuốc với bằng trung cấp tăng từ 1.237 tới 1.283 trong giai đoạn 2007-2009 Số lượng y tá cũng tăng từ 1.108 trong năm 2007 tới 1.283 trong giai đoạn 2007-2009 Số lượng nữ hộ sinh tăng từ 503 đến 570 trong cùng khoảng thời gian đó

Giáo dục: Ngành giáo dục của tỉnh cũng đạt được những tiến triển nổi bật Số lượng giáo viên đã tăng từ 16.616 trong năm 2007 tới 17.248 giáo viên trong năm 2009 Tuy nhiên, số lượng học sinh cấp 2 và cấp 3 đả giảm từ 331.409 trong năm 2007 tới 324.202 học sinh trong năm 2009 mặc dù số lượng học sinh cấp 1 tăng lên từ 176.887 tới 177.594 trong 2 năm đó Số lượng các trường chưa được nâng cấp là 594 trường với số lượng lớp học giảm xuống từ 10.869 tới 10.317 trường (tương đương với số lượng học sinh sụt giảm) trong khi số lượng các trường cấp 1 tăng từ 6.267 đến 6.271 trong cùng khoảng thời gian đó

3.1.1.4 Cung cấp nước, vệ sinh, năng lượng và chiếu sáng

An Giang đã nhanh chóng điện khí hóa khu vực nông thôn kể từ khi tỷ lệ phần trăm các hộ có điện tăng từ 83,4% trong năm 2002 tới 94,9 % trong năm

2008 Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp so với tỷ lệ của khu vực đồng bằng sông Mekong Tỷ lệ phần trăm các hộ có nước sạch và nhà vệ sinh trong khu vực nông thông chiếm 85% và 70% lần lượt trong năm 2010

Trang 27

3.1.1.5 Các đặc điểm kinh tế và tiêu chuẩn sống

An Giang có 4 của khẩu chính với Campuchia, kim ngạch xuất nhập khâu của tỉnh đạt hơn 1 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng trung bình đạt 28% trong giai đoạn năm 2006-2010 Các cửa khẩu trong tỉnh đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia

Hàng hóa xuất khẩu chính là sản phẩm nông nghiệp như gạo, thủy sản, rau và hoa quả Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 650 triệu dollar với doanh thu xuất khẩu đạt 600 triệu USD; tỷ lệ tăng trưởng trung bình của kim ngạch xuất khẩu là 19% /năm trong giai đoạn 2006-2010 Thị trường xuất khẩu bao gồm 100 quốc gia và các vùng

Các hoạt động thương mại nội địa trong tỉnh rất mạnh mẽ, đứng đầu trong khu vực đồng bằng sông Mekong với tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tỉnh đạt 34,6 tỷ đồng (tương đương 2 triệu dollar Mỹ) trong năm

2006 và tỷ lệ tăng trưởng trunh bình hàng năm hơn 16% trong giai đoạn

2009 với nuôi trồng thủy sản chiếm 83% sản lượng khai thác đóng góp 8,3% giá trị Các dịch vụ khác chiếm 8,7 % Diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 2000-2009 đạt 2.506 ha Sản xuất thủy sản đạt 328.359 triệu tấn trong đó nuôi trồng thủy sản chiếm 87%

Các khoản đầu tư phát triển trong khu vực năm 2009, tương tự như năm trước chủ yếu từ các hộ gia đình: 58,1%; các các nguồn khác như các doanh nghiệp tư nhân 20%, nhà nước 22,8%, quỹ FID 0,16% (Nguồn Niên giám thống kê của Tỉnh năm 2009)

Tăng trưởng GDP trong tỉnh năm 2010 là 14,8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.132 đô la Mỹ Cấu trúc kinh tế: nông nghiệp 27,98%, công nghiệp và xây dựng 11,89%, dịch vụ 60,13%

Trang 28

3.1.1.6 Dân tộc thiểu số, giới tính và đói nghèo

Dân tộc thiểu số: Trong tỉnh, có 24.011 hộ gia đình dân tộc thiểu số với 114.632 người chiếm 5,17% dân cư tỉnh

Dân tộc Khmer có 18.512 hộ với 86.592 người chiếm 75,54% dân tộc thiểu số và 3,9% dân cư toàn tỉnh; trong số đó có 16.838 hộ với tổng số lượng người xấp xỉ 80.000 người sống tại 2 huyện miền núi lớn: Tri Son và Tinh Bien, số lượng còn lại sống giải giác tại huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoai Son Hầu hết dân tộc Khmer trong đều theo đạo phật- The theravada Thu nhập chính của họ từ canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm và làm thuê cho người khác trong suốt vụ mùa

Dân tộc Chăm có 2.660 hộ với 13.722 người, chiếm 12% dân tộc thiểu

số toàn tỉnh và 0,62% dân số tỉnh Người Chăm sống tập trung chủ yếu tại các huyện An Phú và thị trấn Tân Trâu , số còn lại sống rải rác tại các huyện Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo hồi và phát triển mối quan hệ tôn giáo với những người theo đạo hồi tại Ả Rập, Malaysia, Indonesia và Campuchia Thu nhập chính của họ từ đánh bắt cá, trao đổi thương mại qui mô nhỏ và rệt vải truyền thống

Người Hoa có 2.839 hộ với 14.318 hộ chiếm 12,50% dân tộc thiểu số và dân số của tỉnh Phần lớn người Hoa sống chủ yếu tại thành phố, thị trấn/huyện và có mối quan hệ mật thiết với người Hoa trong khu vực cũng như các nước khác nhau trên thế giới Hầu hết người Hoa theo đạo phật- Mahayna, đạo Khổng và các tín ngưỡng truyền thống Họ chủ yếu giao dịch thương mại, làm việc trong các ngành công nghiệp và có cuộc sống ổn định với thu nhập cao hơn so với các dân tộc khác

Giới tính: Chỉ số phát triển giới tính (GDI) của tỉnh trong năm 1999 là 0,663, tăng lên 0,685 vào năm 2004 thuộc về nhóm GDI trung bình, và xếp hạng 41th trong số 64 tỉnh (theo báo cáo Phát triển Con người 1999-2004) Trong năm 2009, số lao động nữ làm việc trong tỉnh đạt 619.639 người, chiếm 46,0% tổng lực lượng lao động tỉnh Hầu hết các lao động nữ làm việc trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (73,4%), và trong các lĩnh vực khác, bao gồm cả bán buôn, bán lẻ, kinh doanh nhà trọ, và dịch vụ thực phẩm, công nghiệp chế biến, giáo dục, và các dịch vụ khác (Nguồn: Niên Giám Thống kê hàng năm tỉnh An Giang năm 2009)

Nghèo đói: Người nghèo và hộ gia đình gần nghèo: Trong năm 2006, trên địa bàn tỉnh, đã có 58.543 hộ nghèo, chiếm 13,15%; tính đến năm 2009, con số này giảm xuống còn 30.338 hộ gia đình, chiếm cho 5,82% Do đó, so

Trang 29

với năm 2006, đã giảm được 28.155 hộ nghèo trong toàn tỉnh, và tỷ lệ giảm hộ nghèo các huyện Tri Tôn là 16,29% và Tịnh Biên, nơi có nhiều người Khmer sinh sống 16,04% ; Xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là xã Văn Giao, huyện Tịnh Biên, với 31,86%

Các hộ dân tộc thiểu số nghèo trong tỉnh : Trong năm 2006, đã có 7.684

hộ chiếm 35,03% dân tộc thiểu số toàn tỉnh; trong năm 2009 có 5.993 hộ dân tộc thiểu số nghèo chiếm 27,32 % và tính đến năm 2010 đã có 5.772 hộ chiếm 26% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội năm 2013 6

3.1.2.1 Về kinh tế

 Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản

a) Nông nghiệp: tiếp tục phát triển ổn định, đàn chăn nuôi, diện tích rừng được bảo vệ tốt; riêng sản xuất cá tra nguyên liệu vẫn còn nhiều khó khăn do giá cả tiêu thụ tiếp tục bấp bênh, thiếu ổn định Cụ thể trên một số lĩnh vực như sau:

Trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng cả năm tăng 2,18% so cùng kỳ (trong đó cây lúa tăng 12.453 ha và hoa màu tăng 2.416 ha so năm 2012) Về năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 62,5 tạ/ha, giảm 0,54 tạ/ha so năm 2012; sản lượng lúa cả năm toàn tỉnh đạt gần 4 triệu tấn, tăng 1,11% Mô hình

“cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh tiếp tục được nhân rộng và đạt trên 32 nghìn ha vào cuối năm; ngoài ra còn có một số cây màu khác đạt lợi nhuận cao gấp nhiều lần so trồng lúa như: đậu bắp giống Nhật, ớt, đậu phộng, mè đen Hiện nay, diện tích cây lâu năm khoảng 10.533 ha, trong đó, diện tích cây ăn quả 8.389 ha Mặc dù, bị ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh nhưng nhờ tích cực chuyển đổi giống, áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư chăm sóc tốt nên năng suất của hầu hết các loại cây ăn quả đều giữ mức xấp xỉ và tăng một ít so cùng

kỳ

Chăn nuôi: dịch bệnh được khống chế có hiệu quả, nhưng do giá bán ra sụt giảm mạnh nên sản lượng mặt hàng heo, gia cầm … giảm so cùng kỳ Riêng nuôi bò vỗ béo áp dụng theo mô hình trồng bắp non hiện nay rất hiệu quả, trong 6 tháng nuôi, xuất bán, người nuôi có thể đạt lợi nhuận từ 6-10 triệu đồng/1cặp, nhiều địa phương trong tỉnh xem là điều kiện phát triển kinh tế nên đàn có điều kiện tăng nhanh với số lượng đàn trâu bò hiện nay là 87.603 con (tăng 3.166 con) Ước cả năm 2013, tổng sản lượng thịt hơi đạt 38.763 tấn, bằng 95,7% (giảm 1.735 tấn)

6

Trang 30

b) Lâm nghiệp: tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ rừng; diện tích rừng trồng thực hiện chăm sóc trong năm đạt 815 ha, giao khoán bảo

vệ 1.022 ha, trồng mới 20 ha rừng phòng hộ Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy

ra 51 vụ vi phạm lâm luật, trong đó 08 vụ chặt phá nhánh cây rừng gây thiệt hại không đáng kể (diện tích bị thiệt hại là 0,52 ha, giá trị thiệt hại là 3,08 triệu đồng) Sản lượng gỗ khai thác cả năm khoảng 76.550 m3, đạt 102,07% và 421 ngàn ster củi, đạt 100,26%

c) Thuỷ sản: Do giá cá tra nguyên liệu luôn biến động tăng giảm thất thường trong khi giá thức ăn tăng liên tục, người nuôi vẫn chưa thật sự an tâm; mặt khác, ngân hàng vẫn thắt chặt tín dụng với nghề nuôi cá tra nên diện tích nuôi có xu hướng giảm Dự kiến sản lượng thủy sản thu hoạch đạt 287.311 tấn, bằng 95,5% so cùng kỳ, trong đó sản lượng cá khoảng 285 nghìn tấn bằng 95,51% so cùng kỳ (riêng cá tra - basa đạt gần 230 nghìn tấn bằng 93,6% so cùng kỳ) Tình hình đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên tiếp tục suy giảm, sản lượng đánh bắt đạt thấp hơn so năm 2012

 Lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng

a) Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:

Tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh vẫn còn gặp khó khăn khi nguồn nguyên liệu đầu vào tăng như: xăng, dầu, điện, nhưng giá bán sản phẩm tăng thấp, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, áp lực Luật chống phá giá của Mỹ, rào cản về kỹ thuật dư lượng thuốc kháng sinh trong một số sản phẩm Mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm, song vẫn có những rào cản nhất định khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh cũng khó tiếp cận được nguồn vốn để tái sản xuất Do đó giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 28.581,1 tỷ đồng và chỉ số sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chỉ tăng 5,13% so cùng kỳ, đây là năm có chỉ số tăng thấp nhất tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay

Trước những khó khăn trên, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai chính sách khuyến khích để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thông qua Chương trình Khuyến công hỗ trợ vốn đầu tư đổi mới máy móc cho các cơ sở sản xuất nhỏ, làng nghề thủ công truyền thống; hỗ trợ quảng bá các sản phẩm nghề mộc, nghề dệt thổ cẩm tham gia hội chợ,… Tổ chức đối thoại với các ngân hàng, các tổng ngân hàng thương mại Nhà nước nhằm giúp các doanh nghiệp tái cơ cấu vốn vay, hạ lãi suất vốn vay thương mại; họp mặt để tháo gỡ những khó khăn và giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa Từ đó thúc đẩy sản xuất một số mặt hàng đạt mức

Trang 31

tăng trưởng khá và cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

b) Đầu tư xây dựng:

Tình hình cân đối vốn đầu tư năm nay gặp nhiều khó khăn, các nguồn thu để chi đầu tư phát triển đều đạt thấp, nguồn thu Trung ương cũng không đạt dự toán nên phân bổ vốn cho địa phương cũng chưa kịp thời Dự kiến giải ngân vốn cả năm khoảng 2.544 tỷ đồng (đạt 97,69% kế hoạch), trong đó có hai nguồn vốn đạt thấp gồm: nguồn vốn ngân sách địa phương và vốn trái phiếu Chính phủ Qua kết quả rà soát, công tác giải ngân vốn đầu tư chưa đạt kế hoạch chủ yếu từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi, dự kiến giải ngân đạt 265,376 tỷ đồng (đạt 87,97% kế hoạch), tỉnh đề nghị Trung ương cho kéo dài sang năm 2014 tiếp tục thực hiện

 Lĩnh vực dịch vụ

a) Thương mại:

Thắt chặt chi tiêu, sức mua thị trường yếu, hàng tồn kho cao đang phản ánh thực tế trong lĩnh vực hoạt động thương mại dịch vụ Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân chỉ tập trung những mặt hàng thiết yếu; mặc dù nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá, hoạt động hội chợ… diễn ra liên tục trong năm nhằm kích cầu, nâng sức mua thị trường nhưng tốc độ tăng trưởng lĩnh vực thương mại vẫn không cao Tổng mức chung lưu chuyển hàng hoá và dịch

vụ tiêu dùng xã hội đạt ước đạt 98.240 tỷ đồng, tăng 5,93% so năm trước; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 69.546,8 tỷ đồng, tăng 14,19% so năm 2012, đây là năm có mức tăng trưởng thấp nhất tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay

Lượng khách du lịch đến An Giang tiếp tục tăng , đưa doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt tốc độ tăng trưởng gần 15% và đạt doanh

số trên 315 tỷ đồng Đây là lĩnh vực đạt tốc độ xã hội hóa cao, thu hút vốn đầu

tư khá lớn trong thời gian qua; bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch không ngừng đầu tư nâng cấp các loại hình dịch vụ, mở rộng kết nối tour tuyến du lịch và quảng bá tại các thị trường du lịch trọng điểm ; công tác quản lý nhà nước các khu, điểm du lịch tiếp tục được đảm bảo

Tốc độ trượt giá 9 tháng là 1,83% thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 4 lần và là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm qua Kết quả trên do tỉnh chủ động thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để kiềm chế tốc độ tăng giá, kiểm soát tốt giá cả các mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý; mặt khác do nhóm mặt hàng nông sản chủ lực chiếm tỷ lệ cao trong rổ hàng hóa tiếp tục giảm giá

Trang 32

mạnh (giảm 6,61%) đã kéo chỉ số CPI giảm so cùng kỳ Trong đó có chín nhóm hàng tăng từ 0,79% - 4,03% và một nhóm hàng giảm giá đồ dùng - dịch

vụ khác giảm 0,02% Đánh giá tình hình những tháng cuối năm, do tiêu thụ hai mặt hàng lúa gạo và thủy sản có dấu hiệu khởi sắc nên giá cả đang tăng trở lại, đồng thời cũng là thời gian hoạt động mua sắm nhộn nhịp vào dịp lễ và Tết cuối năm nên có khả năng chỉ số CPI chung cả năm tăng 4,5%

b) Xuất nhập khẩu:

Hoạt động ngoại thương trong năm qua tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường sụt giảm, thời gian thanh toán hợp đồng xuất khẩu kéo dài, rào cản thương mại tại một số thị trường trọng điểm gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp; nguồn cung nguyên liệu trong nước giảm mạnh, chi phí sản xuất tăng cao Do đó, hai mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản đã giảm

tỷ trọng trên 80% xuống còn 68% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; nhưng các mặt hàng khác tăng trưởng mạnh đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 940 triệu USD, tăng 8,6% và đạt 104,4% so kế hoạch Kim ngạch nhập khẩu cả năm đạt 110 triệu USD, tăng 8,9% so cùng kỳ và đạt 91,6% so

kế hoạch năm

 Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư

Trong tình hình kinh tế khó khăn, hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt thấp nên số lượng doanh nhiệp giải thể, ngừng hoạt động đều tăng hơn so năm trước ; số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng 78,5% so năm 2012 với con

số cụ thể là 865 doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp mới tăng cao được đánh giá do các hộ kinh doanh vàng bắt buộc chuyển đăng ký loại hình doanh nghiệp theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ và số lượng doanh nghiệp đăng ký mới có trụ sở tại các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt là các huyện giáp biên giới với Campuchia tăng một cách đột biến Xét trên tổng thể, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới không tăng nhiều và vốn đăng ký kinh doanh cũng giảm so cùng kỳ (khoảng 5%) với số vốn là 2.331 tỷ đồng

Lĩnh vực thu hút đầu tư cũng đối mặt với nhiều khó khăn, số lượng dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và vốn đăng ký đầu tư đều giảm so năm

2012 ; riêng thu hút vốn đầu tư nước ngoài có phần tích cực hơn với 05 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (03 doanh nghiệp, 01 văn phòng đại diện và 01 chi nhánh) đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với vốn đăng ký là 7,4 triệu USD Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 17 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp, với tổng vốn đăng ký gần 53,3 triệu USD, tổng vốn thực hiện 41,3 triệu

Trang 33

USD (bằng 72% tổng vốn đăng ký đầu tư) Trong đó có 16 dự án đã đưa vào hoạt động, 01 dự án đang triển khai

 Tài chính – Ngân hàng

Tài chính – Ngân sách: tình hình kinh tế khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động nhiều, doanh nghiệp đăng mới phát sinh thấp, kinh doanh mua bán các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nên 5/14 loại thu đạt thấp hơn dự toán Dự ước cả năm, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 5.505 tỷ đồng, tăng 7,2% so cùng kỳ và đạt 100% dự toán Dự ước tổng chi của năm 2013 khoảng 9.304 tỷ đồng, tăng 3,55% so năm 2012 và đạt 105,6% dự toán giao

Tín dụng – Ngân hàng: hoạt động lĩnh vực này vẫn khá ổn định, các chỉ

số tín dụng đều tăng trưởng so cùng kỳ ; hiện nay các tổ chức tín dụng tập trung nguồn đầu tư lĩnh vực sản xuất nông nghiệp – nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hệ thống kho bãi và vùng nguyên liệu Nhiều tổ chức tín dụng

đã thực hiện tốt chính sách tái cơ cấu vốn vay và giảm lãi suất tín dụng cho doanh nghiệp kinh doanh lương thực và thủy sản theo chỉ đạo chung của Chính phủ, từ đó đã giảm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của toàn hệ thống trên địa bàn tỉnh từ 5,52% xuống còn 2,65%

3.1.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội

 Giáo dục và Đào tạo

Lĩnh vực giáo dục tiếp tục được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học của ngành; đầu tư nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy của các trường và đội ngũ giáo viên; được sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội cho sự nghiệp giáo dục Kết quả đỗ tốt nghiệp trong năm qua đạt tỷ lệ cao: hệ trung học phổ thông đạt 98,97% (có 25 trường đạt tỷ lệ đỗ 100%), hệ giáo dục thường xuyên đạt 53,51% Theo số liệu báo cáo thống kê, số lượng huy động học sinh đến trường đạt khá cao so kế hoạch của ngành đã đề ra; trong đó tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học đạt 99,77% (năm 2012 là 99,73%), trung học cơ sở đạt 75,65% (năm 2012 là 70,99%), ttrung học phổ thông đạt 43,53% (năm 2012 là 40,48%) Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 766 trường (trong đó có 19 trường ngoài công lập) và có 13.161 lớp (trong đó có 318 lớp ngoài công lập)

Trường Đại học An Giang đã có 2.599 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng

1 (hệ đại học 2.127 và hệ cao đẳng 472) đạt 84,38% so chỉ tiêu và tiếp tục bổ sung chỉ tiêu nguyện vọng 2 của hệ Đại học và Cao đẳng là 1.180 em Trường Cao đẳng nghề là 2.690 em, đạt 94,06%; Trường Trung học Y tế (hệ trung cấp

Trang 34

chuyên nghiệp) là 660 em, đạt 122,2%; Trường Trung cấp kỹ thuật An Giang tiếp nhận 750 thí sinh, đạt 125%

 Y tế

Trong thời gian qua, ngành y tế đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ chuyên môn, triển khai đồng bộ và kịp thời công tác vận động, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội trong bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh Vì vậy, các chỉ tiêu của ngành đều đạt và vượt theo yêu cầu của Nghị quyết đã đề ra Đối với các bệnh nguy hiểm, thường gặp, ngành y tế đã can thiệp và điều trị kịp thời các trường hợp mắc để giảm thiếu tối đa số ca tử vong Công tác tiêm chủng mở rộng đã được tổ chức thực hiện đầy đủ , đồng thời thường xuyên kiểm tra quy trình tiêm chủng, thời gian sử dụng và quy trình bảo quản các loại vaccin để đảm bảo tuyệt đối cho người bệnh, nên trong thời gian qua không có những trường hợp đáng tiếc nào xảy ra

Ngành y tế tiếp tục cải tiến công tác khám và điều trị bệnh nhân dân; các khu tiếp nhận bệnh của nhiều bệnh viện, cơ sở y tế được đầu tư nâng cấp đã tạo sự thoải mái cho bệnh nhân; quy trình quản lý và xử lý hồ sơ bệnh nhân được cải thiện nhiều giúp rút ngắn thời gian can thiệp chuyên môn Tuy nhiên, ngành y tế vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới như: chưa có giải pháp hữu hiệu nâng cao y đức, công tác quản lý lĩnh vực

an toàn vệ sinh thực phẩm đạt hiệu quả chưa cao, tình trạng quá tải bệnh viện vẫn chậm được cải thiện

 Lao động, việc làm

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm: trong tình hình hiện nay, công tác giải quyết việc làm hết sức khó khăn, nhưng thực hiện nhiều chương trình lồng ghép (xây dựng nông thôn mới, khuyến công, đào tạo nghề nông thôn, cho vay giải quyết việc làm ) để người lao động có việc làm, tạo thu nhập Với mục tiêu tạo việc làm trong năm 2013 cho 35 nghìn lao động, tỉnh phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu này vào cuối năm, trong đó sẽ liên kết đưa đi lao động ngoài tỉnh đạt từ 9-10 nghìn người, tăng số lượng xuất khẩu lao động nước ngoài

Dự kiến đến cuối năm 2013, chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 44,55% (Nghị quyết là 45,8%) và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ đạt 31,11% (Nghị quyết là 32,5%)

Hiện nay, tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, phần nhiều mâu thuẫn giữa người chủ doanh nghiệp và người lao động về chế độ hỗ trợ, chính sách tiền lương, quy chế làm việc Trong tình hình khó khăn chung, các chủ doanh nghiệp bắt buộc tiết giảm tối

đa các chế độ, đồng thời cắt giảm số lượng nhân công để tiết kiệm chi phí

Trang 35

Xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội: thực hiện kịp thời những chính sách hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng với số tiền là 166,796 tỷ đồng; đã phát vay cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách với số tiền 273 tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình; hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-

CP với kinh phí là 33 tỷ đồng Qua kết quả điều tra, số hộ nghèo cuối năm

2013 toàn tỉnh có 26.944 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,96%, so năm 2012 giảm 1,21% (không đạt chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra từ 1,5-2%)

Chính sách người có công: phong trào chăm lo người có công tiếp tục được các ngành, các cấp quan tâm; thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng Đã tổ chức điều dưỡng tập trung cho 933 người có công với kinh phí 2,6 tỷ đồng; phân bổ điều dưỡng tại gia đình với kinh phí gần 3 tỷ đồng; mua và cấp trên 14.000 thẻ BHYT đối với người có công và thân nhân Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” toàn tỉnh đã tiếp nhận trên 8,9 tỷ đồng, đạt 178,29%

kế hoạch, đã tiến hành cất mới 162 căn nhà và sửa chữa 38 căn nhà với tổng số tiền trên 8,32 tỷ đồng

Công tác trẻ em: tập trung triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2011-2015; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em đến năm 2020 Tổ chức tháng hành động vì trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh , tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn đạt xã, phường phù hợp với trẻ em

 Văn hoá, Thể dục - Thể thao

Năm 2013 được chọn là năm “Văn hóa, Thể thao và Du lịch” với nhiều

sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và của tỉnh, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, sự kiện liên hoan văn hóa – nghệ thuật Thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền cổ động cho phong trào xây dựng nông thôn mới, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quan tâm chỉ đạo thực hiện; tập trung củng cố, nâng chất lượng và giữ vững các danh hiệu văn hóa đã được công nhận Công tác gia đình ngày càng được xã hội quan tâm; nhiều mô hình hay trong về phòng chống bạo lực gia đình được nhiều ngành, hội đoàn thể thực hiện và nhân rộng

Hoạt động thể dục – thể thao trong năm qua có nhiều tiến bộ, thành tích nổi bật đội bóng An Giang thăng hạng và tham gia giải V-League năm 2014 Hiện nay phong trào luyện tập thể dục thể thao phát triển mạnh trong xã hội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia Trong năm, tỉnh đã tổ chức

Trang 36

nhiều giải đấu thể dục – thể thao đã thu hút gần 40 nghìn lượt vận động viên trong và ngoài tỉnh tham dự; các đội thể thao đã thi đấu 61 giải thể thao khu vực, toàn quốc, quốc tế đã mang về nhiều giải thưởng và huy chương cho tỉnh

 Khoa học - Công nghệ và môi trường

Để giúp doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, tỉnh tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ và Chương trình phát triển sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 thông qua hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học Triển khai kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2015 với nhiều chương trình hợp tác với các Viện, trường trong cả nước và nước ngoài (như Nhật Bản, Đài Loan…); tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao đối với một số cây, con mang lại hiệu quả kinh tế cao Hiện nay, tỉnh đang tập trung triển khai dự án đầu tư Trung tâm Công nghệ sinh học để thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới

Tình hình diễn biến khí hậu, thời tiết hết sức bất thường gây thiệt hại nhiều đến tài sản và ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân Kết quả đo đạc, khảo sát các tuyến sông trên địa bàn tỉnh vừa qua cho thấy, có 44 đoạn sông, trong đó 38 đoạn có nguy cơ sạt lở đất bờ sông ở mức độ nguy hiểm và rất nguy hiểm; với tình hình mưa lũ năm 2013 có thể phát sinh thêm nhiều điểm mới và tăng về quy mô so các năm trước Tỉnh đã kịp thời chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở nhiều nơi (Tân Châu, An Phú…) trên địa bàn tỉnh, khẩn cấp di dời những hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng Trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực môi trường, tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra các vùng nuôi cá tra tập trung, các cơ sở sản xuất không đảm bảo môi trường, các khu vực khai thác khoáng sản… Bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp khắc phục và giảm thiểu tác động đến trường, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật

 Công tác dân tộc - tôn giáo

Công tác dân tộc, tôn giáo luôn được quan tâm; tổ chức thăm hỏi thường xuyên gia đình đồng bào dân tộc gặp khó khăn; chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc thể hiện tự do tín ngưỡng của mình Mối quan hệ giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo, dân tộc, các vị chức sắc ngày càng thân thiện và hiểu nhau Quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của các đồng bào dân tộc, xây dựng mối đoàn kết giữa các dân tộc thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, thể dục - thể thao, như: lễ hội văn hóa dân tộc

Trang 37

Chăm, lễ hội văn hóa Khmer Các chương trình mục tiêu hỗ trợ cho đồng bào dân tộc được Tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo, các cấp các ngành tích cực thực hiện để từng bước giúp đồng bào dân tộc cải thiện đời sống vươn lên trong xã hội Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định 29/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 – 2015

3.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO Ở TỈNH AN GIANG

 Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa Theo thống kê của Tổng cục thống kê, trong 5 năm gần đây An Giang luôn giữ vị trí tốp đầu trong sản lượng lúa sản xuất, (từ năm 2008 đến 2010 sản lượng lúa cao nhất cả nước, năm 2011 và năm 2012 sản lượng lúa đứng thứ hai cả nước)

Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh An Giang giai đoạn

Giai đoạn 2008 – 2009, giá lúa sụt giảm mạnh do các diễn biến phức tạp

từ tình hình thị trường thế giới, do đó diện tích và sản lượng lúa của tỉnh có phần sụt giảm Tuy nhiên, từ năm 2010, sản xuất lúa tiếp tục phát triển, diện tích, năng suất và sản lượng lúa tăng đều qua các năm Thành tích này đạt được là do sự quan tâm phát triền cây lúa của ngành nông nghiệp tỉnh Những năm gần đây tỉnh đã không ngừng nỗ lực, tích cực triển khai ứng dụng và đưa các tiến bộ KHKT vào đồng ruộng Từ đó góp phần thay đổi dần thói quen canh tác của nông dân theo hướng thiết thực Hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp khá phát triển với kệ thống kênh mương thuỷ lợi được đầu tư đúng mức Đến năm 2013, diện tích trồng lúa cả tỉnh khoảng 637,6 nghìn ha Sản lượng lúa năm 2013 là 3985 nghìn tấn Về năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 62,5 tạ/ha, giảm 0,54 tạ/ha so năm 2012 Mô hình “cánh đồng mẫu lớn”

Trang 38

trên địa bàn tỉnh tiếp tục được nhân rộng và đạt trên 32 nghìn ha vào cuối năm

2013.

An Giang đang triển khai hiệu quả chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng cánh đồng mẫu lớn hướng tới vùng nguyên liệu xuất khẩu định hướng sản xuất theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP – Good Agriculture Practice) Theo đó, từ năm 2008, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Dự án

“Xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo An Giang” giai đoạn 2008-2011 với tổng kinh phí 3.399 triệu đồng

Trên cơ sở xây dựng mô hình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP có chứng nhận độc lập, thực hiện các mô hình điểm ở 3 huyện: Châu Phú, Thoại Sơn, Tịnh Biên Mỗi điểm 30 ha gắn kết với doanh nghiệp chế biến thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; sau đó nhân rộng mô hình theo nhu cầu thị trường thông qua doanh nghiệp Từ năm 2012 trở đi, tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến này nhằm tạo ra giá trị tăng thêm cho các sản phẩm GAP

Để cây lúa An Giang ngày một phát triển tiến đến một nền nông nghiệp bền vững, ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang cho rằng, cần thực hiện tốt các vấn đề như huấn luyện nông dân hiểu rõ các tiến bộ khoa học kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”; tăng cường trình diễn các mô hình ứng dụng các tiến bộ KHKT vào đồng ruộng để nông dân tận mắt và làm theo Bên cạnh đó, tăng cường quản lý chặt chẽ các kênh quảng cáo thuốc BVTV, nhất là quảng cáo trên đài truyền hình Lưu ý các DN kinh doanh lúa gạo sát cánh cùng DN cung ứng đầu vào hỗ trợ nông dân nhằm xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ đầu vào đến đầu ra Đối với các doanh nghiệp cung ứng thuốc bảo vệ thực vật phải có trách nhiệm trong thu gom vỏ bao bì nhằm hạn chế tác hại đến môi trường7

 Tình hình thị trường lúa gạo

Những năm gần đây, An Giang đã chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển cây lúa nên sản lượng và chất lượng lúa gạo ngày một nâng cao Hiện An Giang xuất khẩu gạo sang hơn 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với lượng gạo xuất khẩu đạt trên 600.000 tấn/năm

An Giang có 17 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đáp ứng được điều kiện xuất khẩu gạo theo tiêu chuẩn của Chính phủ Việt Nam về vùng sản xuất, kho bãi, gia công, chế biến… Các doanh nghiệp của tỉnh tập trung vào thị trường

7 Báo Nông nghiệp Việt Nam, Cây lúa An Giang phát triển vượt bậc,

trien-vuot-bac.html>, [ ngày truy cập: 7.5.2014]

Trang 39

<http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/106940/Ky-thuat-nghe-nong/Cay-lua-An-Giang-phat-châu Á, <http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/106940/Ky-thuat-nghe-nong/Cay-lua-An-Giang-phat-châu Âu và đang hướng tới <http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/106940/Ky-thuat-nghe-nong/Cay-lua-An-Giang-phat-châu Mỹ Các doanh nghiệp của tỉnh An Giang đi đầu cả nước về xây dựng cánh đồng mẫu, vùng sản xuất nguyên liệu

và có thể đáp ứng được các yêu cầu của các nhà nhập khẩu Để tập trung tốt cho chất lượng hạt gạo xuất khẩu, An Giang thực hiện các biện pháp từ khâu chọn giống, thành lập vùng nguyên liệu riêng, đa dạng hóa sản phẩm gạo đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn kết sản xuất và tiêu thụ,bảo đảm giá lúa ổn định cho nông dân; bảo đảm quản lý, điều hành xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao, chống bán phá giá8

8 Báo điện tử Vietnamplus, Doanh nghiệp An Giang tìm hiểu thị trường gạo Trung Quốc,

<

Trang 40

4.1.1 Nông dân trồng lúa

4.1.1.1 Thông tin cơ bản

Nông hộ trồng lúa là người trực tiếp sản xuất, tạo ra hàng hoá ban đầu, nông hộ là điểm bắt đầu của chuỗi giá trị đầu ra sản phẩm lúa gạo Thông tin

cơ bản về các nông hộ được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.1: Thông tin cơ bản của các nông hộ

Tiêu chí Đơn vị

tính

Nhỏ nhất Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhân khẩu trồng lúa Người 1 7 1,98 0,95

Diện tích trồng lúa m2 1.100 200.000 21.272,95 19.408,91

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát 420 nông hộ, năm 2014

 Độ tuổi: phần lớn các nông hộ trồng lúa đều trong độ tuổi lao động,

nông hộ có tuổi thấp nhất là 22 tuổi, người lớn tuổi nhất là 78 tuổi Tuổi trung bình của các đáp viên là 46 tuổi Độ tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự sẵn lòng thay đổi tập quán sản xuất, mức độ tiếp cận thông tin thị trường và sự sẵn lòng chuyển đổi mô hình sản xuất Độ tuổi trung bình lớn có thể là trở ngại cho việc thay đổi các tập quán sản xuất và thương mại sẵn có

 Kinh nghiệm sản xuất: do địa bàn là khu vực trồng lúa truyền thống

nên các nông dân đa số đã gắn bó với việc trồng lúa từ lâu, đa số đáp viên đã bắt đầu việc trồng lúa từ khi bắt đầu độ tuổi lao động nên số năm kinh nghiệm của các đáp viên khá cao (21,6 năm) Kinh nghiệm sản xuất giúp cho nông hộ dễ dàng hơn trong việc sản xuất và xử lý các khó khăn và rủi ro, tuy nhiên kinh nghiệm cũng gây nên các khó khăn trong việc thay đổi các tập quán cũ

Ngày đăng: 08/03/2015, 18:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo điện tử Vietnamplus, Doanh nghiệp An Giang tìm hiểu thị trường gạo Trung Quốc, &lt; http://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-an-giang-tim-hieu-thi-truong-gao-trung-quoc/255041.vnp&gt;, [ngày truy cập:17.04.2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp An Giang tìm hiểu thị trường gạo Trung Quốc
2. Báo Nông nghiệp Việt Nam, Cây lúa An Giang phát triển vượt bậc, &lt;http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/106940/Ky-thuat-nghe-nong/Cay-lua-An-Giang-phat-trien-vuot-bac.html&gt;,[ngàytruycập:7.5.2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây lúa An Giang phát triển vượt bậc
3. Bùi Văn Trịnh, 2010. Bài giảng Marketing nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Marketing nông nghiệp
4. Lưu Thanh Đức Hải và cộng sự, 2008. Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing: trường hợp cá Tra, cá Ba sa tại ĐBSCL. Kỷ yếu Hội thảo Chương trình NPT/VNM/013 – Cơ sở cho phát triển DN vừa &amp; nhỏ và nông hộ ĐBSCL. NXBGiáo dục tháng 12 năm 2008, trang 126-141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo Chương trình NPT/VNM/013 – Cơ sở cho phát triển DN vừa & nhỏ và nông hộ ĐBSCL. NXBGiáo dục tháng 12 năm 2008
Nhà XB: NXBGiáo dục tháng 12 năm 2008"
5. Lưu Thanh Đức Hải, 2007. Marketing ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, thương mại – dịch vụ. Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, thương mại – dịch vụ
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
6. Nguyễn Nguyên Cự, 2005. Giáo trình Marketing Nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing Nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
8. Nguyễn Phú Son và Nguyễn Thị Thu An, 2013. Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm táo tỉnh ninh thuận. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 28, trang 71-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
9. Tổng cục thống kê, 2010. Niên giám thống kê 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
10. Trang thông tin Công ty BVTV An Giang, AGPPS – Phát triển bền vững cùng nông nghiệp Việt Nam, &lt;http://agpps.com.vn/home/agpps-phat-trien-ben-vung-cung-nong-nghiep-viet-nam/&gt;,[ngàytruycập:18.04.2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: AGPPS – Phát triển bền vững cùng nông nghiệp Việt Nam
12. Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, Báo cáo tình hình KT-XH năm 2013. An Giang, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình KT-XH năm 2013
13. Viện Nước Tưới tiêu và Môi trường - IWE , 2011. Hiện trạng các tỉnh và thành phố Cần Thơ, Dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng các tỉnh và thành phố Cần Thơ
14. Võ Hùng Dũng và cộng sự, 2012. Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam từ 1989-2011. Cần Thơ: Nhà xuất bản ĐH Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam từ 1989-2011
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐH Cần Thơ
15. Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi , 2011. Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 19a, trang 96-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
16. Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2011. Phân tích tác động các chính sách và chiến lƣợc nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo . Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 19b, trang 110-121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
17. Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013. Giáo trình Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ( Ứng dụng lĩnh vực nông nghiệp). Nhà xuất bản ĐH Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ( Ứng dụng lĩnh vực nông nghiệp)
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐH Cần Thơ
7. Nguyễn Phạm Thanh Nam và các đồng sự (2006), Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w