Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp và tác động gây ô nhiễm mô

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 43)

Hiện nay hầu hết hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn từ các nhà máy trong các KCN, đặc biệt là các cơ sở trong nước rất sơ sài và mang tính hình thức, khí thải do các cơ sở sản xuất thải ra chứa nhiều chất độc hại đều được xả trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân quanh khu vực. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng trong các KCN, nồng độ bụi và khí độc hại (điển hình là khí SO2) trong không khí xung quanh đã vượt quá trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần.

Vấn đề chất thải rắn phát sinh trong các KCN - KCX cũng đang được báo động. Theo thống kê, mỗi năm thải ra khoảng 667,727 tấn chất thải rắn. Hiện nay, chất thải chỉ mới được xử lý chủ yếu bằng thiết bị đơn giản hoặc đổ lẫn vào các chất thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Ngoài nguyên nhân thiết bị, kỹ thuật và chất lượng xử lý chất thải còn quá lạc hậu, đặc biệt đối với chất thải nguy hại (CTNH), một số đơn vị được phép hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH lại vi phạm các quy định về quản lý như không có chức năng xử lý hoặc cố tình chôn lấp để giảm chi phí.

Tóm lại: Sự mâu thuẫn lợi ích, chi phí khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải

cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thỏa đáng từ phía Nhà nước đã gây trở ngại cho các nhà đầu tư chậm triển khai việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung cho KCN. Để giải quyết được vấn đề này, điều quan trọng nhất là phải có sự nhận thức đầy đủ, có một quyết tâm và chế tài đủ mạnh từ các ngành, các cấp có liên quan trên lĩnh vực này.

4.1.3. Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp và tác động gây ô nhiễm môi trường trường

Trong nhiều năm qua , nền công nghiệp Tp.HCM đã thực hiện được những mục tiêu kinh tế, chính trị của Chính phủ đề ra trên các mặt: thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, du nhập kỹ thuật, kinh nghiệm, tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của thành phố. KCN - KCX đang trở

32 

thành động lực cho sự phát triển, có vai trò dẫn dắt công nghiệp quốc gia, là địa bàn hấp dẫn với sức hút lớn làn sóng đầu tư nước ngoài trên cả ba phương diện: nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản trị, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của thành phố. Tuy nhiên xét về khía cạnh môi trường, đặc điểm phát triển của các cơ sở công nghiệp, KCN - KCX hiện là vấn đề cần được bàn luận vì trong đó yếu tố môi trường và ô nhiễm môi trường dường như đang đối lập với tốc độ tăng trưởng của nền công nghiệp ở Tp.HCM. Sự phát triển luôn lồng ghép với vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Các cơ sở công nghiệp, KCN - KCX đan xen các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường các khu vực lân cận.

Có nhiều cơ sở công nghiệp nằm đan xen các khu dân cư, nhất là khu vực lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Kênh Đen, Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Theo thống kê của dự án kênh Tân Hóa - Lò Gốm, chỉ riêng trong khu vực lưu vực kênh khoảng 1.700 ha, có đến 30 cơ sở công nghiệp xen lẫn vào khu dân cư, và đa số trong số đó là các cơ sở gây ô nhiễm. Từ các cơ sở công nghiệp này nước thải công nghiệp không được xử lý, thải trực tiếp xuống kênh gây ô nhiễm nguồn nước kênh. Khu vực dân cư quanh đó luôn bị sự ô nhiễm tiếng ồn, không khí (mùi hôi, khói bụi) ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe người dân sống xung quanh. Nhịp sống người dân tại chỗ bị xáo trộn vì những ô nhiễm này diễn ra ngày đêm, nhất là vào thời gian cao điểm.

Hình 4.6. Bản đồ vị trí các Khu công nghiệp, Khu chế xuất Tp. Hồ Chí Minh

Nguồn: Ban quản lý KCX và công nghiệp Tp. HCM

Các cơ sở công nghiệp, KCN tập trung quá nhiều trong khu vực trung tâm và các cửa ngõ ra vào Tp. Hồ Chí Minh

Các cơ sở công nghiệp và các KCN - KCX phần lớn tập trung ven các quốc lộ 1A, 22,13, 51 và gần cửa ngõ vào Tp. HCM và các tỉnh lân cận trong bán kính từ 30km đến 50km. Trong khi đó các tỉnh như Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang có nhiều dư địa để xây dựng KCN thì lại có rất ít KCN. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến sự tập trung mật độ cao các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM, nhưng chủ yếu là do những lợi thế về thị trường, về dịch vụ sẵn có; về đầu mối giao thông, cảng biển, hàng không, các cửa ngõ đi các nước láng giềng và thế giới. Bên cạnh đó, một lý do cũng khá quan trọng đó là sự đổi mới và năng động trong các chính sách thu hút đầu tư của thành phố. Song sự tập trung quá gần thành phố và bám vào các trục quốc lộ đã tạo nên những luồng người và hàng ra vào thường xuyên không những gây ách tắc giao thông trong đô thị và còn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn cho cả vùng ( chưa kể đến các loại ô nhiễm khác).

34 

Sự phân bố về chức năng của hệ thống các KCN - KCX trên địa bàn chưa hợp lý.

Đa số các KCN - KCX là các khu tổng hợp ngành nào cũng có, đan xen lẫn nhau và mỗi loại hình sản xuất có những loại ô nhiễm khác nhau, gây hại cho nhau dẫn đến xử lý ô nhiễm khó và tốn kém. Chẳng hạn như DN sản xuất nước mắm đặt gần DN chế biến cao su ( KCN Tân Tạo, KCN Lê Minh Xuân), DN chế biến thực phẩm gần với DN nhuộm. Với các ngành, lĩnh vực sản xuất khác nhau thì chất thải cũng khác nhau, đôi khi gây hiệu ứng không tốt cho nhau (như mùi cao su sẽ lẫn trong mùi nước mắm và ngược lại rất khó chịu và mất mỹ quan). Hơn nữa loại ô nhiễm khác nhau phải sử dụng công nghệ xử lý ô nhiễm khác nhau làm cho công tác xử lý tốn kém và không hiệu quả.

Một số nguyên nhân về chính sách quản lý

Chủ trương di dời các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm từ khu vực trung tâm vào các KCN tập trung là nguyên nhân cơ bản. Ngay cả chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài thiếu chọn lọc, nóng vội muốn lấp đầy diện tích KCN dẫn đến các KCN như: Lê Minh Xuân, Hiệp Phước, Tân Phú Trung, Tân Tạo trở thành nơi tập trung cho các doanh nghiệp gây ô nhiễm, do máy móc, công nghệ lạc hậu.

Quản lý chồng chéo là kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng gây ô nhiễm. Chẳng hạn KCN Tân Phú Trung lúc đầu là tự phát, có doanh nghiệp được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cấp phép xả thải, có doanh nghiệp lại do UBND huyện Củ Chi cấp, nên rất khó kiểm soát việc các doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý, hoặc chưa đạt chuẩn.(Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tp. HCM).

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, mức phạt về hành vi vi phạm môi trường quá thấp làm các doanh nghiệp thà đóng phạt còn rẻ hơn làm hệ thống xử lý nước thải. Khi doanh nghiệp vi phạm rất khó áp dụng biện pháp buộc doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động hoặc rút giấy phép đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp trong các KCN có đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhưng chưa đồng bộ, không kết nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Có doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, khí thải nhưng hoạt động cầm chừng, hoặc không hoạt động để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Các doanh nghiệp sử dụng

công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 43)