Trong quan hệ với các cường quốc mới nổi ở châ uÁ

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao năng lượng của Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 44)

Dựa vào ngoại giao năng lƣợng, Nga bắt đầu điều chỉnh, củng cố quan hệ với các nƣớc, khu vực chiến lƣợc trên thế giới nhờ thế mạnh về sản xuất năng lƣợng. Nga đã nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc hợp tác xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt với Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng nói chung đang lo ngại nguy cơ thiếu hụt năng lƣợng. Nga Chủ trƣơng: “Lấy việc hợp tác khai thác khu vực Siberi và Viễn Đông của Nga làm điều kiện để tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc láng giềng, gắn công tác ngoại giao với dầu lửa, lấy nguồn năng lƣợng dầu lửa và khí đốt làm điều kiện cho quan hệ ngoại giao [87]. Do đó, Trung Quốc - nƣớc láng giềng có hơn 4300km biên giới chung với nƣớc Nga, đang là “ngƣời khổng lồ thiếu năng lƣợng”, đƣợc Nga đặc biệt chú ý. Động thái quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc là ngày 30/8/2010, thủ tƣớng Putin đã cắt băng khánh thành tuyến đƣờng ống dài hơn 4.000 km nối từ Skovorodino, vùng Amur Đông Siberi tới Đại Liên (Daqing) Trung Quốc. Trong phát biểu nhân dịp này, thủ tƣớng Putin khẳng định: “Đây là dự án quan trọng đối với cả hai phía, sẽ góp phần ổn định nguồn cung cấp và cân bằng năng lƣợng cho Trung Quốc, đồng thời mở ra cho Nga một thị trƣờng đầy tiềm năng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, một thị trƣờng đang phát triển rất năng động – Trung Quốc. Đây cũng là một bƣớc tiến quan trọng trong việc đa dạng hoá thị trƣờng xuất khẩu năng lƣợng đang phụ thuộc quá nhiều vào châu Âu sang châu Á – Thái Bình Dƣơng” [88]. Một dự án nữa mà Nga mới bắt đầu triển khai là xây dựng đƣờng ống dẫn dầu từ Bắc Cực xuống, nối với tuyến Đông Siberi – Thái Bình Dƣơng, vừa tăng cƣờng khai thác, thay thế dần nguồn Tây Siberi vừa tăng cƣờng xuất khẩu sang Trung Quốc. Năng lƣợng có ý nghĩa chiến lƣợc tạo tiền

45

đề để hai bên kí “Điều ƣớc láng giềng hợp tác hữu hảo Trung – Nga” vào ngày 16/7/2001, từ đó thống nhất 5 nguyên tắc chung sống hòa bình.

Năm 2004, nhân chuyến thăm Nga của Tổng thống Hàn Quốc Ro Mu Huyn, hai nƣớc đã hội đàm về việc khai thác khí đốt ở mỏ Kovyktin ở Siberi và xây dựng đƣờng ống dẫn khí Nga- Trung Quốc- Bắc Triều Tiên- Hàn Quốc, đồng thời ký Tuyên bố chung nâng tầm quan trọng của việc hợp tác giữa hai bên.

Dầu lửa hiện nay vẫn chiếm tỉ lệ cao, 52,3% lƣợng tiêu thụ năng lƣợng ở Nhật. Do vậy, cầu nối năng lƣợng có thể phát huy tác dụng tháo gỡ cục diện chính trị bế tắc và làm ấm lên quan hệ hai nƣớc vốn bị cản trở bởi vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Nhật Bản hiện nhập từ Nga 50 triệu tấn dầu/ năm. Tháng 12/ 2005, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Putin, hai nƣớc đã ký văn kiện hợp tác năng lƣợng song phƣơng, chỉ rõ việc triển khai xây dựng đƣờng ống dẫn dầu Viễn Đông. Hiện tại công ty Mitsui và Mitsubishi của Nhật Bản đã đầu tƣ hàng tỷ USD cho công trình khai thác dầu khí Sakhalin I và II. Bên cạnh đó, hai bên còn quyết định xây dựng ở Sakhalin nhà máy khí đốt hóa lỏng quy mô lớn sản xuất 96 triệu tấn/ năm để tiện vận chuyển khí hóa lỏng sang Nhật Bản và các nƣớc châu Á- Thái Bình Dƣơng [30, tr.7]. Đồng thời, trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tƣớng Putin (5/2009), hai bên đã ký kết văn kiện liên doanh giữa tập đoàn Irkutsk Oil của Nga với tập đoàn Dầu khí và Kim loại Nhật Bản để khai thác hai mỏ dầu ở Đông Siberi.

Theo đánh giá của Kenes, chuyên gia năng lƣợng tại Đại học Geneva, châu Á là lục địa có mức tiêu thụ năng lƣợng tăng nhanh nhất hành tinh hiện nay. Năm 2005, khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng chiếm tới 1/3 mức tiêu thụ năng lƣợng toàn cầu [31, tr.25]. Nguyên nhân là do khu vực này có những ngƣời khổng lồ trên lĩnh vực tiêu thụ năng lƣợng, đồng thời đang trên đà phát triển kinh tế mạnh mẽ. Vì vậy, trên thực tế khu vực sẽ còn bị lệ thuộc vào dầu khí trong một thời gian dài. Nhờ đó, thông qua con đƣờng xuất khẩu năng lƣợng, Nga có thể nâng cao ảnh hƣởng chính trị tại khu vực, đặc biệt đối với các nƣớc Đông Á và Đông Nam Á. Tính từ tháng 1/2001, Ấn Độ đã đầu tƣ 1,8 tỷ USD vào dự án dầu khí Sakhalin I. Trong thời gian Putin thăm Ấn Độ (12/2004), hai nƣớc đã ký hiệp định hợp tác thăm dò và khai thác khí đốt và Ấn Độ quyết định đầu tƣ 1,5 tỷ USD để cùng khai thác dầu khí thuộc Sakhalin III. Gazprom cùng Công ty khí đốt Ấn Độ, công ty khí đốt quốc gia Iran còn có kế hoạch xây dựng hành lang Bắc- Nam cho tuyến đƣờng dẫn khí nối liền Bombay- Bandar Abbas- Caspi.

46

Ngoài dầu khí, LB Nga còn tiến hành hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử với khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng. Ngày 29 tháng 12 năm 1997, công ty Atomstroyexport của Nga đã chính thức ký hợp đồng với tập đoàn năng lƣợng hạt nhân Giang Tô- Trung Quốc về việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử Liên Vân Cảng (sau đổi tên là nhà máy điện nguyên tử Tianwan) với 2 tổ máy, trang bị các lò phản ứng VVER-1000 công suất điện năng mỗi cụm 1000MW. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2007, tổ máy đầu tiên đã đƣợc vận hành và chuyển giao cho phía Trung Quốc. Vào ngày 12 tháng 9 năm 2007, phía Nga tiếp tục chuyển giao tổ máy số 2 cho Trung Quốc. Tháng 4 năm 2009, Biên bản ghi nhớ về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân sử dụng lò phản ứng notron nhanh đã đƣợc ký kết. Sau đó, vào tháng 10 năm 2009, nhân chuyến thăm Trung Quốc của thủ tƣớng Vladimir Putin, hai Bên đã ký hợp đồng thiết kế và xây dựng hai tổ máy điện hạt nhân sử dụng lò phản ứng notron nhanh và đầu năm 2010, những nghiên cứu tiền thiết kế đã đƣợc Nga tiến hành tại Trung Quốc. Hiện nay, Nga đang ráo riết cạnh tranh với các tập đoàn hạt nhân của Mỹ, Canada, Pháp để nhận thầu các dự án nhà máy điện hạt nhân đã đƣợc chính phủ Trung Quốc phê chuẩn và đang chuẩn bị để xây dựng trong thời gian tới là Qinshan đợt IV (2 lò x 1000MW) ở tỉnh Triết Giang, HuiAn (2 lò x 1000MW) ở tỉnh Phúc Kiến, Haiyang (2lò x 1000MW) ở tỉnh Sơn Đông [1, tr.6].

Bên cạnh Trung Quốc, các dự án điện hạt nhân của Nga cũng đã vƣơn tới Ấn Độ - một trong những con rồng châu Á có nền khoa học công nghệ phát triển. Ngày 21 tháng 6 năm 1998, Nga và Ấn Độ đã ký kết Hiệp định liên chính phủ về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Trong khuôn khổ thực hiện Hiệp định, Nga đã tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Kulankudam ở miền Nam Ấn Độ với hai tổ máy sử dụng lò phản ứng VVER-1000. Ngày 5 tháng 12 năm 2008 nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Dmitri Medvedev, hai Bên đã ký Hiệp định liên chính phủ về xây dựng thêm 4 tổ máy tại nhà máy điện nguyên tử Kudankulam và hợp tác tại các địa điểm khác. Hiệp định liên chính phủ đƣợc ký tại New Dehli bởi đại diện phía Nga là ông Sergei Kirienko, Tổng Giám đốc Tập đoàn Nhà nƣớc «Rosatom» và đại diện phía Ấn Độ là ông Anil Kakodkar, Chủ tịch Ủy ban năng lƣợng nguyên tử Ấn Độ. Văn bản này đã đƣợc hai Bên thống nhất từ tháng 2 năm 2008 nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tƣớng LB Nga Victor Zubkov. Khả năng ký kết đƣợc văn bản này chỉ có đƣợc khi vào tháng 9 năm 2008 nhóm các nƣớc cung cấp hạt nhân đã từ bỏ cấm vận các vật tƣ và công nghệ hạt nhân đối với Ấn Độ.

47

Ngày 12 tháng 3 năm 2010 trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tƣớng Nga Vladimir Putin hai Bên đã ký một loạt các văn bản quan trọng về hợp tác trong lĩnh vực năng lƣợng hạt nhân, gồm có Hiệp định liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hòa bình, «Bản đồ định hƣớng» xây dựng một loạt các nhà máy điện hạt nhân theo thiết kế của Nga tại Ấn Độ, Bản Ghi nhớ về mở rộng hợp tác trong xây dựng các tổ máy mới tại nhà máy điện hạt nhân Kudankulam, và cả Hợp đồng thực hiện các công việc thiết kế ƣu tiên các tổ máy 3 và 4 cho nhà máy điện hạt nhân Kudankulam. Hai Bên đề ra kế hoạch xây dựng tại Ấn Độ ít nhất 16 tổ máy điện hạt nhân theo thiết kế Nga. Sau Giai đoạn 1 của nhà máy điện hạt nhân Kudankulam hiện đang do Atomstroyexport thực hiện, tại địa điểm này sẽ xây dựng thêm ít nhất 4 tổ máy nữa. Sáu tổ máy mới dự kiến đƣợc bố trí tại địa điểm nhà máy điện hạt nhân Haripur, đồng thời Hai bên cũng có kế hoạch xây dựng thêm 4 tổ máy nữa tại địa điểm thứ ba.

Tóm lại, châu Á đang là một châu lục có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, mạnh do đó, nhu cầu năng lƣợng ở châu lục này không ngừng gia tăng. Với hai hình thức hợp tác là trao đổi thƣơng mại thông qua xuất nhập khẩu năng lƣợng và chuyển giao công nghệ, hợp tác kĩ thuật, LB Nga đã từng bƣớc xâm nhập vào khu vực giàu tiềm năng này. LB Nga không chỉ xuất khẩu năng lƣợng sang các cƣờng quốc mới nổi ở châu Á mà còn hợp tác với các nƣớc này trong việc xây dựng các đƣờng ống dẫn và khai thác các mỏ dầu khí tại Nga. Cùng với đó, chính là hình bóng của Nga trong các nhà máy điện hạt nhân do Nga là chủ thầu trên lãnh thổ của các quốc gia này và hàng loạt các dịch vụ công nghệ hạt nhân kèm theo nhƣ vận hành, an toàn hạt nhân, xử lý chất thải phóng xạ…

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao năng lượng của Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)