Các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 26)

Ô nhiễm môi trường. Tại khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

Ô nhiễm môi trường nước. Sự tập trung công nghiệp và đô thị hóa cao gây tác

động lớn đối với MT, trong đó có MT nước, các dòng xả thải nước này gây ô nhiễm MT nước mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất. Theo điều 2 chương 1 của nghị định 67 thì “nước thải công nghiệp là nước thải ra MT từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản”. Theo đó, nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.

Nước thải trong quá trình sinh hoạt tương đối lớn, chủ yếu các chất ô nhiễm hữu cơ. Nước thải qua quá trình sản xuất từ đều chưa qua xử lý hoặc sử lý sơ bộ các chất ô nhiễm trong NTCN từ quá trình sản xuất rất đa dạng, có cả chất hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng. Nồng độ COD, BOD, DO, tổng coliform không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải xả ra nguồn.

Ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có chất lạ hoặc

có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí theo chiều hướng không tiện nghi, bất lợi đối với sinh vật và con người.

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.

- Nguồn tự nhiên do các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, động đất, cháy rừng, bão bụi và các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, mêtan, các loại muối. Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.

- Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:

 Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.

 Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 26)