Nhiễm công nghiệp

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41)

30 

Tp.HCM có tới 800 nhà máy, xí nghiệp lớn và hơn 30.000 cơ sở SXCN lớn nhỏ. Hiện 15 KCN - KCX và khu Công nghệ cao của thành phố đã hoàn tất việc xây dựng và vận hành HTXLNTTT. Sở sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý những đơn vị vi phạm môi trường. Đồng thời, triển khai lắp đặt trạm quan trắc tự động nước thải tại các KCN. Công nghệ xử lý nước thải hiện đại chỉ có ở KCN Linh Trung 1, Linh Trung 2 và Tân Thới Hiệp tuy nhiên đầu ra của nước thải vẫn chưa đạt. Qua kết quả khảo sát nước thải KCN- KCX thì các chỉ tiêu TSS (tổng rắn lơ lửng), tổng Coliform, COD luôn không đạt chuẩn cho phép. Nhiều trường hợp có HTXLNT nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc không được vận hành thường xuyên cũng gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng như các KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Tân Bình nhiều doanh nghiệp chưa đấu nối vào mạng thu gom nước thải. KCN Cát Lái 2 do công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2 làm chủ đầu tư là một điển hình. Đơn vị này đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT) với công suất 600m³/ngày đêm, nhưng kết quả kiểm tra vừa qua cho thấy nước thải sau xử lý chưa đạt yêu cầu. Tương tự, KCN Hiệp Phước do công ty cổ phần KCN Hiệp Phước làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cũng đưa vào vận hành HTXLNTTT 3.000 m³/ngày đêm nhưng nước thải sau xử lý vẫn vượt quy chuẩn 1,8 – hơn 3 lần. (Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tp.HCM).

Môi trường bị ô nhiễm nặng nề không chỉ bởi nguồn nước thải của các nhà máy, KCN - KCX còn chịu ảnh hưởng bởi một lượng rác thải, khí thải công nghiệp. Chỉ tính riêng các lò hơi, lò nung đã thải vào môi trường 580 tấn bụi/năm. Theo thống kê chưa đầy đủ nếu tính riêng các nguồn đốt dầu đang tồn tại (nhiệt điện, lò nung, nồi hơi) thì tải lượng các chất ô nhiễm thải ra hàng năm là 1.017 tấn bụi; 30.580 tấn SO2; 390 tấn SO3; 1.948.500 tấn CO2; 260 tấn CO; 7.554 tấn NO2; 137 tấn Hydrocarbon; 78 tấn Aldehydes. Các nhà máy, xí nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, nhà máy điện, thuốc trừ sâu, sản xuất thép, mỳ ăn liền, sản xuất vật liệu xây dựng đang là nguyên gây ô nhiễm môt trường, ví dụ nhà máy điện Thủ Đức mỗi ngày đốt 1000 tấn dầu FO và 750 tấn dầu DO để phát điện; mỗi năm thải ra 1.078 tấn bụi; 13.872 tấn SO2, 468,2 tấn NO2. Nhà máy hoá chất Tân Bình sản xuất các sản phẩn H2SO4 và phèn nhôm, nhà máy sử dụng một số lượng lớn lưu huỳnh, quặng boxit dầu FO. Các chất ô nhiễm thải ra môi trường bao gồm: 160 đến 200 tấn/năm SO2 và SO3; 21,4 tấn NO2; đó là chưa kể lượng bụi phèn tiếng ồn. Nhà máy xi măng Hà Tiên thải ra lượng khí thải từ

lò hơi với lượng bụi 140,4 tấn/năm; NO2 436 tấn/năm ngoài ra còn lượng bụi xi măng thải ra rất lớn mà chưa có số liệu đo đạc chính xác về chúng. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại các KCN cũng rất đáng lo ngại. (Chi Cục Bảo Vệ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)