Thƣơng lái là các nhà buôn trung gian trong chuỗi. Thƣơng lái là lực lƣợng chính thu mua lúa trực tiếp từ các nông hộ. Họ có vốn kinh doanh, phƣơng tiện, vật tƣ phục vụ việc phơi sấy vận chuyển lúa đến nơi xay xát. Thƣơng lái là một lực lƣợng rất phát triển, có ảnh hƣởng lớn do họ linh hoạt, địa bàn hoạt động rộng có khả năng tiếp cận rất nhiều nông hộ. Thƣơng lái đóng vai trò là cánh tay nối dài của doanh nghiệp, lƣợng gạo tiếp cận doanh nghiệp đa số qua trung gian là thƣơng lái do hệ thống thu mua của các doanh nghiệp còn nhiêu hạn chế.
Trong những năm gần đây, xuất hiện thêm một lực lƣợng hỗ trợ đắc lực cho thƣơng lái là lực lƣợng mô giới. Ngƣời môi giới là ngƣời địa phƣơng, quen biết và nắm rõ tình hình sản xuất lúa trong một khu vực nhất định. Công việc của môi giới là đánh giá chất lƣợng lúa, báo giá mua của thƣơng lái cho nông dân, sắp xếp ngày giờ thu hoạch lúa để đảm bảo lúa thu hoạch xong có thể đƣợc chuyên chở đi phơi sấy, bán lại hay thực hiện các công đoạn khác ngay. Ở một số địa phƣơng, lực lƣợng môi giới này là đại điện cho thƣơng lái trong các giao dịch, họ giao tiền cọc, ký cam kết mua với nông hộ. Những ngƣời môi giới chuyên nghiệp họ thƣờng môi giới cho nhiều thƣơng lái, khi
38
địa phƣơng sắp đến mùa thu hoạch, họ sẽ chào hàng với các thƣơng lái và thực hiện các giao dịch. Phí môi giới thƣờng là 20 đồng/1kg lúa mua đƣợc và chi phí đó do thƣơng lái trả.
Sau khi thu mua lúa, thƣơng lái sẽ sấy khô lúa và đem xay xát ở các nhà máy. Gạo thu đƣợc thƣơng lái sẽ bán lại cho các doanh nghiệp hoặc hộ bán gạo lẻ.
4.1.2.1 Thông tin chung
Tác giả đã tiến hành khảo sát 14 thƣơng lái thu mua ở địa bàn tỉnh An Giang. Theo đó, đáp viên có tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi với 3 năm kinh nghiệm thu mua, đáp viên lớn tuổi nhất là 60 tuổi với hơn 20 năm trong nghề làm thƣơng lái. Các thƣơng lái đều thu mua đƣờng xa, mua ở nhiều tỉnh (4-6 tỉnh). Khu vực hoạt động là các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và Trà Vinh. Các thƣơng lái đều có phƣơng tiện vận chuyển là ghe, trọng tải nhỏ nhất là 30 tấn, lớn nhất là 75 tấn. Ngoài ra, thƣơng lái còn thuê ghe để vận chuyển lúa về nhà máy xay xát. Thông thƣờng trong một chuyến mua mua lúa có 2 – 3 lao động gia đình (vợ chồng thƣơng lái và lao động trong gia đình) tham gia. Nhân công bốc vác sẽ đƣợc thuê tại địa bàn thu mua. Số ngày thu mua của 1 thƣơng lái từ 20-25 ngày/ tháng. Vụ Đông Xuân là vụ các thƣơng lái thu mua nhiều nhất, tháng 2 là tháng giao dịch lúa gạo sôi nổi nhất. Lƣợng mua thấp nhất là 2.400 tấn/ năm, cao nhất đến là 9.000 tấn/năm, trung bình: 5.571 tấn/ năm.
Bảng 4.5: Thông tin chung về các thƣơng lái
Tiêu chí Đơn vị tính Thấp nhất nhất Cao Trung bình
Độ lệch chuẩn
Tuổi Năm 22 60 44,1 9,34
Trình độ Năm 8 12 10,9 1,51
Số năm kinh doanh Năm 3 24 14,1 7,78
Tải trọng ghe Tấn 30 75 55,4 16,69
Số ngày thu mua Ngày/tháng 24 28 25,7 0,99
Số tỉnh thu mua Tỉnh 4 6 4,5 0,76
Lƣợng mua/tháng Tấn/tháng 200 750 464,3 172,57
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 14 thương lái, năm 2014
4.1.2.2 Các loại chi phí
Chi phí hoạt động của một thƣơng lái bao gồm chi phí thu mua lúa, chi phí xăng dầu vận hành ghe vận chuyển hoặc chi phí thuê vận chuyển, chi phí nhân công bốc vác và chi phí môi giới và các chi phí khác phục vụ cho quá trình thu mua đƣờng xa (chi phí sinh hoạt, đi lại, giao dịch, chi phí liên lạc…).
39
Một số thƣơng lái sử dụng ghe nhà vận chuyển (tốn các chi phí nhiên liệu, vận hành, khấu hao…), một số thƣơng lái thuê ghe vận chuyển, do đó tác giả tính trung bình các chi phí liên quan đến việc vận chuyển vào một khoản mục duy nhất là chi phí vận chuyển. Trên thực tế các khoản mục chi phí có thể khác nhau do đặc điểm từng thƣơng lái, trong đề tài này chi phí của các thƣơng lái đƣợc tính trung bình chung cho tất cả các thƣơng lái.
Bảng 4.6: Chi phí trung bình cho 1 tháng kinh doanh của thƣơng lái
Loại chi phí Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%)
Chi phí vận chuyển 40.857.143 1,68
Chi phí nhân công 16.446.429 0,68
Chi phí dự trữ 41.071.429 1,69
Chi phí mô giới 9.285.714 0,38
Chi phí sấy lúa 65.263.400 2,69
Chi phí khác 200.000 0,01
Chi phí mua 2.255.504.000 92,87
Tồng chi phí 2.428.628.114 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 14 thương lái, năm 2014
4.1.2.3 Đầu ra của thương lái
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 14 thương lái, năm 2014
Hình 4.2: Phân phối đầu ra của thƣơng lái
Tổng hợp từ thông tin điều tra, phần lớn thƣơng lái sau khi xay xát lúa thành gạo sẽ bán gạo nguyên liệu cho các doanh nghiệp (81,4%). Thƣờng họ sẽ vận chuyển đến kho của doanh nghiệp. Việc tiếp cận đến doanh nghiệp khá dễ dàng vì thƣơng lái cũng là nguồn cung cấp gạo nguyên liệu chính cho các
11,8% 6,8% 81,4% Cơ sở bán lẻ Nhà máy xay xát Công ty lƣơng thực
40
doanh nghiệp, thông thƣờng sẽ có nhân viên của công ty ở các nhà máy xay xát để liên hệ mua gạo từ các thƣơng lái. Nguồn bán gạo thứ 2 của thƣơng lái là các hộ bán lẻ, các hộ này chiếm 11,8% lƣợng gạo bán của thƣơng lái. Chỉ khoảng 6,8% lƣợng gạo đƣợc bán cho các nhà máy xay xát. Các nhà máy này thƣờng thu mua để dự trữ rồi bán lại cho các doanh nghiệp hay hộ bán lẻ.
4.1.2.4 Hiệu quả kinh doanh của thương lái
Tổng hợp thông tin từ các thƣơng lái, ta có bảng mô tả chi phí nhƣ sau: Bảng 4.7: Hiệu quả kinh doanh của thƣơng lái
Đvt: đồng/tấn
Loại chi phí Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá mua lúa 4.860.767 194.710,9
Chi phí tăng thêm 504.259 166.525,4
Giá thành gạo 7.133.850 350.636,4
Giá bán gạo 7.778.571 80.178,4
Lợi nhuận biên 644.722 359.252,6
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 14 thương lái, năm 2014.
Từ 1 tấn lúa, trải qua các quá trình sấy, xay xát, lƣợng gạo thu đƣợc khoảng 720kg. Trung bình lợi nhuận trên mỗi kg gạo của thƣơng lái là 645 đồng/kg, tuy đồng lời thấp nhƣng với số lƣợng lúa gạo giao dịch lớn và số ngày thu liên tục trong năm, tổng lợi nhuận mà các thƣơng lái thu về khá cao, số tiền này có thể đảm bảo cuộc sống khá giả cho các thƣơng lái. Điểm bất cập tồn tại trong khâu này là hạn chế về tổ chức trong thu mua, hoạt động thu mua tự phát và rủi ro cao khi giá lúa lên xuống. Việc dự trữ lúa gạo cũng khá hạn chế đối với các thƣơng lái do thiếu kho bãi thiếu vốn và các chi phí cho việc dự trữ khá lớn.
4.1.3 Nhà máy xay xát
Nhà máy xay xát là nơi thực hiện công đoạn chế biến, xay xát, lau bóng lúa thành gạo thƣơng phẩm. Các nhà máy xay xát nằm ven các sông lớn, là nơi tập trung của các thƣơng lái. Các nhà máy có tham gia mua lúa của nông dân về xay xát và bán lại gạo. Tuy nhiên hệ thống thu mua của các nhà máy rất hạn chế. Trong chuỗi giá trị, nhà máy xay xát đóng vai trò là tác nhân chế biến và dấn mất chức năng thƣơng mại. Khi xay xát gạo cho thƣơng lái, các nhà máy xay xát sẽ giữ lại phần vỏ trấu. Vỏ trấu đƣợc họ bán lại, vỏ trấu là phần phí của thƣơng lái khi xay xát lúa gạo. Các công ty lƣơng thực lớn cũng xây dựng cho mình hệ thống nhà máy xay xát riêng, nhà máy xay xát của công ty đóng vai trò là cơ sở chế biến và là kho dự trữ.
41