Với Hoa Kỳ
Đầu năm 2001, Tổng thống G.W.Bush lên nắm chính quyền ở Hoa Kỳ, là người đại diện cho Đảng Cộng Hoà, Tổng thống Bush đã thi hành chính sách đối ngoại cứng rắn và đơn phương hơn so với chính quyền Bill Clinton. Tuy nhiên, sau sự kiện 11/9, tình hình chính trị trên thế giới có nhiều thay đổi Hoa Kỳ mới thực sự đưa ra những điều chỉnh rõ ràng. Hoa Kỳ đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chính sách an ninh và đối ngoại và coi chống khủng bố là ưu tiên cao nhất, đồng thời là chuẩn mực để đánh giá quan hệ của Hoa Kỳ với các nước khác. Chống khủng bố được sử dụng để tập hợp lực lượng nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới do Hoa Kỳ lãnh đạo. Ngày 20/9/2002, chính quyền Bush đã đưa ra “Chiến lược an ninh quốc gia - Một thời kỳ mới” để cụ thể hoá chính sách đối ngoại trong tình hình mới nhằm duy trì, củng cố, mở rộng vụ thế của Hoa Kỳ như một siêu cường. Nó cũng là trụ cột cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay. Chính sách được xây dựng dựa trên nền tảng của “chủ nghĩa quốc tế’ đặc trưng của Hoa Kỳ và phản ánh rõ nét những giá trị, lợi ích quốc gia và tham vọng của Hoa Kỳ trong giai đoạn mới. Đây cũng là sự điều chỉnh chính sách đối ngoại lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1991. Sự điều chỉnh chính sách này của Hoa Kỳ có tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế, buộc các nước cũng phải có những tính toán, lựa chọn phù hợp trước tình hình mới.
Tháng 3/2006, Tổng thống Bush lại đưa ra bản Chiến lược an ninh quốc gia 2006 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong đó nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ của Hoa Kỳ nhằm đối phó lại các thách thức đang gặp phải. Tuy là Chiến lược an ninh quốc gia, nhưng về thực chất, nó chính là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bởi từ sau sự kiện 11/9, có thể nói, tất cả các vấn đề đối ngoại của Hoa Kỳ đều xoay quanh vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia. Về tư tưởng chủ đạo, mục tiêu và nội dung cơ bản của Hoa Kỳ được nêu trong bản chiến lược này không có nhiều thay đổi so với bản Chiến lược an ninh được đưa ra năm 2002. Tuy nhiên cách trình bày trở nên khéo léo và mềm
mỏng hơn. Nhìn chung, nội dung cơ bản của chiến lược an ninh quốc gia do Tổng thống Bush khởi xướng gồm những điểm sau:
a) Chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế được đưa lên hàng đầu trong chính sách
an ninh:
Hoa Kỳ ưu tiên cho cuộc chiến chống khủng bố, cho việc đập tan và phá huỷ các tổ chức khủng bố trên toàn cầu và tấn công bộ máy chỉ huy của chúng, làm cho chúng mất khả năng lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động khủng bố.
Củng cố các liên minh nhằm đánh bại chủ nghĩa khủng bố quốc tế và phối hợp để ngăn ngừa các cuộc tấn công nhằm vào Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ. Ngăn ngừa không để kẻ thù đe doạ Hoa Kỳ và các đồng minh, bạn bè của Hoa Kỳ bằng vũ khí duỷ diệt hàng loạt. Phối hợp với các nước khác để giải toả xung đột khu vực. Để đạt được điều này, Hoa Kỳ sẽ “hành động trực tiếp và liên tục bằng cách sử dụng tất cả các yếu tố sức mạnh của quốc gia và quốc tế”, bảo vệ những lợi ích của Hoa Kỳ “bằng cách xác định và đập tan mối đe doạ đó trước khu nó tiếp cận biên giới chúng ta… chúng ta sẽ không ngần ngại khi hành động đơn phương, nếu cần thiết, để thực thi quyền tự vệ của chúng ta bằng cách tấn công trước bọn khủng bố, để ngăn cho chúng gây tổn hại đến người dân và đất nước chúng ta” và “ngăn chặn việc tiếp tục bảo trợ, ủng hộ và chứa chấp những kẻ khủng bố bằng cách thuyết phục hoặc ép buộc các quốc gia chấp nhận những trách nhiệm chủ quyền của họ”.
Trong chính sách an ninh mới, Hoa Kỳ đã nêu ra một số vấn đề mới, gây ra sự phản ứng mạnh mẽ trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế. Đó là việc Hoa Kỳ kêu gọi hành động quân sự đánh phủ đầu chống lại những quốc gia thù địch và những nhóm khủng bố muốn phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt; tuyên bố của Hoa Kỳ là không cho phép sức mạnh quân sự toàn cầu của mình bị thách thức bởi bất kỳ cường quốc nào khác; hành động đơn phương của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế nhằm theo đuổi lợi ích của mình, không tính đến quan điểm và lợi ích của các quốc gia khác.
Thực chất, bằng việc phát động cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, chính quyền Bush mong muốn đạt được hai mục tiêu lớn:
Về đối nội: Những luận điểm trong chiến lược an ninh của G.W.Bush chính là
sự biện minh cho việc tăng chi tiêu cho an ninh, quốc phòng của Hoa Kỳ, là sự biện minh cho một loạt các khó khăn về kinh tế mà Hoa Kỳ đang gặp phải như bội chi ngân sách, mất cân đối trong thương mại quốc tế, sự mất giá của đồng USD… Qua
chính sách này muốn khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân để tập hợp lực lượng trong nước, kêu gọi người dân ủng hộ các chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền, đặc biệt là ủng hộ các hành động xâm chiếm, can thiệp của Hoa Kỳ trên thế giới.
Về đối ngoại: Chiến lược an ninh nhằm hợp lý hoá cho khả năng sử dụng vũ
lực đơn phương, cho việc sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế, lấy cớ chống khủng bố quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, nhất là những nước có quan hệ không thân thiện với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ cũng dùng khẩu hiệu chống khủng bố quốc tế để tập hợp lực lượng trên toàn thế giới, xây dựng các liên minh, coi chống khủng bố là ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của mình và thành chuẩn mực trong quan hệ của Hoa Kỳ với các nước. Đối với Hoa Kỳ, trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế chỉ tồn tại hai loại nước – đi với Hoa Kỳ chống khủng bố hoặc đi với khủng bố quốc tế. Điều này đã làm đơn giản hoá các quan hệ quốc tế và là sức ép, sự đe doạ đối với các nước không có cùng quan điểm với Hoa Kỳ.
b) Đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu thông qua thị trường tự do và
thương mại tự do
Việc thúc đẩy tự do kinh tế trước hết ở bên ngoài biên giới Hoa Kỳ và theo những kế hoạch của Hoa Kỳ. “Chúng ta sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tự do kinh tế bên ngoài biên giới Hoa Kỳ. Tất cả các chính phủ đều có trách nhiệm xây dựng những chính sách kinh tế riêng và đối phó với những thách thức kinh tế của mình. Chúng ta sẽ sử dụng cam kết kinh tế của mình với các nước khác để nhấn mạnh những lợi ích của các chính sách đem lại năng suất cao hơn và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Để thực hiện điều này, Hoa Kỳ chủ trương các nước phải thay đổi, điều chỉnh hệ thống luật pháp và những chính sách pháp quy, các chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các chính sách thuế, hệ thống tài chính, ngân hàng… theo yêu cầu và chuẩn mực của Hoa Kỳ.
Thực chất của chính sách này là tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các công ty, tập đoàn Hoa Kỳ ở nước ngoài, nhất là ở thị trường các nước đang phát triển. Dùng chiêu bài phát triển tự do kinh tế để buộc các nước khác phải mở rộng thị trường của mình. Trong khi yêu cầu các nước phải thực thi những thông lệ thương mại công bằng, thì bản thân Hoa Kỳ lại tìm cách đóng cửa
thị trường của mình đối với hàng hoá, dịch vụ của các nước khác bằng biện pháp phi kinh tế. Với lý do phải áp dụng các “biện pháp tự vệ trong thời kỳ chuyển đổi” và “đảm bảo rằng, những lợi ích tự do thương mại tự do đem lại không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động Hoa Kỳ”, Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cho ngành sản xuất thép… Hoặc với lý do bảo vệ an ninh quốc gia, Hoa Kỳ không cho phép một số công ty nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế như dầu lửa, vận tải đường biển… Đây cũng chính là sự tiếp nối và phát triển của Chiến lược an ninh quốc gia – cam kết và mở rộng có từ thời Tổng thống Bill Clinton.
c) Thúc đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền, đấu tranh cho những khát vọng về
nhân phẩm
Hoa Kỳ tự coi phải có trách nhiệm bảo vệ tự do và công lý ở mọi nơi, mọi chỗ trên thế giới, đó là những vấn đề như nhân phẩm, pháp quyền, giới hạn đối với quyền lực tuyệt đối của nhà nước, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, công lý, tôn trọng phụ nữ, hoà đồng tôn giáo và chủng tộc, tôn trọng quyền tư hữu.
Nội dung này trong Chiến lược an ninh của Tổng thống Bush cũng là sự tiếp nối của Chiến lược an ninh quốc gia – cam kết và mở rộng của Tổng thống Bill Clinton nhằm mở rộng khả năng can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, cũng như phổ biến, áp đặt các giá trị, chuẩn mực của Hoa Kỳ cho toàn thế giới. Tuy nhiên, biện pháp thực hiện mục tiêu trên được mở rộng và linh hoạt hơn: sử dụng các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế mà Hoa Kỳ đang có ảnh hưởng lớn; dùng viện trợ để ủng hộ các lực lượng thân Hoa Kỳ cũng như trừng phạt các chế độ chống đối; lấy tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do và sự phát triển của các thể chế dân chủ làm công cụ gây sức ép trong các quan hệ song phương đối với các quốc gia không thân thiện; khuyến khích sự thay đổi như Hoa Kỳ đã từng làm ở Trung Âu và Đông Âu từ năm 1989 đến năm 1991, hoặc ở Belgrade năm 2000.
d) Xây dựng chương trình nghị sự cho sự hoạt động hợp tác với các trung tâm
quyền lực thế giới.
Trong quan hệ các nước lớn, các trung tâm quyền lực trên thế giới, Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi chính sách “cân bằng quyền lực”. Một mặt lấy cuộc chiến chống “chủ nghĩa khủng bố quốc tế” để tập hợp lực lượng, xây dựng các liên minh chính trị - quân sự. Mặt khác, coi các lợi ích chung về kinh tế, an ninh, giá trị dân chủ, tự do là
tiêu chí để quan hệ với các nước lớn. Việc xây dựng chính sách đối ngoại với từng nước và khu vực là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược an ninh quốc gia do Tổng thống Bush đề xướng.
Tháng 11/2008, chính trường Hoa Kỳ có sự thay đổi khi Tổng thống Obama thuộc đảng Dân chủ lên nắm quyền. Và một vấn đề được dư luận thế giới quan tâm rất nhiều là Mỹ sẽ điều chỉnh chiến lược đối ngoại như thế nào. Dấu hiệu rõ rệt nhất có thể thấy rõ trong bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Obama vào ngày 20/1/2009. Trong đó, Tổng thống Obama nêu rõ chính sách của chính quyền mới sẽ chú trọng hơn đến chủ nghĩa đa phương, tính nhân văn và sự kiềm chế. Obama đã thể hiện rõ sự thay đổi này bằng cách nhấn mạnh: “đối với thế giới Hồi giáo, chúng tôi tìm kiếm một cách thức mới hướng về phía trước, dựa trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau”. Ông cũng nêu “nước Mỹ sẽ tìm kiếm sự hợp tác và hiểu biết lớn hơn giữa các dân tộc”1.
Những lời phát biểu quan trọng này của Tổng thống Obama với nội dung buổi điều trần về chính sách đối ngoại của Ngoại trưởng Hillarry Clinton trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 13/1/2009, người ta có thể thấy rõ những “viên gạch” đầu tiên trong chính sách đối ngoại mới của nước Mỹ. Đó chính là một đường lối đối ngoại mới dựa trên sự kết hợp giữa tính thực dụng, linh hoạt và nguyên tắc. Cụ thể, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã cam kết sẽ thực hiện một chính sách đối ngoại mới dựa trên sự kết hợp "một cách thông minh" giữa sức mạnh ngoại giao và quân sự của nước Mỹ. Bà Clinton nhấn mạnh: "Chúng ta phải tận dụng cái gọi là "quyền lực thông minh", kết hợp một loạt công cụ mà chúng ta có", và tán thành việc kết hợp giữa các chiến lược ngoại giao, kinh tế, quân sự, pháp lý chính trị và văn hóa2. Điều này có khác nhiều với Tổng thống G. Bush là nghiêng về dùng sức mạnh cứng, nhất là các biện pháp quân sự và trừng phạt kinh tế.
Cùng với chiến lược trên, chính quyền Obama chủ trương thực hiện chiến lược “đa đối tác”, nghĩa là coi nhẹ sự đối lập về hệ tư tưởng, Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với các nước khác, bất chấp hệ thống xã hội và chính trị của họ, nhằm đối phó với những thách thức chung và xây dựng một trật tự kinh tế chính trị quốc tế mới. Dĩ nhiên, trật
1
Nguồn: Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Obama ngày 20/01/2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2009/01/090120_obama_speech.shtml 2
Nguồn: Clinton công bố chính sách ngoại giao “thông thái”, http://vnexpress.net/gl/the- gioi/2009/01/3ba0a685/
tự đó sẽ do Hoa Kỳ dẫn đầu và các cường quốc khác cùng tham gia với tư cách là những “cổ đông có trách nhiệm” nhưng không có quyền chi phối. Từ những định hướng chiến lược và các nỗ lực mới, Hoa Kỳ, trong những năm đầu cầm quyền của Tổng thống Obama bước đầu có những đột phá về chính trị và ngoại giao.
Thứ nhất, Hoa Kỳ đang tìm cách né tránh hay ít ra hạn chế chủ nghĩa đơn
phương mà chính quyền Bush đã theo đuổi trước đây. Trong số những động thái mới là Hoa Kỳ đã quyết định đóng cửa nhà tù Vịnh Guantanamo, đặt ra thời hạn cho quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Iraq, Afghanistan, trở lại đàm phán về biến đổi khí hậu, tiến hành ngoại giao “vươn bàn tay” với các nước như Iran, Bắc Triều Tiên, Cuba, Venezuela và Myanmar, đồng thời nỗ lực cải thiện mối quan hệ với thế giới Hồi giáo.
Thứ hai, chính quyền Obama đã điều chỉnh chiến lược chống khủng bố và cho
rằng khủng bố chỉ là một trong nhiều vấn đề mà ngày nay thế giới phải đối mặt chứ không phải là mối đe doạ lớn nhất và ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại như cách tiếp cận của Tổng thống Bush. Vì vậy, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến tuyến chống khủng bố từ Iraq tới Afghanistan và Pakistan, đồng thời đề cao hợp tác với các cường quốc khác trên tất cả các mặt, từ kinh tế, chính trị và quân sự chứ không chỉ về cuộc chiến chống khủng bố.
Thứ ba, chính quyền Obama đang có những nỗ lực mới nhằm duy trì những
mối quan hệ chủ chốt với các cường quốc khu vực và toàn cầu. Trước hết, họ dành ưu tiên nhiều hơn đến đối tác Trung Quốc bằng cả kênh song phương và đa phương mà điển hình là tiếp tục duy trì “Đối thoại Kinh tế chiến lược (SED)” - được hình thành từ năm 2006, hợp tác tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 cũng như đàm phán về biến đổi khí hậu. Tuy mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc bước vào đầu năm 2010 có dấu hiệu căng thẳng nhưng xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh vẫn là hướng chủ đạo trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Việc theo đuổi chính sách đối ngoại mới dựa trên “quyền lực thông minh” trái ngược với chính sách đối ngoại cứng rắn của chính quyền Bush không phải không có lý do. Trước hết, chính sách đối ngoại đơn phương, thiên về sử dụng sức mạnh cứng