Trên lĩnh vực chính trị, an ninh, ngoại giao

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa kỳ - Trung quốc sau sự kiện 11- 9-2001 và tác động đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 44)

Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và gia tăng ảnh hưởng của mình trên quy mô toàn cầu trong những thập niên gần đây đã gây ra không ít thách thức cho Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực, nhất là có thể gây xói mòn vị thế và quyền lợi của Hoa Kỳ trên thế giới. Hơn nữa, trong mối quan hệ song phương hết sức rộng lớn và phức tạp, Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhiều sự khác biệt đáng kể, nhất là trong nhận thức về dân chủ, nhân quyền, về an ninh nói chung. Chính vì vậy, một bộ phận lớn trong giới quân sự và ngoại giao của cả hai đảng tại Mỹ thường nhấn mạnh nhiều yếu tố “đe doạ từ Trung Quốc” và luôn có thái độ cảnh giác, phòng ngừa và cả ngăn chặn đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Với sức mạnh về kinh tế và vị thế của mình, những mục tiêu chủ yếu trong chiến lược của Hoa Kỳ với Trung Quốc không thay đổi so với chính quyền tiền nhiệm. Tuy nhiên, thời chính quyền Bush (2001 - 2008), chính sách đối ngoại và nhất là chiến lược an ninh đối với Trung Quốc đã có những điều chỉnh đáng kể. Một số xu hướng điều chỉnh đã có từ trước sự kiện 11/9 nhưng phải nói rằng, sự kiện 11/9 đã có những tác động rất lớn đối với những hướng điều chỉnh khác nhau.

Chính sách Trung Quốc của chính quyền Bush vẫn mang tính chất hai mặt vừa can dự vừa kiềm chế như chính quyền tiền nhiệm nhưng mặt kiềm chế, ngăn chặn được chú trọng thúc đẩy: (i) chủ trương tăng cường các liên minh an ninh song phương với các đồng minh ở khu vực, đặc biệt là Nhật Bản, nhằm kiềm chế Trung Quốc (ii) đẩy mạnh chiều hướng thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ nhằm trước mắt ngăn chặn tập hợp lực lượng Trung Quốc, Nga và Ấn Độ chống Mỹ, và về lâu dài, dùng các nước này làm đối trọng với Trung Quốc.

Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực, chính quyền Bush công khai coi việc Trung Quốc trở thành đối thủ và cạnh tranh chiến lược là không thể tránh khỏi. Bằng cách chuyển trọng tâm chiến lược an ninh sang châu Á, Hoa Kỳ sẽ chủ động hơn

trong việc đối phó với sự cạnh tranh ngày càng lớn của Trung Quốc trong tương lai. Tháng 3/2002, khi Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng từ 14.5 tỷ USD lên 17 tỷ USD, phái diều hâu trong Quốc hội Mỹ cho rằng, việc tăng chi phí này là nhằm đối phó với Mỹ, do đó, hối thúc chính quyền Bush tăng chi tiêu quốc phòng. Về phía Trung Quốc, tờ Nhân dân nhật báo, thường phản ánh quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc, cho rằng, các báo cáo của chính quyền Bush kêu gọi Mỹ thực thi vai trò “lãnh đạo thế giới” thực chất chỉ là áp đặt “bá quyền” Mỹ.

Như vậy, trước sự kiện 11/9, quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc căng thẳng do chính sách cứng rắn của Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian cầm quyền, chính quyền Bush đã điều chỉnh chính sách theo hướng ôn hoà và bớt cứng rắn hơn, đặc biệt trong chính sách đối với Trung Quốc. Trung Quốc không còn là “đối thủ chiến lược”, mà “Trung Quốc không phải là đối tác chiến lược, nhưng cũng không phải là kẻ thù không thể tránh khỏi của Mỹ”. Nhưng việc điều chỉnh sách Trung Quốc của Hoa Kỳ cho dù theo hướng cứng rắn hơn nhưng cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ chính sách can dự với Trung Quốc. Nếu chính sách của Trung Quốc của Tổng thống Bill Clinton là “can dự tích cực, kiềm chế ngầm” thì có thể nói chính sách Trung Quốc của chính quyền Bush là “tiếp tục can dự và tăng cường ngăn chặn”.

Sự kiện 11/9 đã có tác động đáng kể đến quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc. Mặt hợp tác trong chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ trở nên rõ nét hơn sau sự kiện 11/9 vì hai nước chia sẻ lợi ích to lớn trong việc hợp tác chống khủng bố. Sự kiện 11/9 đã giúp cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc một cách đáng kể, cho dù mức độ thấp hơn so với quan hệ Mỹ - Nga. Trung Quốc ngay sau 11/9 đã nhanh chóng tuyên bố ủng hộ Mỹ, lên án chủ nghĩa khủng bố. Mặc dù không công khai ủng hộ chiến dịch quân sự của Mỹ chống Afghanistan nhưng trên thực tế Trung Quốc không can thiệp vào sự hợp tác với Mỹ của đồng minh Pakistan trong cuộc chiến ở Afghanistan. Đầu tháng 11/2001, Trung Quốc, trong vai trò chủ nhà đã góp phần quan trọng vào việc biến hội nghị về kinh tế của tổ chức APEC thành diễn đàn lên án chủ nghĩa khủng bố và ủng hộ Mỹ.

Cũng như nhiều nước khác, Trung Quốc có những vấn đề nội bộ về sắc tộc và ly khai muốn được Hoa Kỳ ủng hộ và coi các phong trào này là khủng bố. Đằng sau sự ủng hộ của Trung Quốc cũng là mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ nhằm tạo điều kiện cho phát triển cả về kinh tế lẫn hợp tác quân sự, nhất là các kỹ thuật quân

sự cao của Mỹ. Hơn nữa, giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, đặc biệt vấn đề Đài Loan. Sau nhiều năm thi hành chính sách cứng rắn, Trung Quốc cho rằng cải thiện quan hệ với Mỹ có thể gây sức ép làm thay đổi được tình hình ở Đài Loan. Quan hệ qua eo biển Đài Loan cũng đặt yêu cầu cho Mỹ phải giải quyết vấn đề tiếp tục hay không “chính sách mập mờ” trước đây. Chính quyền Bush, một mặt chịu sức ép của giới công nghiệp quốc phòng muốn bán vũ khí cho Đài Loan và sức ép của phái diều hâu đòi phải xem Trung Quốc là đối thủ chiến lược, mặt khác, vẫn thừa nhận “chính sách một Trung Quốc”, coi trọng sự hợp tác trên nhiều mặt với Trung Quốc.

Mặc dù vậy, chính sách can dự mang tính phòng ngừa và ngăn chặn của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn được thực hiện một cách liên tục, có hệ thống, nói cách khác, mức độ cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trên lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng chỉ dừng lại ở việc giảm căng thẳng do chính sách cứng rắn của chính quyền Bush trong thời kỳ đầu gây ra, đưa chính sách Trung Quốc của chính quyền Bush trở lại gần hơn với chính sách của chính quyền Clinton, chứ chưa đạt tới mức thời kỳ năm 1997 – 1998 khi hai nước tuyên bố xây dựng quan hệ đối tác chiến lược. Điều này được thể hiện khá rõ nét trong các văn bản về “Chiến lược an ninh quốc gia (NSS)” báo cáo 4 năm một lần do Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra. Cho dù Trung Quốc không còn bị công khai gọi là “đối thủ chiến lược”, Báo cáo Đánh giá quốc phòng vẫn hàm ý Trung Quốc khi đề cập đến những thách thức đối với Mỹ. Hay thông điệp NSS năm 2006 nhấn mạnh rằng, Trung Quốc là “một trong những nước lớn mới nổi lên nằm ở ngã tư chiến lược và có tiềm lực quân sự nhất, có khả năng tiến hành cạnh tranh với Mỹ”. Còn trong “Chiến lược phòng thủ quốc gia (NDS)” do Bộ trưởng Robert M. Gates đệ trình Quốc hội Mỹ năm 2008 nhấn mạnh “chiến lược của chúng ta tìm cách khuyến khích Trung Quốc đưa ra những lựa chọn chiến lược đúng đắn cho người dân nước này, đồng thời chúng ta đề phòng khả năng khác”. Nó cho thấy, tuy sau sự kiện 11/9 Mỹ coi việc chống khủng bố và ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt là công việc ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, nhưng việc phòng ngừa, ngăn chặn các cường quốc có tính cạnh tranh với Mỹ, đảm bảo “không xuất hiện bất kỳ một cường quốc nào ở châu Á đe doạ đến vị trí lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Như vậy, đã có sự khác biệt trong cách tiếp cận, can dự để “chuyển hoá’ nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” mà Mỹ

đã thực hiện trong những năm 80 – 90 của thế kỷ XX. Còn một bộ phận không nhỏ trong các nhà hoạch định chiến lược, giới quân sự và ngoại giao của Trung Quốc cũng hay cho rằng, Mỹ luôn tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì thế, cách tốt nhất để đảm bảo an ninh và phát triển là phải củng cố thực lực của mình, tìm ra các cách thức, thể chế để kìm chế lẫn nhau hơn là hợp tác.

Một trong những biểu hiện của chiến lược can dự để ngăn chặn và kìm chế Trung Quốc mà Mỹ đang triển khai là việc củng cố và mở rộng “rào chắn bao quanh” vòng ngoài bằng quân sự. Cụ thể là Mỹ cùng với Nhật Bản vào năm 2005 đã ký thoả thuận song phương mới về đảm bảo an ninh cho Đài Loan, cùng nhau xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa đạn đạo (NMD) trên đất Nhật Bản, đồng thời khuyến khích nước này đóng vai trò lớn hơn trong các công việc an ninh của khu vực, trong đó có việc ủng hộ việc tái lập Bộ Quốc phòng của Nhật Bản. Hơn nữa, Mỹ tiến hành điều chỉnh và sắp xếp lại lực lượng quân sự, trong đó có việc chuyển Bộ chỉ huy của Tập đoàn bộ binh số 1 của Mỹ từ Washington đến Kanagawa của Nhật Bản, hợp nhất chỉ huy của lực lượng không quân số 13 đóng tại Guam và số 5 đóng tại Yokota của Nhật Bản, đồng thời chọn Guam – nơi gần với Trung Quốc là căn cứ hải quân và không quân chính thay cho Hawai. Với xu thế này, trọng tâm hoạt động của không quân và hải quân Mỹ đang chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Theo bản “Chiến lược phòng thủ Quốc gia” mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates đệ trình lên quốc hội vào tháng 6/2006 thì đến năm 2010, 60% tàu ngầm của Mỹ cùng với một đội tàu sân bay tấn công sẽ tập trung hoạt động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cùng với kế hoạch trên, từ năm 2006 đến nay, tốc độ và quy mô tập trận của Mỹ với các nước đồng minh cũng tăng lên ở tất cả các khu vực trên thế giới.

Nằm trong chiến lược “rào chắn” đối với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, Mỹ không ngừng khẳng định cam kết đảm bảo an ninh cho Đài Loan. Điều này được thể hiện bằng việc Mỹ vẫn thường xuyên bán vũ khí cho Đài Loan với một lượng lớn cho dù có sự ngăn cản hay chỉ trích kịch liệt từ Trung Quốc. Thương vụ mới nhất là việc Mỹ ngay đầu năm 2010 quyết định bán vũ khí cho Đài Loan với trị giá 6.5 tỷ USD. Tại Trung Quốc, không ít người đã đưa ra kiến nghị cần có biện pháp mạnh mẽ trả đũa Mỹ về vấn đề này. Cùng với đó, Mỹ tăng cường gây sức ép đối với Trung Quốc trong việc tăng tính minh bạch về những chi tiêu quốc phòng, các chiến lược, kế hoạch quân sự.

Sự can dự mang tính kiềm chế, đề phòng Trung Quốc cũng được thể hiện khá rõ nét qua việc người Mỹ lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để củng cố quan hệ với nhiều nước ở khu vực Đông Á, kể cả những nước không phải là đồng minh truyền thống của Mỹ như Indonesia, Việt Nam. Từ năm 2002, Mỹ đã đưa quân trở lại các căn cứ quân sự trước đây của họ tại Phillippines và Thái Lan và cho hai nước này được hưởng quy chế “Đồng minh chiến lược ngoài NATO”, đồng thời đưa ra nhiều sáng kiến an ninh mới, trong đó có “Hiệp ước giúp đỡ hậu cần - ACSA” năm 2004 nhằm đối phó với nạn cướp biển ở eo biển Malacca và biển Đông. Bên cạnh đó, Mỹ tăng cường củng cố quan hệ quân sự song phương với các nước đồng minh và mở rộng hợp tác với cả những nước từng là thù địch như Việt Nam, đồng thời thường xuyên tổ chức và tham gia tập trận chung với nhiều nước Đông Á.

Để kìm chế Trung Quốc, Mỹ đang tăng công suất các trạm thu tin tại Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc và lên kế hoạch khôi phục lại trạm thu tin của căn cứ Clac trước đây tại Phillippines nhằm theo dõi sát sao các hoạt động của Trung Quốc trên biển, đặc biệt là đối với căn cứ quân sự Tam Á mới được xây dựng ở đảo Hải Nam. Ngoài ra, Mỹ trở nên “có lập trường” hơn đối với vấn đề tranh chấp biển Đông, chuyển từ thái độ tương đối “trung lập” sang “lưu ý lập trường” hay “giúp đỡ” các nước có tranh chấp với Trung Quốc. Điều này được thể hiện khá rõ nét bằng phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại Hội nghị An ninh châu Á tổ chức ngày 31/5/2008 rằng “sự phồn vinh của khu vực châu Á luôn dựa vào quy phạm quốc tế và có trách nhiệm đối với việc bảo vệ tài nguyên chung”. Phía Mỹ tỏ ra lo lắng về “nền ngoại giao cưỡng chế” mà Trung Quốc áp dụng trong yêu sách đòi chủ quyền ở biển Đông và ngụ ý cảnh báo Trung Quốc không nên gây sức ép quá đáng đối với các nước láng giềng trong vấn đề khai thác tài nguyên biển Đông. Điều này cũng được thể hiện qua sự gia tăng các cuộc tập trận và “khảo sát” của các tàu chiến Mỹ dọc từ biển Nhật Bản cho tới biển Đông. Thái độ của Mỹ về vấn đề trên được thể hiện qua nhận xét khá “bất thường” và thẳng thắn của Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard trước Quốc hội Mỹ ngày 13/1/2010 cho rằng hoạt động quân sự của Bắc Kinh “có vẻ nhằm thách thức quyền tự do hoạt động của Mỹ trong khu vực”. Ngoài ra, việc Mỹ bật đèn xanh cho Nhật canh tân quân đội và gia tăng đáng kể sự hợp tác chiến lược với Ấn Độ trong những năm gần đây cũng là chuỗi phản ứng của Mỹ nhằm kìm chế sự nổi lên của Trung Quốc.

Đáp lại sự kiềm chế của Mỹ, Trung Quốc, một mặt mở rộng “ảnh hưởng mềm” bằng chủ động thiết lập các cơ chế hợp tác song phương, đa phương như ACFTA, ASEAN + 3, Thượng đỉnh Đông Á (EAS), một trục hai cánh trong hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS)… tăng cường “ngoại giao tiền bạc’, viện trợ và đầu tư cho các nước ASEAN, nhất là các thành viên mới, mặt khác, củng cố quan hệ về mọi mặt, cả về quân sự, an ninh với các nước đồng minh của Mỹ như Thái Lan và Phillippines. Điều này được thể hiện bằng việc Trung Quốc cùng với Thái Lan thông qua “Kế hoạch hành động chung về hợp tác chiến lược Trung – Thái - 2005”, lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận chung với quy mô lớn tại vịnh Thái Lan mang tên “Hữu nghị Trung – Thái 2005” (tháng 12/2005) và cuộc tập trận thứ hai với tên gọi “Tấn công 2007 diễn ra tại Quảng Châu hồi tháng 7/2007. Hơn nữa Trung Quốc tiếp tục cung cấp tín dụng quân sự cho Thái Lan bất chấp việc Mỹ ngưng khoản tiền viện trợ vì việc đảo chính vi hiến vào tháng 9/2006. Ngoài ra, Trung Quốc gần đây không ngại va chạm với các tài Mỹ tại khu vực biển Đông như vụ va chạm tàu Ngư Chính Trung Quốc với tàu thám thính đại dương USNS Impreccable của Mỹ ngày 8/3/2009, và giữa tàu ngầm Trung Quốc với lưới sóng Sonar siêu âm của tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain vào ngày 15/6/2009 là một trong những đáp trả của Trung Quốc đối với sự gia tăng hoạt động quân sự của Mỹ tại Đông Á. Gần đây nhất, vào ngày 11/01/2010, Trung Quốc đã tiến hành phóng thử tên lửa đánh chặn tầm trung nhằm cảnh báo lại việc Mỹ chấp thuận bán các hệ thống tên lửa phòng không tân tiến Patriot cho vùng lãnh thổ Đài Loan.

Bên cạnh những chuyển biến mang tính kiềm chế, đối địch nhau, quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng những chuyển biến mang tính hợp tác. Ví dụ, về hợp tác an ninh và bảo vệ môi trường, hai nước đã hợp tác có tính xây dựng trong việc giải quyết

Một phần của tài liệu Quan hệ Hoa kỳ - Trung quốc sau sự kiện 11- 9-2001 và tác động đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)