1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn phát huy tính tích cực trong việc học tiếng anh ở học sinh lớp 8

13 2,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 125,5 KB

Nội dung

dạy tiếng anh theo cách mới.dạy tiếng anh tích cực.phát huy tính tự học

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

***

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Việc đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học là một yêu cầu khách quan nhằm giúp cho người học hệ thống được kiến thức, năng động hơn, sáng tạo hơn, phát triển năng lực trí tuệ ở một mức cao hơn, đòi hỏi người dạy phải đầu tư nghiên cứu nhiều nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản Trong khi đó đồi tượng học sinh ở nhiều vùng miền chưa cân đối về điều kiện và khả năng học tập, chẳng hạn như các em ở nông thôn, các em chưa có điều kiện để tham gia vào các khóa học tiếng Anh, chưa có điều kiện giao tiếp với người nước ngoài, thông tin báo chí, sách tham khảo cần thiết còn ít Để đáp ứng được yêu cầu trên, người dạy học phải sớm tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn và đem lại hiệu quả cao cho việc dạy và học môn tiếng Anh

Nhìn vào thực tế học sinh trường THCS Tân Hội, đầu vào của các em thật khiêm tốn, vốn tiếng Anh của các em còn rất hạn chế, các em cảm thấy không tự tin khi học tiếng Anh Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi phải cho các em thấy được tiếng Anh hay như thế nào, mà muốn làm được điều này thì đòi hỏi học sinh phải tích cực, chủ động trong việc học Trên cơ sở đó, từ những suy nghĩ của mình, tôi đã áp dụng một số giải pháp và đã tạo ra được bầu không khí học tập sôi nổi của học sinh trong những giờ học tiếng Anh

Bước chân đến trường với bao điều trăn trở, hy vọng mang kinh nghiệm mà tôi đúc kết được sẽ giúp những giáo viên tâm huyết với nghề áp dụng vào thực tiễn và thành công hơn trong công tác giảng dạy, nên tôi đã

mạnh dạn đưa ra đề tài “ Phát huy tính tích cực trong việc học tiếng Anh ở

học sinh lớp 8 ”.

II NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Tìm hiểu đối tượng học sinh lớp 8 năm học 2010-2011, năm học 2011-2012 và giáo viên giảng dạy ở trường THCS Tân Hội để tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho việc phát huy tính tích cực học tiếng Anh của học sinh lớp 8

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 Phương pháp điều tra: tìm hiểu trong học sinh như trao đổi, gặp gỡ học sinh và dự giờ giáo viên

2 Thực nghiệm, đối chiếu, phân tích, so sánh các số liệu thực tế với lý luận

3 Tổng kết kinh nghiệm

Trang 2

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI

***

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

1 Cơ sở lý luận:

Muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì trước hết chúng ta phải hiểu tích cực là một hiện tượng sư phạm, biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập và nói đến tính tích cực học tập thực chất là nói đến tính tích cực nhận thức, nó được biểu hiện: học sinh

có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, gây hứng thú học tập, từ đây các em sẽ tự giác học tập, chủ động huy động vốn kinh nghiệm đã tích lũy ( vốn từ, quy tắc ngữ pháp) để bắt chước, tái hiện, tìm tòi cách ứng xử và ứng xử sáng tạo trong các tình huống giao tiếp Học sinh chủ động lựa chọn kiến thức và thao tác tư duy thích hợp để có những ứng xử ngôn ngữ cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình bằng lời nói, bài viết thông qua ngôn ngữ Các

em biết cách làm việc theo cặp, theo nhóm, hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập ngôn ngữ theo ye6y cầu của giáo viên Học sinh mong muốn được đóng góp thêm những thông tin mới thu nhận được từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài bài học Ba cấp độ biểu hiện thái độ học tốt cũng như tính tích cực học tập của học sinh là: bắt chước -> tìm tòi -> sáng tạo

Từ tư duy tích cực tiến tới tư duy sáng tạo là kết quả của quá trình hoạt động không ngừng của cả thầy và trò Nên đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, đó là cách dạy học hướng tới người học, giúp người học dược hoạt động để nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ dộng, sáng tạo, tạo điều kiện cho người học tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức chống lại thói quen học tập thụ động Nghị quyết TW2/khóa VIII nêu rõ “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh

2 Cơ sở thực tiễn:

Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, một yêu cầu bức thiết đối với tất cả các cấp học, bậc học ở nước

ta Đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần đào tạo những con người: tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo, có năng lực vận dụng những kiến thức được học vào cuộc sống

Trang 3

- Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc đổi mới, giáo viên chỉ chú trọng việc đổi mới trong tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, hoàn thiện các bước dạy theo hướng đổi mới, chứ chưa chú trọng đến sự tham gia tích cực của các đối tượng học sinh và đối tượng tiếp cận với sự đổi mới này chủ yếu là học sinh khá giỏi, còn đại bộ phận học sinh vẫn chưa theo kịp và vẫn thụ động chờ kết quả của bạn mình đưa ra

- Nhận thức rõ vai trò của học sinh trong việc tự học, chính nó đã quyết định giờ dạy tốt hay không tốt, chất lượng và kết quả giờ dạy Vì thế tôi đã liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, để xây dựng thành công những lớp học mang tính tự giác học tập của học sinh ở bộ môn tiếng Anh, nhằm phát huy tính tích cực học tiếng Anh cho học sinh lớp 8 Kết quả của công việc này thật cao, nhiều em đã tiến bộ vượt bậc và đạt kết quả như mong muốn

II THỰC TRẠNG:

Có lẽ không ai trong chúng ta phủ nhận tầm quan trọng của tiếng Anh đối với Việt Nam trong việc hội nhập kinh tế, chính trị và văn hóa thế giới, nhất là khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt Biết tiếng Anh, giỏi tiếng Anh giúp ta tự tin hơn trong giao tiếp Tuy nhiên, mỗi khi lên lớp tôi luôn gặp những ánh mắt ngơ ngác, lạ lẫm, buồn rầu, chán học, đây là một vấn đề làm tôi trăn trở mãi Khi được phân công giảng dạy môn tiếng Anh lớp 8, tôi luôn lo lắng vì những năm trước đó khi dự giờ tiết lớp 8 tôi nhận thấy học sinh lớp 8 học rất trầm, trong một lớp chỉ có vài học sinh hoạt động tích cực còn lại thì ngồi im, làm cho không khí lớp học rất căng thẳng Qua thực tế giảng dạy, tôi phát hiện thấy trình độ các em khá chênh lệch, trong những tiết học đầu tiên, chỉ những em khá trở lên hay phát biểu xây dựng bài còn lại thì không tham gia các hoạt động, một số học sinh không chịu chép bài, đôi lúc các em chán học đến nổi ngủ trong giờ học Tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm Kết quả đạt được như sau:

8a2 39 3 7.69 7 17.95 8 20.5

2

15 38.4

6

6 15.38

8a4 37 5 13.51 9 24.32 11 29.73 10 27.0

3

2 5.41

Qua quá trình tìm hiểu học sinh khối 8 tôi đã tìm ra một số nguyên nhân:

1 Về phía học sinh:

- Cấu trúc phát triển bài học từ lớp 8 trở đi có thay đổi Nếu ở lớp 6

và lớp 7, các kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, và viết mới chỉ được học phối hợp trong các bước luyện tập khác nhau thì bắt đầu từ lớp 8, các kỹ năng này

Trang 4

đã bắt đầu được học tách biệt một cách chuyên sâu hơn qua các mục: Speak, Listen, Read and Write Trong khi đó vốn tiếng Anh của các em còn hạn chế

Nên ngại tham gia vào các hoạt động giao tiếp Một số em thì có cảm giác chán nản trong việc luyện tập các kỹ năng phức tạp như kỹ năng đọc hiểu vì gặp nhiều từ mới, trừu tượng và khó đoán nghĩa, hoặc như kỹ năng viết vì cảm thấy khó diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng cá nhân bằng ngôn ngữ viết, cấu trúc ngữ pháp nắm không chắc

- Các em không biết về nhà làm những việc gì để chuẩn bị cho các tiết học sau Có những giáo viên cho học sinh bài tập về nhà làm, cũng có những giáo viên không giao gì cả Giáo viên giao bài tập về nhà nhưng quá khó các em làm không được, có những em không chịu làm bài tập về nhà mặc dù bài tập rất dễ Học sinh không học bài cũng như không soạn bài mới trước khi đến lớp thậm chí có em không biết bài học này nói về vấn đề gì Một số khác thì ham chơi, các em không tha thiết với việc học của mình Bên cạnh đó, đa số các em không có điều kiện về môi trường học ngoại ngữ

2 Về phía giáo viên:

Bản thân tôi cũng như khi tham gia dự giờ một số tiết, tôi thấy giáo viên có rất nhiều thiếu sót trong việc lên lớp Môn tiếng Anh dạy theo phương pháp đổi mới đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều để tiết học đạt hiệu quả cao Trong khi đó một số giáo viên lại dạy chay, chẳng hạn như dạy phần “ Getting started+Listen and Read – Unit 4- tiếng Anh 8’’giáo viên chỉ

sử dụng mỗi cuốn sách để dạy thì không thể lôi cuốn sự hứng thú học tập của học sinh được Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề nghiệp của mình, chua có chí cầu tiến, chưa chủ động phát triển , nâng cao vốn hiểu biết của mình Giảng dạy theo phương pháp mới đòi hỏi chúng ta đầu tư rất nhiều cho việc soạn giảng, một số giáo viên theo lối mòn rập khuôn không sáng tạo, một số lại giảng theo phương pháp cũ không cho học sinh hoạt động, làm việc theo bài, theo nhóm, theo cặp Bên cạnh đó giáo viên còn chưa quan tâm đến các đối tượng yếu-kém vì sợ không hết bài Việc hướng dẫn học sinh học ở nhà của giáo viên chưa thực sự chú trọng nên dẫn đến tình trạng học sinh không biết làm gì hoặc khó quá làm không ra

3.Về phía nhà trường:

Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học chưa thật sự đầy đủ, sách tham khảo phục vụ cho tiết dạy còn ít Đây cũng là một điều kiện thiệt thòi cho giáo viên và học sinh

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH:

Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh lớp 8 năm học 2010-2011 và học kì I năm học

2011-2012 ở trường THCS Tân Hội

Trang 5

1 Đối với giáo viên:

1.1 Khâu chuẩn bị:

- Giáo viên cần có sự đầu tư rất nhiều công sức và thời gian

để sưu tầm tài liệu, hình ành liên quan đến chủ đề, không ngừng cập nhật thông tin để hổ trợ cho bài giảng Trước khi chuẩn bị cho một tiết dạy, giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung trong bài, sau đó bổ sung và mở rộng kiến thức của mình về nội dung cần giảng, chuẩn bị một số đồ dùng dạy học theo hướng mà giáo viên muốn phát triển bài Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện nghe nhìn ngày càng hiện đại có thể ứng dụng

để phục vụ công tác giảng dạy như tranh ảnh có nhiều màu sắc đẹp, hoặc những phương tiện điện tử, tin học tối tân như băng tiếng, băng hình, phim trong, đèn chiếu, máy vi tính Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các phương tiện khác dể tìm kiếm trong học đường, gia đình hay có thể tự làm để dùng vào việc dạy học Với sự chuẩn bị như vậy thì giáo viên mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh

1.2 Vào bài :

- Trong tiếng Anh 8, phần vào bài được thể hiện ở mục Getting started Mục đích của phần này là để học sinh cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài, đồng thời để ôn luyện lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới hoặc để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới

- Phần khởi động ( Getting started) thường chiếm một khoảng thời gian ngắn so với cả bài học, song vô cùng quan trọng Nó có mục đích

là chuẩn bị về tâm lý, kiến thức cho bài học mới, khơi dậy những kiến thức

có sẵn của học sinh có liên quan cần thiết cho bài học mới, gây hứng thú cho bài học mới, tạo không khí dễ chịu giữa thầy và trò Vì vậy, để lame được điều này giáo viên cần phải linh hoạt sử dụng các thủ thuật khác nhau như:

sử dụng tranh ảnh, vật thật sưu tầm thay cho tranh trong sách để gây hấp dẫn, hỏi các kiến thức bài cũ có liên quan đến bài mới, chơi một số trò chơi nhỏ để khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh và dẫn dắt vào bài mới Khi thực hiện phần này, giáo viên cần chú ý một số điểm sau: có thể sử dụng

cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh Luôn quan tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp

- Ví dụ, để dạy phần Getting started ở Unit 3- Anh 8, tôi đã đưa hình vào bài giảng điện tử ( đề phòng cúp điện tôi photo phóng to 6 bức tranh trong sách, tô màu lại cho đẹp) và cho học sinh chơi trò chơi Kim’s game ( What is the girl doing in each picture ?)

Trang 6

- Bằng cách này tôi đã gây sự chú ý tập trung của học sinh và kích thích được nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh cho các em Các em có thể

nhìn vào hình hoặc tranh và nghĩ ngay đến các hoạt động bằng tiếng Anh, nhanh chống đưa ra được các câu:

+ She’s washing dishes

+ She’s cooking

+ She’s making the bed

+ She’s tidying up

+She’s sweeping the floor

+ She’s feeding the chickens

1.3 Giới thiệu ngữ liệu (Listen and read):

Giới thiệu ngữ liệu có thể là giới thiệu nội dung có liên quan chủ đề bài học,

có thể là giới thiệu từ vựng, ngữ pháp, hay chức năng ngôn ngữ thông qua bài hội thoại Giáo viên cần phối hợp với tranh, giáo cụ trực quan để lame rõ tình huống, ngữ cảnh của bài hội thoại, thông qua đó làm rõ nghĩa của từ mới hay chức năng, cách sử dụng của cấu trúc mới Chú ý tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá thông tin mới qua các thủ thuật gợi mở nhằm giúp học sinh hiểu bay một cách chủ động và tích cực hơn Ví dụ để giới thiệu cấu trúc “Used to” tôi sử dụng bức tranh ở phần Speak với câu hỏi: How did the people travel to work 100 years ago ? Khi các em nhìn vào bức tranh thì các

em dễ dàng nhận ra rằng ngày xưa mọi người đã từng đi bộ để làm việc Lúc này tất cả học sinhđang nhìn vào bức tranh, những em khá giỏi sẽ nghĩ ngay đến hoạt động này diễn đạt bằng tiếng Anh như thế nào, học sinh yếu kém cũng có thể trình bày được bằng tiếng Việt và mong muốn diễn tả bằng tiếng Anh thông qua bức tranh sinh động này Như vậy cấu trúc mới được xuất hiện một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu và lôi cuốn được học sinh tham gia hoạt động

+They walked to work

+They used to walk to work

1.4 Dạy kỹ năng nói (Speak):

- Giáo viên cần phối hợp sử dụng thường xuyên các hình thức luyện tập nói theo cặp (pairs) hoặc theo nhóm (groups) để các em có nhiều

cơ hội sử dụng tiếng Anh trong lớp Ngoài ra, giáo viên cần tổ chức các hoạt độngđể có sự thi đua giữa các nhóm, tạo không khí học tập sôi nổi Với từ ngữ nào học sinh muốn diễn đạt bằng tiếng Anh nhưng không được, có thể cho phép học sinh dùng tiếng Việt đặc biệt khi học sinh nói sai, phát âm không đúng thì giáo viên không ngắt lời cứ để học trò nói tự nhiên, sau đó mới sửa lỗi Đối với học sinh trung bình yếu, giáo viên cần đặt nhiều gợi ý, câu hỏi đơn giản hoặc chẽ nhỏ vấn đề để học sinh không mất tự tin khi trả lời

Trang 7

- Ví dụ, để dạy phần Speak ở Unit 2-Anh 8, nếu không phải là tiết dạy điện tử, tôi dùng bìa cứng viết bài hội thoại lên đó với mục đích là tập trung sự chú ý của học sinh nhìn lên bảng, khi giao việc cho học trò hoạt

động cặp, sắp xếp lại vị trí của các câu thành một bay hội thoại hợp lý, thì giáo viên dễ quán xuyến tất cả mọi đối tượng học sinh nếu để cho các em nhìn vào sách thì các em sẽ dễ dàng bị chi phối bởi những bức tranh khác do hình ảnh sinh động, màu sắc đẹp hoặc nhìn lơ đãng Bên cạnh đó, rất tiện lợi cho học sinh nhìn lên bảng luyện tập hội thoại theo cặp

1.5 Dạy kỹ năng nghe (Listen):

- Giáo viên nên thực hiện ba bước dạy nghe ( pre, while, post-listening) và nên phân nhóm theo trình độ học sinh, kết hợp với hình ảnh, trò chơi để tiết nghe được nhẹ nhàng Lúc cho học sinh nghe nên để qua hết một lượt chứ đừng ngắt khúc Những phần nghe đơn giản (tên, tuổi, phân loại) nên cho học sinh khá giỏi giải đáp (mô tả, lý giải, so sánh)

- Ví dụ: để dạy phần Listen-Unit 3-Anh8, tôi đã chuẩn bị một

số đồ dùng sau: băng, đĩa, củ tỏi, ớt xanh và một số bức tranh về món ăn sưu tầm từ tạp chí“ hạnh phúc gia đình’’ và“Phụ nữ Việt Nam’’, Với sự chuẩn

bị này, khi tôi đưa các vật ra thì học sinh có thể biết nội dung bài học hôm nay là gì và các em lôi cuốn ngay vào bài mới một cách nhẹ nhàng

1.6 Dạy kỹ năng đọc hiểu( Read):

- Giáo viên cũng thực hiện ba bước dạy học ( pre, while, post-reading) Giáo viên nên đơn giản hóa bài học bằng cách đưa ra một số bài tập đơn giản như đưa ra một số câu nhận định đúng sai ( T/F statements), sắp xếp lại vị trí các câu theo đúng trình tự nội dung câu chuyện ( Ordering), dùng tranh và đặt câu hỏi để học sinh đoán nội dung, yêu cầu học sinh đặt một số câu hỏi mà các em hy vọng bài đọc sẽ trả lời Để tránh sự nhàm chán, giáo viên nên thay đổi các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung và kiểu bài Các bài đọc trong sách lớp 8 tương đối dài với lượng từ mo7i1phong phú nên khâu chuẩn bị bài ở nhà của học sinh là vô cùng quan trọng, giáo viên nên hướng dẫn cụ thể học sinh phải làm những công việc gì trước khi học bài mới theo ý đồ của giáo viên như : soạn từ mới theo từ loại, tìm chủ

đề bài đọc, liên hệ thực tế

- Ví dụ: để dạy phần Read-Unit 8-Anh 8, tôi không sử dụng các thủ thuật thường dùng như T/F statements, comprehension question (Lucky number), mà tôi cho học sinh đoán nội dung bài học theo dạng Networks Cho học sinh hoạt động theo hai nhóm, lên bảng viết Sau khi đọc nội dung bài thì hai nhóm tiếp tục lên bổ sung ý kiến ở trên bảng cho hoàn chỉnh và mỗi người trong nhóm chỉ được lên bảng viết một lượt Có như vậy, mới thu hút hầu hết học sinh tham gia hoạt động tích cực

Trang 8

1.7 Dạy kỹ năng viết (Write):

- Giáo viên cũng thực hiện ba bước dạy viết ( pre, while, post-writing) Giáo viên có thể kích thích sự hứng thú của học sinh vào bài viết bằng cách sử dụng giáo cụ trực quan, tranh vẽ minh họa về chủ đề viết, thiết lập một tình huống cho bài viết, thảo luận loại bài viết: một lá thư, một câu chuyện Giáo viên cần làm tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài tập đọc bằng cách cho học sinh nói theo cặp, nhóm thông qua một số câu hỏi, cho chơi một số trò chơi ngôn ngữ, kể một câu chuyện Qua đó giáo viên lập dàn ý (Out line) hoặc một Key expressions lên bảng, yêu cầu học sinh sử dụng dàn

ý hoặc bảng key làm phần cơ bản để viết Bên cạnh đó, sự chuẩn bị trước của học sinh cũng không kém phần quan trọng trong tiết viết Vì vậy, giáo viên nên gợi ý câu hỏi trước để học sinh về nhà có thời gian suy nghĩ, hỏi thêm nhiều vấn đề liên quan đến đề tài, hướng cho học sinh vốn từ vựng để phục vụ nội dung cần thiết Giao cho học sinh các bài tập cụ thể về nhà nhằm nâng cao khả năng viết cho các em

- Ví dụ: Trước khi dạy phần Wtire –Unit 8-Anh 8, tôi yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị trước:

+Put the out line for an informal letter +Prepare the words that describe the house and countryside +What kinds of facilities are there in your neighborhood ? + What things in your neighborhood do you like best?Why ?

- Khi đã có sự chuẩn bị ở nhà của học sinh, giáo viên có thể cho học sinh làm phần viết 1 một cách nhanh chóng và không cần học sinh phải xem lại phần viết ở Unit 5 Như vậy giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian và học sinh có thể tham gia trả lời câu hỏi một cách sôi nổi do đã

có sự chủ động chuẩn bị trước và cũng như thế giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi, nói trước khi viết rất trôi chảy vì các em đã có vốn từ mà các em đã chuẩn bị

2 Sự kết hợp giữa giáo viên và học sinh:

2.1 Tìm hiểu và phân loại trình độ học sinh:

The diffi culti

es

of farm

er life

Lack of electricity

Earn little money

Bad weather

………

Trang 9

Đầu tiên để đảm bảo cho biện pháp đưa ra có hiệu quả tôi liên

hệ với nhà trường mượn sổ him của lớp trong năm học qua, kết hợp với số

liệu khảo sát đầu năm để biết rõ tình hình học tập của học sinh Tiếp đến tôi phân loại trình độ của học sinh để tiện sắp xếp theo nhóm sau này

2.2 Chia nhóm tại lớp:

Khi đã nắm rõ học lực của các em tôi đã liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và trình bày thực trạng kiến thức của các em đối với bộ môn tiếng Anh Tôi đã tiến hành chia nhóm học tập tại lớp Mỗi nhóm bố trí các em có học lực từ khá giỏi đến yếu kém Giữa các nhóm có trình độ tương đương nhau ( không quá chênh lệch) để tránh tình trạng nhóm này lấn lướt nhóm kia dẫn đến một lớp học không đồng đều trong phát biểu xây dựng bài Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng có học lực tốt nhất Nhóm trưởng có nhiệm vụ:

-Quản lý nhóm mình trong quá trình học tập bộ môn tiếng Anh -Giúp đỡ, hướng dẫn những bài tập khó mà các bạn trong nhóm không hiểu hoặc không làm được

Liên hệ với giáo viên và nhờ giáo viên giảng giải những vấn đề khó khăn trong việc học bộ môn tiếng Anh của nhóm

Việc học tập theo nhóm là rất bổ ích, các em có học lực yếu hoặc chán học tiếng Anh có điều kiện gia nhập, hòa mình vào phong trào của nhóm, tạo cho các em tự tin hơn trong phát biểu, thảo luận với các bạn trong nhóm với mong muốn đóng góp ý kiến của mình cho nhóm để thi đua với các nhóm khác Trong tiết dạy tôi cũng luôn quan tâm đến những em học yếu, ưu tiên cho các em trả lời những câu hỏi dễ và động viên các em phát biểu bằng cách cho điểm tức thời để khuyến khích các em Bên cạnh đó nhóm trưởng có nhiệm vụ kiểm tra kiến thức các bạn trong nhóm cũng như học bài cũ, chuẩn bị bài mới khi đến lớp Trong những lúc thảo luận nhóm, nhóm trưởng hướng dẫn các thành viên thảo luận, mỗi thành viên phải đóng góp một ý kiến tùy theo mức độ học sinh

2.3.Học nhóm tại nhà:

- Sau khi phân các nhóm học ở nhà theo từng địa bàn dân cư Tôi đã hướng cho các em sắp xếp một tuần hai buổi học để học nhóm mà không ảnh hưởng đến buổi học chính khóa Các em đã cùng nhau giải bài tập về nhà, soạn bài mới

- Ngoài những nội dung chuyển tải tại lớp, tôi đã có kế hoạch cho các nhóm, đó là chọn lựa những đề tài đơn giản, gần gũi và sát với kiến thức đã học để các nhóm bốc thăm và viết hay vẽ bản dồ tư duy ( mindmap) Sau khi bốc thăm chủ đề, Các nhóm thảo luận, đóng góp ý tưởng để xây dựng nên một bài văn hay một bản đồ tư duy đầy sáng tạo và đẹp Trong quá trình viết hay vẽ bản đồ tư duy theo đề tài, học sinh có thể liên hệ với tôi để

Trang 10

biết thêm các từ, các cụm từ khó, tôi cho các em khoảng thời gian là một tuần, sau đó thu bài của các nhóm và chấm Khi chấm tôi ghi các lỗi cụ thể lên một tờ giấy bổ sung và đưa lại cho các nhóm tự hoàn chỉnh lại bài viết

hay bản đồ tư duy Đối với bài viết đã chỉnh sửa, học sinh sẽ viết lại vào vở Đối với bản đồ tư duy sau khi đã chỉnh sửa, học sinh sẽ cất giữ cẩn thận Cứ hai tuần tôi lại đưa ra đề tài mới và kiểm tra lại việc viết bài hay giữ bản đồ

tư duy của học sinh Từ đó tôi sẽ có biện pháp kịp thời đối với những học sinh chưa chăm chỉ

2.4 Tự kiểm tra, tự điều chỉnh:

- Đối với bộ môn tiếng Anh, thì việc cho học sinh tự kiểm tra,

tự điều chỉnh là vô cùng quan trọng Vì vậy, tôi luôn tạo cơ hội cho học sinh

tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, biết so sánh, đối chiếu ý kiến của các bạn với kết quả của mình Bất cứ một hoạt động nào tôi cũng cho học sinh đưa ra

ý kiến nhận xét trước khi đi đến kết luận

2.5 Tổng kết-Tuyên dương-Khen thưởng:

Cuối mỗi học kỳ, tôi cùng giáo viên chủ nhiệm lớp thống kê lại chất lượng học tập của học sinh theo từng nhóm ở bộ môn tiếng Anh để tuyên dương và khen thưởng nhóm có thành tích cao nhất và cá nhân xuất sắc nhất để khích lệ tinh thần học tập cùa các em

C KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

***

* Kết quả đạt được :

- Trên đây là một số giải pháp phát huy tính tích cực học tiếng Anh ở học sinh lớp 8 mà tôi đã áp dụng trong năm học 2010-2011 và học kỳ 1 năm học 2011-2012 ở trường THCS Tân Hội Kết quả như sau:

Năm học 2010-2011:

SL % SL % SL % SL % SL % 8a4 36 5 13.90 13 36.12 15 41.67 3 8.31 0 0 8a5 35 6 17.15 11 31.43 16 45.71 2 5.71 0 0

Học kỳ 1 năm học 2011-2012:

8a2 39 6 15.38 12 30.77 12 30.77 9 23.08 0 0 8a4 37 9 24.32 11 29.73 15 40.54 2 5.41 0 0

- Các em đã có kết quả tốt hơn, số lượng học sinh yếu giảm, số lượng học sinh khá giỏi tăng lên Có những em đầu năm học lực trung bình, nhưng cuối năm đã đạt kết quả khá Sự tích cực của các em giúp các em đạt kết quả như mong muốn Có những trường hợp làm tôi cảm thấy hết sức bất ngờ về

Ngày đăng: 07/03/2015, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w