Về chính trị ngoại giao và văn hoá

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa kỳ - Trung quốc sau sự kiện 11- 9-2001 và tác động đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 83)

Cũng như lĩnh vực kinh tế và quân sự, ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao nói chung của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có những dịch chuyển to lớn, có lợi cho Trung Quốc. Trước hết, Trung Quốc đã nhanh chóng không chỉ chủ động tham gia vào các tổ chức đa phương của khu vực và thế giới mà còn từng bước thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn bằng việc đi đầu thiết lập các cơ chế hợp tác, luật chơi mới cho khu vực và thế giới. Việc Trung Quốc cùng Nga và một số nước khác mới đây đã

đề xuất “quyền rút vốn đặc biệt” (SDR) của IMF, thay đồng đô la Mỹ bằng “đồng tiền toàn cầu mới”.

Cần nhấn mạnh rằng, ảnh hưởng chính trị - ngoại giao của Trung Quốc tăng nhanh không chỉ với các nước láng giềng xung quanh, nhất là ASEAN mà còn cả với những nước xa xôi ở châu Phi, thậm chí cả Mỹ Latin, sân sau của Mỹ. Đối với khu vực Đông Nam Á, kể từ đầu những năm 90. Trung Quốc đã gạt sang một bên sự e dè với ASEAN và nhiều tổ chức có quan hệ với ASEAN. Đến thập niên đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc không chỉ tham gia tích cực vào các hoạt động của tổ chức này mà quan trọng hơn là đề xướng và lập nên các cơ chế hợp tác mới như thiết lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) và tham gia TAC, ASEAN + 3, Thương đỉnh Đông Á (EAS)… Hàng loạt các trao đổi cấp cao giữa các lãnh đạo của Trung Quốc và Đông Nam Á diễn ra thường xuyên cả ở diễn đàn song phương và đa phương. Về quan hệ song phương, Trung Quốc đã chủ động nâng cấp quan hệ với hầu hết các nước, như ký “Kế hoạch Hành động Trung Quốc – Thái Lan cho thế kỷ XXI” năm 1999, với Việt Nam là 16 chữ vàng năm 1999, với Phillippines “Hiệp định khung về hợp tác song phương Trung Quốc – Phillippines trong thế kỷ XXI” (2000), với Singapore “Hiệp định khung Trung Quốc – Singapore về hợp tác song phương” (2000); với Indonesia “Tuyên bố thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - Indonesia” (2005)… Bên cạnh đó, những hoạt động ngoại giao kinh tế (hỗ trợ phát triển, hình thành các Hiệp định Thương mại) đến “ngoại giao văn hoá” (tuyên truyền văn hoá, hợp tác giáo dục, dạy và học tiếng Hán…) và “ngoại giao nhân dân” (thăm hữu nghị, hội đàm, trao đổi ý kiến, hội thảo, hội nghị quốc tế, phát triển du lịch) đang tạo dựng một hình ảnh Trung Quốc ôn hoà hơn trong con mắt người Đông Nam Á. Thêm vào đó, chính sách “ngoại giao đường đỏ” (như phản đối, áp đặt cấm vận ngoại giao hay kinh tế, thậm chí đe doạ bằng vũ lực đối với nước nào đi ngược lại quyền lợi của mình) được Trung Quốc gia tăng áp dụng trong những năm gần đây cũng tạo thêm cái uy đối với thế giới. Cái uy này được nhân lên bằng cả sức mạnh của hàng hoá và sự răn đe quân sự. Ngoài ra, sự “ân cần”, cầu thị của Trung Quốc dành cho nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ASEAN như cung cấp viện trợ không hoàn lại và cho vay lãi suất thấp cũng như lập nên các Quỹ chống khủng hoảng… cũng đang mang lại hiệu quả khá lớn, khiến cho “quyền lực mềm” của nước

này tăng lên nhanh. Điều này diễn ra đồng thời với sự suy giảm tương đối ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực và trên thế giới.

Đối với khu vực Đông Nam Á, uy tín chính trị của Hoa Kỳ cũng có phần suy giảm so với thập niên 90 của thế kỷ XX. Điều này bắt nguồn từ sự tương đối lơ là của Hoa Kỳ trong việc giúp các nước ASEAN thoát khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 – 1998 và thái độ đôi khi thiếu công bằng của họ đối với tín độ Hồi giáo ở khu vực trong cuộc chiến chống khủng bố. Hơn nữa, sự quan tâm chưa đúng mức của Hoa Kỳ đến mở rộng thương mại với ASEAN, nhất là xây dựng các khu vực mậu dịch tự do, trong khi Trung Quốc lại đi đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, từ khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền, Hoa Kỳ đã bộc lộ rõ sự thay đổi chính sách khi tỏ ra đặc biệt quan tâm đến khu vực Đông Nam Á, nhất là vấn đề biển Đông. Trên thực tế, từ năm 2009 đến nay, uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung, tại khu vực Đông Nam Á nói riêng, đã được cải thiện đáng kể bởi việc sử dụng “sức mạnh thông minh” và chính sách “đa đối tác” của họ trong quan hệ quốc tế.

Tóm lại, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và sự suy giảm sức mạnh tương đối của Hoa Kỳ trong thập niên qua đã và đang làm thay đổi vai trò, tương quan ảnh hưởng và quyền lực của hai nước này trên thế giới nói chung và với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Nếu tính cả “yếu tố Hoa” và hệ thống kinh doanh mạng của người Hoa ở châu Á cũng như mối quan hệ làm ăn giữa người Hoa hải ngoại với Trung Quốc lục địa, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan thì ảnh hưởng kinh tế của “nhân tố Trung Hoa” hiện nay ở Đông Nam Á đã vượt nhiều so với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, về tổng thể, hiện tại Trung Quốc chưa thể vượt Hoa Kỳ về sức mạnh tổng thể quốc gia cả cứng và mềm trên quy mô toàn thế giới. Hiện tại và trong tương lai gần, thể chế chính trị của Trung Quốc chưa thể lôi cuốn nhiều nước trên thế giới, kể cả nhiều nước ASEAN. Điều này là chưa kể đến sự phát triển của Trung Quốc hiện nay đang bộc lộ nhiều điểm yếu, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng và sự phân hoá giàu nghèo ngày càng trầm trọng, thiếu hụt năng lượng đạt mức độ kỷ lục, xung đột sắc tộc và ly khai dân tộc đang có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn đang có khả năng lôi kéo được nhiều nước ủng hộ mình qua quan hệ đồng minh chiến lược và sức hấp dẫn về khoa học, công nghệ và tính đổi mới, sáng tạo. Chính vì vậy, không chỉ hiện nay và cả trong thập kỷ tới, Hoa

Kỳ vẫn tiếp tục duy trì vị thế siêu cường duy nhất. Tuy nhiên, xu hướng “cân bằng thấp” quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Đông Nam Á vẫn đang diễn ra.

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa kỳ - Trung quốc sau sự kiện 11- 9-2001 và tác động đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)