Xây dựng chương trình đánh giá và xếp hạng ô nhiễm

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 50)

4.3.1. Các bước xây dựng chương trình phân hạng

Dựa trên nền tảng đó đề tài đã xây dựng chương trình phân hạng và chia làm 2 bước chính: giai đoạn chuẩn triển khai và giai đoạn triển khai.

Hình 4.10. SơĐồ Triển Khai Thực Hiện Đánh Giá Xếp Hạng

40 

4.3.2. Lựa chọn tiêu chí và cách phân hạng doanh nghiệp

a) Tiêu chí phân hạng cơ sở công nghiệp

Tiêu chí là cơ sở quan trọng đểđánh giá phân hạng cơ sở công nghiệp. Các tiêu chí được xây dựng dựa trên nền tảng pháp lý về môi trường, các giải pháp nhằm góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.

Để xây dựng tiêu chí phân loại cơ sở công nghiệp phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh của địa phương, đề tài đã tiến hành tham khảo kinh nghiệm của một số nước đã từng áp dụng thành công chương trình này. Trên cơ sở lựa chọn ra 11 tiêu chí đánh giá

được xem xét gồm:

Bảng 4.2. Các Tiêu Chí để Phân Hạng Doanh Nghiệp

Tiêu chí phân hạng Diễn giải

TC1 Tuân thủ TCVN ( TC1.1; TC1.2)

TC2 Giấy phép môi trường

TC3 Hệ thống xử lý phát thải

TC4 Vi phạm hành chính (VPHC)/ Sự cố môi trường TC5 Quan trắc môi trường định kỳ

TC6 Khiếu nại cộng đồng

TC7 Hợp tác doanh nghiệp

TC8 Cảnh quan môi trường

TC9 Giải pháp cải thiện môi trường

TC10 Chứng nhận ISO 14000

Nguồn: Phân tích, tổng hợp

(TC1) Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (20 điểm)

Việc phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường căn cứ vào mức độ vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được trình bày theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường. Dựa trên kết quả phân tích phiếu điều tra doanh nghiệp theo định kỳ của năm để xem xét phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường :

(TC1.1) - Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; (TC1.2) - Cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Các thông số sử dụng để đánh giá mức độ tuân thủ tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phương pháp tính như sau: Các thông số quan trắc của nhà máy được thống kê trong 1 năm. Kết quả quan trắc đối với một nhà máy được lấy từ nhiều đợt quan trắc khác nhau như kết quả quan trắc của cơ quan quản lý giám sát, thanh tra, kết quả của cơ sở tự quan trắc. Trường hợp có nhiều kết quả đo trên 1 thông số và trên cùng một vị trí đo, trong đó có những kết quả vượt TCVN và các kết quả khác không vượt TCVN thì cần tính xác suất số lần vượt theo công thức sau:

Trong đó: τ- tần suất

A -Số lần đo vượt TCVN

B- Tổng số lần đo đạt

Tần suất dưới 50% được xem là đạt đối với thông số đó.

(TC2) Giấy phép môi trường (10 điểm)

Gồm có 5 mục, mỗi mục ứng với thang điểm 2

- Doanh nghiệp phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định/cam kết bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp thành lập sau năm 2005 hoặc giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các doanh nghiệp thành lập trước năm 2005. (2 điểm)

- Doanh nghiệp phải có giấy nghiệm thu HTXL nước thải.(2 điểm)

- Doanh nghiệp phải có giấy nghiệm thu HTXL khí thải. (2 điểm)

- Doanh nghiệp phải có giấy đăng ký chủ nguồn thải. (2 điểm)

- Hóa đơn nộp phí bảo vệ môi trường. (2 điểm)

Nếu doanh nghiệp không phát sinh nước thải / khí thải / chất thải nguy hại thì được 2 điểm tại mục đó.

42 

Được xem xét trên 03 phương diện nước thải và khí thải, doanh nghiệp có phân loại , bố trí nơi lưu trữ chất thải và hợp đồng xử lý chất thải. Một nhà máy có 3 hệ thống xử lý trên được xem là hoàn chỉnh khi HTXL của cơ sở đó phải xây dựng theo đúng phương án bảo vệ môi trường của Báo cáo Đánh giá tác động môi trường và được thẩm định, phê duyệt của cơ quan quản lý, được đánh giá là đạt.

Nếu doanh nghiệp không phát sinh nước thải / khí thải / chất thải nguy hại thì xem như đạt ở mục đó.

(TC4) Vi phạm hành chính / Sự cố môi trường (10 điểm)

Vi phạm hành chính (VPHC)

Cơ quan quản lý môi trường địa phương xác nhận trong vòng 1 năm, doanh nghiệp có bị xử phạt hành chính ít nhất 1 lần về vấn đề môi trường xem như không đạt tiêu chí chí này. Hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Sự cố môi trường

Là những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của nhà máy. Thông thường tần suất xảy ra sự cố môi trường là rất ít đối với một nhà máy. Các sự cố có thể là sự cố an toàn lao động, sự cố cháy nổ, rò rỉ, thiết bị, công nghệ, quy trình vận hành khi xảy ra có ảnh hưởng về mặt môi trường. Một nhà máy xảy ra ít nhất một lần sự cố và có ảnh hưởng đến công nhân, cộng đồng, môi trường, sức khoẻ hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động khác được đánh giá không đạt.

(TC5) Quan trắc môi trường (10 điểm)

Đây là tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ của cơ sở công nghiệp, doanh nghiệp phải có quan trắc môi trường định kỳ và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường địa phương. Một cơ sở có ít nhất 01 lần không quan trắc và lập báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý thì được đánh giá là không đạt tiêu chí.

(TC6) Khiếu nại cồng đồng (10 điểm)

Đây là tiêu chí xác định các ảnh hưởng của nhà máy đối với con người, sức khoẻ và môi trường xung quanh, đánh giá mối quan hệ của nhà máy đối với nhóm cộng đồng trong khu vực. Cộng đồng được xem là đối tượng rất quan trọng và khách quan trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm của cơ sở công nghiệp. Việc đưa đối tượng

này tham gia vào quá trình đánh giá, phân hạng cơ sở công nghiệp, sẽ giúp cho quá trình công khai hoá thông tin doanh nghiệp được thuận lợi và nhận được sự phản hồi xây dựng từ phía công chúng.

(TC7) Sự hợp tác tốt của Doanh nghiệp (5 điểm)

Đánh giá ý thức tuân thủ luật pháp về BVMT của cơ sở thông qua thái độ hợp tác của cơ sở với các cơ quản quản lý môi trường. Sự hợp tác được đánh giá dựa trên các lần làm việc giữa cơ quan quản lý trong chương trình giám sát, kiểm tra, thanh tra định kỳ hay đột xuất hay các yêu cầu về cung cấp thông tin của nhà máy đối với cơ quan quản lý môi trường.

(TC8) Cảnh quan môi trường sạch đẹp (5 điểm)

Tình trạng vệ sinh doanh nghiệp tốt và trồng cây xanh (>10% tỷ lệ)

(TC9) Giải pháp cải thiện môi trường (10 điểm)

Khi nhà máy có áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng được đánh giá là đạt tiêu chí này. Việc áp dụng các giải pháp này là không bắt buộc đối với nhà máy, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường do đó đưa ra tiêu chí này nhằm khuyến khích cơ sở công nghiệp áp dụng góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.

(TC10) Chứng nhận ISO 14000 (10 điểm)

Đối với các doanh nghiệp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14000 được xét là đạt tiêu chí này. Đây là tiêu chí rất khó đạt được đối với nhà máy, tuy nhiên việc đưa ra tiêu chí này nhằm thúc đẩy sự tham gia, phấn đấu thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở công nghiệp.

4.3.3. Gán màu phân hạng doanh nghiệp

Phân hạng các cơ sở theo 5 bậc gồm: Xuất sắc, Khá, Đạt, Chưa đạt, Kém. Để cho dễ hiểu và gần gũi với văn hóa Việt Nam, trong các chiến dịch phổ biến thông tin, năm thứ hạng trên sẽ được thể hiện dưới dạng gắn màu như sau:

44 

Bảng 4.3. Gán Màu Phân Hạng Doanh Nghiệp CƠ SỞ

XUẤT SẮC CƠ SỞ KHÁ CƠ SỞĐẠT

CƠ SỞ

CHƯA ĐẠT CƠ SỞ KÉM

MÀU VÀNG MÀU XANH

LÁ CÂY

MÀU XANH

DA TRỜI MÀU ĐỎ MÀU ĐEN

Nguồn: Chương trình Porper Indonesia Mỗi màu sắc sẽ thể hiện chất lượng môi trường khác nhau của doanh nghiệp đó:

Bảng 4.4. Ý Nghĩa Mã Màu Phân Hạng các Cơ Sở Gây Ô Nhiễm

Mã màu Ý nghĩa mã màu

Xuất sắc Các cơ sở có chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế như ISO14000 Khá Có hoạt động kiểm soát, quản lý phát thải đạt tiêu chuẩn quốc gia Đạt Có nỗ lực thỏa mãn các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu

Chưa đạt Tượng trưng cho doanh nghiệp gây ô nhiễm

Kém Không có bất kì nỗ lực kiểm soát ô nhiễm, thiệt hại MT nghiêm trọng Nguồn: Phân tích, tổng hợp

4.3.4. Phân hạng các cơ sở theo tiêu chí

Trong hệ thống phân hạng này, đề tài đã học hỏi kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công chương trình phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng và đồng thời có xem xét đến tình hình thực trạng trên thành phố để đảm bảo tính khả thi của hệ thống:

۔ Rất ít các cơ sở sản xuất tự tiến hành quan trắc môi trường.

۔ Kinh phí dành cho hoạt động quan trắc tuân thủ của các cơ quản quản lý môi trường quá hạn hẹp.

Bảng 4.5. Thang Điểm Phân Hạng Điểm Phân hạng Mã màu < 20 Kém Màu đen < 20 Chưa đạt Màu đỏ >=20 -48 Đạt Xanh da trời >= 48-96 Khá Xanh lá cây >= 96 Xuất sắc Vàng Nguồn: Phân tích và tổng hợp Cách đánh giá được chia thành 3 vòng cơ bản:

Đánh giá vòng 1: Tiến hành đánh giá TC(1) gồm tiêu chí 1.1 và 1.2; mục đích là để loại ra “cơ sở kém” và “chưa đạt”. Nếu nhà máy không đạt TC1.1 bị xếp hạng “kém”, nhưng nếu đạt TC1.1 không đạt tiêu chí TC1.2 thì kiểm tra thêm TC(4) Vi phạm hành chính / TC(5) Sự cố môi trường, nếu doanh nghiệp vi pham 1 trong 2 tiêu chí này thì bị xếp hạng “kém”, nếu đạt 2 tiêu chí này xếp “chưa đạt”.

(Giải thích: “TC1.1”cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; “TC1.2” cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo Thông tư 07/2007/TT-BTNMT.)

Đánh giá vòng 2: Là những cơ sởđạt tiêu chuẩn môi trường hay đã đạt TC(1). Tiến hàng xém xét qua tiêu chí Giấy phép môi trường, Hệ thống xử lí nước thải, Vi Phạm hành chính/Sự cố môi trường, nếu vi phạm một trong các tiêu chí trên sẽ ứng với mã màu xanh da trời, là doanh nghiệp “đạt” tiêu chuẩn môi trường, sốđiểm doanh nghiệp đạt được trong vòng này nằm trong khoảng lơn hơn hoặc bằng 20 đến 48 điểm.

Đánh giá vòng 3: Là những cơ sở tích sốđiểm lớn hơn hoặc bằng 48 điểm, các doanh nghiệp này sẽ được đánh giá tiếp qua các tiêu chí tích điểm nếu số điểm nằm trong khoảng từ lớn hơn hoặc bằng 48 đến 96 điểm là doanh nghiệp đạt loại “khá”

ứng với mã màu xanh da trời. Nếu doanh nghiệp tích được sốđiểm lớn hơn hoặc bằng 96 điểm sẽ là doanh nghiệp “xuất sắc” với mã màu vàng.

46 

4.3.5. Xây dựng chiến lược truyền thông

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết, tăng cường nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của môi trường hiện nay. Qua đó thay đổi hành vi, thái độ của doanh nghiệp trong việc tuân thủ môi trường trong quá trình sản xuất, đồng thời giúp cho người dân có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường từ đó có biện pháp bảo vệ quyền lời và môi trường sống xung quanh mình.

Các hình thức tuyên truyền chính được sử dụng:

- Phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng: đưa tin/bài trên báo chí, xây dựng các chương trình truyền hình và phát trên chương trình của trung ương và địa phương VTV, HTV, đưa tin trên đài.

- Tổ chức các buổi toạ đàm giữa doanh nghiệp với nhà quản lý, cộng đồng, giới báo chí, các nhà khoa học và các bên liên quan.

- Sử dụng hệ thống loa phóng thanh tại các điểm trên địa bàn có các cơ sở sản xuất.

- Tổ chức các hội thảo, họp báo giữa các đối tượng lãnh đạo.

- Xây dựng trang web về tình hình sản xuất công nghiệp và trang web về phân hạng doanh nghiệp để phổ biến thông tin phân hạng của các cơ sở trên internet do Sở Tài Nguyên Và Môi Trường, Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tp.HCM quản lý.

- In ấn và phát hành các loại tờ rơi, tờ giới thiệu và các tài liệu liên quan cho các nhóm đối tượng khác nhau.

Đối với nhóm ở lứa tuổi thiếu nhi chúng ta có thể cho phát hành các tờ bướm, với nhiều màu sắc và hình vẽ gây chú ý với nhận thức ban đầu về môi trường.

4.3.6. Chuẩn bị cơ sở pháp lý cần thiết đểđánh giá

Các kết quả phân tích, đánh giá việc tuân thủ luật pháp về BVMT của cơ sở sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:

۔ Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh TCVN 5937 : 2005.

۔ Tiêu chuẩn về nồng độ cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh TCVN 5938 : 2005.

48 

۔ Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ TCVN 5939 : 2005.

۔ Tiêu chuẩn về âm học, tiếng ồn khu vực công cộng, dân cư, mức ồn tối đa cho phép TCVN 5949 : 1998.

۔ Tiêu chuẩn về rung động và chấn động TCVN 6992 : 2001.

۔ Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động : Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT. ۔ Tiêu chuẩn về chất thải nguy hại - phân loại TCVN 6706:2000. ۔ Tiêu chuẩn Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại TCVN 7629:2007.

Căn cứ nội dung các văn bản

Phân tích lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng sẽ căn cứ theo thông tư số 07/2007/TT-BVMT ngày 03/07/2007 của Bộ TNMT về hướng dẫn phân loại và quyết định danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo mức độ.

Căn cứ theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 về thu phí BVMT đối với NTCN; Thông tư Liên tịch 125/2003/TTL-BTC-BTNMT của Liên Bộ Tài Chính và Bộ TNMT về hướng dẫn thi hành Nghị định 67 để đánh giá hiệu quả của việc thu phí và mức phí phải nộp của doanh nghiệp đối với NTCN, Nghị định số 106/2003/NĐ- CP ngày 23/09/2003 của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực phí và lệ phí.

Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 do Chính phủ ban hành quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Các thông số môi trường nguy hại được quy định cụ thể tại Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.

Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993 của nước CHXHCN Việt Nam và Nghị định số 175-CP ngày 18/10/1994 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo Vệ môi trường.

Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa Học , Công Nghệ và Môi Trường hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư và nghị định số 143/2004/NĐ-CP ngày 12/7/2004

của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994.

Quyết định số 67/2002/QĐ-UB ngày 02/7/2002 của Ủy Ban Nhân dân Tp.HCM về việc ban hành Quy chế quản lý Nhà Nước về môi trường đối với các Khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)