1.4.2.4 Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đối với nhà vườn tham gia sản xuất Xoài cát Chu Cao Lãnh ở huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp tại địa bàn nghiên cứu: Xoài đến tác nh
Trang 1i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TỪ THỊ KIM TRANG MSHV: M000174
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI CÁT
Tháng 06 Năm 2014
ii
CHẤP NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn “Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp”, do học viên
Từ Thị Kim Trang thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Dương Ngọc Thành Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày………
Trang 2iii
CAM KẾT
Tôi: TỪ THỊ KIM TRANG, học viên Cao học khóa 19, chuyên ngành
Kinh tế Nông nghiệp, Khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Cần
Thơ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài/dự án cấp Tỉnh Tên dự án
”Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị ngành hàng Xoài cát tỉnh Đồng
Tháp” Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự
Đặc biệt, vô cùng cảm ơn PGS.TS Dương Ngọc Thành đã tận tâm
hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn cao học của mình
Chân thành cảm ơn Ths Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt đã nhiệt tình hỗ
trợ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài
Cảm ơn gia đình đã động viên tinh thần và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian của khóa học
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các cơ quan ban, ngành đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, và xin cảm ơn đến tất cả những đáp viên đã dành khoảng thời gian quý báu để trả lời bản câu hỏi điều tra số liệu của đề tài
Từ Thị Kim Trang
Trang 3v
TÓM TẮT
Đồng Tháp có diện tích trồng xoài nhiều nhất ĐBSCL 9.031ha (năm
2012) Trong đó diện tích trồng xoài Cát Chu Cao Lãnh chiếm 60% (Cát Chu)
Nhà vườn trồng xoài có nhiều kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng thành công kỹ
thuật xử lý ra hoa, vì thế mùa vụ thu hoạch xoài quanh năm Tuy nhiên, việc
thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn nhiều khó khăn vướng mắc
Do đó, một nghiên cứu mang tính hệ thống là rất cần thiết để tìm ra các vấn đề
tồn tại từ sản xuất đến tiêu thụ
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận của Kaplinsky &
Morris (2000), Recklies (2001), Eschborn GTZ (2007), M4P (2007) và Võ
Thị Thanh Lộc (2013) để phân tích sự vận hành của chuỗi giá trị xoài Cát tỉnh
nhân tham gia chuỗi giá trị, (ii) nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi, (iii) để nâng
cao thu nhập cho nhà vườn và các tác nhân khác trong chuỗi Số liệu của đề tài
được thu thập theo phương pháp ngẩu nhiên phân tầng đối với tác nhân nhà
vườn trồng xoài còn lại số liệu của các tác nhân khác (thương lái; vựa; bán
lẻ,…) được thu thập theo liên kết chuỗi giá trị
Kết quả cho thấy quy mô sản xuất của nhà vườn nhỏ lẻ, toàn tỉnh Đồng
Tháp chỉ có một HTX xoài, chưa có công ty chế biến xoài, và cũng như chưa
có nhà máy sơ chế đặt tại vùng nguyên liệu Kênh thị trường xuất khẩu chiếm
tỷ trọng lớn 74,5% tổng lượng xoài tiêu thụ (chủ yếu xuất khẩu xoài tươi sang
thị trường Trung Quốc), thị trường tiêu thụ nội địa của xoài cát Chu Cao Lãnh
chủ yếu ở các tỉnh miền ngoài, các chợ Hà Nội, Long Biên, Huế,
Ở cả hai thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì nhà vườn trồng xoài
cát có mức thu nhập rất thấp so với các tác nhân còn lại trong chuỗi trung bình
ở hai loại xoài nhà vườn chiếm khoảng 20% tổng mức thu nhập Tuy nhiên, tỷ
trọng lợi nhuận cho toàn chuỗi thì nhà vườn chiếm ưu thế trung bình khoảng
54% Giá trị gia tăng ở chuỗi giá trị phân bố chưa đồng đều và chưa chia sẽ lợi
nhuận cho nhau Việc rút ngắn kênh thị trường và liên kết nhà vườn sản xuất
giúp giảm được chi phí và gia tăng lợi nhuận cho các tác nhân tham gia Để
sản phẩm xoài cát ở Đồng Tháp phát triển bền vững trong tương lai thì cần có
nhiều chiến lược kết hợp như: (i) Chiến lược nâng cao chất lượng (ii) Chiến
lược đầu tư công nghệ (iii) Chiến lược tái phân phối
Từ khóa: chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, xoài cát Chu Cao Lãnh
vi
ABSTRACT
Mango area of the Dong Thap is the largest in Mekong Delta about
mango area in the Dong Thap Mango growers have production experience, They has been successful in application of techniques for flower processing
So that, the mango crop is harvested year round However, the implementation
of linkages in the production and consumption of many difficulties Therefore,
a systematic study is needed to find out the existing problems from production
to consumption of mango in Dong Thap province
In this study, the approach used by Kaplinsky & Morris (2000), Recklies (2001), GTZ Eschborn (2007 ) , M4P (2007) and Vo Thi Thanh Loc (2013) to analyze the operation of Cat mango value chain in Dong Thap province With the aim of (i) to review the activities of market actors in the value chain, (ii) enhance the economic value chain, (iii) to raise income for growers an other agents in the chain Data from this subject were collected by the method of stratified random for mango growers agents remaining of the other actors (traders, barns, retail, ) are collected under linkage value chain
The results showed that the production scale of mango growers is small gardens Until now, Dong Thap province has only one mango cooperative, no mango processing company, and also as no pre-processing factories located in the area of materials Channel export market accounted for 74.5% of all large mango consumption (mainly fresh mango exports to the Chinese market) for Cao Lanh Chu mango The domestic market is mainly Chu Cao Lanh mango
is consumed mainly outside the region, markets in Hanoi, Long Bien, Hue ,
In the both markets for domestic consumption and export, the mango growers have very low incomes compared with other sectors in the chain at the two kind mangoes accounted for 20 % of total income However, the proportion of profits for the whole chain of growers dominated at the average
of 54 % for the both value chain of Chu Cao Lanh mango Value added of both the value chain of mangoes uneven distribution and profit-sharing for another The shortened channel market and associated linkage of growers to help reduce costs and increase profits for the participating agents For mango products in Dong Thap province sustainable development in the future need to
be more strategic combinations as: (i) improve the quality strategy, (ii) Strategic technology investments, (iii) redistribution strategy
Keywords: value chain, value added, Chu Cao Lanh mango
Trang 4vii
MỤC LỤC
Trang
BÌA i
CHẤP NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA HỘI ĐỒNG ii
CAM KẾT iiii
CẢM TẠ iv
TÓM TẮT v
ABSTRACT ivi
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ xii
BẢN VIẾT TẮT xiii
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.2.1 Giới hạn vùng nghiên cứu 3
1.4.2.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu 4
1.4.2.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu 4
1.4.2.4 Giới hạn đối tượng nghiên cứu 4
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 2 8
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
2.1 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM 8
2.1.1 Nghiên cứu nước ngoài 8
2.1.2 Nghiên cứu trong nước 10
2.2 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 14
2.2.1 Tổng quan tỉnh Đồng Tháp 14
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 14
viii 2.2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 16
2.2.2 Tổng quan huyện Cao Lãnh 21
2.2.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 21
2.2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội 23
2.2.3 Tổng quan Thành phố Cao Lãnh 24
2.2.3.1 Điều kiện tự nhiên 24
2.2.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội 25
CHƯƠNG 3 29
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 29
3.1.1 Khái quát về chuỗi giá trị 29
3.1.2 Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị 31
3.1.2.1 Người vận hành chuỗi giá trị 32
3.1.2.2 Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị 32
3.1.3 Phân tích chuỗi giá trị 33
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 41
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 41
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 41
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 41
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 43
CHƯƠNG 4 46
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46
4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ XOÀI TỈNH ĐỒNG THÁP 46
4.1.1 Tình hình sản xuất Xoài tại tỉnh Đồng Tháp 46
4.1.2 Tình hình tiêu thụ Xoài ở tỉnh Đồng Tháp 49
4.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN 51
4.2.1 Thực trạng hoạt động của các tác nhân sản xuất đầu vào trong chuỗi 51
4.2.1.1 Trại cây giống 51
4.2.1.2 Cửa hàng Vật tư Nông nghiệp (VTNN) 52
4.2.1.3 Nhà vườn 54
4.2.1.4 Hợp tác xã (HTX) Xoài 62
4.2.2 Những thuận lợi khó khăn trong hoạt động của các tác nhân sản xuất 64
4.2.3 Nhu cầu dự đoán phát triển Xoài cát của các tác nhân sản xuất 70
4.2.4 Thực trạng hoạt động của các tác nhân thương mại trong chuỗi giá trị 71
Trang 5ix
4.2.4.1 Thương lái 71
4.2.4.2 Vựa đóng gói trong tỉnh 76
4.2.4.3 Vựa phân phối ngoài tỉnh 80
4.3.3.4 Người bán lẻ 81
4.2.5 Những thuận lợi khó khăn trong hoạt động của các tác nhân 83
4.2.6 Dự báo thị trường Xoài cát trong tương lai của các tác nhân 87
4.2.7 Thực trạng hoạt động của các tác nhân hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi 89
4.2.7.1 Vận chuyển 89
4.2.7.2 Chợ đầu mối trong tỉnh 90
4.2.7.3 Tín dụng Nhân Dân và một số tổ chức khác 91
4.3 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI CÁT TỈNH ĐỒNG THÁP 93
4.3.1 Vẽ sơ đồ chuỗi 93
4.3.2 Mô tả chuỗi giá trị Xoài cát 95
4.3.2.1 Chức năng cơ bản trong chuỗi giá trị Xoài cát 95
4.3.2.2 Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Xoài cát 95
4.3.2.3 Các nhà hỗ trợ và thúc đẫy chuỗi giá trị Xoài cát hiện tại 96
4.3.3Kênh thị trường Xoài cát Chu Cao Lãnh 96
4.3.4 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần Chuỗi giá trị Xoài 98
4.3.5 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi Chuỗi giá trị Xoài cát Chu 108
4.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM XOÀI CÁT 110
4.4.1 Quan điểm nâng cấp chuỗi 110
4.4.2 Tầm nhìn 110
4.4.3Đề xuất giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi 110
4.4.3.1Chọn chiến lược nâng cấp 110
4.4.3.2 Mục tiêu 111
4.4.4 Phân tích lợi thế cạnh tranh sản phẩm Xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp 111
4.4.5 Phân tích SWOT 115
4.4.5.1Thuận lợi và khó khăn chung của toàn chuỗi 115
4.4.5.2 Cơ hội và nguy cơ chung của toàn chuỗi 116
4.4.6 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp 123
CHƯƠNG 5 127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 127
5.1 KẾT LUẬN 127
5.2 KIẾN NGHỊ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined. x DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Cở mẫu và phương pháp thu thập thông tin 43
Bảng 4.1 Đối tượng bán Xoài của nhà vườn 50
Bảng 4.2 Thông tin chung của chủ cửa hàng Vật tư Nông nghiệp 52
Bảng 4.3 Phân bố tuổi chủ hộ sản xuất Xoài cát 54
Bảng 4.4 Kinh nghiệm sản xuất Xoài của nông hộ 55
Bảng 4.5 Hình thức tham gia tập huấn kỹ thuật của nông hộ 56
Bảng 4.6 Số nhân khẩu của nhà vườn sản xuất 56
Bảng 4.7 Ưu điểm khi sử dụng bao trái của nhà vườn trồng Xoài 57
Bảng 4.8 Nguồn tiêu thụ Xoài của hộ sản xuất Xoài 58
Bảng 4.9 Chi phí sản xuất Xoài của nhà vườn theo từng loại Xoài 60
Bảng 4.10 Đối tượng bán Xoài của nhà vườn 60
Bảng 4.11 Hình thức bán Xoài của nhà vườn 61
Bảng 4.12 Giá mua Xoài cát của HTX 63
Bảng 4.13 Thuận lợi trong kinh doanh cửa hàng Vật tư Nông 64
Bảng 4.14 Khó khăn kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật 65
Bảng 4.15 Thuận lợi trong sản xuất Xoài của nhà vườn 66
Bảng 4.16 Khó khăn trong sản xuất Xoài 66
Bảng 4.17 Khó khăn trong tiêu thụ Xoài của nhà vườn 68
Bảng 4.18 Giải pháp đề xuất trong tiêu thụ Xoài 69
Bảng 4.19 Dự đoán phát triển Xoài cát của của hàng VTNN 70
Bảng 4.20 Dự đoán phát triển Xoài cát của nhà vườn 71
Bảng 4.21 Thông tin chung của thương lái 72
Bảng 4.22 Đối tượng bán từng loại Xoài của thương lái 75
Bảng 4.23 Thông tin chung của chủ Vựa đóng gói trong tỉnh 76
Bảng 4.24 Đối tượng bán Xoài của vựa trong tỉnh 79
Bảng 4.25 Đối tượng bán Xoài cát của vựa phân phối ngoài tỉnh 800
Bảng 4.26 Thông tin chung của người bán lẻ 81
Bảng 4.27 Giải quyết khó khăn của thương lái 85
Bảng 4.28 Thuận lợi trong mua bán của thương lái 86
Bảng 4.29 Khó khăn trong mua bán Xoài 86
Bảng 4.30 Giải quyết khó khăn của vựa 87
Bảng 4.31 Dự đoán sự phát triển Xoài cát trong tương lai 88
Trang 6xi
Bảng 4.32 Dự đoán sự phát triển Xoài cát trong tương lai 88
Bảng 4.33 Dự đoán sự phát triển Xoài cát trong tương lai 88
Bảng 4.34 So sánh số lượng mua vào của chợ đầu mối trong tỉnh 91
Bảng 4.35 Giá trị gia tăng chuỗi giá trị Xoài cát Chu Cao Lãnh 99
Bảng 4.36 Giá trị gia tăng chuỗi giá trị Xoài cát Chu Cao Lãnh theo 103
Bảng 4.37 Tổng hợp kinh tế chuỗi Xoài Cát Chu Cao Lãnh 108
xii DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Trang Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp 15
Hình 2.2 Diện tích cây ăn quả tỉnh Đồng Tháp (2000-2010) 19
Hình 2.3 Sản lượng cây ăn quả tỉnh Đồng Tháp (2000-2010) 19
Hình 2.4 Diện tích Xoài tỉnh Đồng Tháp năm 2011, 2012 20
Hình 2.5 Sản lượng Xoài tỉnh Đồng Tháp năm 2011, 2012 21
Hình 3.1 Giá tăng dọc theo chuỗi marketing 31
Hình 3.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh 39
Hình 3.3 Mô hình phân tích ma trận SWOT 45
Hình 4.1 Lịch thời vụ trong năm của Xoài cát Chu Cao Lãnh 48
Hình 4.2 Cơ cấu giống Xoài cát được nhà vườn sản xuất 57
Hình 4.3 Thực trang Xoài qua đánh giá của thương lái 73
Hình 4.4 Đối tượng mua Xoài của thương lái 74
Hình 4.5 Thức trạng Xoài qua đánh giá của vựa trong tỉnh 77
Hình 4.6 Nguồn Xoài thu mua của Vựa 79
Hình 4.7 Thực trang Xoài qua đánh giá của người bán lẻ 82
Hình 4.8 Nguồn mua Xoài của người bán lẻ 82
Hình 4.9 Đối tượng bán Xoài của tác nhân bán lẻ 83
Hình 4.10 Thuận lợi trong mua bán của thương lái 84
Hình 4.11 Khó khăn trong mua bán Xoài của thương lái 84
Hình 4.12 Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị Xoài cát hiện tại 92
Hình 4.14 Phân phối giá trị gia tăng thuần của từng tác nhân 108
Hình 4.17 Mô hình phân tích để đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi 111
Hình 4.18 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter 114
Hình 4.19 Sơ đồ ma trận SWOT 117
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị theo phương pháp tiếp cận của GTZ 32
Sơ đồ 3.2 Tiến trình thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị Xoài cát 43
Sơ đồ 4.3 Chiến lược nâng cao chất lượng 123
Sơ đồ 4.4 Chiến lược đầu tư công nghệ 124
Sơ đồ 4.5 Chiến lược tái phân phối sản phẩm xoài cát 125
Trang 7xiii
BẢN VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UNIDO The United Nations Industrial Development Organization (Tổ
chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc)
USAID The United States Agency for International Development
1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước,… thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả nhiệt đới với nhiều chủng loại có giá trị kinh tế cao Ðồng thời, là đầu mối chủ lực cung cấp cho thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu Trong đó, có nhiều loại trái cây ngon nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước ưa thích như: Xoài cát Hòa Lộc, Sầu riêng Cơm Vàng hạt lép Chín Hóa, Bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, Măng cụt Tân Quy, Quýt đường Lai Vung, Khóm Cầu Ðúc, Sơ- ri Gò Công, Nhãn xuồng Cơm Vàng, Cam sành, Chôm chôm nhãn Hơn thế nữa, ĐBSCL được coi là "Thủ Phủ" Xoài của cả nước, tính đến năm
2010, diện tích Xoài của Việt Nam đạt 87,5 nghìn ha và sản lượng đạt 574 nghìn tấn [1]
Đồng Tháp là một trong số 13 tỉnh/thành nằm trong vùng ĐBSCL, có diện tích trồng Xoài khá lớn Theo số liệu khảo sát từ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, đến 2012 diện tích trồng Xoài toàn tỉnh đạt 9.031 ha và sản lượng đạt 83.992 tấn; trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh, chiếm hơn 62,3% về diện tích và 63,7% về
sản lượng của toàn tỉnh
Ở Đồng Tháp, Xoài là loại cây ăn trái được canh tác từ rất lâu đời, trong
đó đặc biệt là “Xoài cát Chu Cao Lãnh” Do nằm trong vùng ĐBSCL nên
việc giao thông đường thủy rất thuận lợi, cộng thêm hệ thống đường liên tỉnh nối liền các vùng trồng Xoài của tỉnh, khoảng cách từ vùng trồng Xoài đến thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và cảng Sài Gòn chỉ hơn 100 km Nhiều
cơ sở thu mua, các vựa và chợ đầu mối hoa quả đã hình thành và phát triển một cách tự phát thu hút nhiều bạn hàng đến đây để giao dịch buôn bán nhiều loại hoa quả mà đặc biệt là quả Xoài cát
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chính cho quả Xoài là thị trường trong nước và Trung Quốc Hiện nay, mặc dù nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong chọn giống, chăm sóc, xử lý ra hoa đồng loạt nhưng chất lượng quả Xoài vẫn còn thấp, tỷ lệ Xoài loại 1 chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng sản
[ 1 ] (Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Đồng Tháp, 2012)
Trang 8
2
lượng nên chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng cho các thị trường
nước ngoài, kể cả ở Trung Quốc Mặt khác do đặc tính của cây Xoài nên mỗi
năm có một đợt Xoài sẽ ra hoa đồng loạt mà không cần một cách xử lý nào
nếu thời tiết thuận lợi, điều này dẫn đến một đợt thu hoạch rộ trong vòng 2-3
tuần Trong đợt thu hoạch này, do lượng cung vượt quá cầu nên giá Xoài giảm
xuống rất thấp, làm giảm thu nhập cho nhà vườn Vài năm gần đây, một số
nhà vườn cũng đã áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa và chăm sóc tốt, Xoài
thu hoạch sớm bán giá cao hơn gấp 2-3 lần so với chính vụ Tuy nhiên, số nhà
vườn này đạt tỷ lệ hiệu quả không nhiều và họ cũng phải chịu nhiều rủi ro nếu
mưa nhiều hoặc thời tiết không thuận lợi
Có thể khẳng định rằng, Xoài cát là một loại trái cây quan trọng và có
triển vọng của tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt ở khu vực huyện Cao Lãnh và vùng
ngoại vi thành phố Cao Lãnh Tuy nhiên, để có định hướng phát triển phù hợp,
tỉnh Đồng Tháp cần có sự am tường về chuỗi giá trị Xoài cát ở các khía cạnh
kỹ thuật, kinh tế và thương mại Có thể thấy rằng, từ trước đến nay, mặc dù
đã có một số đề tài nghiên cứu về cây ăn quả ở ĐBSCL, nhưng chưa có đề tài
nào nghiên cứu sâu cho cây Xoài cát ở Đồng Tháp và chủ yếu có 1 vài nghiên
cứu thiên về khía cạnh kỹ thuật Vì vậy, ở gốc độ quản lý nhận thấy rằng
người sản xuất cũng như các tác nhân thương mại còn thiếu hụt về kiến thức
thị trường, thương mại và tổ chức sản xuất Xoài cát Vì thế, đề tài “Phân tích
chuỗi giá trị Xoài cát tỉnh Đồng Tháp” có khả năng ứng dụng và giải quyết
được các vấn đề trên Thông qua kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho tỉnh Đồng
Tháp định hướng các chính sách cụ thể nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm Xoài, góp phần nâng cao thu nhập cho nhà vườn và tạo việc làm cho
lao động nông thôn
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Thực hiện đề tài “Phân tích chuỗi giá trị Xoài cát tỉnh Đồng Tháp”
thông qua đó phát hiện ra những lỗ hỏng cần thiết nhằm để nâng cao giá trị
kinh tế của chuỗi, cũng như để nâng cao thu nhập cho nhà vườn và các tác
nhân khác trong chuỗi
3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ Xoài cát đồng thời đánh giá động các tác nhân trong chuỗi giá trị Xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp 2) Mô tả chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp
3) Phân tích kinh tế chuỗi giá trị Xoài cát tỉnh Đồng Tháp
4) Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị Xoài cát tỉnh Đồng Tháp
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1) Thực trạng sản xuất và tiêu thụ Xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp như thế nào? 2) Chuỗi giá trị Xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp gồm những các tác nhân tham gia nào?
3) Trong các tác nhân tham gia tiêu thụ Xoài cát thì tác nhân nào được hưởng lợi nhiều nhất?
4) Giải pháp nào để cải thiện tình hình sản xuất hiện nay nhằm tạo ra sản phẩm tốt đáp ứng thị trường và làm tăng hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu nhập của người nhà vườn cũng như các tác nhân chuỗi?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài gồm những cửa hàng, cơ sở cung cấp đầu vào, hộ trồng Xoài ở Đồng Tháp, thương lái, vựa/thu gom, người bán lẻ, vận chuyển, chợ đầu mối, tín dụng và một số hoạt động liên quan đến sản phẩm Xoài vùng ĐBSCL
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Giới hạn vùng nghiên cứu
Địa bàn khảo sát được chọn để nghiên cứu đề tài là tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh thành vùng ĐBSCL và TP HCM trong đó nghiên cứu chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp, nơi có diện tích
và số lượng Xoài tiêu thụ cao trong tỉnh (hai địa bàn này chiếm khoảng 62% diện tích trồng Xoài toàn tỉnh và 64% tổng sản lượng toàn tỉnh)
Trang 94
Địa điểm: Đề tài được nghiên cứu tại 05 xã/phường và 1 thị trấn của
huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp
1.4.2.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập trong giai
đoạn 2005-2013
03/2013 đến tháng 11/2013
1.4.2.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
phần kỹ thuật hơn thế nữa hiện nay thì vấn đề kỹ thuật trồng Xoài ở địa bàn
nghiên cứu không phải là vấn đề quan tâm trong hiệu quả kinh tế Đề tài chỉ
giới hạn nghiên cứu những chỉ số tài chính của chuỗi giá trị sản phẩm Xoài
cát
tài chỉ dừng lại ở công ty bán sản phẩm trong nước mà không phỏng vấn các
công ty xuất khẩu sản phẩm
nhân Vì hỏi lại từng chi phí đầu tư ban đầu khi nhà vườn bắt đầu trồng Xoài
thì hầu như nhà vườn không nhớ đến chi tiết từng khoản mục này Thương lái
hay chủ vựa hay 1 số các tác nhân khác cũng vậy, họ không có thoái quen ghi
chép lại
hay còn được gọi là Xoài cát Chu Cao Lãnh (dán tem trắng - tên khoa học
Mangifera Indica) đây là giống xoài rất nỗi tiếng ở Đồng Tháp
1.4.2.4 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đối với nhà vườn tham gia sản xuất Xoài cát Chu Cao Lãnh ở huyện Cao
Lãnh và thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp tại địa bàn nghiên cứu:
Xoài đến tác nhân phân phối trong chuỗi (không khảo sát người tiêu dùng cuối
cùng) Ngoài ra, còn tham khảo thêm một số ý kiến của Nhà cung cấp sản
phẩm đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống) Do hạn chế về
5
mặt thời gian và kinh phí nên chỉ áp dụng nghiên cứu mẫu, thay vì nghiên cứu tổng thể
trồng) chưa tạo ra sản phẩm ban đầu và các khoản chi phí đầu vào này được phản ánh trong chi phí sản xuất của nhà vườn, do vậy giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần và phân phối lợi ích chi phí của những người cung cấp đầu vào cho việc trồng Xoài không phản ánh chung trong toàn chuỗi
trong quá trình thu thập thông tin, số liệu về các tác nhân tham gia vào kênh phân phối phối Xoài cát ở huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp (người sản xuất, thương lái, chủ vựa, bán lẻ, ) gặp thêm một số tác nhân như: chủ vựa thu mua, tiểu thương bán lẻ ở ngoài địa bàn nghiên cứu
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung 1: Để đánh giá hiện trạng sản xuất, và tiêu thụ Xoài cát tại các
địa bàn nghiên cứu thì cần các thông tin sau:
động, vốn, các loại tài sản sản xuất, dịch vụ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất )
lượng, năng suất,…
HTX,…
Nội dung 2: Phân tích hoạt động tác nhân đầu vào, nhà vườn, thương
mại trung gian (thương lái, vựa đóng gói, vựa phân phối, vận chuyển, chợ đầu mối, ) trong chuỗi giá trị Xoài cát ở vùng nghiên cứu
Bên cạnh đó nghiên cứu còn lập bảng thống kê các chỉ tiêu kinh tế, mô tả kết quả để thấy được hiệu quả kinh tế của nhà vườn trồng Xoài cát tại vùng nghiên cứu Đề tài sử dụng các chỉ tiêu kinh tế: tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận,…
Trang 106
Nội dung 3: Phân tích mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong
chuỗi dưới gốc độ kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hành của
chuỗi Bao gồm: xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận và giá trị gia
tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi và đưa ra nhận xét phù hợp
Phân tích kinh tế chuỗi giá trị bao gồm:
chuỗi
chuỗi giá trị
- Phân tích toàn bộ giá trị tăng thêm được tạo ra trên toàn chuỗi và tỷ
trọng của giá trị tăng thêm tại các khâu khác nhau trong chuỗi
xuất, lợi nhuận,…)
Nội dung 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và nhà phân phối,
đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và phát triển sản xuất
và tiêu thụ Xoài cát trong thời gian tới
Để xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đề tài cũng
sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh (Nhà cung cấp; đối thủ tiềm ẩn; đối
thủ trong ngành; khách hàng; sản phẩm thay thế)
Từ đó hình thành các giải pháp chiến lược nhằm tăng hiệu quả sản xuất,
khai thác triệt để vị thế so sánh của Xoài cát và hướng đến hoàn thiện chuỗi
giá trị Xoài cát Đề tài tiến hành phân tích ma trận SWOT và kết hợp với
phương pháp phân tích tổng hợp
Điểm mới của đề tài
Phân tích và hoàn thiện chuỗi giá trị không còn mới đối với thế giới cũng
như ở nước ta Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở nước ta sử dụng phân
tích chuỗi giá trị để tìm ra hướng hoàn thiện chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với
các sản phẩm nông nghiệp và hàng hóa Các nghiên cứu này chủ yếu là do các
tổ chức quốc tế và phi chính phủ thực hiện hoặc tài trợ thực hiện Điểm mới
của đề tài là áp dụng phân tích chuỗi giá trị vào chuỗi giá trị sản phẩm Xoài
cát đặc biệt Xoài cát Chu Cao Lãnh của huyện Cao Lãnh và thành phố Cao
Lãnh - Đồng Tháp Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến cây Xoài
và quả Xoài cát Chu Cao Lãnh của huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh -
Trang 118
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG
NGHIỆP
Có thể nói mỗi tỉnh, mỗi vùng đều có những đặc sản đặc trưng mang tính
chất vùng miền Điều đó thể hiện rõ đối với các loại cây trồng nông nghiệp vì
nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu tại địa phương Chính sự đặc
trưng, khác biệt đó mà mỗi địa phương trong cả nước đều muốn phát huy tối
đa lợi thế của mình để tạo nên sự độc đáo của địa phương nhưng để phát triển
bền vững các sản phẩm nông nghiệp của địa phương là điều không đơn giản
Nhất là trong giai đoạn mở cửa thị trường như hiện nay Hiện hệ thống sản
xuất và kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp đang tồn tại một số yếu điểm
như: sự phát triển ngành thiếu tính ổn định và thiếu bền vững, chất lượng sản
phẩm kém, thiếu kiến thức thị trường và khó khăn trong tiếp cận thông tin thị
trường, thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, hàng hóa không có thương
hiệu, do đó đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành hàng Đặc biệt là thiếu
dự báo cầu thị trường để quy hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường về số
lượng và chất lượng Chính vì vậy mà các phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị
xuất hiện và được sử dụng rộng rãi để phân tích cho các nông sản đặc trưng
cho tỉnh, cho vùng nhằm nhận ra những mắt xích hạn chế trong toàn chuỗi và
đề ra giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thị
trường
2.1.1 Nghiên cứu nước ngoài
Gooch và cộng tác viên (2009), Phạm Văn Sáng (2012) đã sử dụng
khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá thị thường và quản lý chất lượng
Nho tươi, Táo tươi và chế biến nhiều hoa quả khác của vùng Ontario, Canada
Hosni and Lancon (2011) tìm hiểu chuỗi giá trị Táo của Syris trên thị trường
nước ngoài Nghiên cứu chỉ ra rằng để xuất khẩu Táo thì Syris cần phải giải
quyết những tồn tại trong chuỗi giá trị Táo hiện tại Các tổ chức khuyến nông
cần phải phát triển và cung cấp nhiều giống Táo mới Đồng thời, cần có các tổ
chức xếp loại và đánh giá chất lượng Táo độc lập để làm giảm các rủi ro chất
lượng Trong nghiên cứu “Phân tích đặc tính kinh tế của ba loại trái cây tiềm
năng ở Ấn Độ” năm 2006 của Joshua N Daniel và Prashant A Dudhade đã
chỉ ra rằng việc sản xuất Quýt, me và kokum của nông hộ vẫn chưa khai thác
9
hết tiềm năng về diện tích và sản lượng Đồng thời sản xuất phân tán, không tập trung đã gây ra khó khăn cho hoạt động chế biến và tiêu thụ Trong khi đó James Ssemwanga (2008) với “Phân tích chuỗi giá trị Xoài từ Homosha-assosa đến Addis ababa, Ethiopia” đã chia sẽ chuỗi Xoài từ Assosa đến Addis ngắn và không hiệu quả, thị trường trái cây ở Addis được chi phối bởi các nhóm tổ chức có xu hướng không cho phép người mới gia nhập Sự cạnh tranh của Xoài với các sản phẩm trái cây tươi được nhập khẩu do đó đòi hỏi phải có
sự cải thiện và nâng cao chất lượng Xoài để tăng khả năng cạnh tranh của Xoài Ethiopia Một nghiên cứu khác của Zuhui Huang Zhejiang (2009) cho thấy vai trò quan trọng của liên kết trong sản xuất, với “Chuỗi giá trị Lê Trung Quốc: mục tiêu tăng trưởng cho người sản xuất nhỏ” Zuhui Huang Zhejiang
đã chỉ ra rằng các nông hộ nhỏ ở Hà Bắc hầu như không được hưởng lợi từ chuỗi giá trị lê vì mức độ giá trị gia tăng trong các giai đoạn giữa và kết thúc cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu Chuỗi giá trị Lê Chiết Giang ngắn hơn ở
Hà Bắc và giá trị gia tăng của giai đoạn đầu tiên cao hơn so với ở Hà Bắc, do
đó các hộ sản xuất nhỏ có thể được hưởng lợi Hợp tác xã ở Chiết Giang giúp cho các nông hộ nhỏ giảm chi phí và giá trị gia tăng trong tiêu thụ nhiều hơn Năm 2010 qua nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị Gạo và Ngô tại một số địa phương điển hình của Tanzania” Peniel Uliwa và ctv đã nêu rõ dù Gạo là lương thực quan trọng đứng thứ hai sau Ngô tại nước này nhưng năng suất sản xuất gạo ở Tanzania còn rất thấp, chuỗi giá trị gạo hoạt động không hiệu quả Đối với chuỗi giá trị Ngô, các tác giả chỉ ra được tiềm năng xuất khẩu và bốn phân khúc thị trường chính cho loại lương thực quan trọng nhất của Tanzania
và khu vực Đồng thời, nghiên cứu đã giải thích lí do vì sao an ninh lương thực không được đảm bảo, dù sản lượng lớn nhưng đôi khi quốc gia này vẫn cần nhập khẩu lương thực từ bên ngoài Từ đó, nhóm nghiên cứu đề ra chiến lược cải thiện cung ứng chuỗi, các mô hình kinh doanh hiện có và giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa các tác nhân trong chuỗi Với nghiên cứu của Hualiang Lu (2006) về “Mô hình chuỗi giá trị hai giai đoạn đối với sự hiệu quả trong hoạt marketing của chuỗi rau quả” đã chỉ ra chi phí giao dịch ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng rau Nam Kinh Cụ thể hoạt động bán hàng (tiếp thị) trực tiếp phải gánh chịu chi phí giao dịch cao nhất, hoạt động bán hàng đạt hiệu suất thấp nhất trong chuỗi Do đó, giai đoạn sản xuất rau hoạt động tốt hơn giai đoạn tiếp thị Vì vậy, các nhà quản lý cần phải
hỗ trợ hoạt động tiếp thị bằng cách giải quyết các vấn đề như: thông tin thị trường, tìm cách giảm chi phí giao dịch
Trang 1210
Có thể khẳng định, trong phân tích chuỗi giá trị theo phương pháp toàn
cầu đã đem lại cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn vì chuỗi giá trị chỉ ra được
các vấn đề quan trọng sau: vai trò của tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường liên
kết ngang, vai trò của doanh nghiệp đầu tàu trong liên kết dọc và vai trò của
nhà nước trong chuỗi ngành hàng
2.1.2 Nghiên cứu trong nước
GTZ, (2006) thực hiện phân tích thử nghiệm chuỗi giá trị Cà phê cho
đồng bào thiểu số ở Daklak Nghiên cứu chỉ ra những thách thức đối với chuỗi
Cà phê này là trình độ kỹ năng canh tác yếu, chi phí vật tư đầu vào như nước,
phân bón, thuốc trừ sâu cao Điều kiện sơ chế cà phê còn thiếu thốn khiến cho
chất lượng cà phê thấp Hơn nữa, chuỗi cà phê này có quá nhiều khâu trung
gian và thiếu liên kết khiến cho giá đầu vào cao nhưng giá đầu ra của nhà
vườn lại thấp Trong một nghiên cứu khác, GTZ, (2006) phân tích chuỗi giá trị
sản phẩm Dưa Hấu ở Long An Nghiên cứu chỉ ra nhiều vấn đề trong chuỗi
cần sự trợ giúp để nâng cao hiệu quả Chẳng hạn, tỉnh Long An cần có các
chương trình phát triển bền vững cây Dưa Hấu với sự hỗ trợ về kỹ thuật và
thay đổi tập quán trồng trọt Người nhà vườn cũng cần được hỗ trợ tiếp cận
nguồn vốn ngân hàng Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước cũng cần phải
được nghiên cứu thấu đáo hơn cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, tránh
tình trạng Dưa đổ xô lên biên giới Trung Quốc rồi lại bị loại vì chất lượng, bị
ép giá…
Để xây dựng một kế hoạch cho các loại trái cây Việt Nam có cái tên trên
thị trường, một thương hiệu mang tầm vóc quốc tế thì Nguyễn Quốc Nghi và
Đinh Kim Xuyến, 2009, với nghiên cứu “Tình hình xây dựng một số thương
hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh - hội nhập” cho biết rằng: Việc cạnh
tranh gay gắt của các nông sản ngoại khiến cho nông sản trong nước trở nên
bấp bênh và mất dần thị phần Yêu cầu bức bách đang đặt ra cho nông sản
Việt Nam là xây dựng thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh, tăng vị thế
trên thị thường quốc tế Đối với các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi phải đầu tư
nhiều hơn vào công tác khuyến nông, công nghệ thu hoạch và bảo quản sản
phẩm, nghiên cứu các giống mới Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm
cần phải dựa trên yêu cầu của khách hàng, cần nghiên cứu thị trường cả trong
và ngoài nước để xác định người tiêu dùng đang cần sản phẩm có đặc điểm,
chất lượng như thế nào Hoạt động quảng bá, tiếp thị và nâng cao nhận thức về
thương hiệu là yếu tố quan trọng trong việc phát triển thương hiệu không
11
những đối với người sản xuất mà cả với người tiêu dùng Tuy nhiên, các doanh nghiệp và người sản xuất chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao Dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ và xây dựng thương hiệu gặp nhiều khó khăn (Hoàng Việt Thắng, Châu Minh Tường, 2006) Cũng nói về vấn đề thương hiệu thì
Công ty Nghiên Cứu Thị Trường Axis Research, 2006, “Chuỗi giá trị cho Bưởi Vĩnh Long” kết quả khái quát hệ thống về sản phẩm và thị trường tiêu
thụ Khó khăn lớn nhất cho chuỗi giá trị Bưởi là làm sao xây dựng được niềm tin của các thành phần trong chuỗi giá trị, nâng cao ý thức và trách nhiệm từng khâu từ việc chọn giống trồng cây, chăm sóc…cho đến thu hoạch và lưu thông hàng hóa
Song song đó, để xây dựng và phát triển một thương hiệu cần phải có sự thống nhất và hợp tác giữa các tác nhân với nhau như nhà sản xuất, thương lái,
vựa, HTX, công ty, thì theo Nguyễn Ngọc Huy, 2010 “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu Bưởi Năm Roi và vú sữa Vĩnh Kim”,
trong bối cảnh xây dựng thương hiệu, lợi nhuận của những hộ trồng Bưởi theo quy trình GAP đạt được khá cao, trung bình 71,4 triệu đồng/ha/năm; Vú sữa Vĩnh Kim lợi nhuận bình quân thu được là 99,9 triệu đồng/ha/năm Người trồng Bưởi bán sản phẩm chủ yếu bán cho người bán sỉ/bán lẻ (41,1%) và 36% bán cho thương lái, ngoài ra bán cho HTX và công ty với hình thức thanh toán 70% là tiền mặt Bên cạnh đó, vú sữa Vĩnh Kim có 53,6% sản lượng được bán cho người bán sỉ/bán lẻ; 39,9% bán cho thương lái; HTX chỉ thu mua với số lượng nhỏ, 6,5% Qua khảo sát, các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu Bưởi Năm Roi gồm ba nhóm nhân tố tác động: (1) nhóm yếu tố nội lực của nông hộ; (2) Nhóm yếu tố thị trường tiêu thụ;(3) Nhóm nhân tố chất lượng sản phẩm Đối với Vú sữa Vĩnh Kim, có 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm: (1) Nhóm yếu tố thị trường tiêu thụ; (2) Nhóm nhân tố về điều kiện sản xuất; (3) Nhóm nhân tố chất lượng sản phẩm; (4) Nhóm nhân tố về mức độ tham gia của người sản xuất; (5) Nhóm nhân tố về đầu tư cho thương hiệu; (6) Nhóm nhân tố về khả năng kinh doanh
Ngoài ra trong sản xuất và tiêu thụ, người sản xuất có được một số thuận lợi như: cây giống đáp ứng được nhu cầu (giá cả, số lượng), có kinh nghiệm trong sản xuất, đê bao được khép kín, thị trường nguyên liệu đầu vào đa dạng với nhiều mức giá khác nhau nên dễ lựa chọn, đầu ra rất dễ dàng do có nhiều
thương lái thu mua đó là dựa trên tác giả Võ Chí Cường, 2008, “So sánh hiệu
Trang 1312
quả sản xuất trồng chuyên Xoài và Xoài xen Chanh Giấy tại huyện Kế Sách,
tỉnh Sóc Trăng” Trồng xen Xoài – Chanh giấy đã mang lại hiệu quả kinh tế
cho nông hộ cao hơn những hộ chỉ thâm canh cây Xoài
Bên cạnh đó, những nhân tố về nguồn lực của nông hộ như diện tích đất
đai, kinh nghiệm sản xuất, số lao động chính của nông hộ, vốn sản xuất cũng
ảnh hưởng đến lợi nhuận của canh tác ở những mức độ khác nhau Ngoài
khâu sản xuất, xây dựng thương hiệu thì vấn đề thu mua và xuất khẩu thì đó
cũng là 1 vấn đề cần bàn luận Theo Đoàn Hữu Tiến, 2009, “Thực trạng sản
xuất Bưởi” Viện cây ăn quả Miền Nam
Tại ĐBSCL, công ty Hoàng Gia là đơn vị xuất khẩu có năng lực về thu
mua, bảo quản và xuất khẩu trực tiếp, công ty này có thương hiệu trong xuất
khẩu Bưởi trên thương trường trong những năm qua và hiện tại Thị trường
xuất khẩu Bưởi Năm roi trong năm 2007 của công ty Hoàng Gia chủ yếu xuất
đi thị trường Châu Âu Bưởi Năm roi của ĐBSCL còn được một số công ty ở
TP HCM về tới vùng nguyên liệu đặt điểm thu mua sau đó vận chuyển về TP
HCM bảo quản và xuất khẩu Ba tháng đầu năm 2008, HTX Bưởi Năm roi Mỹ
Hòa đã thực hiện 2 hợp đồng cung ứng gần 100 tấn Bưởi Năm roi xuất khẩu
thông qua công ty xuất khẩu HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hợp đồng với
công ty Đạt Vinh đóng gói Bưởi Năm roi xuất khẩu mỗi tuần một chuyến 17
tấn Bưởi Năm roi sang thị trường Hà Lan (tuy nhiên sản lượng Bưởi cung cấp
không đủ số lượng nên phải ngưng hoạt động trong một khoảng thời gian)
Lê Thanh Loan, Đặng Hải Phương, Võ Hùng (2006), trong nghiên cứu
“Chuỗi cung ứng hạt điều tại Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ở Đăk Nông
tỉnh Bình Phước” có nguồn gốc từ mô hình giá cả hưởng thụ theo quan điểm
của các hộ gia đình, nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biến
động giá tại vườn ở Đắk Nông tỉnh Bình Phước trong năm 2006 Mô hình ước
lượng cho thấy sự gia tăng về chất lượng thông tin hoặc giá đạt được giúp cải
thiện giá tại vườn Nghiên cứu cũng cho thấy rằng cơ sở hạ tầng tạo ra một tác
động tích cực đối với giá tại vườn Trong khi đó vẫn còn thiếu nguồn của
thông tin thị trường chính thức, giao dịch theo mối quan hệ không cạnh tranh,
cải thiện giá tại vườn và hiệu quả trong thị trường nông nghiệp đã yêu cầu các
chính phủ, các tổ chức liên quan, các doanh nghiệp chế biến và sự tham gia
của nhà vườn để đưa ra một số vấn đề dịch vụ cơ sở hạ tầng và mua bán,
nguồn tin hiệu quả hơn có thể truy cập thông tin về giá thị trường, sự trùng
Nghiên cứu “chuỗi giá trị Xoài cát Hòa Lộc tỉnh Tiền Giang” đã đưa
được những khó khăn - tỷ lệ thu nhập được phân phối cho mỗi tác nhân không đồng đều Mặc dù tỷ lệ lợi nhuận cao (63,12%) nhưng so với tổng thu nhập thì nhà vườn có tỷ lệ thấp nhất , và thuận lợi chung của toàn chuỗi cũng như đề
ra những chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Xoài cát Hòa Lộc – đẩy mạnh kinh
tế chuỗi, mở rộng thị trường kết hợp với mở rộng sản xuất giúp sản lượng bán
ra nhiều hơn, tăng thu nhập cho mỗi tác nhân đặc biệt nhà vườn trồng Xoài (Võ Thị Thanh Lộc, 2013) Trong nghiên cứu Xoài cát gần đây của Ngô Vinh Quảng (2010) cho thấy rằng, sản xuất Xoài mang lại hiệu quả tài chính cho người nhà vườn, chi phí phân bón, thuốc bệnh, thuốc dưỡng, và lao động là các yếu tố tạo nên phân biệt lợi nhuận của người trồng Xoài cát và lợi nhuận của hộ trồng Xoài cát Kênh tiêu thụ Xoài tươi chủ yếu từ người nhà vườn đến các vựa đóng gói, phân phối hoặc thương lái ngoài tỉnh chiếm 80% và 17% bán cho người thu gom số còn lại bán trực tiếp cho người bán lẻ và chế biến xuất khẩu Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu vào phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Xoài cát, chưa nói lên được các tác động từ yếu tố bên ngoài và bên trong cũng như chưa đi tìm đúng hướng ra cho sản phẩm Xoài cát đặc sản này
Trang 1414
2.2 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
2.2.1 Tổng quan tỉnh Đồng Tháp
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng
GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu vực đồng bằng
sông Cửu Long và thứ 5 cả nước trong năm 2008
Nằm ở vị trí thượng nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp có thế mạnh về
nông nghiệp và thủy sản, sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 2,6
triệu tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu Có nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng
như: nhãn Châu Thành, Bưởi Phong Hòa, Xoài Cao Lãnh, Quýt hồng Lai
Vung… Đặc biệt hoa kiểng Sa Đéc với trên 298 ha và hàng trăm loại hoa và
kiểng quý cung cấp cho cả nước và xuất khẩu Nghề nuôi thủy sản phát triển
mạnh nhất là cá tra và tôm càng xanh, hàng năm cung cấp cho chế biến xuất
khẩu trên 250.000 tấn cá và trên 2.000 tấn tôm càng xanh Dân số gần 1,7 triệu
dân với nguồn lao động dồi dào đặc biệt tỉnh rất chú trọng đào tạo, dạy nghề
cho lực lượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư
Vị trí địa lý
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ
Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu
chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ
Cân và Thường Phước, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ,
phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Tỉnh
lị của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh
162 km Đồng Tháp có hai đô thị loại III là Thành phố Cao Lãnh và Thị xã Sa
Đéc (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp)
Điều kiện thủy văn và khí hậu
Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
toàn diện Với vị trí nằm ở hạ lưu sông Mekong, thủy triều Biển Đông nên
sông Tiền được chia làm 2 mùa: mùa cạn và mùa lũ Đồng tháp có hệ thống
sông ngòi chằng chịt: có khoảng 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cùng với
nhiều con sông lớn đã hình thành hệ thủy nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ,
15
tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng Nhìn chung, địa hình Đồng Tháp rất
Địa bàn nghiên cứu của đề tài
Trang 1516
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nước: có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt
quanh năm không bị nhiễm mặn; có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác
nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt
đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp Tài nguyên đất có 4
nhóm đất chính: đất phù sa, đất phèn, đất xám, đất cát Đất đai của vùng có kết
cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi
hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực Tài nguyên
Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp)
2.2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội
Năm 2012, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức trong
phát triển kinh tế xã hội do các yếu tố tác động từ nền kinh tế thế giới và ngay
trong nước, nhưng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư, cùng
với sự động viên, hỗ trợ của các ngành, các cấp đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế
của tỉnh duy trì phát triển, ổn định đời sống của nhân dân
Ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 9,76%; trong đó, khu
vực nông nghiệp tăng 3,87%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,19%,
khu vực thương mại - dịch vụ tăng 15,2% GDP bình quân đầu người (giá 1994)
ước đạt 10,68 triệu đồng, tương đương 967 USD, tăng 9,66% so với năm 2011
Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Năm 2012, diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 515.706 ha bằng 96,85% so
năm 2011, giảm 16.780 ha, trong đó, diện tích gieo trồng lúa được 487.624 ha,
giảm 2,69%, ước tính sản lượng lúa đạt 3.051.763 tấn, giảm 1,56% Nguyên
nhân, do diện tích lúa vụ Thu Đông giảm nhiều, diện tích vụ Đông Xuân và Hè
Thu tăng ít Ngoài ra, các loại cây trồng khác có sản lượng giảm như: sản lượng
mía đạt 7.624 tấn giảm 820 tấn, rau đậu các loại đạt 209.286 tấn giảm 10.979
tấn Đối với cây Xoài ở tỉnh có diện tích trồng 9.031 ha (năm 2012) nhưng số
lượng diện tích thu hoạch chỉ đạt 8.286 ha trong đó thành phố Cao Lãnh chiếm
23% và huyện Cao Lãnh chiếm trên 40% tổng diện tích Xoài toàn tỉnh Sản
lượng Xoài toàn tỉnh 83.992 tấn (thành phố Cao Lãnh chiếm 20,2%, và huyện
Tình hình chăn nuôi trong tỉnh ổn định, các ngành chức năng tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ mua bán gia súc, gia cầm nên tình hình
17
dịch bệnh được khống chế, người chăn nuôi có lãi Diện tích nuôi trồng thuỷ sản giảm mạnh, trong năm 2012, đạt 5.915 ha, tăng 423 ha so năm 2011 nhưng chỉ bằng 66,64% kế hoạch Giá cá tra thương phẩm từ đầu năm cho đến cuối năm
2012 dao động ở mức 20.000 - 23.500 đồng/kg (trọng lượng bình quân 0,7 - 0,9 kg/con) Giá cá ổn định, tuy nhiên, chi phí nuôi tăng lên, lợi nhuận từ con cá thấp Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thủy sản còn tiềm ẩn nhiều bất ổn cho người nuôi trồng do công tác quy hoạch vùng nuôi và liên kết giữa người nuôi
và nhà chế biến chưa chặt chẽ Mặt khác, giá cá tăng và khan hiếm nguồn cung, tuy trước mắt có lợi cho người nuôi nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho các nhà máy chế biến, nhất là các nhà máy đã ký hợp đồng tiêu thụ trong khi không
có đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất, buộc phải giảm sản lượng sản xuất trong các chu kỳ sản xuất tới
Lĩnh vực công nghiệp
Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2012 ước tính 14.001 tỷ đồng, tăng 7,81% so với năm 2011 Các sản phẩm chủ yếu như: thuỷ sản đông lạnh, xay xát, lau bóng gạo, thức ăn thuỷ sản, gia súc, thuốc viên các loại đều tăng thấp Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, các doanh nghiệp lớn của tỉnh vẫn trụ vững và có bước phát triển mới Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm
2012 ước tính 836.469 ngàn USD, bằng 95,4% so năm 2011 Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là gạo và thủy sản chế biến Nhìn chung, tình hình xuất khẩu trong năm gặp nhiều khó khăn, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có kim ngạch xuất khẩu giảm hoặc tăng ít so với năm 2011
Hoạt động thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định Tuy ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của kinh tế thế giới và cả nước, sức mua trong dân giảm, các dịch vụ kém sôi động, nhưng cộng đồng doanh nghiệp đã linh hoạt, thích ứng nhanh với những biến động khó lường của thị trường, cùng với việc nỗ lực xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, tiếp cận hàng hoá, dịch vụ, thực hiện các chương trình quảng bá hàng Việt, tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn của các ngành chức năng, nên đã giữ được đà tăng trưởng khu vực thương mại và dịch vụ, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa
và dịch vụ tiêu dùng cả năm tăng 17,06% so với năm 2011
Trang 1618
Lĩnh vực văn hóa – xã hội
Hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi, phong trào thể thao phát triển rộng
khắp Đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, triển lãm, giao
lưu thể thao với tỉnh Prâyveng, Vương quốc Campuchia Nhiều chương trình
văn hoá, thể dục, thể thao, lễ hội được tổ chức theo hình thức xã hội hoá thu hút
được sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư, góp phần quảng bá
du lịch và hình ảnh của tỉnh, trong năm có khoảng 1,46 triệu lượt khách du lịch
(tăng 11,13%), tổng doanh thu ước tăng 22,22% so năm 2011
Về lĩnh vực y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường
thực hiện, kết hợp với hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến
thức cho người dân về dinh dưỡng, vận động tham gia bảo hiểm y tế Về công
tác xã hội, toàn tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm cho người
lao động, tổ chức 09 phiên giao dịch việc làm, có 3.125 lao động được tuyển
dụng, 1.288 lao động đăng ký học nghề và xuất khẩu lao động; trợ cấp thất
nghiệp cho 5.139 người Công tác giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa được tổ chức
triển khai thực hiện kịp thời và đồng bộ các chính sách, giải pháp giảm nghèo
bền vững trên địa bàn tỉnh
Lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Ngành giáo dục đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2011-2012 với kết quả
giảng dạy, học tập được nâng cao, đồng thời triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng
tâm năm học 2012-2013 Công tác xây dựng mạng lưới trường, lớp học và mua
sắm trang thiết bị dạy học trong năm được tăng cường, ước tính năm 2012 hoàn
thành đưa vào sử dụng 420 phòng học, phòng chức năng, sửa chữa 766 phòng
học và công trình phụ trợ khác tại 188 điểm trường
Đào tạo và dạy nghề được quan tâm thực hiện, chương trình Mekong
1000, chương trình đào tạo nghề nông thôn được thực hiện rộng khắp, phát huy
tốt mối liên kết đào tạo với các trường Đại học, số lượng sinh viên, học viên
theo học ngày càng tăng, qua đó đã đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46,2%,
tỉnh Đồng Tháp)
Diện tích, sản lượng cây ăn trái tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000-2010
Kết quả Hình 2.2 cho ta thấy, Xoài là cây ăn trái có diện tích lớn nhất ở
Đồng Tháp, năm 2000 diện tích Xoài của tỉnh là 3.662 ha thì đến năm 2005
19
diện tích đạt 6.143 ha, tăng 67,7%, đến năm 2010 diện tích Xoài đạt 9.300 ha, tăng 51,3%
Hình 2.2 Diện tích cây ăn quả tỉnh Đồng Tháp (2000-2010)
(Nguồn: Niên Giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2011)
Diện tích Xoài tăng đều qua các năm do lợi nhuận từ trồng Xoài khá cao
so với các cây trồng khác nên người dân đã chuyển đổi một số diện tích cây ăn trái kém hiệu quả, diện tích lúa sang canh tác Xoài Cây nhãn có diện tích lớn thứ 2, tuy nhiên diện tích có xu hướng giảm, nếu như năm 2000 diện tích nhãn của tỉnh là 6.191 ha thì đến năm 2005, diện tích đạt 6.401 ha và năm 2010 diện tích nhãn giảm còn 5.087 ha Cây có múi (Cam, Chanh, Quýt…) có diện tích nhỏ nhất, năm 2000 diện tích là 2.962 ha, đến năm 2005 giảm còn 2.459 ha và đến 2010 diện tích cây có múi đạt 3.243 ha
Hình 2.3 Sản lượng cây ăn quả tỉnh Đồng Tháp (2000-2010)
(Nguồn: Niên Giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2011)
Kết quả Hình 2.3 cho ta thấy, sản lượng các loại cây ăn quả cũng biến thiên theo diện tích canh tác Cụ thể sản lượng Xoài vào năm 2000 là 12.557
Trang 1720
tấn, đến 2005 sản lượng đạt 49.177 tấn và đến năm 2010 sản lượng đạt 61.357
tấn Sản lượng Xoài tăng ngoài nguyên nhân tăng diện tích thì việc thâm canh,
ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất (xử lý nghịch vụ, quản lý tốt dịch bệnh, thay
đổi cơ cấu giống Xoài theo hướng năng suất, chất lượng…) đã làm tăng năng
suất và sản lượng Xoài gấp 5 lần trong thời gian 10 năm
Diện tích, sản lượng Xoài - Đồng Tháp chia theo địa phương
(2011-2012)
Kết quả phân tích từ Hình 2.4 cho thấy, huyện Cao Lãnh có diện tích Xoài
lớn nhất tỉnh, năm 2012 đạt 3.663 ha, Thành phố Cao Lãnh có diện tích lớn thứ
2 đạt 2.002 ha, các huyện còn lại có quy mô diện tích tương đối nhỏ như huyện
Châu Thành 573 ha, Lấp Vò 765 ha, Tháp Mười 665 ha, Thị xã Se Đéc 581 ha,
Lai Vung 405 ha, Thanh Bình 301 ha
Hình 2.4 Diện tích Xoài tỉnh Đồng Tháp năm 2011, 2012
(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Đồng Tháp)
Kết quả từ Hình 2.5 cho thấy, sản lượng Xoài của từng huyện cũng biến
thiên theo chiều thuận với diện tích canh tác, huyện Cao Lãnh và Thành phố
Cao Lãnh có sản lượng lớn nhất nhì lần lượt đạt 30.924 tấn và 17.024 tấn Thời
gian gần đây tỉnh Đồng Tháp đã quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình canh
tác Xoài theo hướng an toàn (xây dựng mô hình đủ điều kiện sản xuất an toàn,
VietGAP, GlobalGAP) cùng với sự hỗ trợ, tư vấn từ các nhà Khoa học (Viện
nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ) Qua đó đã
chuyển giao những tiến bộ mới và nâng cao năng lực canh tác của người nhà
vườn
21
Hình 2.5 Sản lượng Xoài tỉnh Đồng Tháp năm 2011, 2012
(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Đồng Tháp)
2.2.2 Tổng quan huyện Cao Lãnh
2.2.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Cao Lãnh là một huyện phía Bắc Sông Tiền thuộc vùng Đồng Tháp Mười, cánh trung tâm tỉnh Đồng Tháp khoảng 8 km về hướng
- Phía Bắc và Tây Bắc: giáp huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình
- Phía Nam: huyện Châu Thành
- Phía Đông: giáp huyện Tháp Mười và tỉnh Tiền Giang
- Phía Tây và Tây Nam: giáp Thành phố Cao Lãnh, Thị xã Sa Đéc
Địa hình địa mạo
Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao từ 1,0 - 1,4 m so với mực nước biển Càng đi sâu vào nội đồng địa hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng ngập nước thời gian từ 4-5 tháng/năm Địa hình của huyện bị chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch chằng chịt do đó thuận lợi cho công việc tưới tiêu
nhưng hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng cơ giới hóa nông nghiệp.(nguồn
http://www.caolanh.dongthap.gov.vn)
Trang 1822
Khí hậu-thủy văn
Huyện Cao Lãnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những
đặc điểm cơ bản sau:
- Nắng nhiều (2.710 giờ/năm) nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ
lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản
- Lượng mưa bình quân hàng năm thấp (1.332 mm chỉ bằng 70% lượng
mưa năm của thành phố Hồ Chí Minh) và chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm trên 90% lượng mưa cả
năm, đặc biệt các tháng mưa lớn trùng với các tháng mùa lũ đã xảy ra tình
trạng nước lũ dâng cao ở sông rạch và ngập úng trong đồng ruộng do mưa lớn
tại chỗ Riêng khu vực nằm trong những ngày mưa lớn thường kèm theo lốc
xoáy
+ Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm dưới 10% lượng
mưa của năm Trong những tháng này các cây trồng thiếu nước nghiêm trọng
Chế độ thủy văn trên sông rạch thuộc địa bàn huyện chịu sự tác động của
3 yếu tố là: chế độ thủy triều biển Đông; chế độ dòng chảy của sông Tiền; chế
độ mưa tại chỗ Có thể chia thành 2 mùa là mùa lũ và mùa khô
+ Mùa lũ: Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, lũ từ sông Mê Kông đổ về
cộng với mực nước dâng cao do triều cường làm cho sự chênh lệch mực nước
thấp nên khả năng thoát nước lũ kém Thời gian lũ lớn đối với huyện thường
duy trì trong 3 tháng (8, 9, và 10), đỉnh lũ cao nhất năm 2000 là 2,95 m hầu
hết diện tích tự nhiên khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp ngập ở độ sâu
2- 2,5 m, khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp đến kênh số 1 ngập ở độ
sâu 1,5 - 2 m và khu vực phía Nam kênh số 1 ngập từ độ sâu 1 - 1,5 m
+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mực nước đỉnh
triều hầu như thấp hơn các cao trình đồng ruộng nên phải sử dụng bơm tưới để
tưới bổ sung nước cho cây trồng
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Tiền chảy qua, sông Cần Lố,
kênh An Phong - Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Tiếp, Cái Bèo, Kênh số 1 nên khá
thuận lợi cho việc phát triển cây trồng - vật nuôi, vận chuyển hàng hóa (nguồn
Cơ cấu GDP theo giá cố định: Khu vực I chiếm 51,98%, khu vực II chiếm 19,45% và khu vực III chiếm 28,57% (Kế hoạch theo thứ tự là 50,76%, 20,16% và 29,08%) GDP bình quân đầu người (theo giá cố định) đạt 8,53 triệu đồng, tương đương 772 USD và (theo giá thực tế) đạt 19,92 triệu đồng Trong năm 2011, Ủy ban nhân dân Huyện đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Tập trung thực hiện các chương trình trọng điểm của tỉnh như: Hoàn thành công tác bồi thường dự án ĐT846, triển khai thi công đường ĐT850; đầu tư về cơ sở vật chất và có 100% trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã trong quí I năm 2011; hoàn thành chương trình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phê duyệt Quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới 04
xã điểm và cơ bản hoàn thành các xã còn lại; hoàn thành chương trình xây dựng cụm dân cư giai đoạn II, đang xét, bố trí dân vào ở và triển khai xây dựng nhà
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển tích cực; tổ chức xuống giống vụ lúa Đông Xuân sớm và thu hoạch trước Tết Nguyên đán Tân Mão (năm 2011) được 8.434 ha đã góp phần tăng diện tích lúa vụ Thu Đông cao hơn năm 2010 (tăng 8.621 ha) và năng suất lúa đạt cao hơn so với cùng kỳ (tăng 2,21 tạ/ha), sản lượng vượt kế hoạch đề ra (vượt 63.450 tấn), giá lúa ổn định ở mức cao nên nhân dân rất đồng tình và hưởng ứng
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ, Du lịch phát triển tích cực; thu ngân sách đạt cao, nhất là thu tiền sử dụng đất đạt 176% so với kế hoạch, chi ngân sách bảo đảm theo dự toán và tiết kiệm; hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư được nâng cao; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư các công trình, dự án theo kế hoạch; tăng cường kiểm tra,
Trang 1924
chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn, đặc biệt
là các công trình trọng điểm và có khả năng đưa vào sử dụng sớm để phát huy
hiệu quả đầu tư
Các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục được chú trọng; đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện nâng lên, nhất là khu vực nông
thôn vùng sâu; thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục -
đào tạo Lĩnh vực quốc phòng - an ninh tiếp tục được chú trọng, đảm bảo giữ
vững ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn.(nguồn: Báo cáo năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh)
2.2.3 Tổng quan Thành phố Cao Lãnh
2.2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cao Lãnh là đô thị vùng sông nước Đồng Tháp Mười, cách
Thành phố Hồ Chí Minh 154km, Thành phố Cần Thơ 80 km; phía Bắc và phía
Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Lấp Vò, phía Tây giáp
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Diện tích tự nhiên là 107 km2, dân số hiện
nay 151.027 người Cao Lãnh là Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp, là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của toàn
tỉnh (nguồn http://www.caolanhcity.gov.vn/ )
Thế mạnh của thành phố là Thương mại - Dịch vụ với mạng lưới kinh
doanh, thương mại rộng lớn và điều kiện phát triển tốt dẫn đến nền kinh tế
tăng trưởng liên tục trong nhiều năm liền với tốc độ tăng khá cao Về thị
trường chứng khoán đã có 02 công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch và
trụ sở tại Công ty cổ phần dược phẩm Imexpham và Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu y tế DOMESCO
Về công nghiệp: có 01 khu công nghiệp Trần Quốc Toản với diện tích là
55,937ha, dự kiến sẽ mở rộng thêm 180ha, là một trong hai khu công nghiệp
tập trung nằm trong hệ thống các khu công nghiệp của cả nước, đóng vai trò
quan trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa
- hiện đại hóa của thành phố và của tỉnh
Về giao thông: hạ tầng kỹ thuật từng bước được chỉnh trang, nâng cấp
Cảng Cao Lãnh là một trong các cảng sông lớn của vùng đồng bằng sông Cửu
Long, nằm trên tuyến đường thuỷ quốc tế đi Campuchia thuận lợi trong việc
gắn kết giữa sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa với các tỉnh trong khu
vực, TP HCM và quốc tế
25
Về du lịch: du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái là một trong những điểm mạnh của thành phố, với các khu du lịch: Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, bia tiền hiền Nguyễn Tú, di tích lịch sử cách mạng Hòa An - Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh, bảo tàng Đồng Tháp, đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường, khu công viên Văn Miếu và các điểm du lịch miệt vườn v.v
Về nông nghiệp: thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, bố trí sản xuất phù hợp theo từng vùng, từng địa phương được đẩy mạnh
Về giáo dục: có hệ thống trường được đầu tư, nâng cấp khá hoàn chỉnh
Về hệ thống y tế, môi trường luôn được coi trọng
Thành phố Cao Lãnh là một đô thị văn minh, năng động, có hệ sinh thái bền vững, phát triển hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với dân tộc và đặc thù về cảnh quan môi trường, đồng thời là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc sông Tiền
- Đề tài: “Xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất Xoài theo hướng VietGAP tại thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp” hiện nay đơn vị chủ nhiệm đề
tài hoàn chỉnh quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, đã triển khai quy trình canh tác Xoài để nhà vườn áp dụng thực hiện 40 ha Xoài tại xã Tân Thuận Tây và xây dựng lộ trình thực hiện năm 2013; chuyển giao tập huấn an toàn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật bao trái và chọn thực hiện mô hình bao trái với diện tích 01ha
- Chỉ đạo các đơn vị (Mỹ Ngãi, Mỹ Trà) phối hợp các ngành chuyên môn
xây dựng kế hoạch thực hiện cánh đồng quy mô lớn và sẽ triển khai thực hiện trong quý II năm 2013
- Hoàn chỉnh các thủ tục thực hiện việc hỗ trợ Công ty TNHH Hoa lan Ngọc Tú xây dựng nhà sơ chế đóng gói theo Quyết định 114/QĐ-UBND-HC
Trang 2026
ngày 29/01/2013 của UBND Tỉnh về việc phân bổ dự toán vốn sự nghiệp có
tình chất đầu tư và xây dựng ngành nông nghiệp năm 2013
- Tổ chức cấp phát kinh phí hỗ trợ cho 16 hộ dân có nhãn bị bệnh chổi rồng
với kinh phí 42.521.600 đồng; Công tác di dân sạt lở được thực hiện chặt chẽ, đã
cấp phát kinh phí hỗ trợ di dời đến nơi an toàn cho 17 hộ dân (Tân Thuận
Đông 14 hộ, Tân Thuận Tây 01 hộ, Hòa An 02 hộ) với tổng kinh phí 170 triệu
đồng
Đến nay công tác thực hiện quy hoạch Công nghiệp – Tiểu thủ công
nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020 hiện đang giao đơn vị tư
vấn tiến hành thực hiện và hoàn thành trong Quý II năm 2013
Tình hình tiêu thụ hàng hóa được ổn định, tuy nhiên trong những ngày
cận Tết do nhu cầu lớn nên lượng hàng hoá tiêu thụ tăng hơn so với ngày
thường từ 30 - 40%, nên giá cả cũng tăng theo từ 10 đến 15% nhưng không có
tình trạng khan hàng, sốt giá Tình hình giá cả sau Tết đến nay vẫn giữ ổn
định, tuy nhiên hiện nay đang có chiều hướng tăng nhẹ
Chợ hoa kiểng (phường Mỹ Phú) có bước chuẩn bị chặt chẽ đảm bảo trật
tự mỹ quan nơi mua, bán theo kế hoạch của Ban tổ chức dự kiến các hộ kinh
doanh hoa kiểng đăng ký 564 lô nhưng thực tế số hộ đăng ký 558/564 lô Nhìn
chung tình hình mua bán năm nay giảm hơn so với năm 2012, số lượng hoa,
kiểng đăng ký chiếm tỷ lệ cao, các mặt hàng còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn so
với năm trước, các loại hoa kiểng có phần kém sắc hoa hơn, lượng hoa tập kết
tại thành phố Cao Lãnh không nhiều
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý tốt tình hình giá cả,
Thành phố tiến hành kiểm tra 149 lượt đối với các cơ sở kinh doanh mua, bán
trên địa bàn Qua đó xử lý vi phạm 21 trường hợp, trong đó nhắc nhở 16 cơ sở
(chủ yếu là các điểm trông giữ xe) và xử lý tang vật 05 trường hợp (24,5 kg
sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc và 02 cơ sở sản xuất thực phẩm)
Với sự quan tâm của Trung ương, tỉnh về chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG)
và tổ chức Môi trường Quốc tế Nhật Bản (OEC) hỗ trợ xã Nông thôn mới (xã
Hoà An) Hiện đang hoàn chỉnh các thủ tục tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ của
lĩnh vực chuyên môn của ngành để đi vào thực hiện trong năm 2013
Tổng thu ngân sách thành phố quý I năm 2013 là 103 tỷ đồng, đạt 21%
so với dự toán(giảm 4,24% so với cùng kỳ năm 2012) Nguyên nhân đạt thấp
là do: thực hiện chính sách giãn thời gian gia hạn nộp thuế theo Nghị quyết 02/CP và Thông tư 16/TT-BTC đối với nguồn thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp
Tổng chi ngân sách thành phố quý I năm 2013 là 100 tỷ đồng, đạt 24,45% so với dự toán (chi đầu tư xây dựng cơ bản 31,8 tỷ đồng; chi thường xuyên 68,2 tỷ đồng) Trong đó ngân sách cấp thành phố chi 93 tỷ, ngân sách cấp xã chi 7 tỷ
Ngành giáo dục
Tổ chức Lễ công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia (THCS Nguyễn Trải, trường Mầm non Hoa Sữa, trường Mầm non Tân Thuận Tây, trường Tiểu học
Mỹ Ngãi đồng thời khánh thành công trình trường mẫu giáo Hồng Gấm Về cơ
sơ vật chất được đầu tư khang trang, sạch đẹp hơn, đảm bảo yêu cầu giảng dạy
và học tập
Ngành Y tế
Công tác khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn, từ đầu năm đến nay một số bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng gây thành dịch lớn như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, Cúm A/H5N1, Tả…vẫn đang diễn biến rất phức tạp, tính đến nay bệnh sốt xuất huyết xảy ra
43 tăng 30 ca so với cùng kỳ năm 2012 và đáng chú ý là bệnh tay chân miệng với 111 ca, tăng 18 ca so với cùng kỳ năm 2012, không có trường hợp tử vong Thành phố đang tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm hạn chế, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn
Trang 2128
Ngành Lao động Thương binh và xã hội
Giải quyết việc làm cho 880 lao động, trong đó có 458 nữ, đạt 22 % thấp
hơn so với cùng kỳ năm 2012 là 401 lao động, 02 lao động xuất khẩu lao động
(phường Hòa Thuận), đồng thời triển khai xây dựng 06 căn nhà tình thương,
số tiền 78,478.000 đồng, 06 căn nhà tình nghĩa theo chương trình “Mái ấm
2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Cao Lãnh)
29
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1.1 Khái quát về chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là khái niệm và cách tiếp cận xuất hiện đầu tiên trong quản trị doanh nghiệp, được mô tả chính thức và phổ biến bởi nhà nghiên cứu quản trị nổi tiếng người Mỹ, Michael Porter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh: Tạo dựng và duy trì sự vượt trội”, xuất bản năm 1985 Mặc dù vậy, những nội dung liên quan đến chuỗi giá trị đã được nghiên cứu từ trước đó trong những năm 1960 Một chuỗi giá trị là một chuỗi toàn bộ các hoạt động hay quá trình theo thứ tự mà sản phẩm phải đi qua, từ nguyên liệu thô tới sản phẩm đến tay người tiêu dùng và ở mỗi hoạt động, sản phẩm lại tăng thêm giá trị
Mô hình chuỗi giá trị của Porter bao gồm hai hoạt động: hoạt động chính (Primary activities) và hoạt động hỗ trợ (Support activities) Những hoạt động này trực tiếp đóng góp vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ (Van den Berg và cộng sự,( 2009), theo Phạm Văn Sáng, (2012) Tuy nhiên, phân tích chuỗi giá trị của Porter chỉ giới hạn ở phạm vi doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra các quyết định chiến lược (Fasse và cộng sự, 2009) Khái niệm chuỗi giá trị sau đó được áp dụng cho mọi chuỗi cung ứng và phân phối Chẳng hạn, Gereffi và cộng sự (2005), theo Phạm Văn Sáng, (2009) phát triển khái niệm “Chuỗi cung ứng toàn cầu” (GCC), sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá mức độ hội nhập của các doanh nghiệp và các quốc gia Khái niệm GCC tập trung vào mối quan hệ quyền lực trong hoạt động điều phối các hệ thống sản xuất toàn cầu Gereffi chỉ ra rằng các chuỗi giá trị thường do một mắt xích lãnh đạo, quyết định tính chất, đặc điểm của toàn bộ chuỗi Các quan hệ trong chuỗi được Gereffi chia làm 4 nhóm chính: quan hệ đầu vào, đầu ra; quan hệ
cơ cấu lãnh thổ; quan hệ thể chế và quan hệ quản trị (Kaplinsky và Morris, 2002) Khái niệm này cũng được áp dụng trong quản trị chất lượng, ví dụ như quản trị chất lượng café trong nghiên cứu của Ponte (2002)
Tiếp cận chuỗi giá trị cũng được áp dụng phổ biến trong phân tích sản phẩm nông nghiệp, nhất là khi vấn đề truy nguyên nguồn gốc nông sản và an toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm gần đây Ở các nước đang phát triển, thông thường người ta hay tập trung vào nghiên cứu và hỗ trợ sản xuất đầu vào của nông nghiệp như giống, phân bón và thủy lợi Người ta không
Trang 2230
quan tâm nhiều vào việc làm sao nông sản đến được với người tiêu dùng và
khả năng gia tăng giá trị, thu nhập và việc làm thông qua việc hoàn thiện chuỗi
giá trị Đặc biệt là việc tham gia vào các chuỗi giá trị có giá trị gia tăng cao
Cách tiếp cận chuỗi giá trị cho phép nhìn sản phẩm không phải tại một
khâu, một mắt xích cụ thể nào đó mà là tổng thể chu trình vận động của sản
phẩm qua các khâu khác nhau cho đến khi đến tay người tiêu dùng Nhờ đó,
nó khắc phục được sự hạn chế của các phương pháp nghiên cứu chi tiết chỉ tập
trung vào một khâu nào đó như sản xuất, tiêu thụ, chế biến,… Cụ thể, tiếp cận
chuỗi giá trị trong nông nghiệp đi từ đầu vào của hộ nhà vườn sản xuất nông
sản cho đến khi nông sản đi đến bàn ăn của người tiêu dùng Để sản xuất nông
sản, hộ nhà vườn cần phải mua (hoặc tự sản xuất) giống, phân bón, thuốc trừ
sâu/hoặc thuốc thú y Sản phẩm nông sản có thể trải qua nhiều khâu trung gian
như người mua/thu gom, nhà bán buôn, nhà chế biến, nhà xuất khẩu, cho đến
bán lẻ và người tiêu dùng Tiếp cận chuỗi giá trị cho phép nghiên cứu riêng
từng mắt xích này cũng như tổng thể cả chuỗi giá trị Trên thế giới, có nhiều
nghiên cứu và cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị khác nhau và theo
Kaplinsky và Morris (2001) thì không có cách tiếp cận nào là “chuẩn nhất”
Về cơ bản, phương pháp phân tích cụ thể phụ thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và
đặc điểm của sản phẩm nghiên cứu Điều này là do chuỗi giá trị hiện nay có
thể rất phức tạp, đặc biệt với nhiều mắt xích trung gian Một hộ sản xuất nông
nghiệp (hay một doanh nghiệp) có thể tham gia vào nhiều chuỗi giá trị khác
nhau
Trong khi tiếp cận chuỗi giá trị của UNIDO và USAID tập trung nhiều
vào mục tiêu phân tích chuỗi giá trị thì tiếp cận của Tổ chức hợp tác kỹ thuật
Đức (GTZ) lại chú trọng vào phương pháp thực hiện Để hỗ trợ phân tích
chuỗi giá trị trên thực tế một cách hiệu quả và nhất quán, GTZ đi theo phương
pháp luận Liên kết giá trị (ValueLinks) Tiếp cận của GTZ hướng về thực
hành, trong đó phân chia phân tích chuỗi giá trị thành các module bao gồm các
nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn công cụ phân tích Các module này không
phải là các nhiệm vụ cố định, mà chỉ là các tiêu chuẩn, nguyên tắc, còn việc
thực hiện thực tế lại rất linh hoạt Phân tích liên kết giá trị sẽ thu thập và phân
tích thông tin sao cho có đủ cơ sở cần thiết để thực hiện các hành động can
thiệp vào chuỗi giá trị, đảm bảo hiệu quả can thiệp
31
Giá tăng lên qua mỗi nấc của chuỗi Marketing
Hình 3.1 Giá tăng dọc theo chuỗi marketing
(Nguồn, Phan Thị Giác Tâm, 2008, Marketing rau- hoa-quả )
Khi sản phẩm đi dọc theo chuỗi marketing, giá cả tăng Giá đơn vị thấp nhất khi các nhà vườn trồng Xoài, bán Xoài tại vườn nhà cho các tác nhân thương lái/thu gom có giá thấp hơn chính sản phẩm đó được bán cho các chợ đầu mối tại địa phương, và tương tự, giá tại các chợ đầu mối hay qua mỗi tác nhân thì giá bán ra thường cao hơn giá bán của tác nhân trước Bán trực tiếp cho người bán lẻ sẽ đạt được giá cao nhất Mặc dù bán được với giá cao cho các tác nhân ở phần sau chuỗi marketing đương nhiên bao gồm việc phải trả thêm chi phí vận chuyển, chi phí marketing, tiền thuê mướn nhân công, và chi phí thời gian cho nhà vườn
3.1.2 Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị
thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của Eschborn GTZ theo
biên soạn của Võ Thị Thanh Lộc (2013) [2, trang 5]
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ chặt chẽ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cho đến sản xuất
và phân phối một sản phẩm nào đó đến người tiêu dùng cuối cùng
Ot
Giá
Khác Vận chuyển
Lãi
Chi phí sản xuất Giá của Nhà vườn Giá bán sĩ Giá bán lẻ
Trang 23Người thu gom
Nhà sơ chế
Người bán sỉ, người bán lẻ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị theo phương pháp tiếp cận của GTZ (GTZ 2007)
[ 3, trang 6]
Giải thích: Các giai đoạn sản xuất/khâu:
Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi:
Người tiêu dùng cuối cùng: Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:
3.1.2.1 Người vận hành chuỗi giá trị
Người vận hành chuỗi là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng
cơ bản của chuỗi giá trị Những người vận hành điển hình là nhà vườn, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty công nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà
bán buôn và các nhà bán lẻ Họ có một điểm chung là tại một khâu nào đó
trong chuỗi giá trị, họ sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên
liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm)
3.1.2.2 Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị
Người hỗ trợ chuỗi giá trị là những người tạo điều kiện giúp chuỗi phát
triển như: chính quyền địa phương các cấp; viện/trường và các dịch vụ hỗ trợ
đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi
[3 ] Tài liệu tập huấn dành cho giảng iên về chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường và nghị định 151
Sản xuất Thu gom Sơ chế Thương
mại
Cung cấp
Trong nước
Xuất khẩu
Chính quyền địa phương, ngân hàng, các Sở/ngành liên quan,…
33
3.1.3 Phân tích chuỗi giá trị
Theo Võ Thị Thanh Lộc (2013) phân tích chuỗi giá trị là phân tích mối quan hệ tương tác của các tác nhân đang kinh doanh cùng một sản phẩm trên một thị trường cụ thể Phân tích chuỗi giá trị mô tả hệ thống kinh tế được tổ chức xoay quanh các thị trường sản phẩm cụ thể Phân tích chuỗi giá trị cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bí quyết sản xuất sâu sắc về các thực tiễn kinh tế cụ thể Kết quả của các phân tích này được sử dụng để chuẩn bị cho các quyết định về mục tiêu và chiến lược Dựa trên một phân tích chuỗi được chia sẽ, các doanh nghiệp có thể xây dựng một tầm nhìn chung và xác định các chiến lược nâng cấp phối hợp Các cơ quan Chính phủ sử dụng chuỗi giá trị để định dạng và lập kế hoạch về các hoạt động hỗ trợ cũng như để giám sát các tác động có thể xảy ra
Phương pháp lựa chọn chuỗi giá trị để phân tích chuỗi giá trị Xoài cát (công cụ 1)
Đề tài nghiên cứu chọn chuỗi giá trị Xoài cát tại tỉnh Đồng Tháp là phù hợp với các tiêu chí sau:
- Tiềm năng tăng trưởng của sản phẩm;
- Tiềm năng phát triển đầu tư: Hiện tại, các sở ban ngành tỉnh Đồng Tháp đang và đã thực hiện phát triển sản phẩm trái cây nói chung và Xoài cát nói riêng theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao vị thế của trái Xoài cát Đồng Tháp vươn xa hơn nữa đồng thời nâng cao thu nhập của người dân
- Tiềm năng sử dụng nguồn lực lao động địa phương cao
- Tận dụng phát triển sản phẩm truyền thống - đặc sản của Đồng Tháp
- Sản phẩm nằm trong chiến lược phát triển của địa phương
Vẽ sơ đồ chuỗi và mô tả chuỗi giá trị Xoài cát (công cụ 2)
Nhằm mô tả một bức tranh về sự kết nối, phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau giữa các tác nhân và các quy trình vận hành trong chuỗi giá trị sản phẩm Xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp
1) Lập sơ đồ chuỗi giá trị [2, trang 29] Xoài cát: Sơ đồ chuỗi giá trị Xoài cát thể
hiện các chức năng của chuỗi được thực hiện bởi những nhà vận hành chuỗi và nó cũng mô tả được mối liên hệ của các tác nhân trong chuỗi như Sơ đồ 3.1
Trang 2434
2) Mô tả và lượng hoá chi tiết các chuỗi giá trị - chuỗi giá trị nhà cung ứng,
chuỗi giá trị nhà sản xuất, chuỗi giá trị thị trường và chuỗi giá trị khách
hàng [2, trang 31]
.
3) Tính giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập giữa các
tác nhân trong từng chuỗi giá trị. [2, trang 34]
Liên kết ngang [3, trang 11 ]
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví
dụ: liên kết những người sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm cộng
đồng/ tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm
Nhà vườn trồng Xoài hợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập
cá nhân cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và
các dịch vụ hỗ trợ Tóm lại, liên kết ngang mạng lại các lợi thế như sau:
Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm
qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ
Liên kết dọc [3, trang 12]
Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi (Ví dụ: nhóm
cộng đồng (nhà vườn) liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ
đáp ứng nhu cầu thị trường
Giá trị gia tăng[3, trang 9]
Là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế Khái niệm này
tương đương với tổng giá trị được tạo ra bởi những người vận hành chuỗi
35
(doanh thu của chuỗi = giá bán cuối cùng x số lượng bán ra) Giá trị gia tăng
trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà người vận hành chuỗi bán ra trên thị trường trừ đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua những nguyên liệu đầu vào mà người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung cấp, và giá của những trung gian mua từ những nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ không được coi là mắt xích trong chuỗi
Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị Xoài cát là phân tích các mối quan
hệ giữ các tác nhân tham gia trong chuỗi dưới gốc độ nhà kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hành chuỗi Bao gồm việc xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận, giá trị gia tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi và đưa ra nhận xét phù hợp
Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm:
chuỗi giá trị Xoài cát tại tỉnh Đồng Tháp
chuỗi giá trị Xoài cát
trọng của giá trị tăng thêm tại các khâu khác nhau trong chuỗi trong chuỗi giá trị Xoài cát
mô, năng lực sản xuất, lợi nhuận,…)
Giá trị: giá bán Xoài cát (Xoài cát Chu Cao Lãnh) của mỗi tác nhân
(không cần quy đổi vì đề tài chỉ nghiên cứu Xoài tươi không qua chế biến Tuy nhiên để cho dễ tính thì tác giả quy đổi về một giá của một loại Xoài Đối với Xoài cát Chu Cao Lãnh, tỷ lệ quy đổi giá Xoài xô, loại 2, loại 3 sang Xoài loại 1 lần lượt là 1,23; 1,75 và 3,2 Mức quy đổi giá Xoài loại 2, loại 3 sang loại Xoài loại 1 dựa trên thông tin điều tra và cách tính giá bình quân gia quyền Mức quy đổi giá Xoài xô qua giá Xoài loại 1 được tính trên tổng mức
tỷ lệ thu hồi Xoài xô sau khi được phân loại và giá bán: loại 1 bình quân đạt 60%, loại 2 bình quân 33% với giá gấp 0,57 lần loại 1, loại 3 bình quân đạt 7% với giá bán gấp 0,31 lần loại 1
Trang 2536
(Nguồn số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
tác nhân
gian (hoặc chi phí đầu vào đối với người sản xuất Xoài cát)
Chi phí trung gian của mỗi tác nhân: Giá mua Xoài cát của mỗi tác
nhân đó Đối với nông hộ sản xuất Xoài ban đầu trong sơ đồ chuỗi thì chi phí
trung gian là chi phí đầu vào bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
(giống; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; tất cả các chi phí còn lại của nhà
vườn là chi phí tăng thêm)
máy móc, dụng cụ; nhiên liệu; giấy báo; giấy gói;…) ngoài chi phí trung gian
của mỗi tác nhân
phí
tác nhân trong toàn chuỗi (tổng lợi nhuận 100%)
Phương pháp tiếp cận phân tích lợi thế cạnh tranh của Micheal
Porter [2, trang 59] cho sản phẩm Xoài cát tỉnh Đồng Tháp
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter còn gọi là mô hình
“Năm lực lượng của Porter” là công cụ hữu dụng và hiệu quả để định vị
sản phẩm trên thị trường và đồng thời mô hình này còn cung cấp thêm các
thông tin về đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và quyền lực thị trường của Nhà
cung cấp, cũng như người mua Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh
trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng
cạnh tranh sau:
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (đối thủ cạnh tranh tiềm tàng)
Theo Micheal Porter, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các vùng trong tỉnh,
vùng miền khác hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới
ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành
mạnh hay yếu phụ thuộc vào sức hấp dẫn của ngành, những rào cản gia nhập
ngành như kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại, các nguồn lực đặc thù
(60%+33%x0,57+7%x0,31=81%, tỷ lệ quy đổi 1/0,81=1,23)
37
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành (cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành)
Các tỉnh, vùng đang trồng Xoài cát sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo
ra sức ép trở lại ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh Những yếu tố sau đây sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh lên ngành:
thủ cạnh tranh
ngành có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại Ngành tập trung là ngành có một hoặc vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ngành
Các rào cản rút lui: Rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn
Áp lực cạnh tranh từ khách hàng (Năng lực thương lượng của người mua)
Khách hàng ở đây được hiểu là người tiêu dùng trực tiếp hoặc những nhà phân phối sản phẩm Sức mạnh khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với loại trái cây này Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với s ả n p h ẩ m X o à i c á t sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng
có khả năng áp đặt giá Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm Khách hàng có sức mạnh lớn trong những trường hợp sau:
Khách hàng có tính tập trung cao, tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần lớn
kênh phân phối hoặc sản phẩm đã được chuẩn hóa
Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp (Năng lực thương lượng của nhà cung cấp)
Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao
Trang 2638
động, các đầu vào như phân bón, thuốc BVTV,….Những nhà cung cấp yếu thế
có thể phải chấp nhận các điều khoản nhà vườn đưa ra, nhờ đó nhà vườn giảm
được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp
lớn có thể gây sức ép đối với chi phí mua đầu vào phục vụ cho sản xuất Xoài
bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi
nhuận của ngành
Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập
đến các loại trái cây khác Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện
khi nhu cầu về một loại trái cây này bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của
một loại trái cây khác thay thế Độ co giãn nhu cầu theo giá của một Xoài cát
chịu tác động của sự thay đổi giá ở các loại trái cây thay thế Càng có nhiều
loại trái cây thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu trái cây có độ co giãn càng
cao (có nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá trái cây cũng dẫn đến sự
thay đổi lớn trong lượng cầu trái cây) vì lúc này người mua có nhiều sự lựa
chọn hơn Vì vậy, sự tồn tại của các loại trái cây thay thế làm hạn chế khả
năng tăng giá của các tác nhân trong việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm
Xoài cát
39
Hình 3.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
(Nguồn Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013)
Phân tích SWOT toàn chuỗi sản phẩm Xoài cát (công cụ 7)
Phân tích thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội và thách thức/nguy cơ của mỗi tác nhân tham gia chuỗi cũng như của toàn chuỗi giá trị Xoài cát từ đó
đề xuất các chiến lược phù hợp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị Xoài cát
trị Xoài cát góp phần thúc đẩy phát triển tốt hơn (xảy ra trong hiện tại)
trong chuỗi giá trị Xoài cát làm hạn chế phát triển (xảy ra trong hiện tại)
tối ưu hóa sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được (xảy ra trong tương lai)
Nhà cung cấp (Cung cấp đầu vào: thuốc BVTV, phân bón,…)
Loại trái cây thay thế (ổi, Bưởi, Cam, mận,…)
Khách hàng ( người tiêu dùng nội địa, nước ngoài)
Đối thủ tiềm ẩn (Những vùng miền, tỉnh có thể trồng Xoài cát)
Cạnh tranh nội
bộ ngành (cạnh tranh giữa các vùng có trồng Xoài cát)
Trang 2740
T (thách thức/nguy cơ): Những yếu tố bên ngoài có khả năng tạo ra
những kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự
phát triển (xảy ra trong tương lai)
SWOT có thể đưa ra mô hình kết hợp lần lượt từng cặp giữa các yếu tố
bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và các yếu tố bên ngoài (cơ hội và thách
thức) Sự kết hợp này nhằm tận dụng một cách tốt nhất các yếu tố có lợi và
giảm thiểu hoặc né tránh các yếu tố bất lợi
đồng thời tận dụng các cơ hội để khắc phục yếu kém hiện nay
dọa
nguy cơ
Sau khi có được ma trận SWOT, các chiến lược nâng cấp phát triển có
thể đề xuất dựa trên sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (chiến lược công
kích), giữa điểm mạnh và thách thức (chiến lược đối phó/thích ứng), giữa
điểm yếu và cơ hội (chiến lược điều chỉnh) và giữa điểm yếu và nguy cơ
(chiến lược phòng thủ)
Nâng cấp chuỗi giá trị là yếu tố quan trọng trong một hệ thống chuỗi giá
trị vì nó cung cấp các giải pháp để đạt được tầm nhìn chiến lược nâng cấp
cũng như kế hoạch hành động cụ thể nhằm phát triển chuỗi giá trị bền vững
Có ba chiến lược được chọn trong bốn chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị
của Võ Thị Thanh Lộc (2013) làm chiến lược nâng cấp chuỗi giá Xoài cát tỉnh
Đồng Tháp: (i) Chiến lược nâng cao chất lượng; (ii) chiến lược đầu tư công
nghệ và (iii) chiến lược tái phân phối
Để đưa ra chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dựa trên cơ sở phân tích
chuỗi giá trị hiện tại của chuỗi giá trị Xoài cát, phân tích hoạt động của các tác
nhân, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Xoài cát và phân tích SWOT kết hợp
với kế hoạch phát triển của tỉnh Đồng Tháp
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp chọn quan sát ngẫu nhiên phân tầng đối với nhà vườn trồng Xoài và kết hợp với phương pháp phát triển mầm đối với các tác nhân còn lại
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đặt ra của nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp như sau:
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn như niên giám thống kê, các báo cáo khoa học, dự án, tham luận qua các hội thảo, hội nghị, báo chí, Internet, từ các Sở/phòng, Ban ngành cấp tỉnh/huyện về tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị Xoài cát Các thông tin này được tổng hợp, phân tích cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp này được thực hiện khi đã hiểu rõ địa bàn nghiên cứu Chia làm nhóm thảo luận, một nhóm đối tượng được chọn là những nông hộ sản xuất/canh tác xoài Mỗi xã/phường một nhóm có 10- 15 người
Trang 2842
Với phương pháp này, người dân sẽ đánh giá chung về tình hình sản xuất
và tiêu thụ, thu nhập, đời sống Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thử thách
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Kết quả thảo luận nhóm này, sẽ làm cơ sở
để thiết lập các chỉ tiêu nghiên cứu cho việc điều tra theo bản câu hỏi và
những thông tin định tính bổ ích cho việc so sánh đối chiếu với kết quả nghiên
cứu định lượng
Thảo luận nhóm cán bộ cấp phường/xã
Thảo luận nhóm đối với nhóm cán bộ phường/xã bao gồm các ban
ngành: Phó chủ tịch phụ trách sản xuất/kinh tế, hội phụ nữ, hội nhà vườn, đoàn
thanh niên, Mỗi phường/xã sẽ được thực hiện một cuộc thảo luận nhóm
Phỏng vấn sâu lãnh đạo/người am hiểu vấn đề (KIP - Key
Informant Panel)
Phương pháp này nhằm tìm hiểu thông tin với phạm vi sâu hơn của các
lãnh đạo đầu ngành tỉnh/huyện, cán bộ am tường của cơ sở/ phòng ban nông
nghiệp, thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc đã soạn sẵn về chuỗi giá trị
Xoài cát của tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh liên quan về nhận thức của người dân
nông thôn trong việc sản xuất và tiêu thụ Xoài cát Tìm hiểu định hướng phát
triển kinh tế địa phương, các loại hình sản xuất cần phát triển, những thuận lơi,
khó khăn chính trong sản xuất/canh tác Xoài cát tại địa phương, các giải pháp
phát triển, v.v
Phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi
Các số liệu tập trung khai thác thông tin về hoạt động mua, hoạt động
bán, chi phí, giá bán, lợi nhuận của từng tác nhân Nghiên cứu này đã tiến
hành theo hình thức phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia trong chuỗi sản
xuất và tiêu thụ xoài bằng bản câu hỏi cấu trúc cho từng tác nhân tham gia
trong chuỗi, điều tra 265 quan sát mẫu cho tất cả các tác nhân, cụ thể như sau:
bao gồm: người cung cấp đầu vào (giống, vật tư, ); người sản xuất (nhà vườn
trồng Xoài) - phỏng vấn 200 hộ nhà vườn trồng Xoài cát trên 4 xã ( Mỹ Hội,
Mỹ Xương thuộc huyện Cao Lãnh và Tân Thuận Tây, Tịnh Thới thuộc Tp
Cao Lãnh) và 1 Thị Trấn Mỹ Thọ (thuộc huyện Cao Lãnh) có diện tích trồng
Xoài cát lớn nhất huyện và thành phố Cao Lãnh; thương lái thu mua; HTX;
người sơ chế; chợ đầu mối; vận chuyển; người bán lẻ; Những tác nhân tham
gia chuỗi được chọn có tính chất liên kết chuỗi, xuất phát từ nhà vườn trồng
Xoài Kế đến nhà vườn trồng Xoài bán cho những đối tượng nào, ở đâu thì sẽ
43
tiếp tục tiến hành thu thập thông tin trên những đối tượng tham gia trong chuỗi
Bảng 3.1 Cở mẫu và phương pháp thu thập thông tin
Nhà vườn + 02 nhóm PRA (10 nhà vườn/nhóm) 200 + 02
Sơ đồ 3.2 Tiến trình thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị Xoài cát
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu và lập bảng phân phối tần số, hình,… Đây là cơ sở để tổng hợp và phân tích cơ bản các dữ liệu được thu thập trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi Trong đề tài này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng các nông hộ trồng Xoài ở Đồng Tháp và tình hình tiêu thụ
Phân tích hoạt động tác nhân trong chuỗi giá trị Phân tích kinh tế chuỗi giá trị Xoài cát
Phân tích hiện trạng sản xuất và tiêu thụ Xoài cát
Phân tích lợi thế cạnh tranh
Đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi
THU THẬP SỐ LIỆU
PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Trang 2944
Xoài thời gian qua của các tác nhân (lao động, thu nhập, số lao động tham gia,
chi phí, giá bán Xoài, sản lượng, các hoạt động mua bán, hỗ trợ chuỗi,…)
Phân tích chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân
tham gia chuỗi, kênh thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi
Phân tích kinh tế chuỗi
Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích chi phí trung gian, chi phí
tăng thêm, doanh thu, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của mỗi tác nhân
và của toàn chuỗi
Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá
mà mỗi tác nhân bán được trừ đi chi phí trung gian đó là những chi phí để mua
nguyên vật liệu đầu vào của nhà sản xuất ban đầu hay chi phí mua sản phẩm
đầu vào của các tác nhân theo sau trong chuỗi
Giá trị gia tăng = (Số lượng x Giá bán) – Chi phí trung gian
Phân tích tỷ số tài chính
Phân tích tỷ số lợi nhuận/chi phí cho biết 1 đồng chí phí tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận
Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận (NVA - Net Value Added) được xác
định như sau: Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – Chi phí tăng thêm
Trong đó, chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh ngoài chi phí
dùng để mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí
thuê lao động, chi phí vận chuyển, liên lạc, điện, nước, chi phí bán hàng, v.v…
Phân tích ma trận SWOT
hợp các yếu tố từ bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu
bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của mỗi tác nhân cũng như
của toàn bộ chuỗi giá trị Xoài cát, là cơ sở đề ra các chiến lược phát triển và
nâng cấp chuỗi giá trị Mô hình phân tích SWOT để đưa ra chiến lược phát
triển chuỗi giá trị sản phẩm Xoài cát được thể hiện ở Hình 3.3.Kết hợp với
phương pháp phân tích lợi nhuận và chi phí để tính toán giá trị gia tăng, giá trị
gia tăng thuần Tiếp theo đề tài nghiên cứu tiếp tục sử dụng phương pháp phân
tích chuỗi giá trị dựa vào lý thuyết tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky và
45
Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007) và Võ Thị Thanh Lộc (2013) Kết quả đạt được sẽ là kênh phân phối sản phẩm Xoài cát đặc sản ĐBSCL
Đề tài cũng sử dụng phương pháp mô hình 5 lực lượng cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh nội bộ ngành, áp lực cạnh tranh từ khách hàng, áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế) để xác định sản phẩm Xoài cát có tiềm năng hay không, có nên mở rộng sản phẩm ra một thị trường mới hay không đồng thời nhận định mặt mạnh, mặt yếu cơ hội cũng như nguy cơ mà ngành kinh doanh gặp phải trong
cả môi trường bên trong và bên ngoài
Từ đó, hình thành nên những giải pháp nâng cấp chuỗi nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ Xoài cát ở vùng nghiên cứu thì ngoài kết hợp các thông tin
đã phân tích thì đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích SWOT để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của vấn đề Kết hợp với phân tích tổng hợp để thực hiện mục tiêu 4
Hình 3.3 Mô hình phân tích ma trận SWOT
(O)
Cơ hội
O+S: Kết hợp thế mạnh để tận dụng cơ hội
O+W: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu
(T) Thách thức
T+S :Sử dụng điểm mạnh
để vượt qua thách thức
T+W : Cần khắc phục mặt yếu kém và tìm ra giải pháp
để vượt qua thách thức
Trang 3046
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ XOÀI TỈNH ĐỒNG THÁP
4.1.1 Tình hình sản xuất Xoài tại tỉnh Đồng Tháp
Nằm dọc theo dòng sông Tiền, Đồng Tháp phát triển vùng trồng Xoài cát
Chu Cao Lãnh với thổ nhưỡng phù hợp và người trồng có kinh nghiệm truyền
thống lâu đời của người dân huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng
Tháp) Đây là 1 trong những vùng trọng điểm trong chương trình phát triển
vườn cây ăn quả chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao Thông qua chuyển
giao khoa học kỹ thuật, hình thành mạng lưới tổ nhà vườn sản xuất giỏi, bà
con đã áp dụng phổ biến các kỹ thuật xử lý cho cây ra trái theo ý muốn, bao
trái non; chăm sóc để Xoài đạt chất lượng tốt, năng suất; sản lượng cao; bán
được giá Nhờ vậy, nhà vườn trồng Xoài tại các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang,
Trà Vinh đã đạt lợi nhuận mỗi năm trên 50 triệu đồng/ha Những năm được
mùa, trúng giá có thể thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha Hiện nay, những
địa bàn giáp ranh giữa hai huyện Cái Bè (Tiền Giang) và Cao Lãnh (Đồng
Tháp) chính là vùng trồng Xoài chất lượng cao quy mô lớn tại ĐBSCL Tháng
2/2012 Xoài Cát Chu Cao Lãnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa
học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tập thể,
được cấp mã vùng xuất khẩu qua Newzeland, Úc, Nhật Bản và đã được một vài
công ty như Xuyên Việt, Yasaka của Nhật đặt quan hệ thương mại (Tuyên,
2012)
Trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, sản xuất cây ăn trái nói chung và
cây Xoài nói riêng hiện nay không chỉ chú trọng đến năng suất, sản lượng mà còn
tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm Khi đời sống của người dân ngày
càng được cải thiện, thu nhập tăng lên thì nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng ngày
càng khắc khe hơn, nhất là trong bối cảnh gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) thì điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải được xem trọng Những
năm qua, Đồng Tháp đã tập trung chỉ đạo sản xuất Xoài theo hướng an toàn, chất
lượng nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh
của nông sản tỉnh nhà Cụ thể tỉnh đã hình thành vùng sản xuất Xoài Cát theo tiêu
chuẩn GlobalGAP quy mô 21 ha tại huyện Cao Lãnh, tiêu chuẩn VietGAP 10 ha,
đủ điều kiện sản xuất an toàn 20 ha tại huyện Cao Lãnh, VietGAP 40 ha và đủ
mô hình sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn GAP còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại: nhận thức của người dân về tầm quan trọng của sản xuất GAP chưa cao, diện tích sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của người dân chưa đồng đều, sản phẩm chưa đồng nhất về chất lượng, giá bán sản phẩm GAP còn chưa có sự khác biệt đáng kể so với sản phẩm sản xuất theo truyền thống, đôi khi bằng với giá sản phẩm sản xuất theo truyền thống, một số
Tổ hợp tác và HTX sản xuất theo tiêu chí GAP chưa ký kết được hợp đồng bao tiêu sản phẩm do sản lượng thiếu tập trung, chưa đáp ứng nhu cầu của các Công
ty thu mua và chế biến…do vậy chưa tạo được sức hút đủ mạnh để người dân tham gia vào mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP Hiện sản xuất cây ăn trái theo hướng GAP ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới dừng lại ở các mô hình
và tồn tại lớn nhất cho đến nay vẫn là đầu ra cho sản phẩm trái cây an toàn Sản xuất chưa gắn kết với thị trường nên một số cơ sở đạt chứng nhận VietGAP, GAP nhưng thị trường xuất khẩu chưa có hoặc không ổn định trong khi thị trường trong nước thương lái mua với giá như sản phẩm bình thường, nên ở một số địa phương xuất hiện tình trạng nhà vườn quay lưng với sản xuất theo hướng GAP
Từ năm 2001 đến nay diện tích và sản lượng Xoài cát ở tỉnh đều tăng lên theo các năm (năm 2000 diện tích trồng Xoài chỉ có 3600 ha, sản lượng 12.000 tấn nhưng đến năm 2012 diện tích đã tăng lên 9.031 ha với sản lượng đạt được 83.992 tấn trên toàn tỉnh) với những lý do: Điều kiện đất đai, khí hậu, nước,…phù hợp cho phát triển loại cây ăn trái này; Người dân ở Đồng Tháp
đã có kinh nghiệm sản xuất từ rất lâu đời về trồng Xoài; Có nguồn giống đầu giồng (địa phương) chất lượng cao; Chính sách hỗ trợ: Vay vốn cải tạo, cơ sở
hạ tầng (bờ bao, giao thông nông thôn, ) quy hoạch vùng sản xuất Xoài theo đúng tiêu chuẩn Gap, VietGap, …; Đều đặc biệt hơn nữa là lợi nhuận từ cây Xoài cao hơn so với cây lúa: một công lúa một năm thu được lợi nhuận khoảng 5 triệu đồng còn một công Xoài thu khoảng 6-8 triệu đồng năm 2012
Trang 3148
Năm 2008 lợi nhuận bình quân từ cây Xoài 141 triệu/ha ở thành phố Cao Lãnh
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những khó khăn: Đầu
vào (thuốc BVTV, phân bón,…) đều tăng lên theo mỗi vụ nhưng giá bán Xoài
lại giảm so với năm 2008 và 2012 Tháng 10/2012 giá Xoài Cao Lãnh 120.000
Kết quả chia sẽ của nhà vườn tham gia thảo luận nhóm (PRA) cho thấy,
cây Xoài cát Chu Cao Lãnh có năng suất rất cao trung bình 20 tấn/ha/năm, dễ
trồng, thích hợp với vùng đất Đồng Tháp Thời gian sinh trưởng và bắt đầu
cho trái khoảng 3 năm sau khi trồng Từ khi cây ra hoa đến khi thu hoạch
khoảng 3,5 tháng Với biện pháp xử lý ra hoa trái vụ, các vườn Xoài tại Đồng
Tháp cho thu hoạch trái quanh năm Nếu căn cứ vào vụ mùa (ra hoa tự nhiên)
thì có thể chia thành 4 thời vụ ra hoa chính trong năm như sau:
Hình 4.1 Lịch thời vụ trong năm của Xoài cát Chu Cao Lãnh
(Nguồn: Phỏng vấn KIP tại trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp,2013)
tháng 4 đến hết tháng 6
bón thuốc gốc, cắt cành, sau đó phun thuốc xử lý, kích thích ra hoa Thời
gian bắt đầu cho thu hoạch giữa tháng 8 đến tháng 10
Vụ Nghịch: tiến hành bón thuốc gốc, cắt cành, xử lý-kích thích ra hoa
Xoài bắt đầu ra hoa từ tháng 7 - 9 (tùy thuộc vào thời điểm nhà vườn chọn
xử lý) và cho thu hoạch từ cuối tháng 10 đến tháng 1 năm sau
[ 4 ] KIP và PRA tại trung tâm Khuyến nông thành phố Cao Lãnh
cây ra hoa Thời gian ra hoa vụ này là tháng 11 - 12 và thời gian thu hoạch trái từ giữa tháng 2 đến tháng 4
Mặc dù có 4 đợt có thể xử lý ra hoa nhưng nhà vườn thường kích thích ra hoa khoảng 2 vụ/năm hoặc 3 vụ/năm để đảm chất lượng trái và năng suất Nếu liên tiếp xử lý kích thích ra hoa sẽ làm cây suy kiệt, giảm khả năng chống chịu
và cây dễ chết do bị tác động bởi thời tiết, sâu, bệnh hại Với mùa vụ ra hoa liên tiếp trong năm nên vụ thu hoạch trái cũng gần như quanh năm
4.1.2 Tình hình tiêu thụ Xoài ở tỉnh Đồng Tháp
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, cây Xoài chiếm khoảng 9.301 ha (năm 2012) trên tổng số 24.000 ha diện tích cây ăn trái toàn tỉnh Trong đó, có khoảng 80 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP và GlobalGAP Được xem là trái cây đặc sản của địa phương Xoài Cát chu Cao Lãnh, hiện “xuất ngoại” tại nhiều thị trường trên thế giới như: New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc v.v với giá từ 3,5 đến 4 đôla/kg
Mặt khác, việc phun thuốc bảo quản để cho nông sản nói chung chứ không riêng gì Xoài giữ được lâu hơn hiện đang là một vấn nạn chưa có cách nào kiểm soát Bỏ tem trộn lẫn Xoài tạo ra lợi nhuận cao nên rất khó kiểm soát, mặc dù bản thân các đại lý đầu mối tại thị trường bán buôn mua hàng từ Xoài ở Đồng Tháp thì vẫn bán đúng chủng loại, loại nào giá đó Nhưng họ không bán lẻ
Do vậy, trên thị trường không thể chỉ dẫn chính xác nơi nào đang bán Xoài cát Chu Cao Lãnh cho người tiêu dùng một khi các trái Xoài đã đi qua
Trang 3250
kênh truyền thống là chợ đầu mối Chỉ có thể tỉ mỉ ngồi nhặt từng quả thì có
thể phân biệt được với người đã có kinh nghiệm Cách dễ nhất là ăn thử Nếu
đã được ăn một lần, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận ra hương vị đặc biệt của
Xoài cát Chu Cao Lãnh
, có 4 kênh tiêu thụ Xoài chính, trong đó kênh từ nhà vườn bán trực tiếp cho vựa hoặc
thông qua người thu gom/thương lái, sau đó phân loại, đóng gói và vận chuyển
đến các thị trường khác nhau: TP HCM, các tỉnh miền Trung và miền Bắc,
Trung Quốc và một vài nước ở Châu Âu Vựa đóng gói ở địa phương đóng vai
trò rất quan trọng trong việc điều phối toàn bộ hệ thống tiêu thụ Xoài trong cả
nước Mặc dù có nhiều điểm thuận lợi nhưng qua phân tích, trong chuỗi giá trị
Xoài ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn ở tất cả các tác nhân/thành viên tham gia
Trái Xoài cát có rất nhiều kênh tiêu thụ, qua kết quả khảo sát tình hình
tiêu thụ Xoài của nhà vườn ở Bảng 4.1 cho ta thấy có 88,5% số hộ bán Xoài
cho thương lái địa phương, 46,5% số hộ bán cho Vựa/Đại lý Xoài trong tỉnh,
có 11,5% số bán hộ bán Xoài tại vựa phân phối ngoài tỉnh (chợ An Hữu, Chợ
đầu mối Thủ Đức,…), kết quả cho thấy đa phần nhà vườn bán Xoài phải qua
rất nhiều khâu trung gian, từ thương lái nhỏ, thương lái/thu gom lớn hơn, vựa
đóng gói trong tỉnh, vựa phân phối ngoài tỉnh, đến công ty chế biến và xuất
khẩu,…
Bảng 4.1 Đối tượng bán Xoài của nhà vườn
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
Tỷ lệ hao hụt
Qua kết quả khảo sát thực tế nhà vườn thì có 78% số hộ có tỷ lệ hao hụt
dưới 5% sản lượng thu hoạch, các nông hộ trồng Xoài đã trang bị các dụng cụ
thu hoạch cần thiết như sọt đựng trái, cần xé vận chuyển, xe đẩy tay vận
chuyển Xoài… nhằm giảm đến mức thấp nhất trái bị dập cơ học trong qua
trình thu hoạch và vận chuyển, hao hụt từ 5 đến 10%, chiếm 12% số hộ và tỷ
hộ cho là do sâu bệnh hại tấn công
Tóm lại, tình hình sản xuất và tiêu thụ Xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp còn gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn đầu vào đến đầu ra Giá cả vật tư không ổn định, thời tiết diễn biến thất thường là cho chi phí sản xuất tăng lên Theo đánh giá của các nhà vườn trồng Xoài này thì xoài rất dễ đậu trái, năng suất thu hoạch cao, chí phí không nhiều Vườn Xoài của nhà vườn rất cao nên việc chăm sóc cũng dẫn đến phần nào khó khăn như: bao trái, thu hoạch dễ bị dập, hư,…Một đều cần suy ngẫm để đề ra hướng giải quyết về vấn đề sản xuất theo quy trình GAP, an toàn mà giá không khác biệt gì so với Xoài sản xuất bình thường trong khi chi phí đầu tư cao hơn rất nhiều Bên cạnh tình hình sản xuất Xoài của nhà vườn như vậy thì việc mua bán cũng gặp rất nhiều khó khăn Giá Xoài bấp bênh “được mùa mất giá”, thường xuyên bị thương lái ép giá khi thị trường Xoài không ổn định
4.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI CÁT TỈNH ĐỒNG THÁP
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài đã được thực hiện điều tra 263 đáp viên
và 2 nhóm phỏng vấn KIP và PRA ở huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh
có liên quan đến hoạt động sản xuất, thu mua, sơ chế và xuất khẩu Xoài cát (Xoài cát Chu Cao Lãnh) gồm: Cung cấp đầu vào: giống, phân bón, thuốc BVTV,…; Thương lái; Vựa đóng gói trong tỉnh; Vựa phân phối ngoài tỉnh; bán lẻ; HTX; và tác nhân hỗ trợ: Tín dụng; Vận chuyển, chợ đầu mối
4.2.1 Thực trạng hoạt động của các tác nhân sản xuất đầu vào trong chuỗi giá trị Xoài cát
4.2.1.1 Trại cây giống
Qua kết quả khảo sát các chủ trại giống ở Đồng Tháp, tuổi trung bình 43 tuổi (cao nhất 54 tuổi và thấp nhất 32 tuổi) Hầu hết, các trại cây giống chủ yếu lấy công làm lời, không có thuê lao động Loại giống Xoài sản xuất chủ yếu là Xoài cát Chu Cao Lãnh, Xoài Cao Lãnh và Đài Loan Hình thức sản
Trang 3352
xuất giống chủ yếu là ghép cành Đa số chủ trại giống học kỷ thuật ghép của
các chủ trại giống khác, từ bạn bè và hội làm vườn
Tình hình kinh doanh: Loại giống Xoài được kinh doanh tại các trại cây
giống: Xoài Cao Lãnh, Xoài cát Chu Cao Lãnh và Đài Loan Đây là 3 giống
Xoài hiện nay được cho là phát triển nhất Một số trại cây giống tự sản xuất
cây giống ra để kinh doanh (50%), tuy nhiên cũng có một số (50%) trại giống
nhận hàng từ các trại giống ở Bến Tre về bán lại cho nhà vườn Hiện tại giá
giống Xoài Cao Lãnh giao động từ 17000 – 18000 đồng/cây; Xoài cát Chu
Cao Lãnh giá từ 13000 – 17000 đồng/cây Hiện nay giống Xoài Đài Loan
đang bị sốt giá từ 18000 - 19000 đồng/cây, vì thị trường Trung Quốc đang
tiêu thụ Xoài này với lượng rất lớn nên người dân đua nhau trồng Xoài Đài
Loan Nguy cơ cây Xoài cát Chu Cao Lãnh sẽ bị thay thế
Khó khăn khi kinh doanh cây giống: Giao thông vận chuyển khó khăn,
phải lấy hàng từ Bến Tre về, nguồn cây giống ở tỉnh chưa phát triển nhiều
Theo chia sẽ của các trại giống thì việc kinh doanh nhiều giống cây ăn trái
khác nhau giúp trại giống đa dạng và ổn định được nguồn thu nhập Vì thực tế
thì nhu cầu Xoài giống không nhiều, do đó cần phải kinh doanh thêm các loại
giống cây ăn trái khác cũng như kinh doanh thêm các loại hoa kiểng
4.2.1.2 Cửa hàng Vật tư Nông nghiệp (VTNN)
Kết quả cho ta thấy, tuổi chủ cửa hàng VTNN trung bình 44,4 tuổi (thấp
nhất 27 tuổi cao nhất 56 tuổi) Kinh nghiệm buôn bán VTNN trung bình trên
10 năm (thấp nhất 3 năm cao nhất 27 năm) Đối với đại lý cấp 1 thì số lao
động cao nhất 7 người (trong đó lao động thuê 4 người, 2 lao động nữ) vì phải
giao thuốc, đứng bán, bốc vác,…nên cần nhiều lao động trong khi đó đại lý
cấp 2 cao nhất chỉ cần 4 người trong đó lao động thuê một và một lao động nữ
Bảng 4.2 Thông tin chung của chủ cửa hàng Vật tư Nông nghiệp
lý cấp 1 khác (17%) Theo mặt bằng chung hiện nay, hầu như các công ty có
uy tín, chất lượng và những công ty lớn rất ít khi bán nợ cho các đại lý Qua kết quả khảo sát, hình hình thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt chiếm trên 65%, hình thức gối đầu chiếm 25%
Về khả năng đánh giá chất lượng các sản phẩm vật tư nông nghiệp, có khoảng 66,7% các chủ đại lý VTNN đều có khả năng đánh giá được chất lượng sản phẩm dựa theo nhận biết từ kinh nghiệm, uy tín và nguồn gốc của nhà cung cấp Quan trọng hơn, hầu hết các chủ đại lý VTNN đều được tập huấn để nhận dạng và phân loại chất lượng sản phẩm nông dược Đơn vị tổ chức tập huấn là các công ty phân, thuốc BVTV chiếm 42% bằng cách tổ chức những cuộc hội thảo khách hàng, hội nghị, giao lưu Bên cạnh đó, phòng Nông nghiệp cũng tổ chức tập huấn cho các cửa hàng đại lý chiếm 42% và quản lý thị trường tập huấn chiếm 16% Theo các chủ đại lý chia sẽ, sau khi kết thúc tập huấn có thể ứng dụng vào thực tế công việc khoảng 30%
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các đại lý VTNN đều cung ứng đầy đủ được lượng VTNN cho nhà vườn cần (75%), chỉ khoảng 16% cho rằng không đáp ứng đủ, đặc biệt khi thời tiết thay đổi bất thường thì nhu cầu sử dụng VTNN của nhà vườn tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại Do đó, lượng sản phẩm tại các đại lý không đáp ứng đủ Hình thức thanh toán giữa nhà vườn với các đại lý VTNN là tiền mặt chiếm khoảng 42%, chỉ khoảng 25% thanh toán một phần (từ 50% đến 80% tổng số tiền nhà vườn mua) Nhìn chung, các đại lý đều có vay thêm vốn để kinh doanh, khoảng 50% các đại lý VTNN vay tiền từ ngân hàng và 50% sử dụng vốn tự có Bình quân một đại lý đóng thuế khoảng 8 triệu đồng/năm tùy vào quy mô kinh doanh của từng đại
lý mà có mức đóng thuế khác nhau Hai loại thuế chủ yếu là thuế môn bài đóng theo năm và thuế kinh doanh khoán theo hàng tháng
Trang 3454
4.2.1.3 Nhà vườn
Qua kết quả khảo sát, tổng 200 nhà vườn trồng Xoài cát thì có đến 96,6%
chủ hộ là nam, 16,5% chủ hộ dưới 40 tuổi, 27,5% chủ hộ từ 41 đến 50 tuổi,
30,5% chủ hộ từ 51 đến 60 tuổi và 25,5% chủ hộ trên 60 tuổi Như vậy phần
lớn chủ hộ trồng Xoài cát có tuổi đời khá lớn, có đến 83,5% chủ hộ trên 40
tuổi Tuổi trung bình của chủ hộ khoảng 52 tuổi (cao nhất 75 tuổi và thấp nhất
(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
Kết quả phân tích cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất Xoài cát
phân bố ở cấp 1 là 29,5%, cấp 2 là 38,0% và cấp 3 là 30,0%, tỷ lệ học cao
đẳng và đại học rất ít chỉ có 2,0%, mù chữ 0,5%
Đồng Tháp là tỉnh có truyền thống canh tác Xoài lâu đời và diện tích
canh tác Xoài lớn nhất vùng ĐBSCL, nhà vườn ở đây chủ yếu tự nhân giống
(nhất là 2 loại giống Xoài cát Chu Cao Lãnh và cát Xoài Cao Lãnh), chiếm
59% nông hộ, có 23% nông hộ vừa tự nhân giống và mua cây giống, chỉ có
18% nông hộ mua cây giống về trồng Điểm mua cây giống của nhà vườn
phần lớn mua ở những trại bán cây giống, chiếm 73,3%, nhà vườn mua cây
giống trôi nổi chiếm tỷ lệ 12,3%, mua giống từ Trung tâm giống của tỉnh
14,4%
Nhà vườn trồng Xoài mua phân bón, thuốc BVTV tại các đại lý cấp 1
chiếm 44%, đại lý cấp 2, cấp 3 chiếm 52%, chỉ có 4% nông hộ mua tại các
điểm bán lẻ ở các chợ Qua khảo sát có 65% số hộ chọn điểm mua vật tư đầu
vào do có quen biết từ trước Do nhà vườn thường xuyên mua vật tư đầu vào
là 50 năm, kinh nghiệm trung bình là 16,37 năm
Bảng 4.4 Kinh nghiệm sản xuất Xoài của nông hộ
(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
Từ kết quả phân tích trên cho thấy nhà vườn ở đây đã canh tác Xoài khá lâu, đa phần nhà vườn đã có kinh nghiệm canh tác trên 10 năm (chiếm 73%),
và có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, xử lý nghịch vụ, phòng trừ dịch hại… nên giúp cho hiệu quả sản xuất Xoài cát sẽ được nâng cao Diện tích đất trồng Xoài cát của nhà vườn tại vùng nghiên cứu có quy mô tương đối nhỏ, số
hộ có diện tích dưới 0,5 ha là 57,5%, diện tích từ 0,5 đến 1,0 ha là 27,5%, trên
1 ha là 15% Diện tích đất trồng Xoài cát nhỏ nhất là 0,07 ha, lớn nhất là 4,0
ha, diện tích trung bình là 0,66 ha Trong đó diện tích trồng Xoài cát Chu Cao Lãnh trung bình 0,42 ha/hộ (thấp nhất là 0,02 ha/hộ và cao nhất là 4 ha/hộ) Trong tổng số 200 nhà vườn nông hộ được phỏng vấn, có 169 nhà vườn có máy phun thuốc chiếm 84,5%, 163 nhà vườn có môtơ/máy bơm nước chiếm 81,5%, 120 hộ có dụng cụ cắt cành chiếm 60,0%, 94 nhà vườn có dụng cụ hái trái chiếm 47%, 133 số hộ có sọt đựng trái chiếm 66,5%
Kết quả điều tra từ Bảng 4.5 cho thấy, loại hình được tập huấn phổ biến nhất là kỷ thuật xử lý kích thích ra hoa, đậu trái (46,9%), sản xuất Xoài theo tiêu chuẩn VietGap cũng được chuyển giao rộng rãi (43%) Tiền đề để hình
Trang 3556
thành thói quen cho sản xuất theo hướng GAP là sản xuất theo tiêu chuẩn an
toàn
Bảng 4.5 Hình thức tham gia tập huấn kỹ thuật của nông hộ
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
Do đó, thường nhà vườn được tập huấn sản xuất theo hướng an toàn
trước, giúp nhà vườn làm quen với kỹ thuật mới và hình thành nên một số kỹ
năng cần thiết để giúp nhà vườn dễ thích ứng với phương pháp sản xuất theo
VietGap và GlobalGap hơn Vì vây tập huấn sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn
cũng chiếm khá cao (34,4%) Tình hình tham gia các tổ chức Hội, Đoàn của
nông hộ cho thấy đa phần nông hộ tham gia Hội nhà vườn, chiếm 57,9% số
hộ, tham gia Hợp tác xã 9,8% số hộ, Tổ tư vấn GAP chiếm 15,7% số hộ, Đoàn
Thanh niên chiếm 16,7% Kết quả từ Bảng 4.6 cho thấy, đa phần nhà vườn sản
xuất Xoài cát có ít hơn 4 nhân khẩu, với 113 hộ chiếm tỷ lệ 56,5%, có 23%
nông hộ có từ 4 đến 5 nhân khẩu và 20,5% nông hộ có trên 5 nhân khẩu
Bảng 4.6 Số nhân khẩu của nhà vườn sản xuất
(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
Kết quả từ Hình 4.2 cho thấy nhà vườn trồng nhiều nhất là giống Xoài
cát Chu Cao Lãnh, có 46% nhà vườn sản xuất, đây là giống Xoài dễ canh tác,
57
cho năng suất khá cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương và xu thế thâm canh tăng năng suất hiện nay, kế đến là giống Xoài Cao Lãnh (thường gọi Xoài Hòa Lộc) có 26% hộ canh tác, đây cũng là giống Xoài đặc sản tại địa phương, Xoài Cao Lãnh khó xử lý trái hơn Xoài cát Chu Cao Lãnh, năng suất cũng thấp hơn nhưng giá bán cao hơn Xoài cát Chu Cao Lãnh Do vậy, một số nhà vườn có kinh nghiệm xử lý trái vụ tốt mới chọn giống Xoài Cao Lãnh Giống Xoài Ghép (Xoài 3 mùa mưa) và Đài Loan cũng được nhà vườn chọn trồng, hai giống Xoài này được nhà vườn trồng xen vào vườn Xoài Cao Lãnh, Xoài Chu Cao Lãnh nhằm đa dạng chủng loại Xoài và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
Hình 4.2 Cơ cấu giống Xoài cát được nhà vườn sản xuất
(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
Kết quả từ Bảng 4.7 cho thấy có 54% nhà vườn được phỏng vấn có sử dụng bao trái Xoài trong sản xuất, 46% số hộ không sử dụng bao trái Bảng 4.7 Ưu điểm khi sử dụng bao trái của nhà vườn trồng Xoài
(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
Trang 3658
Ưu điểm của kỹ thuật bao trái qua phỏng vấn có 93,5% số hộ cho rằng khi bao
trái trái Xoài đẹp, tỷ lệ Xoài loại 1 cao, 79,6% số hộ trả lời nếu sử dụng bao
trái sẽ giảm số lần phun thuốc và chi phí thuốc BVTV, 36,1% số hộ cho rằng
bán được giá hơn không bao trái, 37,9% số hộ cho rằng trái ít sâu bệnh và
10,1% cho rằng khi bao trái sản phẩm sẽ an toàn hơn cho người tiêu dùng
Theo kết quả phân tích cho thấy, trong số 46% hộ không bao trái Xoài là
do vườn Xoài xưa - lâu năm không được tạo tán, tỉa cành tốt nên cây khá cao
(35,5%), nguyên nhân khác được đưa ra là tốn chi phí thuê nhân công bao trái
và tiền mua bao trái (26%), một số nhà vườn có diện tích nhỏ, sản lượng ít nên
thấy không cần thiết phải bao trái (21,7%) và nhà vườn cho rằng không có
khác biệt về giá bán giữa Xoài có bao trái và không bao trái (16,3%)
Bảng 4.8 Nguồn tiêu thụ Xoài của hộ sản xuất Xoài
Đối tượng
Xoài cát Chu Cao Lãnh
Vựa phân phối ngoài tỉnh 53,0 3,2
(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
Nhà vườn sản xuất Xoài có rất nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm, qua kết quả
khảo sát tình hình tiêu thụ Xoài của nhà vườn trồng Xoài ở Bảng 4.8 cho biết
Xoài cát Chu Cao Lãnh thì kết quả cho thấy tỷ lệ mà nhà vườn bán cho thương
lái và các vựa đóng gói trong tỉnh tương đương Lượng bán Xoài cát Chu Cao
Lãnh của nhà vườn cho các vựa phân phối ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ tương đối
thấp 3,2% vì Xoài cát Chu Cao Lãnh ít được người tiêu dùng ở thị trường bán
lẻ TP HCM ưa thích Đa phần nông hộ tiêu thụ Xoài phải qua rất nhiều khâu
trung gian, từ thương lái, vựa đóng gói trong tỉnh và vựa phân phối ngoài tỉnh
Qua nghiên cứu cho thấy, nhà vườn trồng Xoài ít vay vốn chỉ có khoảng
26,7% nông hộ có vay vốn Hầu hết các hộ vay đều sử dụng đúng mục đích
(90,6%), vay để mua nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất Xoài Nguồn
vốn vay chủ yếu từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (71,7%),
kế đến là Ngân hàng Chính sách xã hội (13,2%) và Ngân hàng Thương mại,
quỹ tín dụng (15,1%) Lãi suất vay của nông hộ phụ thuộc vào nguồn vốn vay
và thời hạn vay, có 35,8% nông hộ vay vốn có mức lãi suất dưới 1%/tháng,
35,8% nông hộ vay vốn có mức lãi suất từ 1% đến 1,5%/tháng và 28,3% nhà
59
vườn vay vốn có lãi suất trên 1,5%/tháng Số tiền vay của các nhà vườn tương đối nhỏ, vay dưới 20 triệu đồng chiếm 43,4% số hộ, từ 20 đến 50 triệu đồng chiếm 34,0%, trên 50 triệu đồng chiếm 22,6% Thời hạn vay của nhà vườn đa
số dưới 12 tháng chiếm 83% và trên 12 tháng chiếm 17% Nhà vườn trồng Xoài vay vốn để đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê lao động Xác định những chi phí có liên quan đến hoạt đồng trồng Xoài cát của nhà vườn là rất quan trọng vì đây là cơ sở để hạch toán giá thành, xác định lợi nhuận của người sản xuất Giá thành 1kg Xoài loại 1 được cấu thành bởi hai khoản chi phí chính là chi phí đầu vào và chi phí gia tăng Trong cơ cấu chi phí đầu vào thì chi phí sâu bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất 30%, các nhà vườn cho biết việc phòng trừ sâu bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hình dáng ngoài của trái khi bán Các loại sâu, bệnh thường gây hại trên Xoài như: rầy bông Xoài, rệp sáp, sâu đục trái, ruồi đục trái, bệnh đóm đen, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng
Bên cạnh đó, thời tiết xấu cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật xử lý
ra hoa trái vụ trên cây Xoài Giai đoạn ra hoa là giai đoạn khá nhạy cảm đối với cây Xoài và chịu sự tác động rất lớn bởi thời tiết Nếu gặp mưa nhiều làm
vỡ hoặc rửa trôi hạt phấn, thời tiết khô nóng lại làm nướm nhụy bị khô, hạt phấn khó nảy mầm ảnh hưởng đến khả năng đậu trái Đặc biệt khi thời tiết có sương nhiều, mưa đêm và những khi xuất hiện mưa trái mùa (sớm hoặc muộn) đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý, kích thích ra hoa, đậu trái trên cây Xoài Do đó, khi gặp thời tiết bất lợi nhà vườn thường phải tốn nhiều chi phí cho phun thuốc xử lý - kích thích ra hoa nhiều lần và tốn nhiều công lao động cho việc rung cây và phun rửa sạch nước mưa trên cây Xoài
Chính vì vậy, chi phí lao động cũng phát sinh thêm rất nhiều Mưa nhiều không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng trái Xoài, giảm giá bán và chi phí tăng cao Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí sâu bệnh, chi phí xử lý - kích thích ra hoa và chi phí lao động luôn chiếm
tỷ lệ cao (72,1%) trong tổng cơ cấu chí phí sản xuất Xoài (Bảng 4.9) Qua kết quả khảo sát cho thấy, chi phí sản xuất của nhà vườn sản xuất Xoài cát Chu Cao Lãnh trung bình khoảng 8.000 đồng/kg Trong đó chi phí đầu vào chiếm 60% tổng chi phí sản xuất 1 kg Xoài cát và chi phí tăng thêm bao gồm chi phí bao trái, chi phí đấp mô, chi phí thuê lao động, … trung bình khoảng 5.000đồng/kg Một bao trái để bao cho Xoài cát Chu Cao Lãnh được nhà vườn sử dụng 2 đến 3 lần