Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 34)

Trong phương pháp này chúng ta dựa vào các số liệu có sẵn trong quá khứ và số liệu hiện tại để mô tả tình hình ô nhiễm không khí, nước, bụi và tiếng ồn, diễn biến nồng độ qua các năm ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các tỉnh lân cận.

3.2.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu

Đề tài sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp của Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM làm cơ sở cho việc đánh giá và xếp hạng ô nhiễm. Đề tài ứng dụng trên 20 doanh nghiệp tương ứng với 20 phiếu điều tra doanh nghiệp được Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM tiến hành điều tra năm 2008 trên địa bàn. Nội dung phiếu điều tra doanh nghiệp được trình bày ở phụ lục 1.  

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi được soạn sẳn. Đối tượng được điều tra là người dân sống gần các cơ sở công nghiệp, KCN - KCX. Việc điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành ở KCN Linh Trung 1 và 2, KCN Cát Lái, các nhà máy công nghiệp thuộc quận Thủ Đức, quận 9, Gò Vấp.

3.2.3. Phương pháp phân tích thống kê

Dựa vào số liệu thứ cấp tiến hành phân tích thực trạng ô nhiễm thành phố, đặc điểm phát triển nghành công nghiệp và tác động gây ô nhiễm môi trường Tp.HCM. Phân loại doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không gây ô nhiễm môi trường thông qua các thông số riêng của từng nghành, các tiêu chí đánh giá xếp hạng theo quy trình mà đề tài vạch sẵn. Từ số liệu thu thập đó tiến hành đánh giá xếp hạng doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

Dựa vào số liệu sơ cấp đánh giá mức độ nhận thức về môi trường xung quanh người dân sống, mức độ hưởng ứng của người dân vào chính sách.

3.2.4. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lí bằng phần mềm Excel để nhập số liệu tính toán vẽ bảng và biểu đồ.

3.2.5. Phương pháp đánh giá xếp hạng ô nhiễm

Dựa vào Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường và các tiêu chí phân hạng khác để xác định các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng., không nghiêm trọng và không gây ô nhiễm thông qua các mã màu vàng, màu xanh lá cây, xanh da trời, màu đỏ, màu đen.

24 

Phương pháp mang tính định lượng cao, chính xác, mang tính khách quan, dựa trên nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy.

Phương pháp đánh giá đơn giản, dễ thực thi.

Học tập phương pháp đánh giá phân hạng của các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Inđônêxia và thành phố Hà Nội , Đà Nẵng đã triển khai thử nghiệm ở Việt Nam.

CHƯƠNG 4

KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. Tình trạng ô nhiễm thành phố Hồ Chí Minh 4.1.1. Ô nhiễm đô thị 4.1.1. Ô nhiễm đô thị

a) Ô nhiễm không khí

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là thách thức lớn của các đô thị trọng điểm phía Nam, nhất là Tp.HCM. Ngoài sự tác động từ các hoạt động sinh hoạt, giao thông, xây dựng thì các hoạt động khác như sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã và đang là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị.

Hình 4.1. Tỷ Lệ Phát Thải của các Nguồn Thải Chính tại Tp.HCM

26 

Theo nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM, áp lực lưu lượng giao thông quá lớn, trong đó chủ yếu là xe máy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nặng nề tại Tp.HCM. Số lượng xe máy khổng lồ là nguồn phát sinh ra các khí thải gây ô nhiễm. Kế đến là khí thải độc hại từ các nhà máy, KCN- KCX. Nguồn ô nhiễm từ rác thải và sinh hoạt người dân chỉ chiếm một phần nhỏ. Ước tính cho thấy, hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO. Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2.

Ô nhiễm bụi. Môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực

trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp.

Mức độ ô nhiễm tăng dần lên theo từng năm, từng quý. Năm 2007, trong chuỗi số liệu đo đạc về bụi tại sáu trạm quan trắc này, có ít nhất 81% giá trị đo đạc vượt chuẩn cho phép. Đến năm 2009 là 89%, con số này đã lên 95% trong năm 2010, tại khu vực vòng xoay Hàng Xanh, tỉ lệ bụi ở quý I vượt chuẩn cho phép 82%, thì sang quý II con số này là 83% và quý III là 93%. Khu vực ô nhiễm bụi đứng đầu là ngã tư Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên Phủ (nồng độ bụi là 0,53 mg/m3) và ngã sáu Gò Vấp (nồng độ bụi là 0,73 mg/m3) trong khi chuẩn cho phép chỉ là 0,3 mg/m3.

Hình 4.2. Diễn Biến Nồng Độ Bụi PM10 Xung Quanh một sốĐô Thị.

  Ghi chú: - Tp. Hồ Chí Minh: số liệu trung bình của 9 trạm tự động liên tục trong Tp

So sánh với TCVN, tại hầu hết các khu vực của Hà Nội và Tp.HCM, nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt quy chuẩn cho phép (50 µg/m3).

Tình trạng ô nhiễm đối với bụi lơ lửng tổng số (TSP) rất đáng lo ngại, đặc biệt là ô nhiễm độc hại bên các đường giao thông chính (hình 4.3).

Hình 4.3. Diễn Biến Nồng Độ TSP Tại Một Số Tuyến Đường Phố 2005-2009

Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1, 2, 3) – Mạng lưới QT&PTMT quốc gia, 2010(QCVN 05:2009 TB năm) Không chỉ ở các tuyến đường giao thông đường phố mà các khu vực dân cư của các đô thị cũng gặp phải vấn đề ô nhiễm bụi, đặc biệt là các khu vực dân cư nằm sát khu vực đang có hoạt động xây dựng, KCN - KCX hoặc gần đường có mật độ xe lớn (Hình 4.4).

28 

Hình 4.4. Diễn Biến Nồng Độ Bụi TSP Xung Quanh ở các Khu Dân Cư của một sốĐô Thị 2005-2008

Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1, 2, 3) Mạng lưới QT&PTMT quốc gia, 2010

Ô nhiễm một số khí độc hại. Không chỉ có bụi, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí khác như SO, NO2, CO trên địa bàn thành phố luôn vượt tiêu chuẩn cho phép.

Nồng độ NO2 trung bình quan trắc được trong quý III - 2010 là 0,15 – 0,22 mg/m3, có 39% giá trị vượt chuẩn cho phép. Trong đó, có giá trị vượt chuẩn đến 1.85 lần. Do ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất và phương tiện giao thông, đặc biệt tại những đô thị có mật độ phương tiện giao thông cao, KCN dày đặc như Tp.HCM, nồng độ NO2 trong không khí cao hơn hẳn những đô thị khác (Hình 4.5)

Hình 4.5. Diễn Biến Nồng Độ NO2 Ven các Trục Giao Thông của Một SốĐô Thị

Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1,2,3) – Mạng lưới QT&PTMT quốc gia, 2010 Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cụ thể nồng độ chì đo được tại các trạm quan trắc từ đầu năm 2009 đến nay thường

dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, khu vực có nồng độ chì cao nhất thành phố là xung quanh ngã sáu Gò Vấp.

b) Ô nhiễm nước

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch. Mỗi ngày, hệ thống kênh rạch và sông Sài Gòn phải gánh trên 1 triệu m3 nước thải sinh hoạt, gần 400.000 m3 nước thải công nghiệp; 4.000 – 5.000 tấn rác thải sinh hoạt và 7 tấn rác y tế chưa qua xử lý. Trong khu vực nội thành, các dòng kênh như Nhiêu Lộc, Thị Nghè, kênh Đôi– kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Tân Hóa- Lò Gốm bị ô nhiễm từ vài chục năm nay, hiện nay khu vực ngoại thành từ Bình Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi,những dòng kênh vốn phục vụ cho việc tưới tiêu nay cũng biến thành những dòng kênh đen.

Không những vậy những lưu vực sông lớn như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 10 triệu dân của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đang ô nhiễm rất nghiêm trọng. Hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển đô thị là những nguyên chính gây ô nhiễm các dòng sông này. Đặc biệt là trong thời gian gần đây chất lượng nước thô cung cấp nước cho các nhà máy của Tp.HCM bị giảm sút nghiêm trọng.

Tp.HCM lại nằm ở khu vực hạ nguồn của nhiều sông suối, ngoài nguồn ô nhiễm chính trên địa bàn, Tp.HCM còn phải gánh chịu ô nhiễm từ các tỉnh lân cận đố xuống. Chất lượng nước ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh đang có chiều hướng gia tăng ô nhiễm hữu cơ cả về số lượng và mức độ ảnh hưởng.

c) Rác thải

Với gần 8 triệu dân, hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ, văn phòng, trường học và cơ sở công nghiệp lớn nhỏ, mỗi ngày Tp.HCM đổ ra khoảng hơn 7000 tấn chất thải rắn đô thị. Riêng rác sinh hoạt và xây dựng đã lên tới trên 6.000 tấn/ngày, rác công nghiệp khoảng 1.000 tấn/ngày. Hằng năm Tp.HCM tiêu tốn trên 235 tỷ đồng xử lý chất thải, trong đó thu gom được khoảng 4.900-5.200 tấn/ngày, tái chế, tái sinh khoảng 700-900 tấn/ngày, khối lượng còn lại bị thải vào hệ thống kênh rạch và môi trường xung quanh. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt khoảng 5500 tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp 500 tấn/ngày (gồm cả 50 tấn CTRNH/ngày, chất thải bệnh viện 20 tấn/ngày). Ước tính trong những năm tới, lượng rác sẽ tăng bình quân 10%/năm.

30 

Tp.HCM có tới 800 nhà máy, xí nghiệp lớn và hơn 30.000 cơ sở SXCN lớn nhỏ. Hiện 15 KCN - KCX và khu Công nghệ cao của thành phố đã hoàn tất việc xây dựng và vận hành HTXLNTTT. Sở sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý những đơn vị vi phạm môi trường. Đồng thời, triển khai lắp đặt trạm quan trắc tự động nước thải tại các KCN. Công nghệ xử lý nước thải hiện đại chỉ có ở KCN Linh Trung 1, Linh Trung 2 và Tân Thới Hiệp tuy nhiên đầu ra của nước thải vẫn chưa đạt. Qua kết quả khảo sát nước thải KCN- KCX thì các chỉ tiêu TSS (tổng rắn lơ lửng), tổng Coliform, COD luôn không đạt chuẩn cho phép. Nhiều trường hợp có HTXLNT nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc không được vận hành thường xuyên cũng gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng như các KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Tân Bình nhiều doanh nghiệp chưa đấu nối vào mạng thu gom nước thải. KCN Cát Lái 2 do công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2 làm chủ đầu tư là một điển hình. Đơn vị này đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT) với công suất 600m³/ngày đêm, nhưng kết quả kiểm tra vừa qua cho thấy nước thải sau xử lý chưa đạt yêu cầu. Tương tự, KCN Hiệp Phước do công ty cổ phần KCN Hiệp Phước làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cũng đưa vào vận hành HTXLNTTT 3.000 m³/ngày đêm nhưng nước thải sau xử lý vẫn vượt quy chuẩn 1,8 – hơn 3 lần. (Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tp.HCM).

Môi trường bị ô nhiễm nặng nề không chỉ bởi nguồn nước thải của các nhà máy, KCN - KCX còn chịu ảnh hưởng bởi một lượng rác thải, khí thải công nghiệp. Chỉ tính riêng các lò hơi, lò nung đã thải vào môi trường 580 tấn bụi/năm. Theo thống kê chưa đầy đủ nếu tính riêng các nguồn đốt dầu đang tồn tại (nhiệt điện, lò nung, nồi hơi) thì tải lượng các chất ô nhiễm thải ra hàng năm là 1.017 tấn bụi; 30.580 tấn SO2; 390 tấn SO3; 1.948.500 tấn CO2; 260 tấn CO; 7.554 tấn NO2; 137 tấn Hydrocarbon; 78 tấn Aldehydes. Các nhà máy, xí nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, nhà máy điện, thuốc trừ sâu, sản xuất thép, mỳ ăn liền, sản xuất vật liệu xây dựng đang là nguyên gây ô nhiễm môt trường, ví dụ nhà máy điện Thủ Đức mỗi ngày đốt 1000 tấn dầu FO và 750 tấn dầu DO để phát điện; mỗi năm thải ra 1.078 tấn bụi; 13.872 tấn SO2, 468,2 tấn NO2. Nhà máy hoá chất Tân Bình sản xuất các sản phẩn H2SO4 và phèn nhôm, nhà máy sử dụng một số lượng lớn lưu huỳnh, quặng boxit dầu FO. Các chất ô nhiễm thải ra môi trường bao gồm: 160 đến 200 tấn/năm SO2 và SO3; 21,4 tấn NO2; đó là chưa kể lượng bụi phèn tiếng ồn. Nhà máy xi măng Hà Tiên thải ra lượng khí thải từ

lò hơi với lượng bụi 140,4 tấn/năm; NO2 436 tấn/năm ngoài ra còn lượng bụi xi măng thải ra rất lớn mà chưa có số liệu đo đạc chính xác về chúng. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại các KCN cũng rất đáng lo ngại. (Chi Cục Bảo Vệ

Môi Trường Tp.HCM).

Hiện nay hầu hết hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn từ các nhà máy trong các KCN, đặc biệt là các cơ sở trong nước rất sơ sài và mang tính hình thức, khí thải do các cơ sở sản xuất thải ra chứa nhiều chất độc hại đều được xả trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân quanh khu vực. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng trong các KCN, nồng độ bụi và khí độc hại (điển hình là khí SO2) trong không khí xung quanh đã vượt quá trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần.

Vấn đề chất thải rắn phát sinh trong các KCN - KCX cũng đang được báo động. Theo thống kê, mỗi năm thải ra khoảng 667,727 tấn chất thải rắn. Hiện nay, chất thải chỉ mới được xử lý chủ yếu bằng thiết bị đơn giản hoặc đổ lẫn vào các chất thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Ngoài nguyên nhân thiết bị, kỹ thuật và chất lượng xử lý chất thải còn quá lạc hậu, đặc biệt đối với chất thải nguy hại (CTNH), một số đơn vị được phép hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH lại vi phạm các quy định về quản lý như không có chức năng xử lý hoặc cố tình chôn lấp để giảm chi phí.

Tóm lại: Sự mâu thuẫn lợi ích, chi phí khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải

cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thỏa đáng từ phía Nhà nước đã gây trở ngại cho các nhà đầu tư chậm triển khai việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung cho KCN. Để giải quyết được vấn đề này, điều quan trọng nhất là phải có sự nhận thức đầy đủ, có một quyết tâm và chế tài đủ mạnh từ các ngành, các cấp có liên quan trên lĩnh vực này.

4.1.3. Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp và tác động gây ô nhiễm môi trường trường

Trong nhiều năm qua , nền công nghiệp Tp.HCM đã thực hiện được những mục tiêu kinh tế, chính trị của Chính phủ đề ra trên các mặt: thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, du nhập kỹ thuật, kinh nghiệm, tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của thành phố. KCN - KCX đang trở

32 

thành động lực cho sự phát triển, có vai trò dẫn dắt công nghiệp quốc gia, là địa bàn hấp dẫn với sức hút lớn làn sóng đầu tư nước ngoài trên cả ba phương diện: nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản trị, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của thành phố. Tuy nhiên xét về khía cạnh môi trường, đặc điểm phát triển của các cơ sở công nghiệp, KCN - KCX hiện là vấn đề cần được bàn luận vì trong đó yếu tố môi trường và ô nhiễm môi trường dường như đang đối lập với tốc độ tăng trưởng của nền công nghiệp ở Tp.HCM. Sự phát triển luôn lồng ghép với vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Các cơ sở công nghiệp, KCN - KCX đan xen các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường các khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)