ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

99 468 0
ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH CAO THỊ LOAN ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 072011 Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do CAO THỊ LOAN, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________ . TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG Người hướng dẫn, ________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin: Gửi đến thầy TS. Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường khóa 33 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Chi Cục Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM đã cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của hộ dân sống xung quanh các nhà máy, KCN trên địa bàn thành phố. Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi. Xin chân thành cảm ơn Sinh viên Cao Thị Loan NỘI DUNG TÓM TẮT CAO THỊ LOAN. Tháng 7 năm 2011. “Ứng Dụng Công Cụ Chính Sách Đánh Giá Và Xếp Hạng Ô Nhiễm Công Nghiệp Tại Thành Phố Hồ Chí Minh”. CAO THỊ LOAN. July 2011. “Application Of Policy Tools To Evaluate And Rank Industrial Pollution In Ho Chi Minh City”. Để đánh giá phân loại cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm đề tài đã sử dụng 20 phiếu điều tra doanh nghiệp do Chi Cục Môi Trường Tp.HCM tiến hành điều tra năm 2008. Trên cơ sở đánh giá, đề tài đã đưa ra 11 tiêu chí được xem xét gồm: Tiêu chí tuân thủ các tiêu chuẩn công nghiệp dựa vào Thông tử 072007TTBTNMT ngày 03072007 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, tiêu chí giấy phép môi trường, hệ thống xử lí phát thải, tiêu chí vi phạm hành chính, sự cố môi trường, quan trắc môi trường định kì, khiếu nại cộng đồng, sự hợp tác doanh nghiệp, cảnh quan môi trường, giải pháp cải thiện môi trường (chứng nhận ISO 14000, sản xuất sạch hơn). Phân hạng các cơ sở theo 5 bậc gồm: “Xuất sắc”, “Khá”, “Đạt”, “Chưa đạt”, “Kém” tương ứng với 5 mã màu vàng, xanh lá cây, xanh da trời, màu đỏ, màu đen. Qua đánh giá, có 4 20 doanh nghiệp xếp hạng màu xanh lá cây, 8 20 doanh nghiệp xếp hạng màu xanh da trời, 5 20 doanh nghiệp xếp hạng màu đỏ, 3 20 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và bị xếp hạng màu đen. Đề tài cũng tiến hành phỏng vấn 70 hộ dân sống xung quanh các cơ sở công nghiệp, KCN – KCX. Qua tìm hiểu, ý thức người dân nơi đây rất cao, họ điều nhận biết được những ảnh hưởng về môi trường do công nghiệp gây ra. Vì vậy mà chương trình đánh giá xếp hạng ô nhiễm công nghiệp được người dân ủng hộ và tham gia. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện chính sách hiệu quả hơn. v MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. x CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1.1.Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.3.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3.2.Địa bàn nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 4 1.4. Cấu trúc của bài luận ......................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .......................................................................................... 6 2.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh .............................................................. 6 2.1.1.Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 6 2.1.2.Đặc điểm Xã hội ......................................................................................... 7 2.1.3.Đặc điểm kinh tế ........................................................................................ 8 2.2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .................................................................... 12 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 14 3.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 14 3.1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................... 14 v i 3.1.2. Mô hình quản lý mới theo kiểu “tiếp cận dựa trên cộng đồng” ............... 15 3.1.3. Các công cụ và chính sách quản lý tài nguyên môi trường ..................... 16 3.1.4. Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ................................ 19 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22 3.2.1. Phương pháp mô tả................................................................................... 22 3.2.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu ............................................................... 23 3.2.3. Phương pháp phân tích thống kê .............................................................. 23 3.2.4. Phương pháp xử lí số liệu ......................................................................... 23 3.2.5. Phương pháp đánh giá xếp hạng ô nhiễm ................................................ 23 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 25 4.1. Tình trạng ô nhiễm thành phố Hồ Chí Minh ................................................... 25 4.1.1. Ô nhiễm đô thị .......................................................................................... 25 4.1.2. Ô nhiễm công nghiệp ............................................................................... 29 4.1.3.Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp và tác động gây ô nhiễm môi trường ................................................................................................................. 31 4.2.Đánh giá nhận thức người dân về môi trường sống xung quanh các cơ sở công nghiệp, KCXKCN .......................................................................................... 35 4.3. Xây dựng chương trình đánh giá và xếp hạng ô nhiễm .................................. 38 4.3.1. Các bước xây dựng chương trình phân hạng ........................................... 38 4.3.2. Lựa chon tiêu chí và cách phân hạng doanh nghiệp ................................ 40 4.3.3. Gán màu phân hạng doanh nghiệp ........................................................... 43 4.3.4. Phân hạng các cơ sở theo tiêu chí ............................................................ 44 4.3.5. Xây dựng chiến lược truyền thông ........................................................... 47 4.3.6. Chuẩn bị cơ sở pháp lý cần thiết để đánh giá ........................................... 47 4.4.Ứng dụng công cụ chính sách đánh giá và xếp hạng ô nhiễm công nghiệp ....... ..................................................................................................................... 49 4.4.1.Đặc trưng của mẫu điều tra ...................................................................... 49 v ii 4.4.2.Đánh giá và xếp hạng ô nhiễm ................................................................. 50 4.4.3. Xếp hạng cở sở doanh nghiệp qua màu chỉ thị ........................................ 55 4.4.4. Những yếu tố tác động đến tính khả thi chính sách ................................. 56 4.5.Ứng xử trong tiêu dùng, phản ứng của người dân đối với chính sách phân hạng doanh nghiệp. .................................................................................................. 57 4.5.1.Ứng xử trong tiêu dùng của người dân .................................................... 57 4.5.2. Sử hưởng ứng của người dân vào chính sách xếp hạng ........................... 58 4.5.3. Nhận thức môi trường .............................................................................. 59 4.6. Giải pháp đặc thù áp dụng trong cơ sở công nghiệp, KCN KCX để nâng mức xếp hạng doanh nghiệp cao hơn. ..................................................................... 61 4.6.1. Sản xuất sạch hơn ..................................................................................... 61 4.6.2. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 ................................................. 62 4.6.3. Xử lý chất thải tập trung ........................................................................... 63 4.6.4. Quan điểm phát huy dân chủ trong kiểm soát ô nhiễm môi trường ......... 63 CHƯƠNG 5 .................................................................................................................. 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 64 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 64 5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 67 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 68 v i i i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CTNH Chất thải nguy hại CTRNH Chất thải rắn nguy hại HTXTNTTT Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN – KCX Khu công nghiệp – khu chế xuất MT Môi trường NTCN Nước thải công nghiệp OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) QLMT Quản lý môi trường QTPTMT Quan trắc và phân tích môi trường TC Tiêu chí TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNMT Tài nguyên môi trường Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía nam XLCT Xử lý chất thải ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Giá Trị Sản Xuất trong Cơ Cấu Nghành Năm 2010 ...................................... 9 Bảng 4.1. Sơ Lược về Người Dân được Phỏng Vấn Sống gần Cơ Sở CN, KCX. ....... 35 Bảng 4.2. Các Tiêu Chí để Phân Hạng Doanh Nghiệp ................................................ 40 Bảng 4.3. Gán Màu Phân Hạng Doanh Nghiệp ............................................................ 44 Bảng 4.4. Ý Nghĩa Mã Màu Phân Hạng các Cơ Sở Gây Ô Nhiễm .............................. 44 Bảng 4.5. Thang Điểm Phân Hạng ............................................................................... 45 Bảng 4.6. Một Số Nghành Công Nghiệp Đặc Trưng của Mẫu Điều Tra ..................... 50 Bảng 4.7. Quy Mô Lao Động các Nghành Công Nghiệp được Điều Tra .................... 50 Bảng 4.8. Những Cơ Sở Vi Phạm Thông Số Ô Nhiễm Nước Thải .............................. 51 Bảng 4.9. Những Cơ Sở Vi Phạm Thông Số về Khí Thải, Ánh Sáng, Tiếng ồn ......... 52 Bảng 4.10. Những Doanh Nghiệp xếp hạng “kém” ..................................................... 53 Bảng 4.11. Những Doanh Nghiệp Đạt Tiêu Chuẩn Môi Trường ................................ 54 Bảng 4.12. Bảng tích điểm của doanh nghiệp sau vòng 3 ............................................ 54 Bảng 4.13. Xếp Hạng Cở Sở Doanh Nghiệp Qua Màu Chỉ Thị .................................. 55 Bảng 4.14. Nguyên Nhân Chính gây Ô Nhiễm Môi Trường ....................................... 60 x DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản đồ tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 7 Hình 2.2. Tỷ Trọng các Nghành Công Nghiệp 10 Tháng Đầu Năm 2010 ................... 11 Hình 3.1. Mô hình quản lý bảo vệ môi trường theo “tiếp cận dựa trên cộng đồng” .... 16 Hình 4.1. Tỷ Lệ Phát Thải của các Nguồn Thải Chính tại Tp.HCM ............................ 25 Hình 4.2. Diễn Biến Nồng Độ Bụi PM10 Xung Quanh một số Đô Thị. ....................... 26 Hình 4.3. Diễn Biến Nồng Độ TSP Tại Một Số Tuyến Đường Phố 20052009 .......... 27 Hình 4.4. Diễn Biến Nồng Độ Bụi TSP Xung Quanh ở các Khu Dân Cư của một số Đô Thị 20052008 .............................................................................................................. 28 Hình 4.5. Diễn Biến Nồng Độ NO2 Ven các Trục Giao Thông của Một Số Đô Thị ... 28 Hình 4.6. Bản đồ vị trí các Khu công nghiệp, Khu chế xuất Tp. Hồ Chí Minh ........... 33 Hình 4.7. Đánh Giá về Môi Trường Xung Quanh KCN của Người Dân ..................... 36 Hình 4.8. Hoạt Động Sản Xuất Nhà Máy ảnh Hưởng Đời Sống Người Dân .............. 36 Hình 4.9. Cách ứng Xử Người Dân khi Nhà Máy gây Ảnh Hưởng đến Đời Sống và Tài Sản Người Dân ....................................................................................................... 37 Hình 4.10. Sơ Đồ Triển Khai Thực Hiện Đánh Giá Xếp Hạng ................................... 39 Hình 4.11. Quy Trình Phân Loại Doanh Nghiệp theo Tiêu Chí ................................... 46 Hình 4.12. Ứng Xử trong Tiêu Dùng của Người Dân .................................................. 57 Hình 4.13. Ứng Xử Người Dân khi Phát Hiện Sản Phẩm Không Đạt Tiêu Chuẩn Chất Lượng hoặc Gây Ô Nhiễm Môi Trường ....................................................................... 58 Hình 4.14. Sự Hưởng Ứng Tham Gia của Người Dân vào Chương Trình Đánh Giá Xếp Hạng Ô Nhiễm Công Nghiệp ................................................................................ 58 Hình 4.15. Vấn Đề Môi Trường được Người Dân Quan Tâm Hiện Nay ..................... 59 x i DANH MỤC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1. Phiếu thu thập thông tin doanh nghiệp ....................................................... 68 Phụ lục 2. Bảng phỏng vấn người dân ....................................................................................... 77 Phụ lục 3. Thông tin doanh nghiệp ............................................................................................. 83 Phụ lục 4. Thông tư số: 072007TTBTNMT ........................................................................ 85 x ii CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành một thách thức lớn đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhiều chính sách và cách tiếp cận khác nhau đã được nghiên cứu, áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường được kiểm soát chủ yếu theo cách tiếp cận “mệnh lệnh và kiểm soát”, trong đó các doanh nghiệp có trách nhiệm phải tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường). Tuy nhiên nhiều vấn đề về môi trường, cũng như các vấn đề trong công tác quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại và bức xúc. Phổ biến nhất hiện nay là việc tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường của các cơ sở công nghiệp vẫn mang tính hình thức và đối phó. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, làm ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt đông của một thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm kinh tế lớn của quốc gia. Ngoài ra, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới công nghệ còn chậm, chưa thực hiện các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm như sản xuất sạch hơn, các giải pháp kỹ thuật nhằm xử lý chất thải cũng là nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm. Về mặt thể chế, còn thiếu các chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biêt là chính sách hỗ trợ vốn. Việc giải quyết các vấn đề môi trường ngày càng phải được nhận thức rõ rằng không phải là vấn đề của riêng một quốc gia hay một nhóm hưởng lợi nào mà là vấn 2 đề của toàn thể nhân loại và đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia của từng cá nhân sinh sống trên trái đất này. Chính vì vậy mà công tác huy động sự tham gia của các cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng ngày càng được nhiều chính phủ quan tâm và tăng cường. Do việc hiểu biết về các vấn đề môi trường của công chúng ở rất nhiều trình độ và cấp độ khác nhau, nên để họ tham gia một cách tích cực và có khả năng đem lại những hiệu quả rõ rệt nhất thì các chính phủ cần phải tập trung các nỗ lực để giải quyết vấn đề quan trọng là làm thế nào để người dân hiểu biết chính xác và cặn kẽ những vấn đề môi trường diễn ra xung quanh họ, trang bị cho họ những kỹ năng thiết yếu nhất để có thể tham gia hiệu quả nhất trong các chương trình và mục tiêu bảo vệ môi trường chung. Chìa khoá cho việc huy động công chúng tham gia tích cực và hữu hiệu trong các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường chính là “Cung cấp và phổ biến cho cộng đồng thông tin về các vấn đề môi trường ở ngay chính nơi mà họ sinh sống”. Quan điểm và cách tiếp cận mới này hiện đã được thử nghiệm ở rất nhiều nước khác nhau trên toàn thế giới, bao gồm cả những nước có nền kinh tế rất phát triển như Mỹ, Hà Lan, Đức, các nước Tây Âu, những nước đang phát triển với tốc độ nhanh chóng như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước châu Mỹ La tinh và đã thu được những thành công nhất định. Mục tiêu đặt ra là, việc phân hạng cơ sở công nghiệp phải thật sự trở thành công cụ giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp trên địa bàn thành phố. Vai trò tham gia của cộng đồng trong quá trình đánh giá mức ô nhiễm của các cơ sở công nghiệp được nâng cao. Biểu dương và phố biến nhân rộng các cơ sở đã thực hiện thành công các hành động cải thiện môi trường. Đẩy mạnh công tác giáo dục và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc triển khai thực hiện kế hoạch. Động viên, khuyến khích mọi người dân và từng cộng đồng dân cư chủ động và tích cực tham gia vào việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và khắc phục suy thoái môi trường. Vì vậy, đề tài “Ứng dụng công cụ chính sách đánh giá và xếp hạng ô nhiễm công nghiệp ” với mong muốn xây dựng một hệ thống truyền thông để hỗ trợ các công cụ khác trong việc kiểm soát ô nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh, tăng cường hiệu quả của các công cụ quản lý trong việc kiểm soát, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Xây dựng công cụ chính sách đánh giá và xếp hạng ô nhiễm công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể nghiep cong truong moi nhiem o gay dong tac tich phan va trang thuc ta Mo ۔ tại thành phố Hồ Chí Minh. cong nhiem o hang xep va gia danh hanh tien va mau ma ,so thong dung Xay ۔ nghiệp. cong so co cac quanh xung song truong moi ve dan nguoi cua biet Nhan ۔ nghiệp, KCN – KCX và phản ứng của người dân đối với chính sách phân hạng. .hon qua hieu sach chinh hien thuc nham phap giai so mot xuat De ۔ 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nhà máy, cơ sở sản xuất, nơi có phát thải khí thải, nước thải, tiếng ồn, độ rung trong quá trình sản xuất làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường. Đề tài tiến hành phỏng vấn 70 hộ dân được chọn ngẫu nhiên gần các nhà máy, khu công nghiệp. Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu sẽ giúp cho công tác điều tra, phỏng vấn được tiến hành thuận lợi và tin cậy hơn. 1.3.2. Địa bàn nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.3.3. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ ngày 2532011 đến ngày 25062011. 4 1.3.4. Nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tình hình ô nhiễm, mức độ tuân thủ môi trường của các doanh nghiệp. Dựa vào kinh nghiệm của các nước đã thành công trong chính sách “đánh giá và xếp hạng ô nhiễm”, tiếp thu và tiếp cận đến với điều kiện của Việt Nam. Từ đó, “Ứng dụng công cụ chính sách đánh giá và xếp hạng ô nhiễm công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” để thúc đẩy nền công nghiệp phát triển bền vững. Tạo điều kiện góp phần thực thi áp dụng thực tiễn “công nghệ sạch hơn”, tiết kiệm năng lượng tối thiểu nhất cũng như hạn chế mức phát thải và để đảm bảo một hệ thống quản lý môi trường tốt hơn. Chính sách được xây dưng trên tiền đề đó là cơ chế công bố công khai và trách nhiệm, minh bạch trong hoạt động, và sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý ô nhiễm của cơ sở sản xuất. 1.4. Cấu trúc của bài luận Luận văn bao gồm 5 chương Chương 1 : Mở đầu Ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, nhiều vấn nạn về môi trường, cũng như các vấn đề trong công tác quản lý công nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại và bức xúc. Vì vậy hình thức phổ biến thông tin, huy động sự tham gia của các cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng ngày càng được rất nhiều nước khác nhau trên toàn thế giới, bao gồm cả những nước có nền kinh tế rất phát triển như Mỹ, Hà Lan, Đức, các nước Tây Âu, những nước đang phát triển với tốc độ nhanh chóng như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước châu Mỹ La tinh và đã thu được những thành công nhất định. Vì vậy, đề tài “Ứng dụng công cụ chính sách đánh giá và xếp hạng ô nhiễm công ngiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn xây dựng một hệ thống truyền thông để hỗ trợ các công cụ khác trong việc kiểm soát ô nhiễm. Chương 2 : Tổng quan Mô tả tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Chương 3 : Cở sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5 .khi khong ,nuoc truong moi nhiem o niem khai Cac ۔ .“dong cong tren dua can tiep” kieu theo moi ly quan hinh mo ve thuyet Ly ۔ .truong moi va nguyen tai ly quan sach chinh va cu cong Cac ۔ su hut thu sach chinh dung ap da gioi the tren nuoc so mot nghiem kinh hoc Bai ۔ tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. .tai de trong dung su duoc cuu nghien phap phuong Cac ۔ Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận tai nghiep cong truong moi nhiem o gay dong tac tich phan va trang thuc ta Mo ۔ thành phố Hồ Chí Minh. nhiem o hang xep gia danh trinh chuong dung Xay ۔ nhiem o hang xep va gia danh hanh Tien ۔ sach chinh qua hieu cao nang de phap giai Cac ۔ Chương 5 : Kết luận và kiến nghị Tóm tắt các kết quả đã đạt được và các kiến nghị liên quan để nâng cao hiệu quả chính sách. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Vị trí, địa hình. Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10 – 10°38 Bắc và 106°22 – 106°54 Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét. 7 Hình 2.1. Bản đồ tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh Nguồn: http:khudothimoi.comdulieubandoquyhoach.html Sông ngòi. Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai Sài Gòn. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Một con sông nữa của thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Tp.HCM còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, Rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu LộcThị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi. Hệ thống sông, kênh rạch giúp thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Khí hậu, thời tiết. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Tp.HCM có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Tp.HCM có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 ms, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 ms, vào mùa khô. 2.1.2. Đặc điểm Xã hội 8 Dân cư. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01042009 Tp.HCM có dân số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 ngườihộ. Phân theo giới tính: Nam chiếm 47,97%, nữ 52,03% . Dân số thành phố bình quân tăng hơn 212.000 ngườinăm, tốc độ tăng 3,54%năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cũng theo số liệu điều tra dân số năm 2009, 1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo; trong đó những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%. Sự phân bố dân cư Tp.HCM không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 ngườikm² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 ngườikm². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 ngườikm². Mặc dù Tp.HCM có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường không. Từ thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp.HCM tới Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Vinh. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam, có tốc độ phát triển nhanh nhất và ổn định nhất. Với sự phát triển kinh tế, nền dân trí cao và các tiện nghi hiện đại, Tp.HCM được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật của cả nước.Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam 9 nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Kết quả kinh tế xã hội thành phố trong năm 2010 đã đạt được những thành tích đáng kể, phần lớn các chỉ tiêu về kinh tế xã hội đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USDnăm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước 1168 USDnăm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%. a) Tình hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2.1. Giá Trị Sản Xuất trong Cơ Cấu Nghành Năm 2010 Cơ cấu nghành Giá trị sản xuất (tỷ đồng) So với năm 2009 (%) Công nghiệp 609.268,0 14,2 Xây dựng 109.883,0 23,2 Nông nghiệp 6.927,3 3,9 Lâm nghiệp 84,1 5,8 Thủy sản 1.900,1 9,7 Du lịch 15,0 32,3 Nguồn : Cục Thống kê Tp Hồ Chí Minh Giá trị sản xuất. Nền kinh tế của Tp.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính. Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp 12 tháng năm 2010 đạt 609.268 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nghành, tăng 14,2% so với năm 2009. Đứng thứ hai là ngành xây dưng với giá trị că năm đạt 109.883 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng tăng 23,2 % so 1 0 với năm 2009. Giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất vói giá trị 84,1 tỷ đồng tăng 5,8% so cùng kỳ, chủ yếu do hoạt động khai thác chiếm 84,1%, tăng 6,2%. Về thương mại, Tp.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò khá quan trọng. Với việc hình thành mạng lưới tiêu thụ hàng hoá cùng với sức mạnh về tài chính, thương nghiệp, Tp.HCM chi phối hầu hết hoạt động sản xuất kinh doanh của VKTTĐPN. Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí, Tp.HCM trong tương lai vẫn là nơi hấp dẫn nhất các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các tầng lớp dân cư VKTTĐPN và cả nước đến sinh sống, mua sắm và vui chơi. Vốn đầu tư. Năm 2010, Tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước thực hiện 173.492 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 20,8%; vượt 0,9% so kế hoạch năm và bằng 41,5% GDP. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn ước thực hiện 142.100 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 100,4%; so với năm trước tăng 20,9%. Vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn thuộc ngân sách thành phố ước thực hiện 18.750 tỷ đồng, đạt 86,3% kế hoạch năm và tăng 23,8% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến ngày 1512, đã có 356 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép, với tổng số vốn đăng ký 1.831,5 triệu USD, vốn pháp định 677 triệu USD. So với năm 2009, số dự án ít hơn 12 dự án, nhưng số vốn đầu tư tăng gấp 2,2 lần, vốn bình quân 1 dự án đạt 5,1 triệu USD. b) Tình hình phát triển nghành công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh Cùng với sự phát triển kinh tế, nghành CN đã có những bước tiến nhanh, hình thành nên một nghành công nghiệp đa dạng về nghành nghề và quy mô, trình độ công nghệ từng bước đổi mới, tạo cơ sở ban đầu cho tiến trình CNH HĐH đất nươc, giữ vai trò là nghành kinh tế trọng điểm, là động lực thúc đẩy các nghành kinh tế khác cùng phát triển. Mức tăng một số ngành có tỷ trọng lớn như sau: thực phẩm đồ uống (chiếm tỷ trọng cao nhất) tăng 11,6%, dệt tăng 6,6%, may tăng 13,4%, hóa chất tăng 10,4%, vật liệu xây dựng tăng 9,4% . Riêng tháng 12011, sản xuất công nghiệp thành phố đạt gần 54.000 tỷ đồng, tăng gần 13% so với tháng 12010, trong đó ngành hóa chất tăng 9,7%, cơ khí chế tạo tăng 21,3%. Đáng lưu ý có 2 ngành đang có xu hướng tăng chậm 1 1 và giảm là lắp ráp xe ô tô và sản phẩm điện tử, chủ yếu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài do không cạnh tranh nổi với hàng ngọai nhập. Hình 2.2. Tỷ Trọng các Nghành Công Nghiệp 10 Tháng Đầu Năm 2010 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Tp.HCM Để có thể mở rộng cũng như tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp mũi nhọn, thành phố cần phát triển công nghiệp hỗ trợ (các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng). Theo đó, thành phố cần đầu tư xây dựng vào các khu công nghiệp hỗ trợ như cụm công nghiệp Dương Công Khi, huyện Hóc Môn (ngành định hướng là cơ khí chế tạo), khu công nghiệp Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi (điện điện tử, ôtô, xe 1 2 máy), khu liên hiệp cơ khí lớn phía nam khu công nghiệp Đa Phước (đúc luyện phôi thép, gang) với tổng số vốn đầu tư gần 3.600 tỷ đồng. Tuy nhiên do mất cân đối trong tăng trưởng công nghiệp, chú trong nhiều hơn vào giá trị tăng trưởng (GDP) đã không phản ánh hết được mặt hạn chế của nó, dẫn đến tình trạng thiếu bền vững trong sản xuất là tồn tại lớn nhất của ngành công nghiệp Tp.HCM. Việc phát triển công nghiệp không chú trọng đến vấn đề môi trường đã làm cho môi trường Tp.HCM bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân thành thị và dân cư các khu vực xung quanh thành phố. 2.2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Chính sách đánh giá và xếp hạng ô nhiễm công nghiệp là một công cụ khá mới mẽ hiện nay, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Mô hình quản lý mới này được tiếp cận dựa trên cộng đồng kết hợp với việc áp dụng mạng mẽ các tiến bộ của công nghệ thông tin, mạng lưới truyền thông đại chúng, để phổ biến mức độ tuân thủ môi trường doanh nghiệp. Các cộng đồng có vai trò tích cực cùng tham gia quản lý bảo vệ môi trường như giám sát thực thi luật và các hành vi gây ô nhiễm. Đồng thời qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Quan điểm tiếp cận mới này hiện đã được thử nghiệm ở rất nhiều nước khác nhau trên toàn thế giới giới, đặc biệt các nước phát triển như Mỹ, Đức, các nước Tây Âu, những nước đang phát triển mạnh như Trung Quốc, Indonesia và đã thu về những thành quả nhất định. Đề tài đã tìm hiểu chương trình nghiên cứu ở Inonesia chương trình này có tên là PROPER – Chương trình kiểm soát, đánh giá và xếp hạng ô nhiễm theo tài liệu của Thomas Sterner, 2002. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng chính sách đánh giá và xếp hạng ô nhiễm ở tại Tp.HCM, và ứng dụng trên 20 phiếu điều tra doanh nghiệp do Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tp.HCM tiến hành điều tra 2008. Chính sách đề cập tình hình hoạt động, chất lượng môi trường và mức độ tuân thủ pháp luật về môi trường thông qua các tiêu chí đánh giá đã được xác định trước, qua quá trình đánh giá đã hoạch sẵn sẽ cho kết quả phân hạng của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sau khi được phân hạng sẽ mang một màu sắc tương ứng với chất 1 3 lượng môi trường doanh nghiệp đó. Thông qua màu sắc, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và công chúng sẽ biết được tình trạng về môi trường của doanh nghiệp. Dưới hình thức pháp lý, các doanh nghiệp tuân thủ môi trường, sản xuất có hiệu quả sẽ được thành phố biểu dương, được cộng đồng thừa nhận là doanh nghiệp thân thiện với môi trường. Ngược lại, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và không tuân thủ môi trường sẽ bị công bố lên mạng lưới truyền thông và điều này dẫn đến sự quan tâm thực sự của các doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường. CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lí luận 3.1.1. Các khái niệm liên quan Ô nhiễm môi trường. Tại khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Ô nhiễm môi trường nước. Sự tập trung công nghiệp và đô thị hóa cao gây tác động lớn đối với MT, trong đó có MT nước, các dòng xả thải nước này gây ô nhiễm MT nước mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất. Theo điều 2 chương 1 của nghị định 67 thì “nước thải công nghiệp là nước thải ra MT từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản”. Theo đó, nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên. Nước thải trong quá trình sinh hoạt tương đối lớn, chủ yếu các chất ô nhiễm hữu cơ. Nước thải qua quá trình sản xuất từ đều chưa qua xử lý hoặc sử lý sơ bộ các chất ô nhiễm trong NTCN từ quá trình sản xuất rất đa dạng, có cả chất hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng. Nồng độ COD, BOD, DO, tổng coliform không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải xả ra nguồn. Ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí theo chiều hướng không tiện nghi, bất lợi đối với sinh vật và con người. 1 5 Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Nguồn tự nhiên do các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, động đất, cháy rừng, bão bụi và các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, mêtan, các loại muối. Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:  Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.  Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. 3.1.2. Mô hình quản lý mới theo kiểu “tiếp cận dựa trên cộng đồng” Ngày nay, cùng với việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông , công tác quản lý bảo vệ môi trường cũng đang dần chuyển từ mô hình quản lý truyền thống các biện pháp kiểm soát bằng mệnh lệnh (các quy chế, luật định) với các biện pháp kinh tế (như các hình thức phạt, lệ phí) sang mô hình quản lý mới theo kiểu “tiếp cận dựa trên cộng đồng” với việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ của công nghệ, thông tin. Trong đó: Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm: xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm điều tiết ô nhiễm và quản lý bảo vệ môi trường dựa trên nền tảng pháp lý đã xây dựng. Thị trường với chức năng tạo nên những cơ chế hoạt động kinh doanh, tiếp thị sẽ giúp tạo những ảnh hưởng tích cực nhằm làm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các dự án xây dựng. Các cộng đồng có vai trò tích cực trong việc cùng tham gia và hợp tác trong quản lý bảo vệ môi trường như giám sát thực thi luật và các hành vi gây ô nhiễm. Đồng thời qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. 1 6 Hình 3.1. Mô hình quản lý bảo vệ môi trường theo “tiếp cận dựa trên cộng đồng” Nguồn: Cục Bảo Vệ Môi Trường Hà Nội, 122003 Trong mô hình quản lý mới này, một mối quan hệ tương hỗ có tác động qua lại được hình thành giữa 3 thành phần cơ bản: các cơ quan quản lý của Chính phủ, thị trường và cộng đồng thông qua việc trao đổi và giao lưu thông tin. Đối với các nhà quản lý môi trường, thông tin thực sự cần thiết để họ có thể thu nhận và hiểu được những tác động của các cơ chế quản lý mà họ áp dụng. Thông tin chính xác và phong phú thật sự là yếu tố cần thiết và hữu dụng đối với các cơ quan quản lý để họ có thể đưa ra các quyết định chính sách một cách hợp lý, chính xác và có căn cứ khoa học. Thông tin cũng thực sự cần thiết đối với thị trường để có thể điều tiết hiệu quả hành vi của các nhà sản xuất và người tiêu dùng về mặt môi trường. Hơn thế nữa, thông tin còn là biện pháp hiệu quả giúp người tiêu dùng có thể xác định và giám sát các hành vi của các đối tượng liên quan nhằm gây áp lực bắt họ phải áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường. 3.1.3. Các công cụ và chính sách quản lý tài nguyên môi trường Các chính sách, công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, của các tổ chức để khuyến khích người sản xuất, người tiêu dùng giữ mức hoạt động của họ trùng với mức tối đa hóa phúc lợi xã hội. Các công cụ, chính sách này bao gồm ba hướng tiếp cận chính: a) Ra lệnh và kiểm soát ( phương pháp quản lý truyền thống) Phương pháp “ra lệnh và kiểm soát” bao gồm quy định về tiêu chuẩn, phân vùng, lệnh cấm và giới hạn. Các phương pháp quản lí: quy định về công nghệ, lệnh cấm, phân vùng thường được sử dụng phổ biến bởi vì tính đơn giãn, dễ thực hiện và có triển vọng ngắn hạn của nhiều quyết định chính sách. Phương pháp quy định về công nghệ tỏ ra vượt trội trong điều kiện: chỉ có ít công nghệ cạnh tranh là có sẵn, chi phí kiểm soát cao, kiểm soát phát thải gặp khó khăn nhưng kiểm soát công nghệ thì dễ dàng. Với một số những chất thải chỉ cần một liều lượng nhỏ cũng có thể gây ra tác hại lớn cho môi trường thì các công cụ “ra lệnh kiểm soát” đạt hiệu quả cao so với các công cụ kinh tế. 1 7 b) Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới lợi ích và chi phí trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Gồm: Thuế môi trường. Là một loại thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường; loại công cụ này được sử dụng nhằm mục đích gây nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; mặt khác hạn chế hoặc ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường. Lệ phí ô nhiễm. Phí ô nhiễm là khoản thu của Nhà nước được sử dụng để bù đắp một phần các chi phí cho công tác BVMT và quản lí Nhà nước, đồng thời đảm bảo dịch vụ cho người nộp phí. Như vậy, khác với thuế môi trường, phần lớn những khoản thu từ phí sẽ được dùng để giải quyết phần nào các vấn đề môi trường do những người đóng phí gây ra. Hệ thống ký quỹ môi trường. Bao gồm ký quỹ một số tiền cho các sản phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm được sử dụng lâu dài, chất thải có thể tái sinh hoặc tái chế. Người tiêu dùng khi mua hàng phải trả một số tiền vượt quá giá trị của sản phẩm để ký quỹ. Số tiền này sẽ được trả lại khi người tiêu dùng trả lại sản phẩm đã hết khả năng sử dụng hoặc bao bì của sản phẩm đó cho một số điểm thu hồi quy định hợp pháp. Trợ cấp xử lý ô nhiễm. Được thiết lập nhằm khuyến khích các hoạt động xử lý chất thải, BVMT ở các ngành gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Khoản trợ cấp này thường được sử dụng vào việc mua sắm trang thiết bị đầu tư cho hệ thống xử lý ô nhiễm trong giai đoạn đầu của phát triển công nghiệp. Tuy nhiên công cụ này có thể không có hiệu quả do Nhà nước phải tốn một khoản chi phí đáng kể để trợ giá xử lý ô nhiễm, còn doanh nghiệp sẽ lợi dụng sự ưu đãi này hoặc trút gánh nặng ô nhiễm sang chính phủ. Đặt nhãn sinh thái. Là một chứng nhận của Nhà nước hoặc tổ chức thứ 3 (tổ chức độc lập) cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó hay trong quá trình sử dụng. Đặt nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải, hoặc các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực, hay hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường. 1 8 Giấy phép phát thải ô nhiễm. Giấp phép môi trường là một công cụ quản lý thích hợp đối với những chất thải gây ô nhiễm cho môi trường chung mà tại đó khó có thể quy định quyền sở hữu như không khí xung quanh hoặc đại dương. Giấy phép phát thải có thể mua bán (TEPs) là khái niệm chỉ loại thị trường trong đó hàng hoá là các giấy phép phát thải khí hoặc các loại phát thải khác, người bán là các đơn vị sở hữu giấy phép (hoặc những cơ sở có mức phát thải ít hơn so với giấy phép quy định) và người mua là những đơn vị cần giấy phép xả thải. Quyền sở hữu. Một trường phái tư tưởng kinh tế gắn với R.Coase (1960). Định lí Coase được phát biểu như sau: “Khi các bên có thể mặc cả mà không phải chi phí gì và để làm cho hai bên cùng có lợi, kết quả đạt được sẽ là có hiệu quả, bất kể quyền sở hữu được ấn định như thế nào”. Định lí này nhấn mạnh sự quan trọng của các quyền sở hữu tài sản và mặc cả giữa người gây ô nhiễm và người bị thiệt hại do ô nhiễm trên thị trường để đạt đến mức ô nhiễm tối ưu của xã hội. Quá trình mặc cả diễn ra sẽ tự động đưa đến điểm tối ưu. Do vậy nó bác bỏ sự can thiệp của chính quyền (thông qua thuế, trợ cấp hoặc quy định tiêu chuẩn). c) Các công cụ tài chính Viện trợ, ngân sách bảo vệ môi trường. Ở các nước phát triển, ngân sách của Nhà nước và giới kinh doanh dành cho bảo vệ môi trường tăng lên hàng năm. Ở các nước đạt thành tựu trong bảo vệ môi trường, Chính phủ thường phải điều chỉnh chi tiêu ngân sách, cắt giảm chi phí quân sự, huy động vốn trong và ngoài nước dưới các hình thức quyên góp, ủng hộ tự nguyện, xin viện trợ, vay các tổ chức quốc tế… dành cho công tác bảo vệ môi trường, thành lập và phát triển các quỹ bảo vệ môi trường. Viện trợ, thành lập các quỹ địa phương, khu vực. Các tổ chức môi trường quốc tế thỏa thuận chuyển nợ thành các khoản viện trợ bảo vệ và phát triển tài nguyên ở các nước nghèo, ưu đãi cho các khoản vay để bảo vệ môi trường. Viện trợ nước ngoài: tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường. Trợ giá. Trợ cấp tài chính cho các dự án môi trường, nghiên cứu khoa học, áp dụng kỹ thuật mới bảo vệ môi trường hoang dã, quỹ đất rừng, phục hồi rừng, các khu khảo cổ dưới các hình thức chi đầu tư trực tiếp của ngân sách, ưu đãi về thuế tín dụng. Tránh những trợ cấp có hại như trợ cấp quá nhiều cho phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các dự án môi trường. 1 9 Khấu hao nhanh. Cho phép khấu hao nhanh với các thiết bị bảo vệ môi trường, những thiết bị công nghệ sạch, thúc đẩy đổi mới công nghệ vì trả thuế thấp hơn nên kích thích nghiên cứu. d) Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường nhằm giúp cho các cá nhân và cộng đồng có kiến thức cơ bản về môi trường, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, giá trị của môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ, có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề liên quan đến môi trường. Tuyên truyền (truyền thông) được hiểu như là một quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, suy nghĩ, tình cảm, thái độ giữa cá nhân hay nhóm người. Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm thông tin cho các đối tượng bị tác động bởi vấn đề môi trường biết tình trạng họ. Truyền thông môi trường có thể thực hiện qua nhiều phương pháp khác nhau như: tiếp xúc tại nhà, cơ quan, điện thoại, gửi thư, thông qua hội thảo, tập huấn, họp nhóm, tham gia khảo sát, lưu chuyển thông tin qua phương tiện truyền thông (báo chí, tivi, mạng Internet), các buổi lưu diễn. Theo đó mục tiêu của giáo dục, truyền thông môi trường là nhằm thông tin cho các đối tượng bị tác động bởi các vấn đề môi trường thực trạng đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của họ về vấn đề môi trường. Đưa chương trình giáo dục về môi trường, tình yêu thiên nhiên vào các lớp học chính khóa và ngoại khóa (du khảo, tham quan). Những hành động nhỏ có thể dễ dàng thực hiện như: Sử dụng tiết kiệm giấy, tắt đèn, quạt khi ra khỏi lớp học hay văn phòng, tắt vòi nước. Không vứt rác ra đường phố, ao, hồ, sông ngòi. Không mua đồ dùng không đạt tiêu chuẩn, không phá hoại cây xanh. Đọc sách báo về môi trường và tuyên truyền cho người khác. 3.1.4. Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Trong những năm gần đây, một làn sóng áp dụng cách tiếp cận mới sử dụng phương tiện thông tin để thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường nói chung và đặc biệt là trong công tác kiểm soát ô nhiễm công nghiệp đã xuất hiện ở nhiều nước như Pháp, Hà Lan, Canađa, Mỹ, Côlômbia, Braxin, Inđônêxia, 2 0 Philippin, Thái Lan, Trung Quốc.. Nhìn chung cách thức áp dụng và triển khai các chương trình phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng ở các nước khác nhau cũng có những điểm khác nhau, song đều tập trung vào một mục tiêu chung là “huy động sự tham gia tích cực và hiệu quả của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường”. a) Chương trình điều tra các chất thải độc hại của Mỹ (Chương trình TRI) Năm 1986, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật về việc thực thi chương trình điều tra các chất thải độc hại trên toàn nước Mỹ. Theo đó, chương trình TRI hàng năm sẽ điều tra việc phát thải đối với hơn 350 hoá chất độc gây ô nhiễm và công bố tên, địa điểm và các loại phát thải độc hại (theo tên hoá chất và phương tiện phát thải) của các nhà máy có quy mô từ 10 nhân công trở lên và sử dụng ít nhất 10.000 pao (1 pao = 0,454kg) bất cứ loại hoá chất nào nằm trong danh mục. Các phương tiện truyền thông và các nhóm môi trường đã theo dõi sát sao các bản báo cáo công bố hàng năm này. Các nhà khoa học và các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ đã sử dụng các phương tiện truyền thông như internet để thông tin cho cộng đồng về những rủi ro tương đối của các hoá chất khác nhau và cung cấp cho các cộng đồng những kiến thức cơ bản nhằm giúp họ có khả năng nhận dạng các chất gây ô nhiễm chính và tự đánh giá các vấn đề ô nhiễm chung gây bởi các hoá chất này. Quỹ Bảo vệ Môi trường, với sự hỗ trợ của Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã duy trì thường xuyên một trang web hoàn chỉnh để thu hút sự tham gia của các cộng đồng trong chương trình này. Tại trang web này, người truy cập có thể khai thác thông tin về phát thải các loại hoá chất độc hại trong danh mục 350 hoá chất của chương trình TRI từ các nhà máy của Mỹ tại các địa điểm khác nhau trên toàn nước Mỹ. Bên cạnh những báo cáo công bố những số liệu rất thô điều tra về phát thải 350 loại hoá chất trong khuôn khổ chương trình TRI, trang web cũng rất chú trọng tới việc phổ biến kiến thức liên quan để giúp cộng đồng có được những kỹ năng cơ bản nhất giúp họ tham gia tích cực và hiệu quả trong chương trình này thông qua việc trang bị cho họ các kỹ năng về nhận bi

. viên Cao Thị Loan NỘI DUNG TÓM TẮT CAO THỊ LOAN. Tháng 7 năm 2011. “Ứng Dụng Công Cụ Chính Sách Đánh Giá Và Xếp Hạng Ô Nhiễm Công Nghiệp Tại Thành Phố Hồ Chí Minh”. CAO THỊ LOAN. . CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do CAO THỊ LOAN, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH *************** CAO THỊ LOAN ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ

Ngày đăng: 08/03/2015, 11:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan