Ứng dụng công cụ chính sách đánh giá và xếp hạng ô nhiễm công nghiệp

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 61)

4.4.1. Đặc trưng của mẫu điều tra

Sơ lược về phiếu điều tra

Phần 1: Thông tin doanh nghiệp. Thu thập thông tin liên quan đến doanh nghiệp như tên, địa chỉ, ngành nghề, giấy phép môi trường.

Phần 2: Quá trình sản xuất bao gồm các thông tin về nguyên liệu hoá chất, thiết bị công nghệ được sử dụng trong quá trình sản xuất và danh sách các sản phẩm chính của nhà máy.

Phần 3: Thông tin môi trường, tiến hành thu thập các thông tin về nguồn thải và hệ thống xử lý nguồn thải cũng như các hoá chất được sử dụng trong quá trình xử lý nguồn thải này. Ngoài ra còn xác định được các hành vi vi phạm hành chính, sự cố môi trường, các giải pháp giãm thiểu ô nhiễm và định hướng tương lai trong việc BVMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Đặc trưng của mẫu điều tra. Do sự giới hạn về thời gian cũng như năng lực

của người thực hiện cho nên đề tài tiến hành tìm hiểu và xếp hạng 20 doanh nghiệp thông qua 20 phiếu điều tra thông tin về doanh nghiệp của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường ở Tp.HCM. Các cơ sở được tìm hiểu hiện đang hoạt động sản xuất tại các cơ sở công nghiệp, KCN - KCX của thành phố. Tên doanh nghiệp, loại hình sản xuất, loại nhiên liệu tiêu thụ sẽ được trình cụ thể ở phụ lục 3.

50 

Bảng 4.6. Một Số Nghành Công Nghiệp Đặc Trưng của Mẫu Điều Tra

Ngành công nghiệp Số lượng

Sản xuất các linh kiện điện tử, phụ tùng xe 6

Sản xuất thực phẩm 3

Sản xuất bao bì, giấy 3

Sản xuất sản phẩm từ nhựa plastic 1

Gia công may mặc 1

Hóa- mỹ phẩm 3

Sản phẩm từ kim loại 2

Khai thác, chế biến thủy sản 1

Tổng 20

Nguồn: Tổng hợp từ sô liệu điều tra

Bảng 4.7. Quy Mô Lao Động các Nghành Công Nghiệp được Điều Tra

Quy mô lao động Tổng số cơ sở

< 100 8

<= 500 5

< 1000 4

= 1000 3

Nguồn: Tổng hợp từ sô liệu điều tra Theo báo của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường ở Tp.HCM trong số các mẫu doanh nghiệp điều tra có rất ít các doanh nghiệp có biện pháp xử lí khí thải, thông thường các doanh nghiệp có HTXL khí thải chỉ chiếm 20%. Toàn thành phố có 15 KCN, KCX nhưng có đến 8 KCN chưa có HTXL nước thải và có trên 600 doanh nghiệp vi phạm hành chính môi trường nghiêm trọng cần giải quyết.

4.4.2. Đánh giá và xếp hạng ô nhiễm

Trình tự đánh giá đề tài thực thực hiện theo thứ thự quy trình đánh giá đã được trình bày trong Hình 4.8.

a) Đánh giá vòng 1

TC(1) là tiêu chí đánh giá một cách định lượng nhất việc tuân thủ pháp luật về BVMT của cơ sở. Việc xếp TC(1) lên hàng đầu để đánh giá đảm bảo tính công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bằng vì đây là tiêu chí duy nhất có thể định lượng được và thể hiện tình trạng tuân thủ pháp luật của cơ sở.

Những cơ sở vi phạm tiêu chí 1

Bảng 4.8. Những Cơ Sở Vi Phạm Thông Số Ô Nhiễm Nước Thải

STT Tên doanh nghiệp Thông số vượt ĐV Kết quả Giới hạn

1 Cty Công nghệ thực phẩm

Việt Tiến

BOD5 mg/l 105,0 100

2 Cty TNHH MTEX VN Amoni mg/l 24,4 10

COD mg/l 99,0 80 3 Cty TNHH TM và SX bao bì giấy Dương Nguyễn BOD5 mg/l 105,0 100 4 Cty TNHH Mekelong Việt Tiến pH TSS - mg/l 11,6 235,0 5-9 200

5 Cty TNHH NAGATA (VN) COD mg/l 1080,0 400

BOD5 mg/l 649,0 100

SS mg/l 397,0 200

Tổng Nitơ mg/l 87,5 60

Tổng photpho mg/l 14,5 8

6 Cty TNHH bao bì Gia Phú BOD5 mg/l 70,0 50

7 Cty TNHH dây khóa kéo

KEENCHING

COD mg/l 448,0 400

Nguồn : Phân tích và tổng hơp từ phiếu điều tra doanh nghiệp Các doanh nghiệp này phần lớn là nằm trong KCN - KCX vì vậy lượng nước thải sau cùng sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại C (TCVN 5945:2005), nước thải sau cùng được kết nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, được xử lý tiếp một bước nữa từ C sang B, rồi mới thải ra ngoài. Còn những doanh nghiệp có tiêu chuẩn giới hạn nằm ở cột B là do có một số doanh nghiệp có hệ thống thoát nước trực tiếp ra hệ thống kênh rạch, cống rãnh.

52 

Qua phân tích phần lớn các doanh nghiệp mắc các lỗi chủ yếu như lưu giữ chất thải nguy hại chưa đúng quy định; chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có xử lý nhưng chưa đạt yêu cầu; chưa tách rời hệ thống nước mưa với nước thải, tại cống thoát nước mưa vẫn có nước thải chảy ra; có hệ thống xử lý khí thải nhưng chưa vận hành thường xuyên. Trường hợp Cty TNHH bào bi Gia Phú là điển hình cụ thể. Theo trình bày, công ty đã tách rời hệ thống thoát nước mưa, nước thải và đấu nối vào hệ thống thoát nước riêng.Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, nước thải còn thoát vào hệ thống nước mưa. Nước thải từ nhà vệ sinh (350 công nhân) được công ty thu gom và đấu nối vào hệ thống thoát nước thải tập trung nhưng chưa qua xử lý. Đối với chất thải nguy hại (cặn bả, mực in, bảng chữ bằng cao su, thùng đựng mực in được công ty giao cho Cty TNHH DV KCX Tân Thuận không có giấy chứng từ chuyển giao, công ty chưa đăng ký chủ nguồn thải và CTNH để ở ngoài trời gây bốc mùi rất khó chịu. Công ty chưa thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định. Qua kiểm tra Sở Tài nguyên và Môi Trường đã có hướng xử lý thích đáng.

Bảng 4.9. Những Cơ Sở Vi Phạm Thông Số về Khí Thải, Ánh Sáng, Tiếng ồn

STT Tên công ty số vượt Thông Vị trí đo Đơn vị Kết quả Giới hạn

1 TNHH MTEX Việt Nam Ánh sáng Cơ khí mài - 250 300-500

Ánh sáng Văn phòng CK - 246 300-500

Tiếng ồn Khu vực máy tiện NC dBA 87-88 <=85(8h)

Tiếng ồn khu sản xuất bán dẫn dBA 85-63 <=85(8h)

CO2 Xưởng cơ khí mg/m3 940 900

CO2 Văn phòng cơ khí mg/m3 1555 900

CO2 Phòng đổ khuôn mg/m3 1100 900 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CO2 Văn phòng mg/m3 1824 900

2 TNHH bao bì Gia Phú CO2 Khu lò hơi mg/m3 1570 1500

3 Acecook VN Tiếng ồn Khu vực lò hơi dBA 88 <=85(8h)

Dựa vào kết quả so sánh với TCVN tìm ra những thông số vượt mức qui định cho phép và vượt bao nhiêu lần mức qui định cho phép của các cơ sở sản xuất, dịch vụ để tiến hành phân loại theo Thông tư 07. Phân loại sẽ cho ra các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm và ô nhiễm nghiêm trọng

Nhìn vào Bảng 4.8 và Bảng 4.9 , ta thấy các doanh nghiệp đã vi phạm thông số ô nhiễm thông thường tiêu chí 1.2 ( cơ sở gây ô nhiễm môi trường).

Ta tiến hành xét tiếp tiêu chí ( Vi phạm hành chính/ sự cố môi trường), những cơ sở vi pham một trong hai tiêu chí này sẽ được xếp hạng “kém”. Bảng 4.9 là những doanh nghiệp đã vi phạm.

Bảng 4.10. Những Doanh Nghiệp xếp hạng “kém”

STT Doanh nghiệp gây ô nhiễm Vi pham hành chính Sự cố môi trường

1 Cty công nghệ thực phẩm Việt Tiến

Khí thải, nước thải -

2 Cty TNHH Nagata Việt Nam Nước thải -

3 Cty TNHH bao bì Gia Phú Khác -

Chú thích : “-“ không vi phạm

Nguồn : Phân tích và tổng hơp Nhận xét : Qua đánh giá vòng 1, có 8/20 cơ sở doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Trong đó có 3/20 cơ sở bị xếp hạng “kém”, 5/20 cơ sở “chưa đạt” . Số doanh nghiệp còn lại tiếp tục xét qua vòng 2.

b) Đánh giá vòng 2

Xét 12 cơ sở sản xuất qua 4 tiêu chí: TC(2), TC(3), TC(4), TC(5) để lượt ra doanh nghiệp có số điểm nhỏ hơn 48 điểm, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn về môi trường.

54 

Bảng 4.11. Những Doanh Nghiệp Đạt Tiêu Chuẩn Môi Trường STT Tên doanh nghiệp TC(2)

(số giấy phép) HTXL

VPHC/

Sự cố MT Điểm

1 Cty TNHH Solatex Vina 4 - x 28

2 Cty KT và DVKT thủy sản Hạ Long 5 Đạt Không 50

3 Cty cổ phần bao bì Sài Gòn Sapaco 5 Đạt không 50

4 Cty TNHH D&Y Technology VN 2 x x 24

5 Cty TNHH Toyo Piano Việt Nam 3 x x 26

6 Cty TNHH thương mại Chấn Đạt 2 x x 24

7 Cty TNHH Juki Việt Nam 4 Đạt VPHC 38

8 Cty TNHH Vĩnh Thạnh 4 Đạt Không 48

9 Cty CP thiết bị nhà bếp gas Vina 2 x x 24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Cty TNHH Always 2 x x 24

11 Cty Asuzac Foods 2 x x 24

12 Cty TNHH may mặc Cự Lực 4 Đạt Không 48

Chú thích: “X”: không xét, “-“ : không đạt.

Nguồn : Phân tích và tổng hơp Nhận xét: Sau vòng 2, có 8/20 doanh nghiệp có số điểm từ 20 đến nhỏ hơn 48 điểm ứng với mức phân hạng “khá”. Những cơ sở có số điểm lớn hơn hoặc bằng 48 điểm tiếp tục xét từ TC(6) đến TC(11) để tích thêm điểm để phân ra hạng “khá” và “xuất sắc”.

c) Đánh giá vòng 3

Bảng 4.12. Bảng tích điểm của doanh nghiệp sau vòng 3

STT Tên doanh nghiệp Tiêu chuẩn đạt Tích điểm

1 Cty cổ phần bao bì Sài Gòn Sapaco TC(6), TC(7), TC(8), TC(9), TC(10)

90

2 Cty TNHH Vĩnh Thạnh TC(6),TC(7),TC(8),TC(9) 78

3 Cty TNHH may mặc Cự Lực TC(6), TC(7),TC(8) 73

4 Cty KT và DVKT thủy sản Hạ Long TC(7) 65

Nhận xét: Có 4/20 doanh nghiệp đạt được thứ hạng tốt qua 3 vòng đánh giá xếp hạng và tích được số điểm khá cao. Điển hình cụ thể “Cty cổ phần bao bì Sài Gòn Sapaco” với số điểm đạt được 90 điểm. Doanh nghiệp này đã tiến hành quan trắc môi trường định kỳ theo đúng quy định với tần suất quan trắc 2 – 3 lần/ năm, thực hiện nghiệm thu môi trường đúng quy định. HTXL vận hành tốt và thường xuyên, công trình được xây dựng và có sự hỗ trợ của chuyên viên môi trường, vệ sinh cơ sở sạch đẹp, tỉ lệ cây xanh quanh nhà xưởng đạt 15%, tình trạng hợp tác doanh nghiệp khá tốt. Nhà máy có áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:

- Thường xuyên vận hành bảo quản hệ thống xử lý nước thải với công suất

21m3/ngày.

- Đẩy mạnh tiết kiệm nhiên vật liệu, điện năng.

- Đầu tư thiết bị mới, máy móc hiện đại giảm thiểu năng lượng sử dụng, thay thế bằng các hạt nhựa màng khó phân hủy sang dễ phân hủy, thay đổi bộ máy in hiện đại, gọn nhẹ hơn.

4.4.3. Xếp hạng cở sở doanh nghiệp qua màu chỉ thị

Sau khi đánh giá qua 3 vòng phân loại. Trên cơ sở sở số điểm có được của mỗi doanh nghiệp ta tiến hành phân loại doanh nghiệp qua màu chỉ thị.

Bảng 4.13. Xếp Hạng Cở Sở Doanh Nghiệp Qua Màu Chỉ Thị

STT Tên doanh nghiệp Điểm Chỉ thị màu

1 Cty cổ phần bao bì Sài Gòn Sapaco 90 Màu xanh lá cây

2 Cty TNHH Vĩnh Thạnh 78 Màu xanh lá cây

3 Cty TNHH may mặc Cự Lực 73 Màu xanh lá cây

4 Cty KT và DVKT thủy sản Hạ Long 65 Màu xanh lá cây

5 Cty TNHH Juki Việt Nam 38 Màu xanh da trời

6 Cty TNHH Solatex Vina 28 Màu xanh da trời

7 Cty TNHH Toyo Piano Việt Nam 26 Màu xanh da trời 8 Cty TNHH D&Y Technology VN 24 Màu xanh da trời

56  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Cty TNHH thương mại Chấn Đạt 24 Màu xanh da trời

11 Cty Asuzac Foods 24 Màu xanh da trời

12 Cty cổ phần thiết bị nhà bếp gas Vina 24 Màu xanh da trời 13 Cty TNHH TM và SX bao bì giấy

Dương Nguyễn

- Màu đỏ

14 Cty TNHH MTEX VN - Màu đỏ

15 Cty CP AcecookViệt Nam - Màu đỏ

16 Cty TNHH Mekelong Việt Tiến - Màu đỏ

17 Cty TNHH dây khóa kéo KEENCHING

- Màu đỏ

18 Cty Công nghệ thực phẩm Việt Tiến - Màu đen

19 Cty TNHH bao bì Gia Phú - Màu đen

20 Cty TNHH NAGATA (VN) - Màu đen

Chú thích: “-” Những doanh nghiệp không vượt qua TC (1)

Nguồn: Phân tích và tổng hợp Nhận xét : Trong 20 doanh nghiệp được điều tra, không có cơ sở xếp hạng màu vàng, có 4/ 20 doanh nghiệp xếp hạng màu xanh lá cây, 8/ 20 doanh nghiệp xếp hang màu xanh da trời, 5/ 20 doanh nghiệp xếp hạng màu đỏ, 3/ 20 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và bị xếp hạng màu đen. Sau khi xếp hạng, những cơ sở có màu đen và màu đỏ sẽ được thông báo riêng để có phương án cải thiện môi trường và quy định rõ về thời hạn 6 tháng thực hiện cái thiện trước khi công khai hoá toàn bộ thông tin. Sau 6 tháng mọi thông doanh nghiệp sẽ được công bố rộng rãi trên mạng lưới truyền thông, các doanh nghiệp đạt thứ hạng tốt sẽ được biểu dương và khen thưởng, ngược lại các doanh nghiệp “kém” sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ về kĩ thuật, nguồn kinh phí với hình thức cho vay lãi suất thấp và có thời gian gia hạn ngày trả thỏa đáng phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cãi thiện ô nhiễm, xây dựng hoàn chỉnh hơn HTXLPT.

4.4.4. Những yếu tố tác động đến tính khả thi chính sách

Mã màu của công ty sẽ có tác động mạnh mẽ đến tâm lý người tiêu dùng, sự quan tâm của nhân viên và các đối tác của công ty. Nếu hỏi điều gì quan trọng nhất đối

với một người đi xin việc thì đó là lương, giá trị công việc và môi trường làm việc. Những người tìm việc luôn bị thu hút bởi những công ty hàng đầu vì yếu tố đẳng cấp. Các đối tác cũng bị hấp dẫn bởi các công ty được xếp hạng hàng đầu vì tính tin cậy cao hơn. Những nhà phân phối, những đại lý bán lẻ, nhà cung cấp sẽ nỗ lực hết sức để giành cơ hội làm ăn với các công ty hàng đầu vì thương hiệu của các công ty này sẽ nâng cao uy tín cho họ và giúp thu hút các khách hàng khác.

Thứ hạng công ty sẽ làm cho doanh nghiệp tích cực hơn trong việc xây dưng HTXL phát thải; đi theo đó là tăng cường cơ chế quản lý chặt chẽ, nghiêm túc hơn sẽ mang lại hiệu quả cao cho chính sách.

Sức ép của cộng đồng là giải pháp hữu hiệu nhằm giúp cho các nhà máy gây ô nhiễm sẽ phải xem xét lại hành vi của mình, có biện pháp phát triển sản xuất bền vững hơn.

Dự đoán kết quả: Kết quả công bố phân hạng cơ sở công nghiệp sẽ dẫn đến việc tranh dành các thứ hạng giữa các nhà máy có mức xếp hạng thấp. Các nhà quản lý doanh nghiệp được xếp hạng “màu đen” bị sức ép lớn hơn và đã buộc phải xem xét lại phương án bảo vệ môi trường của đơn vị mình để nâng thứ hạng cao hơn từ “màu đen” lên “màu đỏ”. Nhà máy xếp hạng màu đỏ ít bị áp lực hơn song vẫn phải có gắng để đạt mức cao hơn. Sự dịch chuyển mức xếp hạng sẽ tăng theo hướng tích cực hơn qua từng năm và ô nhiễm công nghiệp sẽ giãm xuống.

4.5. Ứng xử trong tiêu dùng, phản ứng của người dân đối với chính sách phân hạng doanh nghiệp. hạng doanh nghiệp.

4.5.1. Ứng xử trong tiêu dùng của người dân

Hình 4.12. Ứng Xử trong Tiêu Dùng của Người Dân

Nguồn: Điều tra thu thập và tổng hợp Với nhu cầu và điều kiện sống ngày càng được nâng cao, người dân luôn có mong muốn sử dụng các sản phẩm đạt chất lượng và an toàn, vì vậy người dân chọn sản phẩm có thương hiệu chiếm tỷ lệ 33%, chứng nhận an toàn thực phẩm 27%, 24% hộ dân tin tưởng vào quảng cáo vì tính chất công khai rộng rãi nên an toàn hơn khi sử dụng, 9% người dân không thích sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, chỉ có 6% sử dụng theo trào lưu và 1% còn lại sử dụng sản phẩm quen thuộc và rẻ tiền. Điều

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 61)